1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bầu bí thương nhau (Xin các bác tí đất)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Tinhnguyen08, 22/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. daiviet999

    daiviet999 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    1
    Chắc bạn lấy ko đúng link của ảnh mà lấy vào link dẫn của nó
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    cảm ơn bác đã giúp đỡ,
    Đây là một số báo cáo
    Báo cáo kết quả tài chính tháng 3/2007


    Ngày Quý Tặng Nhận Địa chỉ/ ĐT Tặng Nhận Ghi chú
    28/03/07 Gia đình bác Phúc Tỏ Phố Đặng Văn Ngữ 200,000
    Hoàng Hà Phố Bạch Đằng 50,000
    29/03/07 Gia đình cô chú Mạnh Mười Phố Tây Sơn 100,000
    30/03/07 Anh Lưu Ngọc Long Phố Trần Cao Vân 200,000
    Gia đình bác Khánh Phố Tăng Bạt Hổ 100,000
    31/03/07 Gia đình *******c Phố Bạch Đằng 100,000
    Mr Lâm Thanh Hiệp Phố Nguyễn Lương Bằng 50,000
    Ms Nguyễn Phương Anh Hà Đông 50,000
    Ms Dương Thị Nhi 150,000
    Ms Đỗ Vân Nguyệt 250,000
    28/03/07 Bác Phúc và Hà trao tặng cho bệnh nhân 250,000 Khoa Người lớn
    31/03/07 Phạm Đức Anh (5T) Thọ Quang, Vĩnh Hải, Bắc Quang, Hà Giang 250,000 Khoa Hồi sức
    Trần Xuân Linh (2T) Kỳ Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh 250,000 Khoa Hồi sức
    Nguyễn Bá Tuấn (2T) Quang Châu, Việt Yên Bắc Giang 250,000 Khoa Hồi sức
    Đinh Văn Thuận Nà Lương, Linh Phú, Chiêm Hóa, Tuyên Quang 250,000 Khoa Nhi
    Tổng cộng 1,250,000 1,250,000

    Hà Nội ngày 01/4/2007
    Người lập báo cáo
    Đỗ Hoàng Hà
    Danh sách tham khảo:
    Mr Trương Hữu Thành, Chủ nhiệm Chính trị Viện Bỏng Quốc Gia, 04.6889345, 0983.601.469
    TS Trần Ngọc Tuấn, Phó Chủ nhiệm khoa Hồi sức cấp cứu, 04.6881381, 0988.129.525
    BS Nguyễn Văn Vân, Khoa Nhi Viện Bỏng Quốc Gia, 069 826334, 0982.244.015
    Y tá trưởng Lưu Bích Thủy, Viện Bỏng Quốc Gia, 09151.19461
    Y tá Nguyễn Thị Thanh, Khoa Nhi Viện Bỏng Quốc Gia, 069 826334
    Đỗ Hoàng Hà, tình nguyện viên, 04.9322654, 0916.52.92.05
    Lê Hoàng Anh, tình nguyện viên, 0915.829.106
    Nguyễn Bảo Nhung, tình nguyện viên, 0917.688.395
    Triệu Thị Mai Trang, tình nguyện viên, 0982.065.499
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&p=141
  3. DerDrachen

    DerDrachen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại bệnh viện ở Hà Nội.
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&p=143
    Báo cáo kết quả tài chính tính đến 7/4/2007
    Viện Bỏng Quốc Gia

    Ngày Quý Tặng Nhận Địa chỉ/ ĐT Tặng Nhận Ghi chú
    1/4/2007 Hoàng Kim Thanh Phố Hàng Bông 100,000
    2/4/2007 Nguyễn Vân Anh Phố Nghi Tàm 50,000
    3/4/2007 Gđ cô Nguyễn Thị Thu Hà Phố Nguyễn Chí Thanh 100,000
    Gđ cô Trần Minh Châu Hà Đông 100,000
    4/4/2007 Gđ chú Chử Văn Sáng Bát Tràng 100,000
    Gđ chú Lê Văn Binh Xuân Quan 100,000
    5/4/2007 Nguyệt Minh, Kim Cương TP. Hồ Chí Minh 100,000
    Kim Loan TP. Hồ Chí Minh 200,000
    Anh Nguyễn Hoàng Long Pháp 400,000
    7/4/2007 Nguyễn Xuân Kết (49T) Thị trấn Gia Bình, Bắc Ninh 250,000 Khoa Hồi sức
    Hoàng Đình Phúc (13T) Thanh Đa, Phúc Thọ, Hà Tây 250,000 Khoa Hồi sức
    Mùi Văn Xuân (19T) Bắc Phong, Phù Yên, Sơn La 250,000 Khoa Hồi sức
    Nguyễn Văn Cao (9 tháng) Tân Minh, Sóc Sơn, Hà Nội 250,000 Khoa Hồi sức
    Đào Quốc Huy (28T) Gia Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng 250,000 Khoa Hồi sức
    Tổng cộng 1,250,000 1,250,000

    Hà Nội ngày 07/4/2007
    Người lập báo cáo
    Đỗ Hoàng Hà
    Danh sách tham khảo:
    BS Chu Anh Tuấn, Khoa Phẫu thuật tạo hình Viện Bỏng Quốc Gia, 069 826.335, 091.338.50 94
    Y tá Tạ Thị Kiều Hoa, Khoa Hồi sức Viện Bỏng Quốc Gia, 069 826334, 0903.28.79.77
    Đỗ Hoàng Hà, tình nguyện viên, 0916.52.92.05, 04.9322654
    Hoàng Kim Thanh, tình nguyện viên, 0914.859.879
    Nguyễn Bảo Nhung, tình nguyện viên, 0917.688.395
    Triệu Thị Mai Trang, tình nguyện viên, 0982.065.499
    Đặng Huyền Anh, tình nguyện viên 0979346764, 0988619871
    Nguyễn Duy Anh, tình nguyện viên 0988619330
  5. DerDrachen

    DerDrachen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0

    ...
    Hà Nội ngày 07/4/2007
    Người lập báo cáo
    Đỗ Hoàng Hà
    ...
    Chào bạn , trong thời gian 2 tháng tới mình sẽ về Hà nội , mình muốn tham gia và đóng góp voà chương trình của các bạn thì phải liên lạc với ai ? Bạn nhắn tin lại cho mình nhé. Cảm ơn bạn nhiều ,chúc chương trình luôn giành được nhiều ủng hộ và thành công . Chúc các bạn cùng gia đình luôn mạnh khoẻ và an lành
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại bệnh viện ở Hà Nội:
    http://blog.360.yahoo.com/blog-70Dwq1g5dKdyudBdq94SMDSThlUdpg--?cq=1&p=146

    Xin cảm ơn bác, bác vui lòng liên hệ:
    Hoàng Hà, tình nguyện viên, 0916.52.92.05, 0974-93.1914 - 04.9322654
    YM: hoanghatay2000@yahoo.com
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cần lắm những tấm lòng...
    ?oBát cơm Phiếu mẫu?
    09/08/2007 09:14
    http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/140406/
    [​IMG]
    Bàn phát cơm của phật tử chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn trong bệnh viện K Hà Nội

    (HNM) - Hơn 1 năm nay, bất kể ngày mưa ngày nắng, đúng 10h30 sáng, bệnh nhân ung thư nghèo lại đến chiếc bàn lớn ở tầng 1, khu nhà D, Bệnh viện K Hà Nội. Đưa phiếu ăn, họ được nhận một suất cơm của phật tử chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn (Hà Nội) phát tâm công đức.

    Việc làm nhân đạo này khởi đầu từ một lần sư thầy Thích Nữ Như Hiền lần theo địa chỉ trên báo, vào bệnh viện thăm một bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh éo le. Ở viện, bà đã gặp nhiều bệnh nhân. Từ tâm sự của họ, trong tâm bà đau đáu nỗi niềm ?olàm thế nào để giúp các bệnh nhân nghèo bớt phần khó khăn ??. Nỗi băn khoăn của bà được các phật tử ủng hộ hết lòng. Bà đến làm việc với lãnh đạo Bệnh viện K Hà Nội và nhận được sự đồng tình.

    Từ hôm đó, hằng ngày bà dậy từ nửa đêm đi chợ Gầm Cầu Long Biên để chọn mua thực phẩm. Theo bà, chịu khó một chút thì mua được thực phẩm tươi ngon, giá lại rẻ, số người được giúp đỡ sẽ nhiều hơn. 5h sáng, xe chở nặng rau thịt về đến cổng chùa, các bà, các chị tổ làm bếp đã đón sẵn rồi mỗi người một việc, người nhặt rau, thái thịt, người vo gạo nấu 70 suất cơm và 100 suất cháo. Đến 9h, nấu nướng xong, các bà ngồi chia suất, đóng gói thành từng phần cơm, xếp vào khay, đưa đến bệnh viện.

    Bà Trịnh Thị Liên là tổ tưởng tổ từ thiện. Sáng thứ ba hằng tuần, bà trực ở bệnh viện để phát cơm. Bà tâm sự: ?oBệnh nhân có phiếu nhận suất ăn đều là những người khó khăn nhất ở các khoa, phòng. Nhưng so với họ, bệnh nhân ngoại trú không có tiền nhập viện còn khó hơn. Vì thế, khi họ trình bày hoàn cảnh, chúng tôi đều cố gắng giúp đỡ ngay?. Nhiều hôm, vì số cơm tặng cho bệnh nhân ngoại trú nhiều, dẫn đến thiếu cơm của người có phiếu ăn. Thay vào phần cơm, bà Liên bỏ tiền túi tặng mỗi người 5 ngàn đồng. Nhận tiền nhưng họ không vui. Bởi lẽ, suất cơm từ thiện của nhà chùa đã ngon lành lại sạch sẽ. Hơn nữa, trong thâm tâm họ nghĩ ăn cơm nhà chùa là được ăn lộc Phật. Chị Tô Thị Thành (47 tuổi, quê ở Phương Trạch Đông, xã Phương Công, Tiền Hải, Thái Bình) đang điều trị hạch cổ tại Khoa Xạ trị tổng hợp. Được nhận cơm từ thiện từ 1 tháng nay, chị cho biết: ?oCơm từ thiện rất ngon, đủ chất, hợp khẩu vị, lại được phục vụ ngay trong bệnh viện. Ăn cơm của nhà chùa, tôi thấy mình khỏe hơn?.

    [​IMG]

    Bà Đỗ Thị Minh Hương chia suất cơm, chuẩn bị mang vào bệnh viện.

    Cứ vào dịp tháng 7, sư thầy trụ trì lại tổ chức cho phật tử trong chùa đi những chuyến xa, cầu siêu, tưởng niệm những anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì non sông, đất nước. Cùng đi với họ có cả con cháu là sinh viên, học sinh, công chức. Họ đã tới Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, Điện Biên Phủ... làm lễ dâng hương, sau đó họ lại mang chăn màn, quần áo, mì tôm, gạo, tiền tới những địa chỉ cần giúp đỡ.

    Trong những chuyến đi, bà Nguyễn Thị Thái Thanh (hiệu Diệu Đức) gặp ai cũng vận động quyên góp tiền, quà. Từ tháng 8-2007, số gạo bà đóng góp vào các bữa ăn từ thiện của chùa đã lên tới 300kg/tháng. Ngoài các nguồn quyên góp, mỗi ngày phật tử trong chùa bớt tiền chợ, chi tiêu của gia đình chừng 1-2 nghìn để chung sức đồng lòng, ?ogóp gió thành bão?. Những việc làm của phật tử chùa Linh Sơn đã góp phần mang lại niềm tin, nghị lực cho người bệnh nghèo vượt qua nỗi khốn khó. Niềm vui sống vì cộng đồng đã làm cho phật tử trong chùa và cả những người được giúp đỡ có cuộc sống ý nghĩa hơn.

    Linh Chi

  8. nonamepas

    nonamepas Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2006
    Bài viết:
    301
    Đã được thích:
    0
    Mời bác tình nguyện 08 qua bên này, trong topic Lũ lụt miền Trung! thấy mọi người đang nhốn nháo đi tìm bác đấy!
    http://www9.ttvnol.com/forum/duongsinh/952497.ttvn
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một mái ấm cho trẻ tật nguyền
    Lao Động Cuối tuần số 20 Ngày 27/05/2007 Cập nhật: 12:36 AM, 27/05/2007
    [​IMG]
    Ông giáo Thanh (đứng giữa) nhân dịp GS Nguyễn Tài Thu - Chủ tịch Hội Trẻ em tàn tật Việt Nam thăm Nhà Cứu trợ.
    (LĐCT) - Cứ vài ngày lại có người đưa con em bị bệnh của mình đến để xin được chữa bệnh. Ông Bùi Văn Thành (khu 7, xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ) nhiều năm qua đã biến ngôi nhà mình thành mái ấm cho trẻ tàn tật và nhiễm chất độc da cam không chỉ ở địa phương mà còn cả ngoại tỉnh.
    Ở đây các em được chữa bệnh, ăn ở, học chữ và học nghề miễn phí.
    Tâm nguyện ông giáo làng
    Hơn 50 năm trước, ông giáo Thành tốt nghiệp lớp sư phạm Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) rồi về dạy học ở Phú Thọ. Thời trai trẻ, anh giáo Thành cũng như bao lớp thanh niên trong làng, vào bộ đội chống Mỹ cứu nước.
    1972 về địa phương nghỉ, thấy cảnh con em đồng đội mình bị nhiễm chất độc da cam nhiều, ông quá thương các cháu. Tình cờ ông gặp lại Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Tài Thu (Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam - Hội CTTETTVN). Ông kể: "Giáo sư Thu là học sinh Hà Nội lên vùng trung du tản cư đã coi mảnh đất này như quê hương mình. Khi tôi tâm sự ý nguyện, GS Thu đã hết lòng ủng hộ".
    GS đã tham gia và kêu gọi sự giúp đỡ tài trợ của các tổ chức nhân đạo: Hội CTTETTVN, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội Chữ thập đỏ. Vừa lúc ấy Hội CTTETTVN có chủ trương xã hội hoá mô hình cứu trợ trẻ em tàn tật vùng nông thôn.
    Năm 1997 ý nguyện của ông giáo làng đã thành hiện thực. Ông lấy chính nhà mình làm trụ sở, kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức hảo tâm xây thêm các phòng chữa bệnh, nơi ăn nghỉ, tập luyện và dạy nghề cho các trẻ tàn tật do nhiễm chất độc da cam và trẻ tật nguyền có hoàn cảnh khó khăn không đủ tiền chữa bệnh. Con cái ông cũng theo nghiệp cha. Ông có 4 con trai từng nhập ngũ, 3 con gái làm giáo viên, con dâu con rể cũng theo hai ngành nghề ấy.
    Nhà đang đông khách, giữa lao xao tiếng cười nói, tôi không khó nhận ra ông Thành trong bộ quân phục cũ đã vào tuổi "cổ lai hy", nhưng dáng đi còn nhanh nhẹn, hoạt bát. Anh thanh niên có đôi mắt vui, miệng cười và đứa bé đang quấn quýt bên ông không phải là con cháu của ông. Lúc sau tôi mới biết anh thanh niên và đứa bé đều bị câm điếc. Xa nhà và người thân nên họ gửi con em nhờ ông giúp. Nét mặt ông hóm hỉnh, ông bảo: "Giờ cả đại gia đình làm cứu trợ giúp đỡ các cháu tàn tật".
    Mái ấm bên dòng Thao
    Bước đầu, ông chữa bệnh cho các trẻ tàn tật bằng thuỷ châm hoặc điện châm. Ông kể: "Chữa đỡ và khỏi tật cho trẻ bị tật gian khổ, tốn kém lắm. Đặc biệt cần nhiều thời gian, tính nhẫn nại. Có nhiều cháu bị liệt, chữa kiên trì hai năm sau mới tự đứng lên và tập đi lại được"... Hiện cơ sở từ thiện của ông Thành có một cái tên và bảng hiệu khang trang: "Nhà Cứu trợ trẻ em tàn tật xã Vĩnh Chân (huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ).
    Gần 10 năm thành lập, đến nay Nhà Cứu trợ của ông Thành đã tiếp nhận và điều trị gần 300 trẻ em tàn tật. Thầy thuốc Bùi Vinh Thư - con trai ông Thành - cho biết: "Nhà Cứu trợ đã chữa khỏi cho 50 cháu, 94 cháu có chuyển biến tốt, sức khoẻ, nhận thức tiến bộ. Nhiều cháu ở xa, bệnh nặng được trung tâm nhận cứu trợ và chăm sóc.
    "Tiếng lành đồn xa", nhiều cháu có hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh xa: Hưng Yên, Lạng Sơn... cũng về với trung tâm chữa bệnh. Hàng năm tỉ lệ trẻ em bị tật bẩm sinh được ông chữa đỡ và khỏi bằng châm cứu đạt 20-25%.
    Ông dẫn tôi sang ngôi nhà bên cạnh: "Đây là nhà đứa con trai cả đồng thời cũng là nơi chuyên châm cứu và điều trị bệnh. Anh ấy cũng là bác sĩ gia đình và bác sĩ Nhà Cứu trợ đấy".
    [​IMG]
    GS Nguyễn Tài Thu (ngoài cùng bên phải) bên cạnh ông giáo Thanh (người có chòm râu bạc, đeo kính) cùng các em trong Nhà Cứu trợ.
    Hôm nay, giường ngoài có cậu bé tên Sơn mắc chứng đao, bị lạc ở mãi xã Bằng Giã bên kia sông Thao. Sơn được Hội Chữ thập đỏ huyện Hạ Hoà đưa về Nhà Cứu trợ, nhờ ông chăm sóc và tìm lại gia đình đã hơn 10 ngày nay. Sơn đang được bà Thập (vợ ông) chăm nom. Thấy Sơn ăn mặc sạch sẽ và ăn nói lễ phép, tôi không thể nghĩ em bị bệnh. Bà Thập bảo: "Mấy hôm trước đến, quần áo rách hôi bẩn ghê lắm đâu có đẹp giai như thế này Sơn nhỉ?". Sơn chỉ cười.
    Trong góc phòng điều trị có cậu bé tên Kiên - con trai chị Đỗ Thị Tuyến (Cẩm Khê - Phú Thọ) - đang ngồi trên ghế tập co duỗi chân, rồi đòi chuyển sang ngồi xe lăn để mẹ đẩy ra đầu làng xem tàu hoả chạy qua. Chị Tuyến kể: "Cháu bị liệt nửa người, nằm vẹo cả xương sống, tóc rụng hết, da đầu chai sần hơn chục năm nay. Cả đời cháu chưa được nhìn thấy tàu hoả lần nào".
    Nghe đài phát thanh huyện thông báo mới biết có nhà cứu trợ bên xã Vĩnh Chân nên mẹ cháu đưa cháu sang chữa bệnh tật. Sau gần một tháng châm cứu, xoa bóp chữa kết hợp Đông-Tây y, giờ Kiên đã tự co duỗi chân và đã ngồi tựa được vào ghế xe.
    Có một bé gái mắt đờ đẫn đang nằm trên đôi tay người mẹ trẻ. Thấy có người quan tâm, chị kể: "Năm ngoái cháu đi nhà trẻ múa dẻo hát hay. Vậy mà chỉ một cơn sốt cao, giờ cháu thế này đây...". Những giọt nước mắt ứa trên gương mặt lo lắng của chị.
    Chị tâm sự: "Nhà chỉ có hai vợ chồng, chỉ làm ruộng. Dù nghèo nhưng con có bệnh, chúng tôi cũng đành dốc hết sức, hết lực. Đi viện nhiều lần nhưng xa quá và lại tốn kém. Bỏ việc ruộng đồng thì lấy gì mà sống, may quá khi biết, tôi đưa cháu về đây. Qua vài đợt châm cứu, đầu của cháu đã nâng lên được. Buổi tối tôi dắt con tập đi trong nhà".
    Ông Thành nói: "Ở nông thôn nhà có con em bệnh tật khổ lắm. Tiền không có lại bận ruộng đồng không theo đuổi bệnh viện được. Dù cơ sở còn nghèo nhưng là nơi cứu trợ thì giúp được gì, phải cố giúp".
    Bà Đinh Thị Tiên (dân tộc Tày - 58 tuổi, ở thị xã Hà Giang) bị tai biến mạch máu não liệt nửa người từ 1998, đã được Nhà Cứu trợ chữa khỏi. Bà kể: "Suốt 7 năm liền tôi đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác nhưng vẫn không khỏi. Nghe đứa cháu công tác ở xã nhà lên chơi giới thiệu Nhà Cứu trợ của ông Thành nên tôi khăn gói xuống. Qua gần một tháng châm cứu, luyện tập, tôi đã bỏ nạng tự đi lại được".
    Bà nghẹn ngào: "Hiếm có ai nhân đức như ông bà giáo. Ở đây tôi và các cháu được cơm nước và chăm sóc như người thân chứ không phải người đến chữa bệnh".
    Nhóm lại những hy vọng
    Tại lớp học nằm ngoài rìa làng của các em bị nhiễm chất độc da cam, cô giáo Cù Thị Bình - hội viên của Nhà Cứu trợ - đang dạy học. Cô Bình chỉ cho tôi hai em khuyết tật: Cù Thị Thuý (15 tuổi) chậm phát triển và Cù Văn Anh (12 tuổi) bị câm điếc, con ông Cù Văn Bình - một thương binh tại xã nhà.
    Ông Bình hồ hởi khoe: "Có hôm đi học về, cháu Anh kéo tôi lại viết chữ "bố" rồi vẫy mẹ lại viết thêm chữ "mẹ" khiến cả nhà tôi mừng lắm. Thấy ông giáo Thành qua thăm các cháu, ông Bình mừng ra mặt: "Cứ như 3 năm trước gia đình tôi không còn hy vọng gì nhưng may mà có nhà cứu trợ bác Thành mà các con tôi tiến bộ như ngày hôm nay".
    Cô Bình bảo: "Nhìn các cháu bị tàn tật mà thương các cháu. Mình muốn giúp phần nho nhỏ cho bố mẹ các cháu để giảm bớt gánh nặng cho gia đình". Tôi nhận thấy ánh mắt ông giáo có khuôn mặt phúc hậu, chòm râu dài bạc trắng ngời sáng, khi từng ngày trông thấy các cháu tật nguyền đỡ và khỏi bệnh.
    Khi tôi hỏi cần có những thủ tục gì khi vào Nhà Cứu trợ để điều trị và chữa bệnh, ông xua tay: "Làm từ thiện nên không cần thủ tục gì cả. Giúp được các cháu là cái phước đấy!".
    Vừa lúc ấy cậu bé câm chợt đến bên ông. Ông giáo xoa đầu kể: "Cậu này tên Đào Văn Hoàng (Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên). Bố mẹ cháu rất nghèo lại có hai con tàn tật. Anh thì bị liệt toàn thân, em bị câm điếc. Có thầy châm cứu thường xuyên, 6 tháng chữa trị đều đặn lại được ông bà chủ yêu thương như con cháu, Hoàng khoẻ mạnh lên nhiều. Gần đây Hoàng có lúc phát ra được tiếng "ông", "bà". Đang vui ông Thành chỉ vào chúng tôi nói đùa: "Muốn đi với cô này không?". Hoàng bật tiếng "không" khiến cả nhà cười vui.
    Ông chỉ vào tấm ảnh có hình cậu bé ngồi trên chiếc xe lăn nói: "Cậu này tên Huân (Yên Tập, Cẩm Khê, Phú Thọ) bị di chứng chất độc da cam. Lúc đến đây hai chân quắp lại như chân gà luộc, không đi lại được. Châm cứu gần hai tháng, ngón chân đã duỗi ra được, giờ cháu đã tự vịn xe đi lại được".
    Bên cạnh việc chữa trị, ông giáo Thành và cộng sự còn tổ chức dạy chữ, dạy nghề cho các em tật nguyền. Tại căn phòng khang trang làm xưởng dạy cắt may có 40 chiếc máy khâu do linh mục Thomas O'Brien (thuộc tổ chức Mary Knoll - Mỹ) tặng năm 2002. Lớp học cắt may do thầy Vũ Đình Hoà với gần 40 năm làm thợ may cũng một lòng tâm huyết dạy các cháu. Noi theo ông Thành, ông Hoà cũng góp sức mình coi như việc tích đức cho con cháu. Ông Hoà cho hay: "Sau hai đợt, có 35 cháu học xong, tự cắt may được, có thể làm nghề".
    Cũng năm 2002 Công ty Gốm sứ Đông Dương đầu tư một nhà xưởng và đỡ đầu bằng việc cho thuê in nhãn hiệu trên sản phẩm bao bì. Bây giờ Hội CTTETT xã Vĩnh Chân đã hội tụ hàng trăm hội viên đa dạng ngành nghề, không chỉ trong xã, bà con làm việc xa quê, mà còn nhiều người ở các tỉnh, thành khác.
    Tôi tạm biệt Nhà Cứu trợ khi ông bà lục tục chuẩn bị bữa cơm chiều cho các cháu tật nguyền. Tôi vẫn nhớ mãi lời ông giáo làng nói lúc chia tay: "Tre già để gốc cho măng/ Đức cho con cháu, tâm dâng cuộc đời".
    Thuỷ Nguyễn
  10. DerDrachen

    DerDrachen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hoàng Hà thân mến ,
    Em vẫn khoẻ chứ ? Anh qua đây được một ngày rồi , còn em sức khoẻ và công việc thế nào , như anh em mình đã trao đổi ,em cố gắng gửi cho anh những tin tức , thông tin và xu hướng hoạt động của nhóm nhé. Chúc em và gia đình luôn mạnh khoẻ và an lạc.
    Chào em

Chia sẻ trang này