1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BCHANOI_CLUB : English & Social activities

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi hanoikiss, 05/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyencaophuong

    nguyencaophuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Sau thành công của chương trình MỘT NGÀY CƯỜI ĐÙA CẢ NĂM HẠNH PHÚC tại viện Nhi Hà Nội, sắp tới đây club chúng ta sẽ tổ chức một chương trình mới cũng tại viện Nhi. Tuy chưa có tên cụ thể nhưng theo dự kiến đó sẽ là một LIVESHOW (khá hoành tráng^-^)

    *THỜI GIAN DỰ KIẾN DIỄN RA CHƯƠNG TRÌNH: 25/12 âm lịch (tức 12/02/2007)

    *NỘI DUNG:
    - Văn nghệ (ca nhạc, trò chơi?.)
    - Trao quà Tết cho các gia đình, các em nhỏ đang chữa bệnh tại viện Nhi (Theo thống kê ở viện có khoảng 300 gia đình là khó khăn nhất nên chúng ta sẽ trao quà cho số gia đình này). Quà Tết gồm bánh chưng và mứt....

    *Mục đích là mang lại cho bọn trẻ một niềm vui nhỏ nhân dịp năm mới. Rất khuyến khích mọi người (đặc biệt là các new members) tham gia đông đủ, nhiệt tình, đóng góp các tiết mục hoặc các ý tưởng về ca nhạc, trò chơi...để chương trình phong phú, lôi cuốn.

    Bạn nào có ý kiến gì hay muốn đăng kí tham gia chương trình thì gửi thư vào hòm thư của club: bchanoi_club@yahoo.com hoặc comment vào blog theo form sau nhé!

    FORM ĐĂNG KÍ :

    Tên

    ĐT

    Mail

    Nick yahoo messenger


    Cảm ơn các bạn đã xem thông báo!!!


    Kí tên: Trang - duloly
    P/S: Do không login được vào ttvnonl nên tớ đành mượn nick của một người bạn. Mong mọi người thông cảm!!!
    Được nguyencaophuong sửa chữa / chuyển vào 09:22 ngày 27/01/2007
  2. VisionNet

    VisionNet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi, Mai Châu đang hứa hẹn hai ngày nghỉ cuối tuần khó quên và bổ ích đấy. Ngoài các hoạt động vui chơi, mọi người còn có thể thuê quần áo dân tộc mặc chụp ảnh, thú vị vô cùng --------------> một cơ hội ngàn vàng không đáng bị bỏ lỡ. Đăng kí nhanh lên nhé. Khi đi các bạn nhớ mang theo nhiều áo ấm một chút vì ở trên đó lạnh lắm, và nếu buổi tối thiếu chăn thì còn có thể dùng làm chăn đắp. Tất nhiên, tất cả những gì có thể giúp mình ấm hơn như găng tay, mũ len... thì đểu được khuyến khích mang theo càng nhiều càng tốt. Mức phí là 100k, ổn hơn hồi tớ đi với lớp nhiều rồi đấy .
    Chúc mọi người có một thời gian vui vẻ và tươi đẹp trên Mai Châu.
    À quên, các bạn đăng kí với Tuấn Anh và Lương sớm để chốt danh sách nhé!!!
  3. vnga_ftu

    vnga_ftu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    SCHEDULE OF MAICHAU EXCURSION TRIP​
    Thứ 7
    7h15..........................Có mặt tại ngõ 28, đường Tây Hồ
    7h30.......................... Xe xuất phát
    7h30 đến 10h30.... Trên đường đến Mai Châu (Tổ chức các trò chơi, đố vui, Tổ chức hát tập thể? (Phát huy tính sáng tạo cũng như bầu nhiệt huyết của tình nguyện viên)
    10h30...................... Có mặt tại Mai Châu
    11h.......................... Có mặt, ổn định tại nhà sàn
    11h30...................... Ăn trưa (toàn bộ các bữa ăn trưa và tối đều đặt tại Mai Châu)
    12h30...................... Nghỉ ngơi
    13h30...................... Chương trình training:
    -Giới thiệu về lịch sử công tác tình nguyện (workcamp), xu hướng workcamp hiện nay.
    -Đối tượng tình nguyện
    -Các kĩ năng của một camp leader
    -Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng giữa các tình nguyện viên trong một trại tình nguyện

    Có thể chia ra thành nhiều nhóm, làm việc theo phương pháp thảo luận, đưa ra ý kiến và thuyết trình. Thực hiện các phiếu điều tra câu hỏi trắc nghiệm Toàn bộ chương trình sẽ được thực hiện bằng tiếng anh.
    16h.......................... Kết thúc buổi training
    16h15...................... Kiếm củi và chuẩn bị lửa trại ( Củi có thể tự tìm kiếm hoặc đi mua)
    17h.......................... Free time
    18h......................... Ăn tối
    18h45.................... Đốt lửa trại
    -Tổ chức các trò chơi tình nguyện và trò chơi nhóm.
    -Chương trình biểu diễn tiết mục ?omúa xoè? của người dân tộc
    -Uống rượu cần
    -Giao lưu và đối thoại giữa các bạn trẻ về quan điểm và mong ước của giới trẻ hiện nay???
    10h30........................Bật băng ?otruyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn?
    Đi ngủ???
    Chủ nhật
    7h30............Đội cooking chuẩn bị ăn sáng. Ăn bánh mì, mì tôm, đồ hộp.
    8h................ Ăn sáng
    8h30............Training
    -Thế nào là viết nhật kí tình nguyện, cách thức thực hiện các buổi họp, nhận xét và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình workcamp?
    -Các kĩ năng quản lý thời gian
    -Làm sao để có thể giới thiệu văn hoá Việt Nam ra nước ngoài:
    Thông qua trò chơi, ngôn ngữ, món ăn??
    10h30..........Free time
    11h.............. Ăn trưa
    12h30..........Đi thăm các bản làng dân tộc
    Thăm cách thưc dệt thổ cẩm
    Thăm hang ( bản Lát, Mường, Pong coong)
    16h.............. Tập trung tại bãi đỗ xe
    16h15..........Xe xuất phát về Hà Nội
    19h................Có mặt tại ngõ 28- đường Tây Hồ
    Chia tay và hẹn gặp lại
    Kết thúc chương trình
    Fee: 100.000/ người
    ........................................................................................................................
    Được vnga_ftu sửa chữa / chuyển vào 16:03 ngày 27/01/2007
  4. sady

    sady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Em đã gửi email vào hộp thư của CLB để đăng kí, như vậy là được rồi đúng kô ạ?
  5. robyvn

    robyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi thành phần tham gia của chuyến đi lần này?

  6. hanoikiss

    hanoikiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Bác xem ở trên ấy,em thấy có rùi mà.BCHANOI sẽ ưu tiên các bạn đã nhiệt tình tham gia vào những dự án vừa qua của bchanoi và những thành viên mới muốn gắn bó với bchanoi lâu dài.Báo cáo với các bác là số lượng người được chọn đi trong lân này là khoảng 10 người nên các bác nhanh chân đăng kí,ai chậm chân em ko chịu trách nhiệm đâu đấy.
    Sau lần tập huấn này hi vọng các bạn có thể về làm xếp được.hihi
    Deadline đăng kí là ngày 30-1
  7. hanoikiss

    hanoikiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Như mọi người biết, trong tiếng Anh cũng như tất cả các thứ tiếng khác, đều có 4 kỹ năng: nghe,nói,đọc,viết! Nhưng để đạt được pro or master của 4 ký năng trên thì không fải là chuyện dễ, cũng không fải là chuyện ngày 1 ngày 2, 1 sớm 1 chiều, mà đòi hỏi sự kiên trì luyện tập trong 1 khoảng thời gian dài, thậm chí là rất dài.
    Thường những cái xấu thì khi làm rất nhanh thấy kết quả nhưng những cái tốt thì fải rất lâu và rất nỗ lực mới dần dần nhận ra được kết quả! Nói như vậy là để thấy rằng, học tiếng Anh đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, nhưng có lẽ mấu chốt nhất vẫn là kiên trì!
    Thế nhưng không fải ai cũng cố công ngồi mài sắt, và chả fải ai cũng đủ kiên nhẫn để mong có ngày nên dùi dù ai cũng tràn đầy tham vọng cái dùi đấy thậm chí còn bé hơn cái kim! Vì thế các chuyên gia cũng như những người có chuyên môn về sư fạm vẫn cố gắng tìm cách để júp những người học ngoại ngữ nhanh chóng làm chủ được cái thứ tiếng vốn không fải là tiếng mẹ đẻ này!
    Nhưng theo Kim, có lẽ chả ai có thể júp mình nhiều và tốt bằng chính bản thân mình! Nếu thầy có dạy tốt, dạy giỏi mà bạn lười vẫn cứ lười thì giấc mơ vẫn chỉ là giấc mơ! Nói như vậy, hẳn sẽ có người thắc mắc rằng: vậy cần thầy giạy hay, giạy giỏi để làm j, theo thiển ý của Kim thì vai trò chủ yếu của người thầy là biết cách thổi bùng lên cái niềm đam mê và sự ham thích trong người học trò!
    Ngoài ra, nếu bạn chăm chỉ học mà không có fương fáp đúng đắn thì may mắn sẽ nên cơm nên cháo, nhưng tiêu tốn của các bạn rất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của,.... còn nếu không may thì các bạn sẽ bị tẩu hoả nhập ma, suốt đời cũng chỉ là con trâu cần mẫn mà thôi!
    Mọi thứ đều có cái cốt lõi, cái nền tảng, căn nhà to cần móng chắc, bạn muốn học giỏi 1 môn j thì kiến thức cơ bản của bạn fải tốt, vậy cái cơ ban trong tiếng Anh là j? Theo Kim là NGỮ PHÁP!
    Tiếng Anh không lộn xộn như tiếng Việt, họ chia rất rạch ròi ra làm các thì, làm các thể (chủ dộng-bị động), làm các cấu trúc có sẵn, nói chung là rất "công nghiệp", khác xa với ngữ pháp VN, chả thế mà chúng ta có câu: phong ba bão táp không bằng ngữ pháp VN!
    Vậy để sử dụng tốt tiếng Anh, các bạn nên có kiến thức ngữ pháp tương đối chắc chắn. hẳn ai thi TOEFL đều biết rằng: họ dành rất nhiều điểm cho fần Structure. tức là họ đòi hỏi thí sinh fải có kiến thức về ngữ pháp tốt, right?
    Trong văn viết, ngữ pháp yêu cầu cao hơn văn nói. và nhiều bạn cũng nhận thấy rằng, trong cuộc sống thường ngày, rất nhiều người bản xứ nói sai ngữ pháp, và các bạn nghỉ rằng như vậy ngữ pháp không cực kỳ quan trọng như người ta vẫn tưởng, thực ra ngữ pháp quan trọng lắm, cực cực quan trọng! Chỉ có điều người nghe có thể dựa vào câu chuyện, dựa vào tình huống, dựa vào các cử chỉ của bạn để đoán được bạn đang nói về cái gì! Hơn nữa, người bản xứ nói dựa vào kinh nghiệm và thói quan nhiều hơn là chúng ta, những người học ngôn ngữ, thật vậy, bạn hãy làm 1 thí nghiệm nho nhỏ mà xem: những câu bạn nói, liệu bao nhiêu trong số đó đúng hoàn toàn về mặt ngữ pháp? Và bạn thử thi phân tích câu với 1 người nước ngoài học tiếng Việt xem sao? Kim cam đoan rằng bạn không tốt hơn người ta đâu! Điều đó cũng chứng tỏ rằng: ngữ pháp chính là cái cốt lõi của 1 ngôn ngữ!
    Sau khi bạn đã nắm chắc về ngữ pháp. bạn cũng cần có 1 vốn từ kha khá! Nếu không bạn sẽ rất nhanh oải! Dù đọc, dù viết hay dù nghe, nói, nếu vốn từ của bạn bị hạn chế, bạn sẽ cảm thấy như đang làm bếp mà chả có tý nguyên liệu nào, hay như bạn đang ra trận mà tay chân bì xích lại vậy, tẻ nhạt!
    Để luyện tốt kỹ năng nghe, chả có cách nào khác là nghe thật nhiều, thật nhiều! Nếu có điều kiện, các bạn cố gắng nghe các đài thời sự như BBC hay CNN, vì đó là đài chuẩn quốc tế, nên giọng của các phát thanh viên cũng thường là giọng chuẩn! Cố gắng nghe để nắm ý chứ để bắt được từng câu từng chữ thì thành Rome còn xa lắm!!! Ngoài ra nghe từ các bạn của bạn cũng là 1 cách tốt, vì muốn hiểu người ngoài nói j, trước hết bạn fải hiểu được những j người thân của mình nói đã, nhưng đôi khi nó cũng không tốt, vì không fải người bạn nào của bạn cũng nói tốt tiếng Anh, thậm chí họ còn nói sai, fát âm sai,vv.... đôi khi những điều đó cũng vô hình chung làm bạn sai theo! Kim nghe thực sự rất ẹ! Và món nghe khoá khẩu của Kim là các bài hát tiếng Anh: vừa giải trí, vừa dễ nghe, nhất là dòng nhạc Kim thích thì lại càng thuận lợi :D...uhm, nhưng đôi khi cũng không dễ nuốt đâu :)
    Về kỹ năng nói: bạn hãy cố nói nhiều, thật nhiều, để quen với fản xạ nói! Người VN rất giỏi ngữ pháp nhưng rất nhút nhát và không có điều kiện để luyện tâp nên khả năng nói không cao! Bạn có thể đứng trước gương, vừa nói vừa "ngắm" mình:D thực tế là để bạn xem luôn cả điệu bộ của mình, cũng như để mình có cảm giác như là mình đang có"khán giả" :D Thêm 1 điểm yếu nữa của những người học nói: đó là họ hay suy nghĩ thông qua tiếng mẹ đẻ! Cụ thể là họ cố gắng nghĩ trong đầu những j họ muốn nói bằng tiếng mẹ đẻ, rồi sau đấy tìm cách để dịch nó ra tiếng nước ngoài! Đó là điều không nên! Vì thế, thay vị bạn hiểu "grandfather" là "ông", bạn hãy cố hiểu grandfather chỉ là grandfather thôi!
    Đọc-viết! Đây thực sự là những ký năng rất khó! Nếu các bạn đã từng đọc sách nước ngoài thì sẽ cảm thấy rất nhanh chán, vì đôi khi bạn chả hiểu nó viết cái quái gì (cũng như Kim đang không hiểu Kim viết cái quái gì, he he...) Bạn nạp hàng đống từ mới vào đầu, bạn mỏi tay hoa mắt tra từng từ trong từ điển và loay hoay dịch nó để bạn hiểu! Bạn cảm thấy thất vọng vì vốn từ ít ỏi của mình :( Bạn cảm thấy bao lâu nay, sự kiên trì của bạn như đổ xuống sông xuống biến.... thực sự là bạn chả cần fải biết các từ râu ria làm quái j cho mệt! Bạn chỉ cần đọc và hiểu họ đang nói về cái j, tránh hiểu nhầm gây ra những nhầm lẫn kiểu" đau bụng uống nhân sâm..." là được! Đôi khi đọc mà không hiểu thì bạn hãy tra từ, nhưng trước khi tra, các bạn nên cố gắng đoán nghĩa của từ đó! Có thể dựa vào ngữ cảnh, vào các chú thích, hay dựa vào các tiền tố, hậu tố, từ gốc để đoán!
    Chả có cách nào tốt hơn học viết là bạn chịu khó viết cả! Lúc đầu vốn từ ít, bạn có thể viết ngắn thôi, sau nâng dần , nâng dần! Bạn có thể chọn 1 chủ đề tuỳ thích để viết, chẳng hạn hôm nay bạn thấy 1 anh chàng(cô nàng) rất đẹp trai(xinh xắn), bạn muốn viết về cảm nhận của bạn :D hoặc viết chuyện thuật về lần đầu tiên bạn hẹn hò, bạn nắm tay, hay bạn ABC,XYZ j j đó :P Nhưng bạn đừng thử viết nhật ký nhé, vì đôi khi công việc có tính lập đi lập lại và rất dễ nhàm chán!
    Trên đây là 1 số chia sẻ của Kim với các bạn! Dù biết các tip như thế, cũng không quá khó khăn và fức tạp như vá trời lấp bể, nhưng chả hiểu sao Kim cũng không thể nào thực hiện được :( Có lẽ bản tính vốn lười mà :)) Mong những ý kiến chia sẻ trên có thể giúp các bạn được fần nào, hoặc chí ít cũng có thể "mua vui một vài trống canh"
    KIMTEEHAN
  8. hanoikiss

    hanoikiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    THÔNG BÁO
    Số lượng dự án của chúng ta trong dịp tết đến xuân về này khá nhiều nên bchanoi_club quyết định lùi thời gian chính thức thành lập .Như vậy câu lạc bộ sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị cho ngày trọng đại này hơn.
  9. hanoikiss

    hanoikiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0

    Hòa Bình là một tỉnh miền núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam, phía Tây Bắc giáp các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, phía Bắc và Đông bắc giáp tỉnh Hà Tây, phía Đông giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
    GDP/người: 228 USD (tương đương: 3.600.000 đồng) (năm 2004)

    Các đơn vị hành chính
    Hòa Bình gồm 1 thành phố tỉnh lỵ và 10 huyện:
    , Thành phố Hòa Bình
    , Huyện Đà Bắc
    , Huyện Mai Châu
    , Huyện Kỳ Sơn
    , Huyện Cao Phong (tách ra từ huyện Kỳ Sơn năm 2001 [2])
    , Huyện Lương Sơn
    , Huyện Kim Bôi
    , Huyện Tân Lạc
    , Huyện Lạc Sơn
    , Huyện Lạc Thủy
    , Huyện Yên Thủy
    T~nh lþ : Thz x· Hoµ B-nh
    MiÒn T©y B¾c
    Di-n tÝch :4,662,5 km2
    C¸c thz x· vµ huy-n : 11 huy-n
    Sè d©n : 803300 ng­êi
    M<t ®é : 172 n/km2
    N«ng Th«n : 84,74%
    Thµnh Thz : 15,26 %
    D©n téc : Vi-t, M­êng, Th¸i, Tµy, Dao
    Lịch sử
    Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ). Tháng 4 năm 1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị.
    Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu và Đà Bắc
    ĐÂY LÀ BÀI CỦA BẠN FAN_FAN ,CÁC BÁC TÌM HIỂU ĐỂ LẤY THÊM KIẾN THỨC NHÉ.
  10. hanoikiss

    hanoikiss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử
    Tỉnh Hòa Bình được thành lập ngày 22 tháng 6 năm 1886 theo nghị định của Kinh lược Bắc Kỳ với tên gọi là tỉnh Mường, tách phần đất có người Mường cư trú từ các tỉnh Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Nội và Ninh Bình. Tỉnh lỵ đặt tại Chợ Bờ (thuộc châu Đà Bắc) nên cũng còn gọi là tỉnh Chợ Bờ, đến tháng 11 năm 1886 chuyển về xã Phương Lâm (thuộc huyện Bất Bạt, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ). Tháng 4 năm 1888 được đổi tên thành tỉnh Phương Lâm, do Công sứ Pháp cai trị.
    Ngày 18 tháng 3 năm 1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi tên tỉnh Phương Lâm thành tỉnh Hòa Bình với 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Mai Châu và Đà Bắc
    Văn Hoa Hoà Binh
    văn hoá Hoà Bình (lấy tên tỉnh Hoà Bình - nơi phát hiện những di tích đầu tiên của nền văn hoá này). Về niên đại, văn hoá Hoà Bình cách ngày nay 11.000 năm, tức vào đầu thời Toàn Tần. Trên đất Thanh Hoá, trung tâm dân cư lúc này vẫn tập trung ở địa bàn vùng núi phía Tây, thuộc các huyện Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Thạch Thành, Ngọc Lặc... Họ thường sống trong các hang động, các núi đá vôi rộng, thoáng đãng và gần sông, suối lớn. Các nhà khảo cổ học đã xác định họ chính là hậu duệ trực tiếp của chủ nhân văn hoá Sơn Vi ở Thanh Hoá, và chính họ - cư dân văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá, đã tiếp tục phát triển, làm nên văn hoá Bắc Sơn sau này. I. Những vết tích của văn hoá hoà bình. 1. Hang Con Moong (xã Thành Yên - huyện Thạch Thành). Ðây là một hang rộng, nền hang cao hơn 40m so với chân núi hiện tại và rộng hơn 300 m2. Người nguyên thuỷ cư trú trên khoảng diện tích 100 m2 tại cửa hướng Tây Nam, liên tục từ thời văn hoá Sơn Vi đến văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn. Các nhà khảo cổ đã thu được rất nhiều hiện vật nằm lẫn trong đống vỏ nhuyễn thể và mùn thực vật mà người nguyên thuỷ đã thải ra trong quá trình sinh hoạt. Về công cụ bằng đá: cư dân văn hoá Hoà Bình ở Con Moong vẫn giữ truyền thống văn hoá Sơn Vi: dùng đá cuội để chế tác công cụ, nhưng kỹ thuật chế tác công cụ của họ rất phát triển, kể cả loại hình lẫn phương pháp chế tác. Công cụ kiểu Xumatơra(3) (Sumatralithe) có hình bầu dục hay hình hạnh nhân, lưỡi được tạo xung quanh rìa hòn cuội bằng cả thủ pháp ghè tỉa, để có độ sắc bén hơn; có chức năng sử dụng rất đa dạng: có thể dùng cắt, chặt, nạo....từ thịt, xương thú đến tre, nứa, gỗ. Rìu ngắn chiếm tỉ lệ rất lớn trong bộ sưu tập công cụ của họ ở Thanh Hoá; người ta thường chặt cuội hoặc chặt đôi những công cụ hình bầu dục để tạo rìu ngắn; chức năng của rìu ngắn cũng rất đa dạng. Rìu dài hình hạnh nhân hay hình bầu dục của cư dân văn hoá Hoà Bình có nhiều khả năng được sử dụng như những chiếc cuốc đá. Mảnh tước ở Con Moong có số lượng không nhiều, nhưng phần lớn đã được gia công để tạo thành công cụ nạo, dao đá, với rìa đá rất sắc. Chày nghiền, bàn nghiền cũng là những công cụ được tìm thấy khá nhiều. Chủ nhân Con Moong cũng chế tác và sử dụng công cụ bằng xương thú với kỹ thuật chọn nguyên liệu và chế tác phát triển khá cao: người ta chỉ lựa chọn xương ống của động vật có vú - loại xương có cấu tạo sợi nhiều hơn cấu tạo xốp - để chế tác công cụ và đã mài nhẵn đầu. Thức ăn rất phong phú, đa dạng: trong tầng văn hoá, các nhà khảo cổ học đã thu được 85m3 vỏ nhuyễn thể như trùng trục, trai, ốc...và các loại xương thú rất phong phú. Chôn người chết theo tư thế nằm nghiêng chân co như cư dân văn hoá Sơn Vi giai đoạn trước, nhưng họ đã chèn đá hộc, rải đá dăm quanh mộ để bảo vệ và đều chôn theo công cụ. 2. Di chỉ mái đá Ðiều và các di chỉ khác: Cũng như ở Con Moong, mái đá Ðiều là một di chỉ chứa đựng nhiều lớp văn hoá thuộc các thời đại đồ đá khác nhau. Niên đại lớp văn hóa Hoà Bình của Mái đá Ðiều là 8.200 ± 70 năm, cách ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã thu được rất nhiều công cụ bằng đá đặc trưng kiểu Hoà Bình. Ðáng chú ý là rìu ngắn chiếm tỉ lệ rất lớn. Chày nghiền, bàn nghiền cũng chiếm tỉ lệ đáng kể. Riêng công cụ bằng mảmh tước, ở một số địa điểm đã xuất hiện kĩ thuật mài đá. ở các di chỉ mái đá Bát Mọt, hang Mộc Trạch, hang To đã tìm được nhiều mảnh vỏ trai xà cừ lớn mà công dụng có thể được chủ nhân văn hoá Hoà Bình sử dụng như những lưỡi dao, nạo để vót tre nứa và nạo thịt thú. Một đặc điểm chung nữa là tại các di chỉ văn hoá này, tầng văn hoá đều rất dày, chứng tỏ sự cư trú lâu dài của con người như Con Moong: 3,5m, mái đá Ðiều: gần 4m, mái đá Làng Bon: 3,7m, hang Ðiền Hạ III: 3,8m, mái đá chòm Ðồng Ðông: 3,5m; chứa đựng một khối lượng vỏ nhuyễn thể rất lớn lẫn trong lớp đất màu nâu hoặc đen chứa mùn thực vật. Cư trú trong các hang động, mái đá tương đối cao, có nơi rất cao (như Con Moong), cư dân Hoà Bình ở Thanh Hoá chắc rằng, ngoài những công cụ bằng đá, đã sử dụng một số lượng không ít các công cụ và đồ dùng được chế tác từ các loại cây cối, nhất là tre, nứa, song, mây... Ðể đựng các loại nhuyễn thể lượm nhặt từ sông, suối đem về nơi cư trú. Các nhà khảo học đã phát hiện được nhiều mộ táng của người Hoà Bình ở Thanh Hoá. Ðã tìm thấy ở hang Lộc Thịnh, mái đá Làng Bon, mái đá làng chòm Ðồng Ðông... các di cốt, xương, răng bị vỡ, mủn. Ðáng chú ý nhất là các di tích Con Moong (2 mộ), mái đá Ðiều (13 mộ), mái đá Mộc Long (5 mộ), hang Chùa (3 mộ). Phần lớn những mộ này còn nguyên vẹn và cho thấy tư thế chôn nằm nghiêng co bó gối, bôi thổ hoàng, kè đá giữa mộ và chôn theo hiện vật làm đồ tuỳ táng, là cách thức mai táng phổ biến trong tập tục của người Hoà Bình. Chủ nhân của văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá đã tiến tới tổ chức công xã thị tộc mẫu hệ. Các công xã thị tộc thường cư trú trong một vùng đất nhất định. Trong mỗi hang động là một thị tộc cư trú bao gồm nhiều gia đình nhỏ với vợ chồng, con cái. Dấu tích bếp lửa ở giai đoạn được tìm thấy có quy mô nhỏ hơn giai đoạn trước và số lượng cũng tăng hơn. Kinh tế hái lượm ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong đời sống, bởi vậy, vai trò và vị trí của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Với môi trường sinh sống gần sông, suối, khai thác thức ăn đa nguồn, định cư lâu dài, cư dân văn hoá Hoà Bình ở Thanh Hoá đã chuyển từ cuộc sống hái lượm - săn bắt sang thu hoạch định kỳ theo mùa. Ðó là mầm mống sơ khai của nền kinh tế sản xuất nông nghiệp: người ta bắt đầu chăm sóc và trồng trọt một số loài cây có củ, quả như rau, đậu, bầu bí... và thuần dưỡng chó. Những quan niệm tôn giáo sơ khai, mầm nghệ thuật - sự tìm kiếm cái đẹp cũng nảy sỉnh trong quá trình lao động kiếm sống và vui chơi giải chí. Ðó là những thành quả sáng tạo trong đời sống kinh tế, xã hội của cư dân văn hoá Hoà Bình xứ Thanh và với thành quả ấy, họ đã thực sự góp phần vào cách mạng đá mới. Sau hơn 70 năm phát hiện và nghiên cứu văn hoá Hoà Bình ở Việt Nam cũng như ở Thanh Hoá đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về lịch sử Thanh Hoá thời đại đồ đá mới: đó là sự phát triển liên tục, nội tại từ cư dân văn hoá núi Ðọ đến Sơn Vi và văn hoá Hoà Bình. II. Đồ gốm xuất hiện và cư dân văn hoá bắc sơn ở Thanh hoá: Tại Thanh Hoá, dấu vết văn hoá Bắc Sơn đã được phát hiện trong các lớp văn hoá muộn của các di chỉ mái đá Thạch Sơn, mái đá chòm Ðồng Ðông, hang Lộc Thịnh, mái đá Ðiều, hang Mỹ Tế, mái đá làng Bon, làng Ðiền Hạ III...và đặc biệt rõ ở hang Con Moong- thuộc lớp trên cùng, có niên đại khoảng 7.000 năm cách ngày nay. Chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở Thanh Hoá cũng như ở nơi khác, đã đưa kỹ thuật chế tác công cụ bằng đá đến trình độ cao: họ đã biết và phổ biến kỹ thuật mài đá. Ðã tìm thấy trong các di chỉ Bắc Sơn ở Thanh Hoá những bàn mài bằng sa thạch bên cạnh rất nhiều chày nghiền, bàn nghiền. Những chiếc rìu mài lưỡi Bắc Sơn ra đời đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghề nông đã thai nghén từ văn hoá Hoà Bình. Nhưng thành tưụ kĩ thuật lớn nhất của cư dân văn hoá Bắc Sơn là phát minh ra đồ gốm. Mặc dù còn rất thô sơ về chất liệu, hình dáng, hoa văn, độ nung còn thấp, nhưng cũng đã tạo cho nền kinh tế sản xuất sơ khai của chủ nhân văn hoá Bắc Sơn ở Thanh Hoá phát triển hơn hẳn nền kinh tế sản xuất nông nghiệp của văn hoá Hoà Bình. Tuy nhiên kinh tế sản xuất chưa thể chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống của người Bắc Sơn. Hái lượm và săn bắn vẫn đóng vai trò chính trong đời sống của họ: trong các hang động nơi họ cư trú, tầng văn hoá vẫn chất đầy vỏ nhuyễn thể và xương cốt động vật (lớp văn hoá Bắc Sơn ở Con Moong - lớp trên cùng- có độ dày từ mặt đất từ 0,2m - 1,2m, đã thu được tới 60m3 vỏ nhuyễn thể). Xã hội người nguyên thuỷ văn hoá Bắc Sơn ở Thanh Hoá đã phát triển chế độ thị tộc mẫu hệ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất, người nguyên thuỷ văn hoá Bắc Sơn ngày càng lệ thuộc vào thành quả của hoạt động hái lượm và chăm sóc cây trồng. Ðó là những công việc chủ yếu do phụ nữ đảm nhận, và ngày càng nắm vị trí chủ đạo trong kinh tế; vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. III. Cư dân văn hoá đa bút chiếm lĩnh đồng bằng và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Vào hậu kì thời đại đồ đá mới, cách ngày nay khoảng 6.000 - 7.000 năm, sau nhiều đợt biển tiến, biển lùi, sang thế Hôlôxen, đồng bằng sông Mã đã hình thành tương đối ổn định với tài nguyên phong phú, đầy hấp dẫn, đã lôi cuốn chủ nhân văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn ở vùng núi rời khỏi các hang động - nơi cư trú hàng ngàn năm, tiến xuống khai phá miền đồng bằng trước chân núi. Nền nông nghiệp trồng lúa nước ra đời. Cùng với dân cư văn hoá Hạ Long ở phía Bắc, văn hoá Quỳnh Văn ở phía Nam, người nguyên thuỷ ở Thanh Hoá làm nên một nền văn hoá Ða Bút độc đáo, làm phong phú thêm diện mạo văn hoá của các bộ lạc nguyên thuỷ sinh sống trên toàn cõi Bắc Việt Nam. 1. Văn hoá Ða Bút: Theo hiểu biết hiện nay, văn hoá Ða Bút gồm hệ thống các di chỉ Ða Bút (xã Vĩnh Tân), Bản Thuỷ (xã Vĩnh Thịnh), làng Còng (xã Vĩnh Hưng) thuộc huyện Vĩnh Lộc, Cồn Cổ Ngựa (xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung) và gò Trũng (xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc). Khai quật và nghiên cứu hệ thống di chỉ này, các nhà khảo cổ học đã chứng minh rằng chủ nhân của văn hoá Ða Bút theo quá trình lùi dần của biển, ngày càng chiếm lĩnh vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá. Kết quả khai quật và nghiên cứu các di chỉ văn hoá Ða Bút cho thấy cư dân nguyên thuỷ giai đoạn này đã bước vào thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ phát triển. Nhờ nông nghiệp lúa nước được đẩy mạnh, đời sống đã ổn định, dân số tăng nhanh, đồng thời các nghề thủ công phục vụ sản xuất nông nghiệp và đánh cá được mở rộng
    Người Thái : CYn ®­îc gäi lµ người Tày, Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc
    Hôn nhân
    Người Thái có tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng đã có con mới về ở bên nhà chồng.
    Tục lệ ma chay
    Người Thái quan niệm chết là tiếp tục "sống" ở thế giới bên kia. Vì vậy, đám ma là lễ tiễn người chết về "mường trời".
    Văn hóa dân gian
    Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, ca dao... là những vốn quý báu của văn học cổ truyền người Thái. Những tác phẩm thơ ca nổi tiếng của dân tộc Thái là: Xống chụ xon xao, Khun Lú, Nàng Ưửa. Người Thái sớm có chữ viết nên nhiều vốn cổ (văn học, luật lệ, dân ca) được ghi chép lại trên giấy bản và lá cây. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khăp. khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xòe, múa sạp đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Thái.

Chia sẻ trang này