1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BĐBP Việt Nam - Khiên thép trấn biên

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi leproVN, 21/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    BĐBP Việt Nam - Khiên thép trấn biên

    Lịch sử

    Ngày 19 tháng 11 năm 1958 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ********************** đã quyết định thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến và các lực lượng vũ trang khác chuyên trách công tác bảo vệ nội địa và biên phòng, giao cho ngành công an trực tiếp chỉ đạo, lấy tên là Lực lượng Cảnh vệ. Lực lượng Cảnh vệ gồm: Cảnh vệ Biên phòng và Cảnh vệ Nội địa.

    Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị, Cảnh vệ Biên phòng có nhiệm vụ:

    * Trấn áp kịp thời bọn gián điệp, biệt kích, thổ phỉ, hải phỉ nhỏ và các bọn phá hoại khác qua lại hoạt động ở khu vực biên giới, giới tuyến, bờ biển.
    * Đánh mạnh vào bọn vũ trang xâm phạm biên giới của Tổ quốc, đối phó với mọi hành động có tính cách gây chiến trong khi chờ đợi bộ đội quốc phòng đến tiếp viện.
    * Ngăn ngừa và trừng trị bọn chuyên buôn lậu qua khu vực biên giới.
    * Thực hiện quy chế qua lại biên giới do Chính phủ đã quy định, kiểm soát việc qua lại biên giới (kể cả xe, người, hành lý, hàng hóa, các tác phẩm văn hóa và các vật dùng khác từ trong nước mang ra và từ ngoài nước mang vào trong nước).
    * Bảo vệ đời sống an toàn và của cải của nhân dân, tài sản của Nhà nước, các kho tàng, hợp tác xã, công trường, nông trường, ở khu vực biên giới, chống bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích tấn công cướp bóc bất ngờ.

    Cảnh vệ Nội địa có nhiệm vụ (nhiệm vụ này nay chủ yếu chuyển giao cho lực lượng cảnh sát bảo vệ thuộc Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an):

    * Trấn áp mọi hoạt động phá hoại của những toán phỉ nhỏ, bọn gián điệp nhảy dù và các vụ bạo động, phá hoại của các bọn phản cách mạng khác.
    * Bảo vệ các cơ quan đầu não, các lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, các cơ quan ngoại giao, các lãnh tụ quốc tế và các vị khách nước ngoài vào thăm nước ta.
    * Bảo vệ các công xưởng, hầm mỏ, kho tàng quan trọng, các trung tâm thông tin liên lạc quan trọng, các đầu mối và trục giao thông quan trọng, các cuộc vận chuyển quan trọng, các cơ sở văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng.
    * Bảo vệ an ninh Thủ đô, các thành phố và thị xã quan trọng, bảo vệ các cuộc mít tinh lớn do Trung ương và Chính phủ quy định, chấp hành lệnh giới nghiêm khi cần thiết và cùng Cảnh sát nhân dân duy trì trật tự trị an chung.
    * Canh gác các trại cải tạo, trại giam, áp giải các phạm nhân chính trị và hình sự quan trọng, bảo vệ các phiên tòa.

    Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 100-TTg thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an nhân dân vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an. Ngày này được lấy làm ngày thành lập Bộ đội Biên phòng.

    Lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang được tổ chức vào tối ngày 28 tháng 3 năm 1959, lúc 19 giờ, tại Câu lạc bộ quân nhân, Hà Nội.

    Đến cuối năm 1979 Công an nhân dân vũ trang đổi tên là Bộ đội Biên phòng và chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.

    [sửa] Chỉ huy trưởng và Lãnh đạo qua các thời kỳ

    [sửa] Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang

    * Phan Trọng Tuệ (1958-1961), Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy Ban chỉ huy trung ương lực lượng Công an nhân dân vũ trang, kiêm Thứ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng.
    * Phạm Kiệt (1961-1975). Tư lệnh kiêm chính ủy Công an nhân dân vũ trang, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ công an.
    * Trần Quyết, Tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang(1977-?), kiêm Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trung tướng.

    [sửa] Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

    * Đinh Văn Tuy (1981-1990), Trung tướng (1984).
    * Trịnh Trân, Quyền Tư lệnh (1990-1991), Tư lệnh (1991-1995), Trung tướng.
    * Phạm Hữu Bồng (1996-2000), Thiếu tướng.
    * Trịnh Ngọc Huyền (2001-2005), Thiếu tướng.
    * Tăng Huệ (2005-2007), Trung tướng.
    * Trần Hoa, (2008-), Thiếu tướng.

    [sửa] Chỉ huy hiện tại

    * Tư lệnh: Thiếu tướng Trần Hoa[1].
    * Chính uỷ: Thiếu tướng Võ Trọng Việt, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, 2005.
    * Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Trần Đình Dũng.
    * Phó Chính uỷ: Thiếu tướng Vũ Hiệp Bình, 2007.
    * Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Phạm Sóng Hồng, 2005.
    * Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Cảnh Hiền, 2005.
    * Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Nguyễn Phước Lợi, 2008.

    [sửa] Hệ thống tổ chức

    Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng gồm 3 cấp: Cấp Bộ Tư lệnh, cấp Bộ chỉ huy tỉnh, thành; cấp đồn biên phòng.

    * Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Các cơ quan Bộ Tư lệnh Biên phòng:
    o Bộ Tham mưu: Tham mưu trưởng - Thiếu tướng Trần Đình Dũng. Các Phó tham mưu trưởng: Đại tá Bùi Song Nhâm; Đại tá Nguyễn Văn Nam; Đại tá Nguyễn Đình Khẩn; Đại tá Phạm Thành Dư
    o Cục Chính trị: Chủ nhiệm chính trị: Thiếu tướng Vũ Hiệp Bình. Các Phó chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Xuân Quảng...
    o Cục Hậu cần Kỹ thuật.
    o Cục Trinh sát. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Thắng.
    o Cục phòng chống tội phạm ma túy. Cục trưởng: Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô.
    o Văn phòng Bộ Tư lệnh. Chánh Văn phòng: Đại tá Nguyễn Thanh Liêm (từ 1/7/2008).

    Các đơn vị khác:

    * Học viện Biên phòng. Giám đốc: Thiếu tướng Trần Xuân Tịnh
    o Trụ sở chính: Thị xã Sơn Tây.
    o Cơ sở 2: Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
    * Trường Trung học Biên phòng. Ngày thành lập: 02 tháng 4 năm 1980
    o Cơ sở 1: 110A Nguyễn Thị Định, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
    + Cơ sở 2: 371 Nguyễn Kiệm, thành phố Hồ Chí Minh.
    o Hiệu trưởng: Đại tá, TS, NGND Lê Mạnh Hùng.
    o Chính ủy: Đại tá, Ths triết học Nguyễn Văn Quỳnh.
    * Công ty Trường Thành, thành lập ngày 21 tháng 9 năm 1996.
    * Công ty Sơn Hải, thành phố Hải Phòng.
    * Trường nuôi dạy chó nghiệp vụ (Trường 24). Hiệu trưởng: Đại tá Đỗ Xuân Thanh.

    * Bộ chỉ huy Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bộ chỉ huy có các phòng chức năng như: chính trị, tham mưu, trinh sát, hậu cần; các đơn vị trực thuộc như: tiểu đoàn huấn luyện, đại đội cơ động, bệnh xá biên phòng tỉnh.

    * Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Ninh Thuận:

    Địa chỉ: số 22, Đường Trần Phú, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
    Chỉ huy trưởng: Đại tá Lê Văn Long;
    Chính ủy: Đại tá Hoàng Đăng Khoa;
    Tham mưu trưởng: Đại tá Trần Thanh Xuân;
    Phó chỉ huy trưởng: Thượng tá Nguyễn Văn Đằng;
    Phó chính ủy: Đại tá Phan Quốc Việt.

    * Đồn biên phòng. Đây là đơn vị cơ sở, gồm: Ban chỉ huy đồn, các bộ phận trực thuộc như trung đội vũ trang, đội công tác biên phòng, đội trinh sát biên phòng. Đối với các đồn có cửa khẩu, đường tiểu ngạch qua biên giới thì có thêm trạm kiểm soát biên phòng.
    * Hải đoàn biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật, cơ động chiến đấu trên vùng biển, trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
    * Hải đội biên phòng là đơn vị chiến đấu cấp cơ sở trên vùng biển, trực thuộc Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh hoặc nằm trong biên chế hải đoàn biên phòng
    (Nguồn Wikipedia)
    TSY thích bài này.
  2. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Trên đây mới chỉ là lịch sử sơ lược của một lực lượng đặc thù trong các lực lượng vũ trang của nước ta. Số phận long đong lận đận của lực lượng này cũng như những đặc thù trong công việc mà lực lượng này thực hiện nên những chiến công thầm lặng của nó ít được ai nhắc tới. Em theo dõi diễn đàn này đã lâu mà không thấy bác nào đề cập đến nó cả nên em mở luôn topic này. Nếu có trùng với các topic đã được mở trước năm 2007 thì các bác mod cứ xóa giúp em.
  3. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    Trước đây, dân Biên phòng của ta thuộc Bộ Nội vụ (Công An) quản lý!
    Sau cái vụ chậm chễ phản ứng trong các trận Khơ me đỏ, Khựa nó uýnh chết hết các Bác trong đồn biên phòng năm 1979!!
    Nay biên chế biên phòng mới thuộc Bộ Quốc phòng!!!
    Mặc dù cũng có Chú nay tranh thủ làm kinh tế (có cả phạm pháp), nhưng nói chung ở Việt Nam ta hiện nay Ngoài mấy bác Hải quân ở Trường Sa thì các bác BĐBP là nguy hiểm, gian khổ nhất!!!!
    Cầu Phúc cho mấy Bác đó.
  4. leproVN

    leproVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2009
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    2
    Hai trận đấy không phải là do chậm phản ứng mà phản ứng nhưng không đủ. Do biên chế lúc đấy theo tôi biết lực lượng biên phòng chỉ biên chế lên cấp lữ đoàn là cao. Và do các đồn biên phòng ở xa nên việc tiếp viện là rất khó khăn.
    Biên giới phía bắc năm 79 thì Lê Đình Chinh là liệt sỹ của lực lượng bộ đội biên phòng đấy.
    Đến tận bây giờ BĐBP vẫn thỉnh thoảng có liệt sỹ ở miền Tây Nguyên đây.
  5. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Một vài hình ảnh về biên phòng ở Apachải, cực Tây của Việt Nam, ngã ba biên giới Lào, Việt và Khựa
    Đồn 317 ngày 30/4/08
    [​IMG]
    [​IMG]
    Để vào đến đây, chúng tôi phải bắt tàu lên Lào Cai, đi qua lối đèo Ô Quý Hồ sang Phong Thổ, Mường Lay, Mường Chà, Si Pa Phìn, Mường Nhé, Tả Kho Khừ... Một chặng đường dài
    Lâu lâu mới có người xuôi lên, các bạn ấy quý, đưa đi leo cột mốc số O của Việt Nam.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mấy tên to khỏe cũng nằm bẹp trên đường, vậy mà lính BP vẫn leo hàng ngày, có khi đi tuần 5 ngày liền hoặc hơn, tùy điều kiện thời tiết
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cột mốc số 0 có ba lối lên từ 3 nước, phái Việt Nam và Lào là đường mòn leo rừng, phía Khựa lối lên lát đá lộng lẫy. Khổ
    [​IMG]
    Chào cờ xong thì xuống, doanh trại vẫn đợi cơm lúc 1h sáng (cả đi cả về cho leo mốc 0 hôm đó là 13 tiếng).
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quần áo dính mưa ướt hết, vậy là mỗi thằng được cho một bộ đồ của lính, tối đó ngủ doanh trại, ngay cạnh hòm súng.
    [​IMG]
    Được kilotu sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 21/05/2009
  6. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Vùng này, một năm có khoảng 4 tháng biệt lập với bên ngoài vào mùa mưa. Chỉ còn Lính biên phòng và dân tộc Hà nhì trong đó, đường lở và suối to (từ Mường Nhé vào APC - 50km - có 4 con suối to). Đầu mùa mưa đã thế này rồi
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    (Lòng suối này toàn đá to, vậy mà con U này đánh võng lượn qua ngon ơ, thế mới kinh).
  7. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Bá có cái hình nào rõ hơn về cái cột mốc tại ngã 3 biên giới không? Sao nhà em thấy nó là lạ!
  8. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    tôi cũng đi qua biên giới mặc dù của khẩu cầu treo ( nghệ tĩnh ) thì còn ôk nhưng chỉ cách đó có hơn 70 km cũng có 1 đồng biên phòng anh em ở đó cũng ngủ lán ăn uống đơn sơ lắm , mùa mưa vắt nhiều kinh khủng mà vẫn bám trụ . tôi ở đó có 1 đêm mà chịu hết nổi vì muỗi và vắt , trước đây ( còn không hiểu ) nói sống khổ thế bỏ về vài tháng lên 1 lần ỏ nơi khỉ ho cò gáy này ai lên kiểm tra mà sợ các bác ây nói : nói rứa là chú không biết , bọn tui chịu khổ đã mần răng , còn có những nơi lán cũng te tua mưa xuống lấy mùng che mà còn không bỏ ...
    hồi đó năm 99 bây giờ không biết đã cải thiện chút nào không ? hi vọng nhà nước có chính sach ưu đã và quan tâm những năm vừa qua để những người đứng canh biên giới đỡ khổ
  9. congaubeo

    congaubeo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    367
    Bố em làm BĐBP năm nay là 30 năm rồi ! từ lúc lớn lên tới giờ (1987) đã có dịp được đến chỗ bố làm việc và công tác, từ Hà Quảng Cao Bằng, tới Lạng Sơn, Quảng Ninh, Điện Biên và giờ là Lai Châu. Có lẽ BĐBP thời bình là chịu nhiều hy sinh hơn cả (Không tính lính hải đảo ), mấy tháng mới về nhà được một lần. Em còn nhớ cái ngày thằng em trai em còn bé, bố đi xa về mà khóc không dám chào! hic ! giờ vẫn vậy ah ! đi công tác thì đi bộ chỉ tiếng theo giờ chứ cũng chẳng biết bao xa (KM)!
    Nói về cái biên giới, đối mặt với mấy "anh bạn " Tàu thì thôi rồi, nhiều chuyện lắm ! E tự hào về bố em !!!
    -----------------------------------------------------
    Mong các bác đừng mắng vì em viết chuyện riêng tư nhé !
  10. c130herky

    c130herky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2009
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Bạn viết về BĐBP cũng được - những con người bảo vệ quan ải - nhưng mà chơi cái chữ "Khiên Thép Trấn Biên" Hán Việt la`m tôi liên tưởng đến TĐ 11 Nhảy Dù với tên hiệu "Song Kiếm Trấn Ải"
    Xưa nay hình như ít thấy các đơn vị Bắc Việt sử dụng tiếng Hán Việt trong cách hành văn :)

Chia sẻ trang này