1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bế tắc trong cuộc sống.

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi AcommeAmour, 23/09/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Đừng lươn lẹo từ ngữ thế. Sư ở đây đang ám chỉ những người đi tu. Họ đi theo tiếng gọi lý tưởng của họ. Nói như Bác, nếu chỉ có 1 đạo phật thì nó phải tồn tại duy nhất một thôi chứ? Ai sáng tạo ra các trường phái? Các trường phái thậm chí ngược hẳn nhau.
    Đi tu không chỉ có Đạo Phật và các Đạo khác nữa. Vậy nên dùng từ chính xác cho Bác đỡ cãi ''Sư'' - ''Đạo sĩ''.
    Như vậy con người luôn luôn hướng Đạo. Tức là chỉ về các chí hướng, lý tưởng mà con người tuân theo. Từ việc hướng Đạo (ở tầm xa, lý tưởng) đó mà sinh ra ý chí, tính chủ thể để hành động trong tương lai gần. Đó mới là Nhu cầu cơ bản.

  2. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mượn Rarách câu này để bình phẩm:
    ''bạn đang trả lời choa bạn thui
    ( đừng giật mình nhoá ) ''
  3. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    1. một phần như vậy thôi. ngoài nó còn nhu cầu nguợc lại.
    2. nhảm nhí ( song rồi cái ví dụ của iu cho cái nhận định này cũng chẳng tuơng đồng với nó , hơ hơ ).
    3. dùng từ hài hoà thì ý này còn tạm tạm 1 tí. + vứt cái chữ Phải đi thì hơi hay 1 tí. mặc dù có phần lẩn thẩn
    4. những thèng hời hợt mới có cái ý nghĩ dẩn dơ thế nài .
    ng ta trong ngoài là một, cái ng ngoài cũng là cái bóng của ta, cai tôi của ta có trong cái bóng đó.
    chỉ khác ở thời điểm mà nó biểu hiện ra trong hay ngoài !
    _________________
    mấy ng này 2 năm nay vẫn thấy vậy,
    chẳng thấy khác đi đc tí tẹo nào
    hễ mở mồm ra là phun òng ọc một đống học thuyết, toàn những ngôn ngữ "xiêu hình"
    tua đi tua lại mà cũng chẳng tự biết mình nói về cái j nữa
    tức cười quá đy thôi
    tức cuời quá đy thôi
  4. p3t3rpan

    p3t3rpan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    0
    Cái thứ nhất : Nhu cầu mỗi người một kiểu , ko người nào giống người nào . Có thể nói nhu cầu sống trong một xã hội là của đa số nhưng ko phải tất cả .
    - Cái thứ 2 : Một số bác lấy ví dụ các vị tu sĩ , các nhà tu hành . Một số ít trong họ chọn cách tu một mình. Nhưng có một sự thật là trong số họ có ko ít người đạt được cảnh giới khác , một điều gì đó đặc biệt hơn tất cả nhân loại . Vậy , HỌ - NHỮNG NGƯỜI PHỦ ĐỊNH CÁC GIÁ TRỊ XÃ HỘI - có diệt vong ? Đừng nói là họ chết , chết thì ai cũng chết . Cái em muốn nói là ở một khía cạnh khác
    - Cái thứ 3 : Dùng từ phải thì cũng khó , dùng từ nên thì hợp lý hơn chăng ?
    - cái thứ 4 : cũng rất khó nói , nhưng con người ta trước tiên phải hiểu mình đã . Hiểu mình thì sẽ biết mình cần gì , hiểu rồi thì k bế tắc nữa
  5. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Trích dẫn"
    "Mượn Rarách câu này để bình phẩm:
    ''''bạn đang trả lời choa bạn thui
    ( đừng giật mình nhoá ) ''''
    "
    ---------------
    Ai giật mình thì cứ giật, riêng tui thì chuyện này là gió thoảng mây trôi thôi.
    Còn các bạn cứ thích xoáy vào chuyện đó thì để tui nói luôn cho rõ:
    -Những gì tôi viết là dành cho xã hội, trong xã hội đó có tôi.
  6. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Tiếp về chuyện sư:
    -Vì bạn chỉ đề cập tới sư nên tui chỉ nói về sư.
    Nay bạn mở rộng ra là những người tu đạo thì xét tiếp những người tu đạo.
    -Đây:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_gi%C3%A1o
    Cũng vào thời gian này, một tôn giáo khác được khai sinh lấy danh xưng là Ðạo-giáo. Người khai sáng ra tôn giáo này là Học-sĩ Trương Ðạo Lăng. Ông học được phép trường sinh bất lão, vào đất Thục ngụ ở núi Hạc-Minh soạn ra bộ Ðạo thư gồm 24 chương và chuyên làm bùa để trị bệnh. Ông đã kết hợp nền triết học cổ truyền của Lão giáo với giáo lý Phật-giáo như những thuyết về kiếp số, những luật khai độ để lập thành Ðạo-giáo. Chúng ta cũng đừng quên rằng: trước khi Ðạo-giáo ra đời, các học sĩ Lão-giáo đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ về trước, vì thế phương thuật thiền định khí công của họ đã đạt đến trình độ thượng thừa, nên dù sau này khi Phật-giáo đã được dung hòa với Ðạo-giáo, chỉ có một số ít những phương pháp tập luyện được biến cải. Còn về mặt thể lực, vì đồng quan điểm với Phật-gia, nên Ðạo-gia cũng không mấy quan tâm và chú trọng.
    Vào giai đoạn này, sự liên hệ giữa hai giáo phái trở nên rất mật thiết, nên sau khi Ðạt-Ma sư tổ qua đời, Ðạo-gia dần dà cũng nắm được những bí kiếp luyện khí công của Phật-gia. Chỉ vài trăm năm sau, môn Dịch-Cân Kinh hầu như đã được truyền bá rất rộng rãi trong giới Ðạo-gia. Ðến đời nhà Tống (960 A.D.), Thái Cực quyền, một môn nội đan khí công chú trọng đến việc luyện khí được sáng tác bởi Ðạo-sĩ Trương-Tam-Phong trên núi Võ Ðang, đã biến địa danh này trở thành trung tâm điểm của Ðạo-giáo và phái Nội-Ðan khí công. Trong khi đó Thiếu-Lâm tự thường được coi là nơi có nhiều thẩm quyền hơn về môn Ngoại-Ðan khí công.
    Riêng về môn Tẩy-Tủy công tưởng đã bị thất truyền, cơ may xảy ra dưới thời nhà Thanh (1644-1912 A.D.) khi cả Phật-gia lẫn Ðạo-gia đều góp phần vào công cuộc lật đổ triều đại này. Ðể đàn áp và trả thù, rất nhiều đạo sĩ, tu sĩ đã bị bắt bớ, tù đầy, giam cầm, khủng bố và sát hại; số lượng chùa chiền, lăng tự bị quan quân nhà Thanh đốt phá cũng không ít (điển hình là trường hợp chùa Thiếu-Lâm, núi La-Phù). Một số Ðạo-sĩ, cao tăng may mắn đào thoát được, và để tiếp tục kháng chiến họ bắt đầu truyền dạy những tuyệt kỹ của môn Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cho dân gian. Nhờ vậy cả hai bí kiếp này vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.
    Ðạo-Gia Khí Công
    Cùng quan niệm như Phật-gia, Ðạo-gia tin rằng căn nguyên của những phiền não thế tục là do thất tình, lục dục mang đến. Muốn chế ngự được những cảm xúc này chúng ta phải tu tập và tôi luyện để thần khí đạt đến được trạng thái an định, độc lập. Từ đó không những giác ngộ, trường sinh bất lão còn có thể làm chủ được định mệnh của mình sau khi lìa thế. Tiến trình luyện tập của Ðạo-gia được chia làm 3 giai đoạn như sau:
    1) Luyện tinh hóa khí:
    Giai đoạn này liên quan đến việc gia tăng và kết tụ nguyên tinh (original essence). Sau đó chuyển hóa tinh thành khí bằng những phương pháp thiền định hay những kỹ thuật nội công theo đúng một chu kỳ là 100 ngày.
    2) Luyện khí hóa thần:
    Sau một thời gian luyện tập, khó được luân chuyển theo đại chu thiên hay chính là pháp giới hậu thiên .Qua giai đoạn này đã đủ nằm ngoài tam giới ko thuộc luâ hồi .
    3) Luyện thần hoàn hư:
    Giai đoạn tu luyện đưa thần trở về với hư không (vô-cực).
    Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cũng được Ðạo-gia coi là những phương pháp giúp chống lại sự già nua, kéo dài tuổi thọ. Trong khi Dịch-Cân kinh tôi luyện phần thân xác, thì Tẩy-Tủy công giúp khí lưu chuyển trong tủy sống, giúp tủy sạch sẽ tươi nhuận. Tủy sống là nơi sản xuất phần lớn số lượng hồng huyết và bạch huyết cầu. Chúng có nhiệm vụ mang những dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các tế bào cùng các cơ quan trong cơ thể của chúng ta, đồng thời tẩy trừ, thanh lọc các chất cặn bã và độc tố. Khi hồng huyết cầu tươi tốt hoạt động bình thường, cơ thể chúng ta khỏe mạnh hữu hiệu trong việc chống lại bệnh tật, đình trệ sự già nua. Vì thế đối với Ðạo-gia trên 100 tuổi vẫn chưa được coi là thọ. Tục truyền Lão-tử thọ đến 250 tuổi.
    Nhằm mục đích tôi luyện Thân, Tâm. Ðạo-gia đề ra 3 đường lối để luyện tập:
    1) Kim Ðơn Ðại Ðạo: Ðường lối này hướng dẫn cách luyện tập tự bản thân vì cho rằng chúng ta có thể đạt được sự trường sinh bất lão hay giác ngộ tự bản thể của mỗi cá nhân.
    2) Tính Mệnh Song Tu: Cũng chính là phép tu chủ yếu của đạo gia ,bao gồm kim đơn như trên và 4 đại phái khác là thái cực ,phù lục ,kiếm tiên và huyền chân .Mục đích đều là hoàn đến vô cực dù trời đất có hư hoại vẫn ko bị ảnh hưởng ,có thể tái lập thiên địa ,pháp lực vô biên .Các công phu này vẫn là cực bí mật ít người biết .
    3) Ðạo Ngoại Dược Giáo: Cách này chuyên dùng dược liệu để vận hành và kiểm soát khí lực trong khi luyện tập. Những vị như sâm, nhung thường được sử dụng để bào chế phương dược. Theo một số đông Ðạo-sĩ, dược liệu cũng có nghĩa là khí. Có thể trao đổi hoặc tiếp nhận do đó họ chủ trương lối sống khoáng dật.
    ------------------
    Trên là chỉ nói đến Đạo giáo nguyên thủy.
    Tuy nhiên thế giới này có rất nhiều hệ phái tu Đạo.
    Cũng có thể có những cá nhân tu Đạo.
    Tuy nhiên quả là khó tìm những người tự tu một mình ở nơi tách rời xã hội.
    Các bạn cứ cho tôi một vài dẫn chứng.
    Tuy nhiên nếu các bạn không cho được dẫn chứng nào thì tôi cũng xét những trường hợp đó ở bài sau...
    Được AcommeAmour sửa chữa / chuyển vào 23:10 ngày 25/09/2009
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không phải là ''muốn xoáy'', mà là đang muốn xem đồng chí viết cái gì - > phải tìm tính chân lý của câu nói.
    Chừng nào đạt tiêu chuẩn mới đồng ý. Không là còn khúc mắc. Còn khúc mắc đồng nghĩa với việc những câu nói kia là không có giá trị. Tức là nó vô nghĩa.
    Xã hội của những kẻ nặng căn thôi nhé - > gọi là thế tục.
  8. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    đầu tiên là vị kỷ.....sau vị nhân sãn .
    tai sao lại vị nhân sinh...mục đích của nó có vị... gì ko?
    cuối cùng thì kết quả là vị gì
    quá trình là bao nhiêu vị đây?
    và bạn là vị nào!!!!!!
    ....topic này lại có những câu trả lời...câu hỏi sẻ đẻ ra sau mãi..
    lại có nhiều trân lế mới chăng....
    .....giữ cho chúng ta 1 bản chất là ok rồi
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Không nhất thiết chúng tôi phải đi chứng minh.
    Về phương pháp luận khoa học mà nói: Để câu nói của anh mang tính chân lý, anh phải xét đối tượng muốn đề cập trên mọi phương diện: anh phải lường trước mọi trường hợp và đưa ra ý kiến (giống như giải bài toán, phải xét toàn bộ miền xác định, các điều kiện...) Sau đó kết luận của anh mới có ý nghĩa. Tất nhiên kết luận phải nhất quán với kết quả.
    Đồng chí ammor muốn kết luận thì phải ''tìm miền xác định'' của trường hợp này chứ không phải ai khác. Khi anh chưa tìm được, chưa xác định được, chưa ra được ý kiến thì sao đã vội vã đưa ra những kết luận? Có phải như vậy là không logic? Nguỵ biện?
    Người ta khi không chứng minh được, không tìm được thì họ không nói gì (có biết đâu mà nói). Nhưng sự im lặng đó không phải là sự đồng ý (có thể là tạm thời chấp nhận để tiếp tục tìm kiếm nhưng không phải là sự đồng ý tuyệt đối). Như vậy 5 câu nói trên không phải là chân lý. Nó là sự thoả hiệp (chỉ nhận được sự im lặng tạm thời).
    Còn đối với FTS: Bản chất ''xã hội'' là luôn thay đổi đấy: Xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản.....
    Như vậy khi ta đang ở 1 xã hội có bản chất nhất định. Có nhà sư hoặc nhà tư tưởng nào đó đang ở tách biệt với chúng ta. Khi chúng ta tìm kiếm, chứng minh là nhà sư đó đang tồn tại tách biệt và đưa thông tin đó về với ''xã hội cũ'' -> xã hội đã trở thành ''xã hội khác'' không giống xã hội cũ, bởi nó mang trong mình giá trị mới, khác với nó hoàn toàn (khác bởi vì nhà sư kia, nhà tư tưởng kia với xã hội cũ từng hoàn toàn tách biệt). Như vậy về logic cho dù hiện tại nhà sư đó không còn tách biệt với xã hội mới nữa nhưng với xã hội cũ họ không bao giờ tiếp xúc.
    Việc ''tiếp xúc'' đó là việc của ''những nhà thám hiểm'' ....
    Vậy đó, thế là đã chứng minh cho sự tồn tại của các vị ''chân tu được chứ''?
    Để nói về khía cạnh này, nên lập một topic mới. Nó phức tạp đấy.
  10. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    trich: Có nhà sư hoặc nhà tư tưởng nào đó đang ở tách biệt với chúng ta. Khi chúng ta tìm kiếm, chứng minh là nhà sư đó đang tồn tại tách biệt và đưa thông tin đó về với ''''xã hội cũ'''' -> xã hội đã trở thành ''''xã hội khác'''' không giống xã hội cũ, bởi nó mang trong mình giá trị mới, khác với nó hoàn toàn (khác bởi vì nhà sư kia, nhà tư tưởng kia với xã hội cũ từng hoàn toàn tách biệt). Như vậy về logic cho dù hiện tại nhà sư đó không còn tách biệt với xã hội mới nữa nhưng với xã hội cũ họ không bao giờ tiếp xúc
    ..
    úi mẹ ơi
    sao giống ngày xưa học đại ý,,,,lúc tiểu học thế này
    co mấy dòng mà phải đọc lại ..như niệm chú

Chia sẻ trang này