1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bê tông đầm lăn và Bê tông tự đầm

Chủ đề trong 'Xây dựng' bởi Cungchiase, 26/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Cungchiase

    Cungchiase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    1
    Bê tông đầm lăn và Bê tông tự đầm

    Có bác nào làm cái món bê tông đầm lăn (RCC) và bê tông tự đầm (SCC) không nhỉ. Trao đổi cái
  2. Cungchiase

    Cungchiase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    1
    Tui mở cái topic này về các vấn đề trên. Bác nào có kinh nghiệm hoặc đang quan tâm vào trao đổi cái nhỉ
  3. hungvuong_engineering

    hungvuong_engineering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Chào bác cungchiase,
    Bê tông đầm lăn và bê tông tự đầm là đề tài cực hay.
    Em cũng chưa biết nhiều về loại bê tông này lắm. Đại loại là thế này: Bê tông đầm lăn là bê tông có độ sụt thấp, thường dùng làm đường, đường băng, bãi đỗ. Khi thi công thì rải bê tông như rải cấp phối đường, sau đó dùng máy lu hoặc lô thép lèn chặt. Quan trọng nhất là hàm lượng nước, độ sụt là bao nhiêu, anh em nào có tài liệu thì post lên nhé.
    Bê tông tự đầm hay còn gọi là bê tông tự san: Bê tông có độ sụt rất lớn. Thuờng dùng để làm nền nhà hoặc các công trình có yêu cầu độ phẳng lớn... Khi thi công thì chỉ cần đổ bê tông và chờ cho bê tông chảy phẳng như mặt nưóc. Cái món này các bác liên hệ với công ty SIKA Việt nam; Viện khoa học kỹ thuật xây dựng, trong nam thì còn có ct Siêu cường...
    Mong các anh em tham gia thêm.
  4. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    CÓ đây, kinh nghiệm đầy mình đây, muốn trao đổi cái gì nào ???
  5. Cungchiase

    Cungchiase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    1
    Hay quá. Bác cho mấy đường cơ bản về yêu cầu đối với Bê tông đầm lăn cái. Ví dụ như: Vebe là gì, vebe 15" có ý nghĩa gì, chất kết dính, nhiệt thuỷ hoá, phụ gia cuốn khí, phụ gia kéo dài linh kết (hình như >24 giờ thì phải) yêu cầu ra làm sao? Bác đã làm ở công trình nào rồi nhỉ, cấp phối cơ bản như thế nào (cát, đá, xi măng ...), phương pháp thid nghiệm và kiểm tra thế nào, độ bèn kéo, uốn ra sao... Nói chung nhiều thứ lắm. Bác có gì cứ dạy. Xong vụ này sẽ hỏi bác thêm về bê tông tự đầm.
    Thanks trước cái đã
  6. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Tưởng là trao đổi cơ mà, nghĩa là bạn biết cái gì thì post lên tôi tham gia đóng góp; còn nếu mà bạn hỏi ABC từ đầu thế thì ra hàng đĩa mua cái MCP của ACI mà đọc .
  7. Cungchiase

    Cungchiase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    1
    ACI, ASTM, DIN, EN, BS, JIS... nói chung tôi có tương đối đầy đủ nhưng tất cả chỉ là lý thuyết thôi. Nghe bác nói Bác kinh nhiệm đầy mình nên mới hỏi. Trao đổi tý nhỉ:
    Vebe có 15" hay 25-30" có khác nhau và ảnh hưởng gì đến chất lượng và thi công của RCC không? Bác có kinh nghiệm rồi tư vấn anh em cái
  8. huantoe

    huantoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    351
    Đã được thích:
    0
    Bê tông... lõi ngô

    Sinh viên Phan Huỳnh Phương với sản phẩm bê tông lõi ngô nổi trên mặt nước. Ảnh: Người Lao Động.
    Thay vì xi măng cát sỏi thông thường, Phan Huỳnh Phương, sinh viên Khoa Kỹ thuật xây dựng, Đại học Bách khoa TPHCM, đã dùng lõi ngô qua chế biến để giảm tải trọng của bê tông. Vì thế sản phẩm có thể nổi trên mặt nước mà vẫn bảo đảm về độ nén và độ bền.
    Theo sản xuất bước đầu, bê tông lõi ngô có cường độ nén là 130 kg/cm2; bền hơn so với gạch nung trong môi trường không khí bình thường. Để có độ bền như vậy, quy trình sản xuất bê tông siêu nhẹ từ lõi ngô này phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về thành phần nguyên liệu, phụ gia và quy trình chế tạo lõi ngô như tách hạt, phơi, tạo chất liệu. Tỷ lệ hàm lượng lõi ngô thay thế có thể đến 60%, vì thế có thể nhẹ hơn bê tông thông thường đến 70%, giá thành rẻ hơn bê tông thông thường đến 30%.
    Loại bê tông này rất thích hợp với nền đất yếu, vùng trũng và rất hữu dụng cho những địa phương có nhiều phế liệu nông nghiệp. Đề tài nghiên cứu của Phan Huỳnh Phương đã được Hội đồng Khoa học ĐH Bách khoa TP HCM xếp loại khá vào ngày 18/1 vừa qua.
    (Theo Người Lao Động)
    Made in Viet nam
  9. xdvn

    xdvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2006
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng lắm, nó chỉ là lý thuyết thôi, tuy nhiên đều là đúc rút từ thực tế . Có thì hầu như ai cũng có cả tất nhiên ko đc đầy đủ như bạn, nhưng nếu có khả năng đọc hiểu thôi thì cũng kha khá đấy . Vấn đề bạn hỏi đọc Manual Concrêtê Practice 2004 của ACI có nói rõ lắm .
  10. Cungchiase

    Cungchiase Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    1
    Đành lòng vậy, cầm lòng vậy. Về nhà ngồi đọc sách thêm, thêm tí nữa vì tôi cũng mới chỉ làm RCC trong phòng thí nghiệm thôi với các thành phần chất kết dính như: Tro bay, bột đá (pozzolan tự nhiên và bột đá + muội silíc). Bác có làm rồi ở công trình nào cho thêm tý kinh nghiệm. Tôi thấy ở Sơn La có >3 triệu m3 bê tông đầm lăn không biết bác có làm ở đấy không!?

Chia sẻ trang này