1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Beatles,Trịnh Công Sơn,Bob Dylan

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi PaulLennon, 08/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    Beatles,Trịnh Công Sơn,Bob Dylan

    Trịnh Công Sơn sinh ngày 28-2-1939,sau đó 9-10-1940 là John Lennon,thủ lĩnh sau này của Beatles ra đời,năm 1941là năm sinh của ông vua nhạc phản chiến Bob Dylan,người mà dòng nhạc của ông ít nhiều có ảnh hưởng tới người đồng nhiệp phía bên kia quả cầu,Trịnh Công Sơn.Ngày 18-6-1942,linh hồn thứ hai của Beatles,Paul McCartney ra đời và nếu kể cả năm 1943 là sự đời của tay Gutar của Beatles,George Harrison thì đúng là trong vòng 5 năm liên tiếp chúa đã ban cho nhân loại liên tiếp năm nhạc sĩ thiên tài.Chỉ có điều với năm ông thì bây giờ chúa đã đòi lại ba ông rồi,John thì chết ở cái tuổi 40 định mệnh,George và Trịnh đều quá cố vào năm 2001.
    Vào cuối những năm 60 thì chiến tranh ở Việt Nam đang là chủ đề nổi bật của thế giới,các nghệ sĩ yêu hoà bình dùng âm nhạc và thơ ca làm vũ khí để chống lại chiến tranh làm sản sinh nên một dòng nhạc gọi là "Nhạc Phản Chiến" ,người khai sinh ra dòng nhạc ấy là Bob Dylan,người mà hầu hết các ca khúc của ông thời ấy đều có nội dung phản chiến,thậm chí có những ca khúc ông còn bày tỏ phẫn nộ một cách công khai vào chính nước Mỹ,quê hương ông.Bên kia quả cầu với lòng yêu nước,yêu hoà bình nồng nàn,Trịnh Công Sơn đã bày tỏ quan điểm của mình bằng các ca khúc có ca từ và giai điệu ai oán,thể hiện sự chán ghét chiến tranh,hận thù chiến tranh .Cùng vào lúc đó,Beatles mà tiêu biểu là John Lennon cũng hoà theo không khí phản chiến của giới nghệ sĩ và họ đã có những ca khúc để đời và rất đẹp như Give Peace A Chance,Revolution,Imagine,All You Need Is Love...và theo như John thì những bài của Beatles thời ấy đều là ca khúc phản chiến.Bob có một ca khúc phản chiến rất hay với tựa đề Blowing In The Wind" nếu dịch ra tiếng Việt thì cũng dạng dạng như tựa đề "Để Gió Cuốn Đi" của Trịnh.Trong ca khúc We Can Work It Out,Beatles còn nhắc nhở chúng ta "Life is very short and there no time for fussing and fighting my(your) friend",Trịnh cũng có một câu dạng như vậy đó là "cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ" trong Mưa Hồng.Paul,John và Trịnh có một điểm giống nhau là họ đều thiếu thốn tình cảm cha hoặc mẹ từ rất sớm,Paul thì mất mẹ từ lúc 14 tuổi,còn John thì cha bỏ rơi rồi sau đó lại mất mẹ còn Trịnh thì bị chiến tranh cướp đi người cha khi mẹ ông đang mang thai cô con gái út,Trịnh Vĩnh Trinh.Chính vì vậy mà các ông đã có những ca khúc rất hay về những người sinh thành ra mình.Paul thì viết Let It Be bất hủ từ lúc mới 14 tuổi để tự động viên mình sau những thời điểm đen tối của cuộc đời.John thì viết Mother,My Mummy Is Dead,Julia để thể hiện những tình cảm của mình đối với người mẹ yêu quý còn Trịnh thì cũng có những ca khúc viết rât hay về mẹ như Huyền Thoại Mẹ,Ca Dao Mẹ,...Còn về chuyện tình yêu?trong khi John trải qua hai đời vợ,Paul thì cũng mới đi bước nữa sau khi người vợ yêu quý Linda qua đời thì Trịnh mãi mãi là chưa từng là một người chồng.Tuy nhiên đời nghệ sĩ là thế!gặp người đẹp(đôi lúc chỉ có họ mới thấy được cái đẹp đó) không thể không động lòng.Trước khi cưới Linda,Paul cũng có một mối tình khá lãng mạn với Jane Asher nhưng không hiểu vì sao lại xảy ra cái sự việc "một người về đỉnh cao,một người về vực sâu để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo".Để rồi một ngày mưa buồn,chàng nhớ về nàng,nhớ những kỷ niệm đẹp khi hai người còn ở bên nhau,nhớ những con đường dài ngoằn ngèo và đầy uẩn khúc,con đường mà đã dẫn chàng đến nhà nàng và và...nhớ đến tất cả những gì mà rất đẹp thuộc về xa xưa.những kỷ niệm rơi lệ ấy là tiền đề cho một The Long And Winding Road bất hủ nghe phủ đầy sự cô đơn làm rung động và rơi lệ chúng ta.Làm sao không có thể rơi lệ cho được mỗi khi nghe câu:"Mỗi lần anh cô đơn là mỗi lần anh khóc-Many times i've been alone and manytimes i've cried,anyways you'll never know and manyways i've tried".Không biết các bạn thế nào chứ khi nghe Diễm Xưa của Trịnh và nghe The Long And Winding road tôi cảm thấy mình có một cảm xúc rất giồng nhau.Hình ảnh nàng Bích Diễm trong Diễm Xưa cũng giống như nàng Jane Asher trong The Long And Winding Road và thực tế cảm hứng để sáng tác 2 hai bài đó đối với hai nhạc sĩ là rất giống nhau.
    Đặc biệt đoạn "Chiều nay còn mưa sao em không lại...bước chân em xin về mau" nghe rất đồng cảm với đoạn "Many times i've been alone and manytimes i've cried,anyways you'll never know and manyways i've tried".
    (xem bài "Hình ảnh những cô gái,những người phụ nữ trong các tình khúc của Beatles" ở Box Beatles)
    Các bạn ai thấy những tình tiết hay giữa Beatles,Trịnh,Bob thì cùng chia sẻ với mọi người.


    Paul Lennon


    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 09/03/2003
  2. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    Trùi, bài viết này hay vãi ... lúa!
    Mình có thêm điều này là điẻm chung giữa Beat, Bob và Trịnh, đó là những bài hát của họ nghe rất đậm chất dân ca.
    Trịnh thì thôi khỏi phải bàn, những bài hát của ông thấm đẫm chất dân ca Việt, Ở trọ chẳng hạn, cái đoạn Í a, í a đúng là chất dân ca, hay ta cũng có thể nhận thấy ở bài Thủa bông làm người và một loạt bài khác.
    Beat cũng mang đạm chất dân ca Anh. Có đôi bài mang âm hưởng của kèn túi Scotland như The fool on the hill, có bài chơi cả âm hưởng Ấn độ: The bird has flown ( bai này có đoạn đàn Sita nghe phê dã man ). Hay những bài như Words of love, If I fell ... cũng đều có chất nhạc dân gian ở nhjững câu ngân câu nhả dịu dàng và tình tứ.
    Bod Dylan thì khỏi nói, ông là chàng lãng tử của đồng quê, người mang thơ vào nhạc ( cái đoạn này thì giống Trịnh ghê ). Chất nhạc của ông rất cao bồi và nhiều bài folk song, country song nghe rất hay: Live a rolling Stone chẳng hạn.
    Mời góp thêm ý kiến!!!
  3. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ chỉ có Trịnh Công Sơn mới biết chắc ông có bị ảnh hưởng của những ai !
    Còn các bác đây thì chụp giật một cách vô tội vạ và chủ quan một cách thiếu trách nhiệm :
    người mà phong cách nhạc của ông ít nhiều có ảnh hưởng tới người đồng nhiệp phía bên kia quả cầu
    Câu này là dẩn chứng !
    Trong khi ông Trịnh nhà ta sinh trước ông Bob nhà Mỹ mà lại bị ảnh hưởng ông Bob . Thật nực cười ! trong nhạc của ông Trịnh nhà ta thì đúng là có những bài lên áng chiến tranh . Nhưng ông lên áng một cách nhẹ nhàng bởi những điều mà chính bản thân ông trải qua . Nhạc của ông ẩn chứa ngôn từ của nội tâm mà từ lâu nó đã trở thành đặc trưng của riêng ông . Ông Bob viết nhạc tích cực , khai phá . Nhưng đấy không phải là thứ bị ông Trịnh ảnh hưởng thưa bác . Nhạc của ông Bob lên áng không chỉ chiến tranh mà cả Nhà nước cầm quyền nơi ông đang sống . Còn ông Trịnh nhà ta thì không .... Và rất nhiều những thứ không ăn nhập gì nhau ở cả ba ông này
    Mình có thêm điều này là điẻm chung giữa Beat, Bob và Trịnh, đó là những bài hát của họ nghe rất đậm chất dân ca.[
    Đây là câu nói có thể xếp vào loại cực chuối . XIn hỏi bác này nghe hết dân ca VN thôi chứ chưa nói đến nhạc dân ca Anh hay Mỹ .
    Trịnh thì thôi khỏi phải bàn, những bài hát của ông thấm đẫm chất dân ca Việt, Ở trọ chẳng hạn
    Bác cho hỏi bài ở trọ nó mang âm hưởng dân ca miền nào thế .
    Chỉ vin vào mọt hai bài của họ mà bảo họ chơi nhạc dân ca thì quả là tội nghiệp họ lắm các bác ạ !

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  4. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    To Daysleeper:
    Đây là câu nói có thể xếp vào loại cực chuối"
    Nếu như mình cãi cùn theo kiểu: "Mời bạn chứng minh điều ngược lại bạn sẽ làm gì đây???"
    "Chỉ vin vào mọt hai bài của họ mà bảo họ chơi nhạc dân ca thì quả là tội nghiệp họ lắm các bác ạ !"
    MÌnh không muốn làm công việc của một nhà thống kê và kể lể học nhưng nếu cần thì ok! Ví dụ Trịnh nhé: "Thủa bống làm người", "Biết đâu nguồn cội", "Đồng dao năm 2000". OK Daysleeper???
    XIn hỏi bác này nghe hết dân ca VN thôi chứ chưa nói đến nhạc dân ca Anh hay Mỹ .
    Câu này thì bạn nói rất đúng daysleêpr ạ, mình nghe không nhiều dân ca ANh, dân ca MĨ, cái mình nghe là một số thể loại nhạc theo dòng folk song và country song của Anh và Mĩ. Dân ca Viẹt Nam thì mình nghe tương đối nhiều thê snhưng bạn bảo mình "nghe hết chưa" thì đúng là mình chưa nghe hết!
    "Bác cho hỏi bài ở trọ nó mang âm hưởng dân ca miền nào thế ."
    Theo mình ở trọ mang âm hưởng dân ca Bắc Bộ. Cấu tứ lời ca của nó đẹp lắm thế nhưng nó theo kiểu như: "Ngồi tựa ối a mạn thuyền" "ối a" <==> í ia, hay các câu "tang tình", "í i" trong nhạc dân ca Quan họ!
    Mình không bảo họ "chơi nhạc dân ca" như bạn viết mà mình bảo "đó là những bài hát của họ nghe rất đậm chất dân ca."
    OK ?????
    Ngoài lề: Mình cũng rất thích nghe REM nhưng không khoái nghe REM bằng Beat, Trịnh. Nirvana và Metallica!
  5. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Bác Voldo à ! tôi không hề muốn tranh cãi với ai về việc bác là một nhà thống kê hay không . Bởi có muốn bác cũng không làm được .!
    Trước tiên tôi nói về Dân ca .
    Beat cũng mang đạm chất dân ca Anh. Có đôi bài mang âm hưởng của kèn túi Scotland
    Dân ca thuộc các nước lien hiệp Anh như Ailen hay Scotland ? được chơi đặc trưng bởi kèn túi , violon , trống bongo ? Các đoạn solo kèn túi nhẹ nhàng . Như đã rở thành một phản xạ của riêng tôi khi nghe nhạc này , tôi thường hình dung ra những cánh đồng cỏ mượt mà mát mẻ đầy gió ?Trong nhạc của Beat , ghita và piano được sử dụng hầu hết . đôi khi R. Star còn chơi cả trống tay Latinh ( Bác đừng nói Beat chơi dân ca Mỹ latinh nhé ) .

    Nếu như mình cãi cùn theo kiểu: "Mời bạn chứng minh điều ngược lại bạn sẽ làm gì đây???"
    Làm gì có điều ngược lại mà chứng minh hả Voldo ?
    Dân ca Việt Nam : các loại hình âm nhạc dân tộc như hát chèo ( miền bắc) hát bội , hát tuồng ( miền trung) , hát cải lương (miền nam ) đều là biến thể của kinh kịch Trung hoa . Chơi trên nền các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh , đàn bầu , đàn cò , sáo tre , phách tre với âm tiết chậm , ngân dài thể hiện tính kín đáo của dân Châu á nói chung .
    Quan họ Bắc Ninh : hát giao duyên , hát ví , hát đối giữa các anh giai chị gái . Lời đối tình tứ , đong đưa như cây như lá ...
    Hò huế : nghe da diết như mong ngóng , đợi chờ , lo toan ... mang nặng sự nhớ nhung trông đợi của phụ nữ Phưong đông ..
    Dân ca Nam bộ : hát kéo lưới , đi cày , hát đối trên sông : mang nhiều sự gần gủi với lao động sản xuất , thể hiện sự tin yêu cuộc sống bằng ngôn ngữ bình dị của người bình dân . Tính cách vô tư của dân sông nước Nam bộ được thể hiện rỏ rệt ..
    Hát cầu ngư miền Nam trung bộ : từ cổ nghĩa cổ . Mang nặng tính tâm linh thần thánh . Tiêu biểu cho loại những lể hội dân gian cầu an của dân miền Nam trung bộ ..
    Hát Ả đào bắc trung bộ : hát mua vui trong tiệc rượu của các bậc vương giả phong kiến : lời ê a , ai oán , nghe não nề . Thể hiện cái nhìn từ nội tâm của Phụ nữ về tình yêu , tình cảm phụ nữ trong đời sống phong kiến ...
    Điều tôi muốn nhắc với bác là tất cả dân ca trên thế giới đều phải gần gủi , dể nhớ với đa số quần chúng ...!
    MÌnh không muốn làm công việc của một nhà thống kê và kể lể học nhưng nếu cần thì ok! Ví dụ Trịnh nhé: "Thủa bống làm người", "Biết đâu nguồn cội", "Đồng dao năm 2000". OK Daysleeper???
    No , No ! không ai cần bác thống kê cả ! vì bác không thống kê được và cũng chả có gì để bác phải thống kê .
    Thuở Bống ..... : " bống không là bống ........ bống nhảy lên bờ bống đi chơi phố " Ngôn ngữ mang nặng tính cảm và giàu hình ảnh ẩn dụ của bác Trịnh . Ông thường sáng tác ngẩu hứng và sử dụng ca từ theo cách riêng của mình ...
    Đồng dao 2000 : " đi đi trên đường ta đi mãi ...... đi đi hoài ...'" Ông luôn day dứt bởi cái sự đi ở . Khi chán thì đi , khi đi mỏi mệt thì lại muốn quay về . Nhìn chung là ông viết từ những cái băn khoăn của ông ở đời . Sự ra đi và rở về của cả đôi chân và tâm hồn . Đa phần nhạc của ông sáng tác trên nên Tây ban cầm bởi những hợp âm căn bản , phổ biến . Tất cả nhạc của Trịnh đệm bằng gita gổ đều nghe được . Đúng là có và bài ông ngẩu hứng từ hồn dân tộc nên có rất ít âm hưởng dân ca. Nhưng không vì thế mà nói nhạc ông nặng dân ca .Cuối cùng , nhạc Trịnh không bao giờ gần gủi và dể nghe với hầu hết dân số VN ( hơn 70% là nông dân ) . MỘt yếu tố căn bản để nhìn nhận đâu là nhạc dân ca .( mong bác hiểu cho )

    Ngoài lề: Mình cũng rất thích nghe REM nhưng không khoái nghe REM bằng Beat, Trịnh. Nirvana và Metallica! . Cũng dể hiểu thôi ! bác không không khoái cái REM bằng những cái khác là điều rất dể hiểu khi tôi (và những người nghe REM) đọc bài của bác . Thân ái chào bác !

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

  6. nhimnhim81

    nhimnhim81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    1.662
    Đã được thích:
    0
    Chắc gì 3 đại tài này đã nghe nhạc của nhau, nói ai ảnh hưởng của ai đều không chính xác cả. Theo tôi đấy là sự tương đồng, vô tình mà thành hữu ý thôi.
    Lòng tôi có đôi lần khép cửa
    Rồi bên vết thương tôi quỳ...
  7. Helloweener

    Helloweener Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2003
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Thời thế sinh anh hùng.......
    Nơi em ngồi ngày xưa còn ấm lắm.Anh gối lên và ngủ một giấc dài.Em có biết đời cho em là mộng.Để anh về cứ tưởng một thành hai
  8. Voldo

    Voldo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    1
    "Cuối cùng , nhạc Trịnh không bao giờ gần gủi và dể nghe với hầu hết dân số VN ( hơn 70% là nông dân )"
    Vậy ư? Thông tin này làm mình hơi nhiên vì nhạc Trịnh đúng là không dễ hiểu thế nhưng mình đã gặp và nghe rất nhiều những người lao động có học thấp nghêu nhaco một vài câu Nhạc Trịnh!!!
    Sao đây???
    Bye nhé!
  9. PaulLennon

    PaulLennon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2002
    Bài viết:
    1.235
    Đã được thích:
    0
    To daysleeper:Tôi không muốn tranh cãi với bác làm gì nhưng tôi thấy bác có vẻ lớn tiếng nên tôi cũng có đôi điều với bác trước hết là bác có thể ăn nói một cách thân thiện hơn được không?chà!bác có nhiều điều để nói đây:
    "Trong khi ông Trịnh nhà ta sinh trước ông Bob nhà Mỹ mà
    lại bị ảnh hưởng ông Bob"
    Bác ạ!mặc dù bác Trịnh nhà ta sinh trước bác Bob nhà Mỹ một năm nhưng thưa bác sự nghiệp âm nhạc của hai bác song hành.Thậm chí bác Bob có sáng tác đầu tay từ lúc rất sớm.Thế bác chưa bao giờ gặp những người cùng thời ảnh hưởng nhau à?Thế thì bác nên đi tham khảo thêm nhé!mà tôi khuyên bác nên lấy những thực tiễn đó ngay trong bạn bè cùng lứa với bác là dễ tìm nhất,bác đã bao giờ lấy một người bạn của mình học giỏi hay gì đấy giỏi để làm gương cho mình phấn đấu chưa?Nếu đến đây bác vẫn chưa bị thuyết phục thì bác nên mua mấy quyển sách viết về bác Trịnh mà tham khảo nhé!Nhưng tôi tin những người cuồng tín nhạc Trịnh và Rock như bác chắc sẽ có những quyển như:"Rơi Lệ Ru Người-NXB Phụ Nữ" hay quyển"Trịnh Công Sơn,Có Một Thời Như Thế-Nguyễn Đắc Xuân",không có thì bác hãy đi mua và xem trong các cuốn sách đó sẽ có nói đến sự ảnh hưởng của bác Trịnh đến những bài do cô ca sĩ người Mỹ,Joan Baez hát,mà nhạc của Joan Baez là nhạc do ông vua nhạc phản chiến Bob Dylan viết đó bác ạ,cũng như Khánh Ly hát nhạc của bác Trịnh vậy.Bác Trịnh nhà ta còn ảnh hưởng dòng nhạc Blue của người da đen Mỹ nói về thân phận con người.Cái cách phổ nhạc đoạn cuối "Sầu thôi xuồng đầy.." trong "Cuối cùng cho một tình yêu" bất hủ là ảnh hưởng từ đoạn cuối của "Ave Maria" đó bác ạ!bác thử nghe và đối chiếu cũng sẽ tự thấy được ngay mà.Tất nhiên sự ảnh hưởng không phải là ảnh hưởng toàn bộ mà như tôi đã viết là "ảnh hưởng ít nhiều",điều đó thì không thể sai được bác ạ,nó kiểu như là bác Bob nhà Mỹ tạo ra phong trào nhạc phản chiến,hoà theo phong trào đó thì bác Trịnh nhà ta cũng sáng tác những ca khúc phản chiến và tất nhiên phong cách nhạc của hai nghệ sĩ tài hoa này quá là khác nhau.
    "...Ông Bob viết nhạc tích cực , khai phá ..."
    Bác Bob viết nhạc tích cực thế thì bác Trịnh viết nhạc tiêu cực chắc?
    "...Nhạc của ông Bob lên áng không chỉ chiến tranh mà cả Nhà nước cầm quyền nơi ông đang sống..."
    Thế bác đã đọc và suy nghĩ kỹ bài viết của tôi chưa?nếu tôi không bị vấn đề gì về mắt thì theo tôi bài viết của tôi có đoạn:"...thậm chí có những ca khúc ông còn bày tỏ phẫn nộ một cách công khai vào chính nước Mỹ,quê hương ông..." thì tức là không "lên áng" Nhà nước cầm quyền nơi ông đang sống" thì "lên áng" cái gì đây?
    Xin bác lần sau trước khi Post bác hãy đọc và suy nghĩ kỹ bài viết của người khác trước khi có những góp ý một cách không thân thiện nhé!
    ".... Và rất nhiều những thứ không ăn nhập gì nhau ở cả ba ông này "
    Bác ơi!phong cách nhạc của ba đại tài này thì một trời một vực rõ như ban ngày rồi bác ạ!Thế thì người ta mới đi tìm những cái hơi giống nhau(cái giống nhau thuần tuý thì đã có thể nói là khó tìm rồi) của ba đại tài này chứ,thế mới đáng tìm chứ,chớ những cái đa số dễ tìm có ngay trước mặt rồi thì đi tìm làm gì hả bác?thế bác đã bao giờ đi tìm ánh nắng mặt trời chưa?hay là bác đã bao giờ bỏ ý định đi tìm một nửa kia của mình chưa?
    Bác còn nhiều điều để nói nữa nhưng tôi là người không thích gây tranh cãi mặt khác cũng có sự giới hạn về thời gian cũng như không gian nên tôi xin ngừng lại đây vậy.Tôi chỉ xin muốn nhắc bác hãy đọc và suy nghĩ kỹ bài viết của mọi người trước khi có ý kiến,cho dù những ý kiến của bác là ngược lại thì dù sao bác cũng post một cách thân thiện hơn nhé!.

    Paul Lennon

    Được PaulLennon sửa chữa / chuyển vào 13:48 ngày 13/03/2003
  10. daysleeper

    daysleeper Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2002
    Bài viết:
    779
    Đã được thích:
    0
    Vậy ư? Thông tin này làm mình hơi nhiên vì nhạc Trịnh đúng là không dễ hiểu thế nhưng mình đã gặp và nghe rất nhiều những người lao động có học thấp nghêu nhaco một vài câu Nhạc Trịnh!!!
    Sao đây???
    Không biết bác Vô l độ này gặp được bao nhiều người trong tổng dân số VN nhĩ ?
    Còn về phần bác Paulenon thì em xin thua thật !! Thôi đành vậy ! chúng ta thuộc những thế giới khác nhau bác ạ ! Bác thì mang đít của Paul và đầu của Lenon gán cho mình ( thế mà bác bảo tôi cuồng tín ) Những loại sách vớ vẩn theo cách nhận xét của bác thì chắc cũng mình bác biết . Vì bác đã đọc ( chứ em đây thuộc dạng mù về cái thể loại đi lục tìm tiểu sử hay sở thích cá nhân hay nốt ruối cá nhân trên thân thể các bậc nổi tiếng )Các bác Trịnh hay Bob em có gạp ngoài đường thì em cũng liếc sơ rồi đi tiếp thôi ( chứ không xin chữ kí đâu bác ạ )
    Những lời bác phản hồi cho tôi ấy , bác nên đọc lại thì đúng hơn ( nghe giống như toi đánh rấm một nơi ,cách bác hàng mấy cây số mà bác vẩn khen thối ấy ) he he he
    Nhưng tôi tin những người cuồng tín nhạc Trịnh và Rock như bác chắc sẽ có những quyển như:"Rơi Lệ Ru Người-NXB Phụ Nữ" hay quyển"Trịnh Công Sơn,Có Một Thời Như Thế-Nguyễn Đắc Xuân",không có thì bác hãy đi mua và xem trong các cuốn sách đó sẽ có nói đến sự ảnh hưởng của bác Trịnh đến những bài do cô ca sĩ người Mỹ,Joan Baez hát,mà nhạc của Joan Baez là nhạc do ông vua nhạc phản chiến sáng tác đó bác ạ,cũng như Khánh Ly hát nhạc của bác Trịnh vậy.Bác Trịnh nhà ta còn ảnh hưởng dòng nhạc Blue của người da đen Mỹ nói về thân phận con người.Cái cách phổ nhạc đoạn cuối "Sầu thôi xuồng đầy.." trong "Cuối cùng cho một tình yêu" bất hủ là ảnh hưởng từ đoạn cuối của "Ave Maria" đó bác ạ!bác thử nghe và đối chiếu cũng sẽ tự thấy được ngay mà.Tất nhiên sự ảnh hưởng không phải là ảnh hưởng toàn bộ mà như tôi đã viết là "ảnh hưởng ít nhiều",điều đó thì không thể sai được bác ạ,nó kiểu như là bác Bob nhà Mỹ tạo ra phong trào nhạc phản chiến,hoà theo phong trào đó thì bác Trịnh nhà ta cũng sáng tác những ca khúc phản chiến và tất nhiên phong cách nhạc của hai nghệ sĩ tài hoa này quá là khác nhau.
    Bác tin cái gì đây nhờ ? Tôi cũng nói luon cho bác tin là tôi chưa từng cầm trên tay bất cứ cuón tiuể thuyết hay sách đại loại như bác nói của các nhà văn VN . Bác có vẻ đọc lắm nhờ ! he he !thân ái chào hai bác

    đôi chân sẽ mỏi mòn
    khi không còn ước mơ

Chia sẻ trang này