1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Been There-Done That

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi netwalker, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Toni_Guy

    Toni_Guy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Chắc đang ở Cuba hả bác?
  2. junbk

    junbk Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    Tớ đi trước ấy 1 tuần hoa vẫn chưa nở rì cả, chẳng có hoa đào, đành chụp mấy hoa linh tinh lên đú với bạn lytlyyty
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    Lễ hạ cờ ở Lahore (phần 1)

    Lahore những ngày tháng Tư nắng đẹp rực rỡ. Thời tiết ở đây thật dễ chịu, nắng nhưng không quá nóng. Là thủ phủ tỉnh Punjab, tỉnh đông dân nhất Pakistan, Lahore cũng là một thành phố cổ với nhiều di tích nổi tiếng. Đó là thành Lahore, nơi từng là hoàng cung của đời vua Munghal. Đó là nhà thờ ...., nhà thờ Hồi giáo cổ nhất và lớn nhất Pakistan. Nhưng có một điểm tham quan thật đặc biệt mà khách du lịch khó có thể tìm thấy ở nơi khác, đó là cửa khẩu biên giới giữa Pakistan và Ấn Độ ở Wagha nằm cách Lahore 27 km.
    Giở lại lịch sử, năm 1947 khi trao trả độc lập cho xứ Ấn Độ, thực dân Anh đã tiến hành một cuộc bầu cử nhằm tách Ấn Độ thành hai nước - một nước của người theo Ấn Độ giáo là Ấn Độ ngày nay, và một nước của người Hồi giáo gọi là Pakistan. Tuỳ theo vùng đất nào có đa số dân lựa chọn ở lại Ấn Độ hay muốn tách ra thành nhà nước mới mà thực dân Anh cắm mốc phân chia biên giới. Chính vì thế mà vùng đất Punjab bị chia làm hai, một phần thuộc Ấn Độ, phần kia thuộc Pakistan. Ngày ấy Pakistan còn bao gồm cả một vùng đất phía đông Ấn Độ mà năm 1971 đã tách ra thành nước Bangladesh hiện nay. Sự chia tách lãnh thổ vì lý do tôn giáo đã gây ra biến động lớn trong xã hội, hàng trăm nghìn người bị giết hoặc truy đuổi về phía bên kia đường biên, rất nhiều gia đình có người thân, họ hàng ở bên kia biên giới mà hàng chục năm không thể gặp nhau! Sự căng thẳng giữa hai quốc gia bùng nổ thành các cuộc chiến tranh vào năm 1965 và 1971 và còn in dấu trong buổi lễ hạ cờ mỗi ngày tại cửa khẩu Wagha.
    Trên suốt tuyến biên giới dài hàng trăm km chỉ có duy nhất hai cửa khẩu: một ở Wagha và một ở gần Karachi. Nhưng chỉ có cửa khẩu Wagha có lễ hạ cờ độc đáo. Buổi lễ hạ cờ thực chất là một cuộc biểu dương sức mạnh quần chúng và khích động tinh thần dân tộc của mỗi bên. Trong khu vực cửa khẩu, mỗi nước đều xây dựng những khán đài lớn nhỏ chứa được hàng nghìn người. Cuối giờ chiều, dân chúng hai bên, và cả khách du lịch, đổ về chen kín các khán đài này như xem hội. Chúng tôi được dẫn vào một khán đài gần sát ngay đường biên. Tiếng loa, tiếng nhạc, tiếng hò hét vang động cả một vùng. Không khí bên phía Ấn Độ cũng như vậy. Đường biên giới tại khu vực cửa khẩu được kẻ bằng một vạch sơn trắng, từ đó mỗi bên lùi vào 1 mét để xây cổng của riêng mình. Ngay sát vạch sơn về phía bên trái của từng bên là cột cờ mang quốc kỳ mỗi nước.
    Trong lúc chờ đợi, hai người đàn ông một già, một trẻ cầm cờ Pakistan chạy đi chạy lại giữa con đường chính từ cửa khẩu dẫn vào nội địa. Thỉnh thoảng, những người này lại dừng lại trước đám đông trên các khán đài, phất cờ và làm những điệu bộ như múa tuồng. Mỗi lần như vậy, đám đông lại vỗ tay rào rào và không khí lại trở nên sôi động với tiếng hô "Pakistan muôn năm!". Đáp lại, bên phía Ấn Độ cũng vang lên những tiếng hô "Hindustan!" (một tên gọi khác của Ấn Độ).
    (Ảnh sẽ post sau)

  4. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Quang cảnh cửa khẩu nhìn từ phía Pakistan: cờ Pakistan ở bên trái, cờ Ấn Độ phía bên phải.
    [​IMG]
    Hai người lính Pakistan đang tiến nhanh về phía đường biên.
    [​IMG]
    Động tác đá chân lên cao.
    [​IMG]
    Các khán đài với người xem hò reo cổ vũ.

  5. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    Đúng 5h30, lễ hạ cờ bắt đầu bằng việc hai người lính trong trang phục cổ, đội mũ có mào trên đầu, đi như chạy về phía cửa khẩu. Cách đường biên khoảng 10m, cả hai dừng lại, đá chân lên cao ngang mặt và dậm gót giày thật kêu xuống mặt đường. Sau đó, họ tiến về phía cánh cổng đang khép kín và đứng sang hai bên như những người lính gác.
    Những người lính khác cũng theo một nghi thức như vậy. Họ sải những bước dài và nhanh về phía biên giới, sau đó đánh chân thật cao và dậm cồm cộp xuống đất. Nét mặt họ đầy vẻ căng thẳng, phấn khích. Có người còn làm điệu bộ phẩy tay, chống nạnh ra ý coi thường phía bên kia. Tất cả như một vở kịch với những động tác đã thuộc lòng, nhưng được diễn rất say sưa. Đám đông ở khán đài hai bên chăm chú theo dõi, thỉnh thoảng lại rộ lên những tràng khẩu hiệu và vỗ tay hưởng ứng.
    Phía bên kia đường biên cũng diễn ra cảnh tượng tương tự. Những người lính Ấn Độ trong trang phục màu vàng đất cũng có động tác đá chân, dậm gót giày cồm cộp. Hình như hai bên cùng diễn một vở kịch đã thống nhất trước kịch bản. Tuy nhiên, những người lính Pakistan trông cao lớn hơn. Tôi nêu nhận xét đó với Kamran, anh bạn người Pakistan cùng đi. Kamran nói những người lính này đã được tuyển chọn kỹ càng để sung vào đội quân danh dự này.
    Đám đông chợt reo hò. Mỗi phía có một người lính đang tiến phăm phăm về đường biên. Cánh cổng biên giới của hai bên cùng mở. Mỗi người lính bước qua cánh cổng biên giới của mình, nhưng vẫn ở bên trong vạch sơn. Họ quay mặt vào nhau, và trong khi vẫn làm động tác dậm chân, họ giơ tay ra bắt tay đối tác phía bên kia. Sau cái bắt tay vội vã, mỗi bên lại trở về bên trong lãnh thổ của mình và cánh cổng hai bên lại đóng lại.
    Sau hai lần bắt tay như vậy, cánh cổng biên giới được mở ra lâu hơn. Mỗi bên cử một người lính ra làm thủ tục hạ cờ. Ngay cả việc cởi dây cờ quấn quanh cột, hai bên cũng ganh nhau xem ai làm nhanh hơn. Sau khi tháo dây cờ khỏi cột, mỗi bên còn có những động tác như so lại dây, tung dây cờ như khẳng định chủ quyền vùng đất của mình. Cuối cùng, hai lá cờ được từ từ kéo xuống theo phương nằm chéo trong khi hai người lính kèn của hai bên thổi vang cùng một điệu kèn, Khi lá cờ được hạ xuống, mỗi bên nhanh chóng gỡ lá cờ khỏi dây, đem về phần đất của mình, gấp lại. Đoàn quân hộ tống cờ rầm rập quay về trong khi hai cánh cổng biên giới lại vội vã khép lại như cũ.
    Lễ hạ cờ kết thúc. Đám đông từ các khán đài tràn xuống đường, tiến sát ra cánh cổng biên giới để xem tận mắt và chụp ảnh. Một số người ra bắt tay những người lính với vẻ tự hào. Sau đó họ đi thành hàng vòng quanh khu vực cửa khẩu trước khi lũ lượt ra về.
    Có lẽ hiếm có nơi nào trên thế giới có lễ hạ cờ như ở Wagha. Kamran cho biết, nghi thức này diễn ra đều đặn hàng ngày và đã có từ rất lâu. Mặc dù quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan đã có nhiều cải thiện, nhưng cánh cổng biên giới vẫn chỉ được mở ra thật hiếm hoi. Có lẽ hai bên cần có nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa để những cánh cổng này được mở rộng và tấp nập người lại qua.

  6. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Cái bắt tay qua vạch đường biên.
    [​IMG]
    Chuẩn bị hạ cờ.
    [​IMG]
    Hai lá cờ chuẩn bị được kéo xuống.
    [​IMG]
    Hạ cờ, trong tiếng kèn âm vang.

  7. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Cái bắt tay qua vạch đường biên.
    http://www2.ttvnol.com/uploaded2/thanhhai/lahore-6.jpg[​IMG]
    Hai lá cờ chuẩn bị được kéo xuống.
    [​IMG]
    Hạ cờ, trong tiếng kèn âm vang.

  8. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Saudi Arabia - vùng đất của sự hà khắc
    Trở lại Saudi lần thứ hai vào lúc mùa nóng đã bắt đầu, đã có một vài cơn bão cát nhỏ nhưng đủ để làm cả thành phố Al-Khobar chìm trong bụi cát. Vào thời điểm tháng 4, vẫn còn lát đát vài cơn mưa rào, chỉ kéo dài khoảng 5-10 phút, làm tăng thêm độ ẩm vốn đã rất cao. Vài tháng nữa vào giữa mùa nóng thật sự, độ ẩm ở thành phố biển này sẽ lên tới gần 100%, chỉ cần bước ra đường là mồ hôi ra như tắm. Trong khu nhà nghỉ được đặt tên là làng châu Âu (Euro Village), cây chà là đang ra trái, trái chà là sẽ chín vào giữa mùa nóng. Khu compound chỉ toàn người nước ngoài, bao bọc bởi những bức tường cao và có lính canh 24/24. Cuộc sống ở bên trong được khép kín để mọi người có thể sinh hoạt bình thường chứ không theo khuôn phép đạo Hồi. Luật đạo Hồi ở Saudi rất khắc khe, có thể nói là khắc khe nhất trong các quốc gia đạo Hồi. Có thể ở đâu đó trong các quốc gia Hồi giáo vẫn còn những luật lệ địa phương man rợ nhưng những nơi đó người ta có thể lách luật, ở Saudi thì không thể làm chuyện đó và không có khoan nhượng với người nước ngoài.
    Bên này lao động nước ngoài khá nhiều. Dân số thì ít mà công việc thì nhiều. Thêm nữa phụ nữ Saudi không được phép đi làm, cái nóng làm cho người dân Saudi nhìn chung có vẻ biếng làm và tất nhiên có rất nhiều người giàu. Người lao động nước ngoài chủ yếu đến từ Philippine, Ấn Độ, Pakistan, China và các quốc gia Hồi giáo khác. Lao động nữ nước ngoài đuợc phép nhưng hình như làm trong bệnh viện là chính. Phụ nữ nước ngoài không phải trùm khăn trên đầu nhưng phải mặt áo choàng từ cổ đến chân màu đen. Trong khi phụ nữ Saudi ít nhất phải trùm khăn che tóc nhưng đa phần che luôn cả mặt. Luật đã hà khắc nhưng định kiến còn hà khắc hơn. Một người bạn Saudi kể rằng anh ta chưa hề thấy khuôn mặt chị dâu mình như thế nào. Rượu bia và các sản phẩm XXX tuyệt đối cấm. Nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, phạt tiền (khoảng USD150/một CD XXX) thêm vào đó có thể bị đánh roi giữa đường phố và ở tù. Không nhạo báng đạo Hồi, không bàn vấn đề chính trị nội bộ của Saudi, không chỉ trích nhà vua. Mình nghe nói sắp có lao động người Việt sang bên này, hy vọng họ sẽ được thông tin thật kỹ càng và đừng xem thường. Người Việt Nam có ít kiến thức về đạo Hồi và phong tục của người Hồi vì số người theo Hồi giáo ở VN quá ít. Tất nhiên, ở đây bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhưng hạn chế cuộc sống tự do quen thuộc là cái giá phải trả. Người lao động cũng không nên mong là họ sẽ được vào ở những khu nhà nghỉ compound như mình nói ở trên vì nó khá đắt và các công ty thuê muớn lao động không dại gì trả như vậy. Có thể sẽ phải sống chung với xã hội bên ngoài và nếu vậy thì cần phải cẩn thận hơn.
    Sau lần khủng bố tấn công vào toà nhà Petroleum Centre nơi vài công ty dầu khí nước ngoài đặt trụ sở, vấn đề an ninh trở nên nghiêm ngặt. Mình nghe nói lần đó công ty mình cũng có văn phòng ở tầng ba của tòa nhà nhưng bọn khủng bố chỉ lên tới tầng hai. Đó là nơi đặt văn phòng giao dịch, còn nhà xưởng thì ở chổ khác, an ninh cực kỳ nghiêm ngặt. Tấm hình bên dưới mình chụp ở bên ngoài nhà xưởng, nơi mình làm việc lần này. Tường được gia cố bằng các bao cát và cốt thép kiên cố có thể chống xe bom, hàng rào bảo vệ bao quanh để xe không thể tiếp cận bức tường. Lô cốt, lính trang bị súng máy và xe dã chiến bảo vệ suốt.
    An ninh cho các công ty dầu khí
    [​IMG]
    [​IMG]
    Petroleum Centre nơi đã xảy ra vụ khủng bố
    [​IMG]
    Cây chà là trong khuôn viên Euro Village
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 13:30 ngày 13/05/2006
  9. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    @ vespa1980:
    Nếu ở Mỹ và Canada thì đi du lịch mấy nước Trung Mỹ không có đắt tiền.
    Hiện nay, giá đi du lịch Cuba và Dominica bao vé máy bay, ăn ở thoải mái 1 tuần có $300/người/1 tuần, chỉ đắt hơn vé máy bay Saigon-Hanoi một tí, rẻ hơn đi Furama, Tuần Châu
    Tôi đang chuẩn bị đi thăm kinh đô của người Maya ở Peru, nếu có ai đang ở châu Mỹ cùng đi cho đông vui thì tuyệt vời. Chuyến đi có cả người từ Việt Nam qua đi cùng, dự định đi Peru và Brazil.
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 08:09 ngày 12/05/2006
  10. oilman

    oilman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    Bahrain - sân chơi của dân Arập từ Saudi
    Lần này được dừng chân ở Bahrain vài ngày để chờ visa chứ không như lần trước đi thẳng từ sân bay ra highway rồi đi Saudi. Nhưng tôi cũng chỉ quanh quẩn gần chổ ở mà không đi đâu xa. Chỉ có thể chụp hình đường phố, cao ốc chứ tôi cũng không buồn tìm hiểu xem có danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử gì để đi đến. Nói cho cùng Bahrain chỉ là một đảo quốc sa mạc nhỏ, nhờ vào khoảng thu dầu mỏ mà sa mạc đã chuyển mình thành nhửng thành phố sầm uất. Trước đây hòn đảo này thuộc về đế quốc Ba Tư, sau này được trả lại cho người Arập. Bây giờ dân Iran vẫn còn tiếc rẻ vì ông vua của họ đã đánh mất một tài sản quý, Bahrain tuy nhỏ nhưng có nhiều dầu và khí đốt.
    Cũng giống như một số quốc gia ở Trung Đông, Bahrain thu hút khá nhiều lao động nước ngoài. Đặc biệt ở đây, mặc dù là một nước Hồi giáo, rượu bia và kinh doanh *** không bị cấm đoán (miễn là đừng quá lộ liễu). Cách đó 1 tiếng lái xe, Saudi là một nơi hoàn toàn khác. Bahrain cũng giống như Dubai. Dạo quanh Baisan Tower nơi tôi ở, có thể thấy một hàng Thai body massage (massage bằng thân thể, nhân viên là người Thái). Ở bên ngoài nhìn vào chỉ thấy nhân viên nam, có lẽ là tiếp tân chứ còn bên trong thì chắc chắn khác. Ngoài ra, quán bar, disco thì khá nhiều. Từ khi người ta cho xây con đường cao tốc nối liền Bahrain với Al-Khobar của Saudi, Bahrain trở thành một thứ sân chơi thật sự của dân Arập từ Saudi. Đi làm một tháng, lái xe 1 tiếng đến Bahrain, ăn chơi 1 ngày rồi về là chuyện thường của một số thanh niên ở quốc gia Hồi giáo này. Luật pháp Saudi chỉ cấm được khi dân họ ở trong nước, còn sang tới Bahrain thì không ai cấm cả. Thêm nửa là Bahrain cũng có đường đua thể thức 1, thu hút rất đông người xem vì dân Arập yêu tốc độ. Giá xăng quá rẻ (thậm chí còn rẻ hơn nước), giá xe rẻ (miễn thuế), đường xá rộng và tốt nên hầu hết xe ở đây có phân khối 3 lít trở lên.
    Không có gì chụp ngoài đường phố và cao ốc
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được oilman sửa chữa / chuyển vào 00:18 ngày 14/05/2006

Chia sẻ trang này