1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Been There-Done That

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi netwalker, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    CHUYẾN ĐI ĐẦU ĐỜI-Caoson.
    Ông ngoại tôi là dân lái xe. Rong ruổi một đời vào Nam ra Bắc. Ông nội lái trâu. Mua trên mạn ngược rồi đem về xuôi bán. Một đời vắt vẻo lưng trâu. Lúc chết còn lẩm bẩm"... vắt...họ" .
    Tôi sinh ra năm lụt. Mới lọt lòng mẹ đã lênh đênh thuyền nan vớt thực phẩm cứu trợ. Lẫm chẫm biết đi là chạy giặc. Tuổi thơ là những miền quê sơ tán, là cánh đồng, con sông, vạt rừng và những người lính hối hả hành quân vào mặt trận.
    Tôi sinh ra như thể bị giời đày! Cuộc sống. Với tôi. Là những chuyến đi
    Chuyến đi đầu tiên vào kì nghỉ hè năm lớp 10. Nhiều kỷ niệm và đầy sự ngẫu hứng. Hành trang chỉ có cái balô con cóc, vài bộ quần áo... cái nồi và mấy cân gạo hẩm xúc trộm của gia đình. Tôi bảo bố mẹ là về quê. Họ hoàn toàn không biết kế hoạch tôi đang chuẩn bị thực hiện.
    Ngày đó, phương tiện đi lại vất vả, đời sống lạc hậu. Ra khỏi Hà nội đôi chục km đã là thế giới khác, xa thẳm. Tôi quyết định chọn Tuyên Quang, cách hà nội 160 km.
    Bắt đầu khởi hành từ bến Nứa. Mỗi ngày chỉ có một chuyến đi Tuyên Quang vào 5h sáng. Người đông như kiến cỏ. Chen lấn, xô đẩy để có chỗ ngồi. Tôi lặng lẽ đứng gần, đợi xe chuyển bánh mới lên. Những người bán rong đi lại chào mời. Một người đàn ông bán bật lửa lại gần tôi quảng cáo" bật lửa Tầu đây, bật cái cháy ngay, bật 2 cái cháy tay..."
    Xe bắt đầu lăn bánh. Tôi nhẩy lên, bám vào cửa xe. Chú phụ xe đang mải mê quát tháo mấy bà buôn chuyến nên chưa thấy tôi. Tôi ngồi xuống bậu lên xuống. Mắt dõi theo dòng chảy của Sông Hồng. Cảm giác mình như những giọt nước nặng phù sa, lờ lững trôi ra biển.
    Chỉ được một lát thả hồn. Tôi đã phải đối mặt với thực tế. Chú phụ xe hỏi" Đi đâu? cho xin tiền vé". Tôi gãi đầu" Em không có tiền, anh cho đi nhờ". Chú trợn mắt
    " Không có tiền thì cút" rồi vỗ bồm bộp vào thành xe, ám hiệu để bác tài hãm phanh. Tôi bảo" Em là học sinh, nghỉ hè về nhà. Một xu không có. Anh cho đi nhờ thì em được, không thì em phải cuốc bộ lên tận Tuyên". Một thoáng lưỡng lự, rồi chú phụ xe ra hiệu cho bác tài chạy tiếp, miệng lẩm bẩm " mới sáng ngày đã ám quẻ, mày không được ngồi, đứng ở cửa xe thôi". Tôi khẽ cảm ơn và nở một nụ cười sung sướng. Vậy là khó khăn đầu tiên đã vượt qua.
    Xe chạy ì ạch như rùa bò. Chạy được một đoạn lại đỗ để bắt khách. Tôi cứ phải nhẩy lên nhẩy xuống. Vừa nhưòng lối đi cho hành khách. Vừa giúp chú phụ xe đỡ hành lý. Chú bảo tôi cũng được việc. Đến Phúc yên, xe chật như nêm. Lúc này tôi chỉ đứng có một chân, bám vào xe một tay, người đung đưa ngoài thành xe, sau lưng là cái balô con cóc.
    Cứ như thế, thỉnh thoảng tôi lại đổi chân, đổi tay cho đỡ mỏi. 11h trưa, xe nghỉ tại Đồi me, Việt trì. Giờ đây, mỗi lần qua Việt trì, tôi đều cố dõi tìm địa danh ấy. Thành phố đổi khác nhiều, nhà cửa mọc như nấm sau mưa. Đồi me chỉ còn trong ký ức.
    Đồi me là một bãi đất, cao hơn xung quanh một chút. Có lẽ vì thế mà gọi là đồi. Hàng quán bày san sát. Cơm, canh, bún, phở... để phục vụ khách đi đường. Nghỉ một tiếng ăn trưa. Tôi lang thang nhìn ngó, nước rãi chảy ròng ròng. Bụng sôi òng ọc. Tôi đành bốc một nắm gạo sống trong balô, bỏ vào mồm, trệu trạo nhai. Nhai một lúc thì thấy ngọt.
    3h chiều xe lên đến thị xã Tuyên Quang, thủ phủ của tỉnh Hà tuyên ( Sau tách thành 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang). Thị xã chỉ có mấy con phố xơ xác, nhà cửa lụp xụp nằm rải rác khoảng 1km bên dòng sông Lô.
    Ngày đầu tiên, tôi ngủ luôn ở phòng bán vé bến xe. Xung quanh tôi cũng có nhiều người ngủ lại, đa số là bị nhỡ xe. Nằm cạnh tôi là một đôi vợ chồng người dân tộc. Đêm hôm đó, đầu gối lên balô, tôi không thể nào chợp mắt. Muỗi nhiều. Tiếng muỗi vo ve căng như dây đàn. Đôi vợ chồng dân tộc kia cũng không ngủ được, họ lăn bên này, trở bên kia. Có tiếng thở mạnh, hổn hển, mỗi lúc một to. Tôi ngẩng đầu lên xem. Trời tối quá, chẳng thấy gì. Một người đàn ông đứng dậy đi ra ngoài. Một lúc sau, quay lại cùng chú Công an. Ánh đèn pin loang loáng lia qua chỗ tôi nằm. Chị dân tộc kéo vội váy xuống. Chú CA yêu cầu họ về đồn. Người đàn ông dân tộc lắp bắp thanh minh" Không phải đâu Kinh ơi, của nhà mang đi đó".
    Sáng hôm sau, tôi lang thang ra chợ. Bắt đầu tìm cách kiếm ăn. Chợ thị xã họp các ngày trong tuần. Thứ 7, CN chợ đông hơn cả. Trai gái Mán kéo xuống chơi chợ đỏ rực cả phố. Đầu chợ có một người đàn ông dở người ngồi ăn mày. Tôi ngồi xuống bên cạnh. Lục cục lôi bộ đồ nghề ra. Vài tờ giấy tờ rô ki, cái bút chì than, thước kẻ... và tấm giấy viết nguệch ngoạc: Vẽ Truyền Thần - 2000đ. Hồi đó, mới đổi tiền, 500đ một bát phở bò. Nếu vẽ được một bức, tôi được 4 bát, ăn tuý luý cả ngày.
    Cũng có vài người hờ hững hỏi rồi lại hờ hững đi. Tôi phát hiện ra thiếu sót nghiêm trọng của kế hoạch:" Mình trẻ quá, không phải là hoạ sỹ, họ chưa tin tưởng". Tôi thay đổi chiến thuật. Tôi viết thêm một tờ giấy, nội dung" Sinh viên Mỹ thuật, đi thực tế, bị rạch túi mất hết tiền". Lập tức có phản ứng tích cực. Nhiều người quan tâm hơn. Họ hỏi hoàn cảnh mất tiền? Trên chuyến xe nào? Có phát hiện ra thủ phạm không? Báo Công an chưa? Tội nghiệp quá!
    Ngày hôm ấy chỉ có người hỏi. Không có khách vẽ. Vài người bảo lần sau đi chợ sẽ mang ảnh đến nhờ. Hôm nay không mang theo. Tôi lại phải ăn cơm nguội với muối.
    Buổi chiều, tôi xuống sông Lô tắm táp cho thoải mái. Nước đục ngầu phù sa, cuộn sóng, sôi ùng ục. Buổi tối, tôi vào trường cấp 3 thị xã, kê bàn làm giưòng, đánh một giấc không mộng mị đến sáng.
    Sáng hôm sau. Tôi ra chợ, ngồi vào chỗ hôm qua. Người đàn ông dở người nhìn tôi cười cười. Ông ta đưa cho tôi một củ khoai lang luộc. Tôi định không lấy, nhưng chợt nghĩ đến tấm lòng tốt của ông nên nhận. Tôi không dám ăn. Củ khoai bốc mùi thiu.
    Khách đến chợ đã khá đông. Cũng như hôm qua. Rất nhiều người hỏi thăm. Rồi hẹn lần sau.
    Gần trưa, một người đàn bà trạc 40, đem đến một tấm ảnh. Đấy là chồng chị ta, hi sinh năm 68 ở Khe Sanh. Chị đưa trước cho tôi 2 nghìn và hẹn chiều lấy. Tôi như đi trên mây. Thế là khó khăn thứ 2 đã bắt đầu vượt qua. Tôi đi mua ngay 4 cái bánh tẻ hết 800đ, ăn 3 cái và cho người đàn ông kia một cái. Người đàn ông cắn 2 miếng hết cái bánh. Ông ấy bị nghẹn, nấc ừng ực và rướn cái cổ lên như cổ ngỗng. Ánh mắt bỗng minh mẫn lạ thường.
    Tôi vẽ khoảng 3 tiếng thì xong. Người đàn bà nọ vẫn chưa đến. Tôi bầy bức vẽ dưới chân chào hàng. Khách hỏi ngày cang đông.
    Buổi chiều. Tôi lại ra sông Lô tắm. Bỗng phát hiện ra một điều kỳ diệu: nước từ thượng nguồn chảy về mang theo nhiều của cải rừng già. Tôi như con rái cá, lặn ngụp giữa dòng nứơc đỏ ngầu. Khoảng một tiếng thì được một ôm củi. Cành nào cành ấy to bằng bắp đùi, chắc nịch. Sáng hôm sau tôi bán được 500đ.
    Vậy là từ ngày hôm sau, tôi có thêm nghề mới: tiều phu. Có khác là không lên rừng, mà xuống sông vớt củi.
    Khách vẽ ngày càng đông. Một phần vì thông cảm với hoàn cảnh của tôi. Một phần chưa có hiệu ảnh phục chế như bây giờ. Phần nữa, tôi vẽ đẹp thật. Ở nhà, tôi vẫn vẽ hộ hàng xóm. Mấy ông hoạ sỹ nghiệp dư thường bảo:"ngón tay này mà không cầm cọ thì lãng phí quá."
    Tôi đã có vài chục nghìn. Thấy khổ hơn là lúc chưa có. Đi đâu cũng phải giữ. Thỉnh thoảng lại phải sờ xem còn nằm trong cạp quần không?. Xuống sông mò củi cũng phải để mắt trên bờ. Cơ khổ vì có tiền.
    Người đàn ông dở người tôi vẫn chưa biết tên. Mọi người trong chợ gọi ông là " Ông Rồ". Tôi không sợ ông ta. Buổi tối không ngủ ở trong trường nữa. Chuyển hẳn ra cổng chợ ở với ông Rồ. Hai người đàn ông ở với nhau. Một già, Một trẻ. Một người điên muốn làm người tỉnh. Một người tỉnh muốn làm kẻ điên. Những lúc tỉnh táo. Ông kể về ông, về một người đàn bà nào đó... Lỗ mỗ, câu được câu chăng? Tôi còn trẻ. Chưa biết yêu, nên chẳng hiểu cái tình cảm này nó nặng nhẹ thế nào. Thấy bà tôi bảo" nặng tình thì khổ". Liệu người đàn ông kia có nặng tình không? Ông ta điên vì một người đàn bà!
    Người đàn ông không bao giờ tắm kể từ ngày ông lang thang đến cổng chợ này. Tôi là người đầu tiên rủ ông xuống bến sông. Đầu tiên, chỉ với mục đích trông hộ mấy chục ngàn. Ông sợ nước. Nhìn dòng sông, ông lại nghĩ đến mái tóc người đàn bà bội tình. Ông căm thù nước. Tôi bảo:" đàn ông sinh ra phải làm khổ đàn bà mới đúng. Nếu ông thù cô ấy, ông cứ đ ái cứ ỉ a xuống sông, như là lên mái tóc của người ta ấy" Ông Rồ bật cười khoái trá. Tụt quần, làm một tia như vòi cứu hoả. Rồi nhẩy tùm xuống sông, vùng vẫy như trẻ thơ.
    Sau một tháng, tôi đã có gần trăm nghìn. Đây là số tiền rất lớn, chưa bao giờ dám mơ đến. Không nhét vào cạp quần được nữa. Tôi bọc mấy lớp nilon, cho vào một cái túi vải nhỏ. Miệng túi buộc chặt, cẩn thận hơn, tôi dùng thêm vài cái kim băng. Tôi đeo chiếc túi này cả lúc đi ngủ.
    Một đêm, trời đổ mưa. Căn lều vốn chỉ trốn được nắng, không tránh được mưa. Tôi rủ ông Rồ vào sâu trong chợ, nơi có những cái lều bán hàng vững trãi hơn. Cũng có vài kẻ lang thang đang trú mưa ở đấy. Họ không ngủ, đang uống rượu và than thở trời đất.
    Kiếm một chỗ khô ráo, tôi và ông Rồ ngả lưng. Ngủ được một lúc, tôi giật mình tỉnh dậy. Một bàn tay của ai đó đang sục xạo trong cái balô trên đầu tôi. Tôi hét lên, bật dậy và ôm chặt balô. Mấy người đàn ông ban nãy đứng trước mặt cười khả ố. Chúng tưởng tôi để tiền trong balô. Tôi sợ run rẩy, lắp bắp van xin. Một thằng trong đám bảo:" Khôn hồn thì nôn hết tiền ra. Không thì bố con mày xuống sông Lô làm mồi cho cá đấy. ". Khốn nạn chưa. Chó cắn áo rách. Cả tháng trời ki cóp mới đuợc ngần này. Bỗng nhiên mất trắng. Tôi cương quyết không đưa, giữ chặt túi tiền. Một người tiến lên giằng cái balô, hắn chưa nhìn thấy cái túi. Hắn đẩy tôi ngã dúi. Chiếc balô nằm trong tay hắn. Hắn moi từng thứ ra, vứt xuống đất. Không thấy tiền, hắn chửi. Chợt nhìn thấy cái túi bên sườn tôi. Hắn lại nhào tới. Tôi quận ngưòi lại, cho cái túi vào trong lòng, còng queo dưới đất. Hắn dẫm chân lên lưng, tôi nghẹt thở. Tôi nghe thấy một tiếng thét. Từ bé đến giờ, chưa bao giờ nghe thấy thiếng thét kinh hoàng như thế. Bàn chân trên lưng bỗng lỏng ra. Một thân người đổ như chuối đốn rơi xuống bên cạnh. Giẫy giẫy, giật giật. Tôi ngẩng lên. Ông rồ đang cầm trong tay cái cọc lều. Mắt mở trừng chừng. Miệng lẩm bẩm" ********, ********". Những người đàn ông vừa chạy, vừa thét" Ối bà con ơi, cứu với, cứu với, bố con thằng Rồ giết người"
    Tôi và ông rồ bị bắt vào đồn Công an thị xã. May mắn cho người đàn ông bị ông Rồ đánh. Ông ta không chết, chỉ bị ngất, vào viện khâu sáu mũi. Tạm giữ 2 ngày thì tôi được thả, sau khi CA kiểm tra xong lý lịch tôi ở địa phương. Bố mẹ tôi hoảng hốt, không hiểu thực hư thế nào. Tưởng đang nghỉ hè ở quê, giờ thấy chú cảnh sát khu vực bảo bị bắt ở Tuyên Quang.
    Ông Rồ vẫn bị tạm giữ để điều tra thêm. Tôi chia cho ông một nửa số tiền. Ông không lấy. Ông chẳng cần tiền. Ông vẫn tưởng tôi bị mất cắp nên phải lăn lộn, kiếm ăn. Tôi định nói thật, sau lại thôi.
    Tôi về gửi tiết kiệm số tiền đấy để dành vào năm học chi tiêu.
    Bây giờ, khi đã phương trưởng, muốn đi đến đâu trên trái đất này thì đến. Tôi vẫn nhớ đến ông Rồ và tự hỏi" Ông rồ, giờ này ông ngồi ở chợ nào? Ông đã đ ái vào đầu lũ đàn bà được mấy lần rồi?".
  2. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    MỘT LẦN ĐẾN KHEO VAI -Caoson.
    Năm 95. Em lên Sapa chơi chợ tình. Ngày ấy Sapa, phố xá chưa sầm uất như bây giờ. Người Mông vẫn ngơ ngác nhìn người Kinh. Dăm ba cái lều xơ xác dựng trên bãi đất trước nhà thờ họp lại gọi là chợ. Chợ tình không có. Hoàn toàn là lời đồn thổi. Mấy cô cậu người Mông ngồi đơm khách du lịch. Thu 5 nghìn rồi bật cát xét cho nghe đoạn băng ghi âm. Lời tỏ tình như tiếng chó hú. Anh bạn người Mỹ đi cùng em cứ nài nỉ bằng thứ tiếng Việt lơ lớ:" Cho tao đi chợ ********, chợ ********".
    Người ta lại bảo:"muốn xem cái loại chợ ấy, phải lên Kheo vai, tận Mèo vạc cơ"
    Chợ tình Kheo Vai mỗi năm mở một lần vào ngày 26 tháng 3 âm lịch. Cũng thấy báo chí ca ngợi. Chợ họp như mơ. Các đôi tình duyên trắc trở không lấy được nhau, trai tìm vợ, gái tìm chồng, tụ lại một đêm. Sự đời quên hết. Uống rượu thật say. Thả lời ong **** cho ngọt lỗ nhĩ rồi lôi nhau vào rừng"cá nhà táng" cho đến sáng. Hôm sau ai về nhà nấy. Để lại lời hẹn hò mịt mù như đỉnh núi Phan-xi-păng.
    Nghe thấy hấp dẫn quá. Em quyết chí lên đường. Mấy cao nhân từng lăn lộn vùng cao bảo: " Nhớ mang theo lọ Xeo- tốc, bọn Mèo nhiều rận mu lắm". Thế là ngoài thứ vũ khí là " kẹo cao su", em mang thêm thuốc diệt côn trùng!?
    Đoàn bọn em có 4 nam, 1 nữ. Ngày đầu chạy từ Hà nội lên thẳng Hà Giang. Nghỉ đêm tại đây cho lại sức. Sáng hôm sau chạy tiếp đến Mèo vạc. Định dông thẳng lên Kheo vai, nhưng mọi người khuyên không nên. Tuy cách Mèo vạc khoảng 30km nhưng đường khó đi, toàn lên dốc. Trời cũng chạng vạng tối, mưa phùn lây rây, rét như nứa cứa lòng gà. Mọi người trong đoàn quyết đinh dừng chân. Mai mới 26, cũng chẳng vội!
    Sáng hôm sau, trời tạnh mưa, le lói nắng. Xung quanh Mèo vạc là núi. Núi xếp chồng lên nhau, cái gần màu tím, cái xa màu chì. Chị chủ nhà chỉ ngọn núi mù mây phía xa nói:" Đấy, Kheo vai trên ấy".
    Ra khỏi Mèo vạc, đụng ngay con dốc đầu tiên. Dốc không cao, nhưng dài. Đá tảng bằng cái mũ cối lô nhô, vặn vẹo, trơn như nhớt mũi. Chúng em đi 3 xe cào cào và 1 xe BONUS. Con BONUS loạng choạng như trâu già kéo cày. Khật khưỡng bò từng đoạn. Máy rít to hơn công nông đầu ngang. Khói phun nhiều hơn đầu tầu chạy hơi nước. Đường trơn quá! Bùn phủ một lớp mỏng trên đá như đổ bát cháo ra bàn. Bánh xe quay tít, đít văng lung tung như đuôi chó vẫy chủ. Mấy con Cào cào khá hơn. Nó được thiết kế để chinh phục những nẻo đường như thế này. Xe chạy như nhẩy lò cò, từng bước, từng bước một.
    Đi khoảng 2 tiếng, đường bớt đá hộc. Một chiếc xe ô tô biển số HN đi ngược chiều. Mấy người văn minh trên xe thò đầu ra ngạc nhiên:" Quái, bọn này lên đây làm gì thế này?". Ánh mắt thoáng chào nhau . Ai nấy lại cắm cúi nhìn đường. Sảy một ly, đi ngay xuống vực!
    Hà giang là cao nguyên đá. Đọc sách thấy các nhà văn gọi: đá tai mèo. Em sửa lại là đá tai lừa. Đá nhọn hoắt, lô nhô xỉa lên trời. Nhìn buốt mắt. Xen kẽ các mỏm đá là những vốc đất. Vốc bằng cái mâm, vốc bằng cái chiếu. Cây ngô ở đây tranh cướp từng nắm đất với đá tai lừa, khắc khoải ra bắp.
    Lũ trẻ con Mèo, cởi truồng mặc áo. Ngồi hiu hắt bên vệ đường, lơ đễnh nhìn về cõi xa xăm. Chúng nhẩy cỡn lên, reo hò khoái trá khi thấy xe máy chạy qua. Một thoáng như thế, rồi lại lặng lẽ ngồi, chờ đợi niềm vui kế tiếp. Một người đàn ông Mèo say rượu, quần báo bê bết bùn đất, nằm giữa đường thanh thản ngủ. Bọn em vần sang rệ đường để xe khỏi cán phải. Người đàn ông thoáng mở mắt, lầu bầu mấy câu, đầu nghẹo sang một bên tiếp tục ngủ.
    Ì ạch leo lên. Ì ạch bò xuống. Cứ thế, cứ thế, quá trưa thì thấy Kheo vai trước mặt. Chợ Kheo vai nằm trên một mỏm đồi, cạnh UBND xã. Gọi là chợ nhưng chỉ là một bãi đất trống. Lơ thơ mấy cửa hàng kinh doanh đồ tiêu dùng. Cô bán hàng ngồi ngủ gật. Ruồi bâu đầy mặt. Nước dãi nhểu xuống thành dòng bên khoé mép. Nghe thấy thấy tiếng xe máy nổ ình ình, cô giật mình thảng thốt. Lũ ruồi nhặng nháo nhác oà lên như ong vỡ tổ. Một tay chùi nước dãi, một tay vuốt dử mắt, cô nhệch miệng cười, đắm đuối nhìn thằng bạn em. Sướng nhé, tối nay chuẩn bị mà "cá nhà táng"
    Vì nằm ngay cạnh chợ, nên bọn em quyết định tá túc ở UBND xã. Nhất cử lưỡng tiện, vừa đỡ bị khó dễ lại vừa được sống trong không khí chợ tình. Tiếp bọn em là một chú trạc 30, người Khơ mú, phụ trách văn xã. Chú hỏi:" Mày là người Mông à?" Em bảo" Mông với đít cái gì? Tao là người Kinh". Chú lại hỏi:" Mày đến đây truyền đạo à?" Em trả lời:" Tao đi chơi, xem chợ tình" Chú hỏi tiếp:" Mày có giấy công tác không?" Em cười bả lả:" Có chứ, có chứ" rồi chìa ra tờ 20 chục. Chú khẽ đảo mắt, cất vội vào trong túi rồi cười bẽn lẽn:" Tối nay mày ngủ đâu?". " Ngủ đây chứ còn ở đâu". Chú văn xã le te dẫn bọn em ra đầu hồi dãy nhà UB. Mở cửa một phòng rộng chừng 10 m vuông rồi bảo:" Ở đây nhé". Bọn em nở nụ cười mãn nguyện, tưởng rằng với tờ 2 chục là xong cả chỗ ngủ. Đợi mọi người chuyển hết đồ đạc vào trong nhà. Chú nói tiếp:" Phòng này ở 3 trăm một đêm". Bọn em sững sờ, đắt ngang khách sạn 4 sao ở HN. Lúc đó cũng mệt mỏi rồi, thôi thì tặc lưỡi cho qua.
    Cô gái trong đoàn lúc cúc đi lấy nước thổi cơm. Em với mấy anh bạn tranh thủ dạo quanh. Ngắm nghía địa thế, tìm trước cho mình bãi đáp để tối thi tài với trai bản. Dưới chân dốc, có vài nếp nhà bám vào sườn núi. Phân trâu vấy quanh nhà, bám cả vào cột, vương đầy lối đi, bốc mùi hoi hoi sau cơn mưa.
    Bất chợt dưới chân dốc, trên nền xám của núi, nền đỏ của đất rừng, một mảng trắng bằng cái vung nồi xuất hiện. Nhấp nhô, nhấp nhô. Giời ạ! Một cô gái, đích thị là gái. Tóc nâu, xù như cỏ dại chết khô. Áo ba lỗ cổ khoét rộng ngoác. Hai vú đùn lên trên cổ áo bằng 2 nửa quả cam sành, trắng nhễ nhại. Em tưởng mình hoa mắt, bèn tháo kính ra, lau lại cho sáng. Đúng rồi! Cô mặc chiếc quần rất thời thượng, màu xanh rằn ry, có túi bắt gà ở đầu gối. Chân đi đôi giầy thể thao màu trắng, lấm bùn. Cô đang vất vả trèo lên dốc. Gái Mèo ngon thế này cơ á? Em thoáng rùng mình. Tưởng tượng ra đêm hội. Em và cô ấy, rìu nhau ra chỗ kia, chốn bỏ nhân gian, rời xa trần thế. Em nhìn như nuốt chửng. Cách em độ mươi mét, cô ấy ngẩng đầu lên nhìn em. Em suýt tè ra quần. Trông quen quá, ai như ca sỹ Thu Phương. Cô ấy hờ hững lướt qua em rồi lại tiếp tục cắm cúi lên dốc. Ánh mắt lạnh lùng khinh miệt như thế chỉ có ở những người nổi tiếng.
    Em cứ băn khoăn tự hỏi:" Cô ấy lên đây làm gì? Cô ấy có tham gia đêm nay không? Cô ấy trốn chạy thực tế ư? Cô ấy sẽ chọn ai?" Hỏi chán rồi tự trả lời" Đã lên đây. nhất định cô ấy sẽ chọn một thằng Mèo. Thằng ấy chắc phải Cao, To, Đen, Hôi. Cả đời không đánh răng. Người ngợm cả tháng chẳng tắm táp. Quần áo cả năm chẳng giặt giũ".Thôi, mặc kệ cô với đời, em chẳng nghĩ nữa.
    Dân du lịch, ngoài bọn em ra, chẳng thấy ai. Có 3 cậu phóng viên tự do lên đây săn ảnh. Gặp bọn em, hi hí cười nói. Ngắm nghía mấy con xe dã chiến. Ao ước mình là chủ nhân.
    Buổi chiều, chợ vẫn vắng ngắt. Chiếc xe ô tô ban sáng gặp lại xuất hiện. Vài người bước xuống. Em chợt nhận ra cậu bạn trong số đó. Cậu ta làm đạo diễn điện ảnh. Cậu ta bảo:" Sáng nay trên xe tao nhìn thấy mày, không dám gọi, sợ phải đi ăn giỗ". Cậu ta nói tiếp:" Tao lên làm phim Truyện tình bên vách đá. Thu Phương vào vai chính" Cậu ta giải thích rồi chỉ tay về phía xa, nơi có cô gái đang ngồi. Em khẽ à lên một tiếng.
    Chập tối, có một chú đại uý công an vào phòng. Chú là người Kinh. Chú yêu cầu đăng ký tạm trú. Thu mỗi người 20 nghìn lệ phí. Mười nghìn cho mỗi chiếc xe máy.Chú bảo: " Sao không sang phòng anh mà ở. Anh lấy rẻ thôi, 2 trăm". Bọn em nhìn nhau cười, bảo:"Thôi ở tạm đây cũng được".
    Chợ lác đác có người. Giữa chợ bập búng ánh lửa của nồi thắng cố đang sôi. Bắt đầu có không khí rồi đây!
    Chỉ trong tích tắc, bóng tối như tạm trốn dưới khe núi, chợt ùa lên, vây kín chợ. Trời tối om. Một vài ánh đèn nhoang nhoáng trên vách núi. Có nhiều tiếng bước chân, tiếng trượt chân, tiếng cành cây gãy, rì rào lầm bầm, vọng vào vách núi, bật ra. Nghe như thực, như hư. Em lấy đèn pin và bảo mọi người"Đi thôi". Cô gái đi cùng đang nằm trên giường, hỏi gióng ra:" Các ông đi hết thì tôi " táng" với ai?" Em đưa cho cô ấy quả dưa chuột và bảo:" cầm lấy, cho đỡ buồn?".
    Mấy thằng dò dẫm ra đến gĩưa chợ, chỗ ngọn lủa bập bùng. Định làm một bát thắng cố, uống vài bát rượu cho nó máu rồi làm gì thì làm. Đi chợ vùng cao, không ăn thắng cố thì chưa thể nói là đi chợ. Gần đấy vài thanh niên Mèo cũng đang ngồi uống im lìm trong bóng đêm. Nếu không nghe thấy tiếng chẹp môi thì không biết là đang uống rượu.
    Chúng em ngồi quanh nồi thắng cố. Có người ra đuổi, bảo thắng cố không bán, của đoàn làm phim. Chúng em ớ người. Cậu bạn đạo diễn chạy ra bảo:" Mặt mày trông cũng ngu ngu. Hay mày làm một vai quần chúng ngồi húp thắng cố uống rượu". Em bảo" ********* mày, tao lên đây là để làm diễn viên cho mày à"Đèn bỗng bật sáng choang. Đèn của đoàn làm phim. Em tranh thủ đảo mắt quanh chợ. Người không đông lắm. Họ ngồi từng nhóm năm ba người một. Có người uống rượu. Có người ngủ. Tuyệt nhiên chẳng thấy cô gái nào cả. Một vài nhóm ngồi gần đèn quá. Đứng dậy. Tìm chỗ khác riêng tư hơn.
    Thu Phương bắt đầu nhảy múa quanh nồi thắng cố. Tiếng máy quay phim rè rè. Em bảo mọi người:" Hay là các đôi đã tìm được nhau, đưa nhau xuống dưới khe kia rồi. Chỗ ấy có suối. Khát thì uống, bẩn thì rửa". Mọi người gật gù:" có lý, có lý"Dò dẫm mất nửa tiếng, mọi người xuống đến dưới khe. Tịch không một bóng người. Tiếng suối rì rào như kẻ tâm thần đang tự chuyện. Lại mất nửa tiếng mò mẫm bò lên. Chợ vẫn thế. Chỉ toàn đàn ông ngồi uống rượu suông.
    Nửa đêm, chợ có thêm người. Bắt đầu có đàn bà. Những người đàn bà dắt ngựa thồ đầy hàng. Lầm lũi đi. Trời tối như bưng. Họ đi không hề vấp. Con ngựa lốc cốc gõ móng đi phía sau.
    Chúng em khấp khởi mừng. Đến rồi đây. Sắp sướng nhé! Em chia "kẹo cao su" cho lũ bạn. Thằng nào thằng ấy hớn hở như bắt được vàng. Mắt mũi nhấp nháy như sao. Chia tay mỗi thằng mỗi ngả còn dặn" Mai kể lại nhé. Nhớ dùng Xeo- tốc nhé". Tiếng hô hô ha ha chìm dần vào bóng tối.
    Em ra đầu con dốc, nơi mọi người muốn vào chợ đều phải đi qua. Em đứng đấy, như lão gác cổng. Ánh mắt dò xét tìm mỹ nhân.
    Đàn bà đông dần. Chân quấn xà cạp, đầu đội khăn, đi dép quai hậu hoặc giầy bata Trung quốc. Ai trông cũng mệt mỏi, đờ đẫn. Đứng như thế hồi lâu, chả thấy ai nên hồn.Em lại mò vào trong chợ. Những người đàn bà đến sau, đang ý ới gọi người đàn ông của mình. Tiếng gọi, câu thưa lào rào. Vài người đàn bà đã tìm được người đàn ông. Họ trải tấm nilon xuống đất. Cẩn thận vuốt thật phẳng phiu, vuông vắn và quì xuống... bày hàng hoá mà con ngựa thồ đến. Em tí nữa thì phun ra câu chửi tục. Làm gì có chợ tình Kheo vai như từng mơ. Mà chỉ có chợ tiền Kheo vai. Những người đàn ông hồi đêm ngồi uống rượu chính là những người đi trước xí chỗ bán hàng. Đợi vợ mang hàng đến sau. Em thất vọng tràn trề. Vượt vài trăm cây số mà chỉ được xem cái chợ nửa âm nửa dương như thế này ư?
    Mấy anh em thất thểu quay lai phòng trọ. Cô bạn đi cùng đã ngáy pho pho. Tay vẫn cầm quả dưa chuột em đưa hồi tối.
    Sáng hôm sau bọn em quyết định về. Chợ đông nghìn nghịt. Người mua người bán tấp nập. Hàng hoá chủ yếu là nhu yếu phẩm, xuất xứ từ Trung quốc. Cậu phóng viên nhìn thấy em hỏi:" Về à? Hai thằng bạn tao nổi cáu về từ đêm hôm qua. Tao đành nán lại. Tý nữa chạy lên Lũng cú. Qua nhà vua Mèo Vương Chí Sình chớp vài nháy rồi xuống bản Lô lô làm vải kiểu gưỉ cho tạp chí Hàng không". Cậu ta vừa nói vừa giơ máy ảnh, lắc lắc:" Còn nguyên phim". Bất chợt em nhìn thấy, một ông già người Mèo, mặc quần áo chàm đã xờm rách, mặt đỏ hồng vì rượu, đầu lơ phơ vài xợi tóc, cắp con gà mái bên hông. Ngật ngưỡng bước vaò chợ. Đẹp chưa? Nguyên bản chưa? Cắp gà đi chơi chợ nhé. Nhanh lên, đốt hẳn một một cuộn phim nhé. Anh ban nhiếp ảnh cuống cả lên. Bấm loạn xạ. Em ghé tai bảo khẽ:" Này ông chụp gì thì chụp, nhớ dừng chụp chân lão ấy nhé". Cụ già Mèo hơ hơ cười, rít một hơi thuốc dài, nhả một đụm khói to, liêu xiêu bước đi bằng đôi giày thể thao màu đỏ hiệu Nike không biết lượm được của ai...
  3. Kenzo-girl

    Kenzo-girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    MỘT LẦN ĐẾN KHEO VAI -Caoson.
    Năm 95. Em lên Sapa chơi chợ tình. Ngày ấy Sapa, phố xá chưa sầm uất như bây giờ. Người Mông vẫn ngơ ngác nhìn người Kinh. Dăm ba cái lều xơ xác dựng trên bãi đất trước nhà thờ họp lại gọi là chợ. Chợ tình không có. Hoàn toàn là lời đồn thổi. Mấy cô cậu người Mông ngồi đơm khách du lịch. Thu 5 nghìn rồi bật cát xét cho nghe đoạn băng ghi âm. Lời tỏ tình như tiếng chó hú. Anh bạn người Mỹ đi cùng em cứ nài nỉ bằng thứ tiếng Việt lơ lớ:" Cho tao đi chợ ********, chợ ********".
    Người ta lại bảo:"muốn xem cái loại chợ ấy, phải lên Kheo vai, tận Mèo vạc cơ"
    Chợ tình Kheo Vai mỗi năm mở một lần vào ngày 26 tháng 3 âm lịch. Cũng thấy báo chí ca ngợi. Chợ họp như mơ. Các đôi tình duyên trắc trở không lấy được nhau, trai tìm vợ, gái tìm chồng, tụ lại một đêm. Sự đời quên hết. Uống rượu thật say. Thả lời ong **** cho ngọt lỗ nhĩ rồi lôi nhau vào rừng"cá nhà táng" cho đến sáng. Hôm sau ai về nhà nấy. Để lại lời hẹn hò mịt mù như đỉnh núi Phan-xi-păng.
    Nghe thấy hấp dẫn quá. Em quyết chí lên đường. Mấy cao nhân từng lăn lộn vùng cao bảo: " Nhớ mang theo lọ Xeo- tốc, bọn Mèo nhiều rận mu lắm". Thế là ngoài thứ vũ khí là " kẹo cao su", em mang thêm thuốc diệt côn trùng!?
    Đoàn bọn em có 4 nam, 1 nữ. Ngày đầu chạy từ Hà nội lên thẳng Hà Giang. Nghỉ đêm tại đây cho lại sức. Sáng hôm sau chạy tiếp đến Mèo vạc. Định dông thẳng lên Kheo vai, nhưng mọi người khuyên không nên. Tuy cách Mèo vạc khoảng 30km nhưng đường khó đi, toàn lên dốc. Trời cũng chạng vạng tối, mưa phùn lây rây, rét như nứa cứa lòng gà. Mọi người trong đoàn quyết đinh dừng chân. Mai mới 26, cũng chẳng vội!
    Sáng hôm sau, trời tạnh mưa, le lói nắng. Xung quanh Mèo vạc là núi. Núi xếp chồng lên nhau, cái gần màu tím, cái xa màu chì. Chị chủ nhà chỉ ngọn núi mù mây phía xa nói:" Đấy, Kheo vai trên ấy".
    Ra khỏi Mèo vạc, đụng ngay con dốc đầu tiên. Dốc không cao, nhưng dài. Đá tảng bằng cái mũ cối lô nhô, vặn vẹo, trơn như nhớt mũi. Chúng em đi 3 xe cào cào và 1 xe BONUS. Con BONUS loạng choạng như trâu già kéo cày. Khật khưỡng bò từng đoạn. Máy rít to hơn công nông đầu ngang. Khói phun nhiều hơn đầu tầu chạy hơi nước. Đường trơn quá! Bùn phủ một lớp mỏng trên đá như đổ bát cháo ra bàn. Bánh xe quay tít, đít văng lung tung như đuôi chó vẫy chủ. Mấy con Cào cào khá hơn. Nó được thiết kế để chinh phục những nẻo đường như thế này. Xe chạy như nhẩy lò cò, từng bước, từng bước một.
    Đi khoảng 2 tiếng, đường bớt đá hộc. Một chiếc xe ô tô biển số HN đi ngược chiều. Mấy người văn minh trên xe thò đầu ra ngạc nhiên:" Quái, bọn này lên đây làm gì thế này?". Ánh mắt thoáng chào nhau . Ai nấy lại cắm cúi nhìn đường. Sảy một ly, đi ngay xuống vực!
    Hà giang là cao nguyên đá. Đọc sách thấy các nhà văn gọi: đá tai mèo. Em sửa lại là đá tai lừa. Đá nhọn hoắt, lô nhô xỉa lên trời. Nhìn buốt mắt. Xen kẽ các mỏm đá là những vốc đất. Vốc bằng cái mâm, vốc bằng cái chiếu. Cây ngô ở đây tranh cướp từng nắm đất với đá tai lừa, khắc khoải ra bắp.
    Lũ trẻ con Mèo, cởi truồng mặc áo. Ngồi hiu hắt bên vệ đường, lơ đễnh nhìn về cõi xa xăm. Chúng nhẩy cỡn lên, reo hò khoái trá khi thấy xe máy chạy qua. Một thoáng như thế, rồi lại lặng lẽ ngồi, chờ đợi niềm vui kế tiếp. Một người đàn ông Mèo say rượu, quần báo bê bết bùn đất, nằm giữa đường thanh thản ngủ. Bọn em vần sang rệ đường để xe khỏi cán phải. Người đàn ông thoáng mở mắt, lầu bầu mấy câu, đầu nghẹo sang một bên tiếp tục ngủ.
    Ì ạch leo lên. Ì ạch bò xuống. Cứ thế, cứ thế, quá trưa thì thấy Kheo vai trước mặt. Chợ Kheo vai nằm trên một mỏm đồi, cạnh UBND xã. Gọi là chợ nhưng chỉ là một bãi đất trống. Lơ thơ mấy cửa hàng kinh doanh đồ tiêu dùng. Cô bán hàng ngồi ngủ gật. Ruồi bâu đầy mặt. Nước dãi nhểu xuống thành dòng bên khoé mép. Nghe thấy thấy tiếng xe máy nổ ình ình, cô giật mình thảng thốt. Lũ ruồi nhặng nháo nhác oà lên như ong vỡ tổ. Một tay chùi nước dãi, một tay vuốt dử mắt, cô nhệch miệng cười, đắm đuối nhìn thằng bạn em. Sướng nhé, tối nay chuẩn bị mà "cá nhà táng"
    Vì nằm ngay cạnh chợ, nên bọn em quyết định tá túc ở UBND xã. Nhất cử lưỡng tiện, vừa đỡ bị khó dễ lại vừa được sống trong không khí chợ tình. Tiếp bọn em là một chú trạc 30, người Khơ mú, phụ trách văn xã. Chú hỏi:" Mày là người Mông à?" Em bảo" Mông với đít cái gì? Tao là người Kinh". Chú lại hỏi:" Mày đến đây truyền đạo à?" Em trả lời:" Tao đi chơi, xem chợ tình" Chú hỏi tiếp:" Mày có giấy công tác không?" Em cười bả lả:" Có chứ, có chứ" rồi chìa ra tờ 20 chục. Chú khẽ đảo mắt, cất vội vào trong túi rồi cười bẽn lẽn:" Tối nay mày ngủ đâu?". " Ngủ đây chứ còn ở đâu". Chú văn xã le te dẫn bọn em ra đầu hồi dãy nhà UB. Mở cửa một phòng rộng chừng 10 m vuông rồi bảo:" Ở đây nhé". Bọn em nở nụ cười mãn nguyện, tưởng rằng với tờ 2 chục là xong cả chỗ ngủ. Đợi mọi người chuyển hết đồ đạc vào trong nhà. Chú nói tiếp:" Phòng này ở 3 trăm một đêm". Bọn em sững sờ, đắt ngang khách sạn 4 sao ở HN. Lúc đó cũng mệt mỏi rồi, thôi thì tặc lưỡi cho qua.
    Cô gái trong đoàn lúc cúc đi lấy nước thổi cơm. Em với mấy anh bạn tranh thủ dạo quanh. Ngắm nghía địa thế, tìm trước cho mình bãi đáp để tối thi tài với trai bản. Dưới chân dốc, có vài nếp nhà bám vào sườn núi. Phân trâu vấy quanh nhà, bám cả vào cột, vương đầy lối đi, bốc mùi hoi hoi sau cơn mưa.
    Bất chợt dưới chân dốc, trên nền xám của núi, nền đỏ của đất rừng, một mảng trắng bằng cái vung nồi xuất hiện. Nhấp nhô, nhấp nhô. Giời ạ! Một cô gái, đích thị là gái. Tóc nâu, xù như cỏ dại chết khô. Áo ba lỗ cổ khoét rộng ngoác. Hai vú đùn lên trên cổ áo bằng 2 nửa quả cam sành, trắng nhễ nhại. Em tưởng mình hoa mắt, bèn tháo kính ra, lau lại cho sáng. Đúng rồi! Cô mặc chiếc quần rất thời thượng, màu xanh rằn ry, có túi bắt gà ở đầu gối. Chân đi đôi giầy thể thao màu trắng, lấm bùn. Cô đang vất vả trèo lên dốc. Gái Mèo ngon thế này cơ á? Em thoáng rùng mình. Tưởng tượng ra đêm hội. Em và cô ấy, rìu nhau ra chỗ kia, chốn bỏ nhân gian, rời xa trần thế. Em nhìn như nuốt chửng. Cách em độ mươi mét, cô ấy ngẩng đầu lên nhìn em. Em suýt tè ra quần. Trông quen quá, ai như ca sỹ Thu Phương. Cô ấy hờ hững lướt qua em rồi lại tiếp tục cắm cúi lên dốc. Ánh mắt lạnh lùng khinh miệt như thế chỉ có ở những người nổi tiếng.
    Em cứ băn khoăn tự hỏi:" Cô ấy lên đây làm gì? Cô ấy có tham gia đêm nay không? Cô ấy trốn chạy thực tế ư? Cô ấy sẽ chọn ai?" Hỏi chán rồi tự trả lời" Đã lên đây. nhất định cô ấy sẽ chọn một thằng Mèo. Thằng ấy chắc phải Cao, To, Đen, Hôi. Cả đời không đánh răng. Người ngợm cả tháng chẳng tắm táp. Quần áo cả năm chẳng giặt giũ".Thôi, mặc kệ cô với đời, em chẳng nghĩ nữa.
    Dân du lịch, ngoài bọn em ra, chẳng thấy ai. Có 3 cậu phóng viên tự do lên đây săn ảnh. Gặp bọn em, hi hí cười nói. Ngắm nghía mấy con xe dã chiến. Ao ước mình là chủ nhân.
    Buổi chiều, chợ vẫn vắng ngắt. Chiếc xe ô tô ban sáng gặp lại xuất hiện. Vài người bước xuống. Em chợt nhận ra cậu bạn trong số đó. Cậu ta làm đạo diễn điện ảnh. Cậu ta bảo:" Sáng nay trên xe tao nhìn thấy mày, không dám gọi, sợ phải đi ăn giỗ". Cậu ta nói tiếp:" Tao lên làm phim Truyện tình bên vách đá. Thu Phương vào vai chính" Cậu ta giải thích rồi chỉ tay về phía xa, nơi có cô gái đang ngồi. Em khẽ à lên một tiếng.
    Chập tối, có một chú đại uý công an vào phòng. Chú là người Kinh. Chú yêu cầu đăng ký tạm trú. Thu mỗi người 20 nghìn lệ phí. Mười nghìn cho mỗi chiếc xe máy.Chú bảo: " Sao không sang phòng anh mà ở. Anh lấy rẻ thôi, 2 trăm". Bọn em nhìn nhau cười, bảo:"Thôi ở tạm đây cũng được".
    Chợ lác đác có người. Giữa chợ bập búng ánh lửa của nồi thắng cố đang sôi. Bắt đầu có không khí rồi đây!
    Chỉ trong tích tắc, bóng tối như tạm trốn dưới khe núi, chợt ùa lên, vây kín chợ. Trời tối om. Một vài ánh đèn nhoang nhoáng trên vách núi. Có nhiều tiếng bước chân, tiếng trượt chân, tiếng cành cây gãy, rì rào lầm bầm, vọng vào vách núi, bật ra. Nghe như thực, như hư. Em lấy đèn pin và bảo mọi người"Đi thôi". Cô gái đi cùng đang nằm trên giường, hỏi gióng ra:" Các ông đi hết thì tôi " táng" với ai?" Em đưa cho cô ấy quả dưa chuột và bảo:" cầm lấy, cho đỡ buồn?".
    Mấy thằng dò dẫm ra đến gĩưa chợ, chỗ ngọn lủa bập bùng. Định làm một bát thắng cố, uống vài bát rượu cho nó máu rồi làm gì thì làm. Đi chợ vùng cao, không ăn thắng cố thì chưa thể nói là đi chợ. Gần đấy vài thanh niên Mèo cũng đang ngồi uống im lìm trong bóng đêm. Nếu không nghe thấy tiếng chẹp môi thì không biết là đang uống rượu.
    Chúng em ngồi quanh nồi thắng cố. Có người ra đuổi, bảo thắng cố không bán, của đoàn làm phim. Chúng em ớ người. Cậu bạn đạo diễn chạy ra bảo:" Mặt mày trông cũng ngu ngu. Hay mày làm một vai quần chúng ngồi húp thắng cố uống rượu". Em bảo" ********* mày, tao lên đây là để làm diễn viên cho mày à"Đèn bỗng bật sáng choang. Đèn của đoàn làm phim. Em tranh thủ đảo mắt quanh chợ. Người không đông lắm. Họ ngồi từng nhóm năm ba người một. Có người uống rượu. Có người ngủ. Tuyệt nhiên chẳng thấy cô gái nào cả. Một vài nhóm ngồi gần đèn quá. Đứng dậy. Tìm chỗ khác riêng tư hơn.
    Thu Phương bắt đầu nhảy múa quanh nồi thắng cố. Tiếng máy quay phim rè rè. Em bảo mọi người:" Hay là các đôi đã tìm được nhau, đưa nhau xuống dưới khe kia rồi. Chỗ ấy có suối. Khát thì uống, bẩn thì rửa". Mọi người gật gù:" có lý, có lý"Dò dẫm mất nửa tiếng, mọi người xuống đến dưới khe. Tịch không một bóng người. Tiếng suối rì rào như kẻ tâm thần đang tự chuyện. Lại mất nửa tiếng mò mẫm bò lên. Chợ vẫn thế. Chỉ toàn đàn ông ngồi uống rượu suông.
    Nửa đêm, chợ có thêm người. Bắt đầu có đàn bà. Những người đàn bà dắt ngựa thồ đầy hàng. Lầm lũi đi. Trời tối như bưng. Họ đi không hề vấp. Con ngựa lốc cốc gõ móng đi phía sau.
    Chúng em khấp khởi mừng. Đến rồi đây. Sắp sướng nhé! Em chia "kẹo cao su" cho lũ bạn. Thằng nào thằng ấy hớn hở như bắt được vàng. Mắt mũi nhấp nháy như sao. Chia tay mỗi thằng mỗi ngả còn dặn" Mai kể lại nhé. Nhớ dùng Xeo- tốc nhé". Tiếng hô hô ha ha chìm dần vào bóng tối.
    Em ra đầu con dốc, nơi mọi người muốn vào chợ đều phải đi qua. Em đứng đấy, như lão gác cổng. Ánh mắt dò xét tìm mỹ nhân.
    Đàn bà đông dần. Chân quấn xà cạp, đầu đội khăn, đi dép quai hậu hoặc giầy bata Trung quốc. Ai trông cũng mệt mỏi, đờ đẫn. Đứng như thế hồi lâu, chả thấy ai nên hồn.Em lại mò vào trong chợ. Những người đàn bà đến sau, đang ý ới gọi người đàn ông của mình. Tiếng gọi, câu thưa lào rào. Vài người đàn bà đã tìm được người đàn ông. Họ trải tấm nilon xuống đất. Cẩn thận vuốt thật phẳng phiu, vuông vắn và quì xuống... bày hàng hoá mà con ngựa thồ đến. Em tí nữa thì phun ra câu chửi tục. Làm gì có chợ tình Kheo vai như từng mơ. Mà chỉ có chợ tiền Kheo vai. Những người đàn ông hồi đêm ngồi uống rượu chính là những người đi trước xí chỗ bán hàng. Đợi vợ mang hàng đến sau. Em thất vọng tràn trề. Vượt vài trăm cây số mà chỉ được xem cái chợ nửa âm nửa dương như thế này ư?
    Mấy anh em thất thểu quay lai phòng trọ. Cô bạn đi cùng đã ngáy pho pho. Tay vẫn cầm quả dưa chuột em đưa hồi tối.
    Sáng hôm sau bọn em quyết định về. Chợ đông nghìn nghịt. Người mua người bán tấp nập. Hàng hoá chủ yếu là nhu yếu phẩm, xuất xứ từ Trung quốc. Cậu phóng viên nhìn thấy em hỏi:" Về à? Hai thằng bạn tao nổi cáu về từ đêm hôm qua. Tao đành nán lại. Tý nữa chạy lên Lũng cú. Qua nhà vua Mèo Vương Chí Sình chớp vài nháy rồi xuống bản Lô lô làm vải kiểu gưỉ cho tạp chí Hàng không". Cậu ta vừa nói vừa giơ máy ảnh, lắc lắc:" Còn nguyên phim". Bất chợt em nhìn thấy, một ông già người Mèo, mặc quần áo chàm đã xờm rách, mặt đỏ hồng vì rượu, đầu lơ phơ vài xợi tóc, cắp con gà mái bên hông. Ngật ngưỡng bước vaò chợ. Đẹp chưa? Nguyên bản chưa? Cắp gà đi chơi chợ nhé. Nhanh lên, đốt hẳn một một cuộn phim nhé. Anh ban nhiếp ảnh cuống cả lên. Bấm loạn xạ. Em ghé tai bảo khẽ:" Này ông chụp gì thì chụp, nhớ dừng chụp chân lão ấy nhé". Cụ già Mèo hơ hơ cười, rít một hơi thuốc dài, nhả một đụm khói to, liêu xiêu bước đi bằng đôi giày thể thao màu đỏ hiệu Nike không biết lượm được của ai...
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Kenzo_girl đã ủng hộ.
    Singapore - East Meet West.
    Cảm giác của tôi khi bước xuống sân bay ở Singapore là sao sạch sẽ thế, nề nếp thế. Trước khi, tôi sang Singapore công tác, tôi đã đọc các tài liệu, sách báo về Singapore và cũng biết nó rất sạch sẽ nhưng những gì tôi nhìn thấy còn hơn cả trong trí tưởng tượng của tôi.
    Tuy nhiên, khi tôi mới tốt nghiệp ra đi làm ở Singapore, tôi rất ghét vì lúc đó còn rất trẻ, thích đi chơi, nhảy đầm, đàn đúm bạn bè nhưng hồi đó luật Singapore chặt chẽ lắm không như bây giờ đâu. Sau 1997, để thu hút tài chính và nguồn vốn từ HongKong sang vì Hong Kong trả về Trung Quốc cho nên giới tài phiệt có máu mặt phần lớn chuyển đại bản doanh ra khỏi HongKong. Một số nước như Canada, Singapore, Đài loan, Úc, Thailand, Indo và thậm chí cả Việt Nam đưa ra rất nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút dòng chất xám và tài chính này. Úc thì tuyên bố rùm beng ở Hong Kong " Úc là châu Á về địa lý nhưng môi trường sống và đầu tư rất châu Âu". Cái này ai cũng biết nhưng giống như CocaCola cứ phải quảng cáo để thu hút thêm khách hàng. Việt nam hồi đó các cụ cũng rục rịch đi đàm phán, kêu gọi đầu tư, thậm chí định dành riêng một khu đất ở Hải phòng, Cam Ranh hoặc Phú Quốc cho bọn nó phát triển đặc khu nhưng vì lí do nào đó nên không thành. (Tin này không được kiểm chứng nhé, vì thông tin Việt Nam không công bố chỉ có thông tin một chiều). Lee Quan Yu ( Lý Quang Diệu) của Singapore thì bay đi bay lại HongKong liên tục để vận động.
    Nói chung, tôi rất ấn tượng về Singapore. Một hòn đảo không có tài nguyên gì cả nơi giành cho lục lâm thảo khấu, hải tặc cướp biển cư ngụ thế kỷ trước, nhờ quản lý khôn khéo đã trở thành một quốc gia thịnh vượng có tiếng nói trong cộng đồng châu Á và thế giới. Ngay như hai loại tài nguyên căn bản nhất là nước và điện sinh hoạt cũng phải mua của Malaysia và Indonesia.
    Tuy nhiên, dân trí Singapore rất cao, ngày nay các nghề lao động chân tay chủ yếu do các nguồn lao động rẻ mạt ở các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, Ấn độ, Banladesh sang làm việc. Nếu bạn đứng ở cửa khẩu giữa Malaysia và Singapore bạn sẽ thấy buổi sáng một đoàn người đông, đổ từ Malay qua, buổi chiều ngược lại.
    Đất nước Singapore sạch sẽ, có thể nói vào loại sạch sẽ nhất trên thế giới này. Con người Singapore hiền hoà, dễ mến và hay giúp đỡ.
    Khi tôi học cao học quản trị kinh doanh chuyên nghành quản lí toàn cầu (global management) và đi sâu nghiên cứu về châu Á (Asian Studies) tôi có dịp được gặp gỡ những nhà tỉ phú giầu nhất Châu Á, trong đó có ông Quak Leng Beng, tôi mới thấy ông quả là con người tuyệt vời, hoà hao, phong nhã, lich thiệp, khiêm tốn. Ông làm ăn rất giỏi, đầu tư sắc bén. Ông mua rất nhiều bất động sản và khách sạn trên khắp thế giới, trong đó có cả vài cái 5 sao ở New York. Ông còn biết chơi nhiều loại nhạc cụ và có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng. Hiện tôi, vẫn giữ một đĩa nhạc do ông tặng. Con trai ông lúc trưóc học BU ở Boston. Khi chúng tôi đi làm dự án khảo sát tình hình thực tế ở châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong, Trung Quốc Đại Lục, Thailand, Singapore và Malaysia. Ông đã cho cả đòan chúng tôi ở khách sạn của ông không mất tiền, cả tuần lễ liền ở Singapore.
    Ngoài ra, điều nữa tôi thấy tại sao Singapore phát triển như ngày hôm nay là tôi có xem chương trình thi học sinh giỏi của Sing, ai đưọc nhất nhì ba sẽ được những khoản học bổng bao gồm ăn ở do nhà nước trả, có thể chọn đi học ở bất kỳ trường ĐH nổi tiếng nào. Sau khi tốt nghiệp về nước sẽ được sắp xếp công việc theo đúng khả năng và có đường tiến thân rất cao. Phần lớn các quan chức điều hành của Sing là như vậy. Goh Chok Tong ( thủ tướng đương nhiệm) cũng vậy. Chính vì vậy không ai dám nghi ngờ khả năng quản lý đất nước của họ bởi vì họ là những con người tài hoa lỗi lạc.
    Tôi đã đi đến sân vận động nghe Goh Chok Tong phát biểu trong ngày lễ độc lập và thấy ông là một nhà lãnh đạo xuất thần (charismatic leader). ông có thể phát biểu bằng nhiều thứ tiếng và trong nhiều giờ liền.
    Singapore là một nước như vậy. Có thể nói là một sự kết hợp hài hoà giữa phương Đông và phương Tây ( where East meets West). Sing là một nước đa văn hoá, đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Malay là ngôn ngữ chính ( official language), English là ngôn ngữ thông dụng hay hành chính, tiếng Trung cả Quảng Đông, Phổ thông, Triều châu, v...v, và tiếng Ấn độ (chủ yếu là một số ngôn ngữ địa phương miền nam Ấn)
    Để nói về Sing tôi có thể nói cả ngày nhưng vì thời gian có hạn cho nên xin tạm dừng ở đây. Tất cả những thông tin trên chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, được nhìn nhận và quan sát dưới con mắt của tôi, trong một gia đoạn nhất định cho nên không thể không có thiếu xót, và cũng không phản ánh một thành kiến hay quan điểm chính trị nào , chỉ là thông tin tham khảo bên cạnh những nguồn thông tin chính thức khác mà bạn có thể đọc được trên các phương tiện truyền thông khác như tivi, báo đài, v..v.
    Chúc các bạn vui!
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Kenzo_girl đã ủng hộ.
    Singapore - East Meet West.
    Cảm giác của tôi khi bước xuống sân bay ở Singapore là sao sạch sẽ thế, nề nếp thế. Trước khi, tôi sang Singapore công tác, tôi đã đọc các tài liệu, sách báo về Singapore và cũng biết nó rất sạch sẽ nhưng những gì tôi nhìn thấy còn hơn cả trong trí tưởng tượng của tôi.
    Tuy nhiên, khi tôi mới tốt nghiệp ra đi làm ở Singapore, tôi rất ghét vì lúc đó còn rất trẻ, thích đi chơi, nhảy đầm, đàn đúm bạn bè nhưng hồi đó luật Singapore chặt chẽ lắm không như bây giờ đâu. Sau 1997, để thu hút tài chính và nguồn vốn từ HongKong sang vì Hong Kong trả về Trung Quốc cho nên giới tài phiệt có máu mặt phần lớn chuyển đại bản doanh ra khỏi HongKong. Một số nước như Canada, Singapore, Đài loan, Úc, Thailand, Indo và thậm chí cả Việt Nam đưa ra rất nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút dòng chất xám và tài chính này. Úc thì tuyên bố rùm beng ở Hong Kong " Úc là châu Á về địa lý nhưng môi trường sống và đầu tư rất châu Âu". Cái này ai cũng biết nhưng giống như CocaCola cứ phải quảng cáo để thu hút thêm khách hàng. Việt nam hồi đó các cụ cũng rục rịch đi đàm phán, kêu gọi đầu tư, thậm chí định dành riêng một khu đất ở Hải phòng, Cam Ranh hoặc Phú Quốc cho bọn nó phát triển đặc khu nhưng vì lí do nào đó nên không thành. (Tin này không được kiểm chứng nhé, vì thông tin Việt Nam không công bố chỉ có thông tin một chiều). Lee Quan Yu ( Lý Quang Diệu) của Singapore thì bay đi bay lại HongKong liên tục để vận động.
    Nói chung, tôi rất ấn tượng về Singapore. Một hòn đảo không có tài nguyên gì cả nơi giành cho lục lâm thảo khấu, hải tặc cướp biển cư ngụ thế kỷ trước, nhờ quản lý khôn khéo đã trở thành một quốc gia thịnh vượng có tiếng nói trong cộng đồng châu Á và thế giới. Ngay như hai loại tài nguyên căn bản nhất là nước và điện sinh hoạt cũng phải mua của Malaysia và Indonesia.
    Tuy nhiên, dân trí Singapore rất cao, ngày nay các nghề lao động chân tay chủ yếu do các nguồn lao động rẻ mạt ở các nước láng giềng như Malaysia, Indonesia, Ấn độ, Banladesh sang làm việc. Nếu bạn đứng ở cửa khẩu giữa Malaysia và Singapore bạn sẽ thấy buổi sáng một đoàn người đông, đổ từ Malay qua, buổi chiều ngược lại.
    Đất nước Singapore sạch sẽ, có thể nói vào loại sạch sẽ nhất trên thế giới này. Con người Singapore hiền hoà, dễ mến và hay giúp đỡ.
    Khi tôi học cao học quản trị kinh doanh chuyên nghành quản lí toàn cầu (global management) và đi sâu nghiên cứu về châu Á (Asian Studies) tôi có dịp được gặp gỡ những nhà tỉ phú giầu nhất Châu Á, trong đó có ông Quak Leng Beng, tôi mới thấy ông quả là con người tuyệt vời, hoà hao, phong nhã, lich thiệp, khiêm tốn. Ông làm ăn rất giỏi, đầu tư sắc bén. Ông mua rất nhiều bất động sản và khách sạn trên khắp thế giới, trong đó có cả vài cái 5 sao ở New York. Ông còn biết chơi nhiều loại nhạc cụ và có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng. Hiện tôi, vẫn giữ một đĩa nhạc do ông tặng. Con trai ông lúc trưóc học BU ở Boston. Khi chúng tôi đi làm dự án khảo sát tình hình thực tế ở châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong, Trung Quốc Đại Lục, Thailand, Singapore và Malaysia. Ông đã cho cả đòan chúng tôi ở khách sạn của ông không mất tiền, cả tuần lễ liền ở Singapore.
    Ngoài ra, điều nữa tôi thấy tại sao Singapore phát triển như ngày hôm nay là tôi có xem chương trình thi học sinh giỏi của Sing, ai đưọc nhất nhì ba sẽ được những khoản học bổng bao gồm ăn ở do nhà nước trả, có thể chọn đi học ở bất kỳ trường ĐH nổi tiếng nào. Sau khi tốt nghiệp về nước sẽ được sắp xếp công việc theo đúng khả năng và có đường tiến thân rất cao. Phần lớn các quan chức điều hành của Sing là như vậy. Goh Chok Tong ( thủ tướng đương nhiệm) cũng vậy. Chính vì vậy không ai dám nghi ngờ khả năng quản lý đất nước của họ bởi vì họ là những con người tài hoa lỗi lạc.
    Tôi đã đi đến sân vận động nghe Goh Chok Tong phát biểu trong ngày lễ độc lập và thấy ông là một nhà lãnh đạo xuất thần (charismatic leader). ông có thể phát biểu bằng nhiều thứ tiếng và trong nhiều giờ liền.
    Singapore là một nước như vậy. Có thể nói là một sự kết hợp hài hoà giữa phương Đông và phương Tây ( where East meets West). Sing là một nước đa văn hoá, đa sắc tộc, đa ngôn ngữ. Malay là ngôn ngữ chính ( official language), English là ngôn ngữ thông dụng hay hành chính, tiếng Trung cả Quảng Đông, Phổ thông, Triều châu, v...v, và tiếng Ấn độ (chủ yếu là một số ngôn ngữ địa phương miền nam Ấn)
    Để nói về Sing tôi có thể nói cả ngày nhưng vì thời gian có hạn cho nên xin tạm dừng ở đây. Tất cả những thông tin trên chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, được nhìn nhận và quan sát dưới con mắt của tôi, trong một gia đoạn nhất định cho nên không thể không có thiếu xót, và cũng không phản ánh một thành kiến hay quan điểm chính trị nào , chỉ là thông tin tham khảo bên cạnh những nguồn thông tin chính thức khác mà bạn có thể đọc được trên các phương tiện truyền thông khác như tivi, báo đài, v..v.
    Chúc các bạn vui!
  6. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của netwalker@ thấy chạnh lòng...
    Tôi cũng thích mỗi nơi tôi đến thăm đều lưu lại đủ thời gian để hoà nhập với local people, nhìn nhận thành phố, điểm đến với tất cả những gì nó vốn có, cảm nhận được nhịp sống hàng ngày của nó; thế mới khoái! Chứ cưỡi ngựa xem hoa và thăm viếng qua loa, nhất lại lóc cóc đi theo ông/bà tour guide nào đó thì thật là tiếc hùi hụi...
  7. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của netwalker@ thấy chạnh lòng...
    Tôi cũng thích mỗi nơi tôi đến thăm đều lưu lại đủ thời gian để hoà nhập với local people, nhìn nhận thành phố, điểm đến với tất cả những gì nó vốn có, cảm nhận được nhịp sống hàng ngày của nó; thế mới khoái! Chứ cưỡi ngựa xem hoa và thăm viếng qua loa, nhất lại lóc cóc đi theo ông/bà tour guide nào đó thì thật là tiếc hùi hụi...
  8. britneybritney

    britneybritney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    4.404
    Đã được thích:
    0
    Brit chào các anh chị và các cô chú,
    hì không biết có cô nào ko nhưng chắc chắn phải chào chú @netwalker = chú rồi Cháu viết bài sau đây về một nơi cháu có thể nói 99,9% rằng ngoài gia đình nhà cháu chắc chưa ai la` nguoi VN đặt chân đến, đó không phải là một nơi tuyệt vời như thiên đàng, hoàn toàn ngược lại, nó là một nơi xa xôi hẻo lánh, xa tít mù tắp, nghèo nàn lạc hậu nhưng cũng có rất nhiều điều thú vị . Nước đó nghe cái tên cũng có khi chả ai biết - chính cái nước Brit đang để ở trong profile của mình - Sierra Leone. Brit cũng xin nói luôn, bây giờ rất khuya rồi, cháu ko ngủ được mà chủ đề này quá hay làm cháu muốn viết về một kỷ niệm của mình mà thôi. Có lẽ nó sẽ ko mang nhiều thông tin về con người, văn hoá mà nó chỉ là một kỷ niệm của Brit, kỷ niệm về những nơi Brit đã đến..
    À mà Brit cũng đã về VN một thời gian khá lâu rồi nên tất cả còn lại cũng chỉ còn rất ít thôi... Chuyện 9 năm về trước.... con đường đến Châu phi và về nhà...
    Khi còn bé Brit vốn là một người rất nhút nhát và không dám bắt chuyện với người lạ, vì vậy Brit chỉ có 2 bạn rất thân (từ hồi còn bé tẹo tèo teo), còn lại thì chỉ biết thôi, ko thích nói chuyện lắm, nhát quá mà Đột nhiên vào 1 hôm năm lớp 2, bố mẹ nói rằng "Nhà mình sẽ phải sống ở nước ngoài 2 năm con ạ" ... Thật sự lúc đó còn quá nhỏ, chắc mọi người cũng tưởng tượng được cảm giác của Brit lúc đó. Háo hức vì sẽ được ra nước ngoài (lúc đó chỉ nghe đến từ nước ngoài là sướng lắm rồi, Brit hoàn toàn ko biết những gì đang đợi mình ở phía trước), nhưng một phần cũng rất lo, vì ở VN mình đã ít bạn như vậy rồi, sang nước ngoài mình sẽ chơi với ai, sống thế nào với cái tình ngượng ngùng? (Brit từ bé cũng biết lo lắng hơn các bạn cùng tuổi rồi) Ở nhà mình có 1 người anh trai hết mực cưng chiều, lúc nào cũng chơi với mình, sang đấy mình có ai? Cũng có lúc khóc oà nằng nằng đòi ở nhà với anh và ông bà ngoại, nhưng anh Brit lúc đó mới chỉ học lớp 12, ko thể nuôi em được, ông bà thì cũng đã già yếu, lo cho ông bà thôi cũng đã đủ mệt, làm sao trông coi thêm được 1 đứa cháu mới chỉ có 8 tuổi? Vậy là phải lên đường với những cảm xúc lẫn lộn
    À trước khi đi khoảng 1 tuần, Quỹ nhi đồng Anh - cơ quan bố có tổ chức chia tay và tất nhiên, Brit cũng đi theo rồi. Mọi người nói, "Cháu dũng cảm quá, đi sang nước ngoài có sợ ko?" Hì quá hồn nhiên Brit trả lời "Cháu vừa thích đi vừa thích ở nhà, giá như phân thân ra được thì tốt nhỉ?" Có lẽ cái làm Brit thích thú nhất là bố mẹ động viên "Sang nước ngoài con sẽ có cơ hội nói tiếng Anh đấy!" Tiếng Anh vốn là sở thích của tôi, ko biết sao mà từ cái hồi 3 tuổi, vớ được quyển sách tiếng Anh của anh mà Brit mân mê suốt, còn nhớ nằng nặc đòi bố mua English 4 Children về học .... bố mẹ cũng biết lợi dụng cái sở thích đấy của Brit mà động viên...
    Ngày lên đường... phải chia tay mọi người từ khi ra khỏi nhà, ko được đến sân bay rồi mới chia tay. Hôm đó họ hàng đến đủ cả vì gia đình sẽ đi trong 2 năm mà, 1 thời gian cũng ko ngắn lắm đâu Ông bà đều dặn dò bố mẹ rất nhiều điều, chỉ có anh Brit nói với Brit mỗi 1 câu đùa "Sang đấy ko được ham chơi quá mà quên anh nhé " Câu nói đùa của anh Brit, người mà Brit yêu quý nhất đấy làm Brit ko thể nào ko khóc oà được, mặc dù chỉ 1 giây trước đó còn rất hào hứng mình sắp được lên máy bay . Lên xe rồi vẫn khóc nằng nặc đòi ở lại. Thế rồi cái niềm vui lần đầu tiên bước lên máy bay ấy cũng đã làm tôi quên mất câu nói của anh đi... Trên đường đến cái nước Sierra Leone này thì cũng dừng lại ở 2 nước là Thailand và France, mỗi nước ở chơi 1 tuần...
    Thailand... cũng chẳng khác gì VN cả, ấn tượng đầu tiên là như vậy. Brit nói tiếng Việt, gặp chủ yếu là người Việt, người quen của bố. Được đi thăm các chùa chiền của Thái rất đẹp, cả ngày mới xem hết cái chùa Vàng và máy cái chùa ở đó, được ngồi trên cái xe gì của nó ý, lâu quá ko còn nhớ được tên nữa rồi. Hình như nó cũng giống cái xe lam của VN nhưng hiện đại hơn, Brit cũng chẳng nhớ nó như thế nào nữa nhưng ở TL người ta đi lại bằng cái đó rất nhiều, rồi còn được đi ăn các món ăn cay rất ngon (Brit từ bé đã nghiện ăn cay rồi ). À còn có một cái rất hay là đứng trên cầu vượt nhìn xuống xe máy đi vèo vèo nữa chứ! Ôi nó đã cách đây 9 năm rồi nên ... hơi lạc hậu 1 chút hihi Có lẽ ở Thái rẻ hay sao ý nhỉ, theo Brit nhớ thì bố mẹ mua cho rất nhiều quần áo đẹp, ko biết có phải nịnh để bớt nhớ nhà ko
    Sang Pháp, bước xuống sân bay lạnh cóng à, ra khỏi sân bay một cái là lên taxi về khách sạn luôn. Brit còn nhớ là hồi đó rất khó kiếm 1 khách sạn, mọi nơi đều đã kín đặc rồi, mà bố Brit lại cố kiếm 1 khách sạn hoặc nhà nghỉ do người Việt làm quản lý vì cả Brit lẫn mẹ đều ko biết tiếng Pháp. Đi rất nhiều nơi, trong cuốn sổ của Brit ghi 9h sáng xuống sân bay thì gần 1h chiều mới đến được cái nhà nghỉ cuối cùng - nơi tạm trú trong vòng 7 ngày sắp tới. Hic cái nhà này cũng chỉ còn mỗi 1 phòng, thế cũng đủ hiểu là nó ko tiện nghi = các phòng khác mà lúc đó lạnh lắm, phòng ko bật máy sưởi nên chẳng bao giờ ngủ được cho ngon lành cả. Cái thời gian ở Pháp cũng vui ghê, đi chơi đủ mọi nơi. Vì hồi trước bố Brit có học ở Pháp 1 thời gian khá lâu nên thông thạo tiếng và các đường nên cũng đỡ. Được đi xem Tháp Eiffel (correctly spelled???), nhất là buổi tối đèn sáng trưng, trong con mắt của 1 đứa trẻ 8 tuổi thì cái thời gian ở Pháp như 1 thiên đường. Nói chung là bao nhiêu places of interest ở Paris thì đều đi cả, nhà thờ đức bà Notre Dame, đứng trước toàn thị chính, trung tâm thương mại to đùng, đứng trên điểm số 0 - điểm chính giữa nước Pháp. Trong album còn có một nơi là Porte d''Italie. ()
    Nếu Brit ko nhầm thì ở Paris có rất nhiều cổng, và đây là công Italie. Xin lỗi mọi người nếu Brit có nhầm nhọt gì nhé, bây giờ khuya quá ko thể đánh thức bố mẹ dậy hỏi đây là đâu được. Khải hoàn môn (có đúng nó tên là thế ko nhỉ ) Champs d''Elise cũng rất to và hoành tráng Ở đây Brit được ăn món khoai tây chiên rất ngon, ko nhớ cái tên hiệu của nó là gì nữa nhưng mà Brit ăn liền 2 túi, à ko phải túi, cái giống như Vn hay đựng bi zon zon ý. À hình như nước pháp rất nổi tiếng với hạt dẻ? Brit cũng nhớ là mình ăn rất nhiều hạt dẻ nữa!
    À Brit còn nhớ trước các siêu thị của Pháp có những hmmmmmmmmz... ko biết gọi nó là gì nữa nhưng nó là 1 cái ô kính, trong đó có những con thú rất xinh, nó mở ra mở vào, mỗi lần nó làm 1 động tác hay lắm, ánh đèn rực rỡ, ai cũng thích xem ý, trong ảnh của Brit có rất nhiều trẻ con đứng xem, còn có cả người lớn nữa. Nhưng 1 danh từ riêng định nghĩa cái này thì Brit chịu rồi, ko thể nhớ được. Hồi Brit sang Pháp là gần Christmas nên mọi thứ cũng đẹp hơn, trang hoàng hơn. Ở Pháp cũng có món chocolate rất ngon, đặc biệt là nó được làm theo hình này hình nọ rồi gói lại trông rất hấp dẫn (mong mọi người đọc với cảm xúc bé lại, của 1 đứa bé mới học lớp 2 thôi thì mới cảm nhận được niềm vui sướng của em). Sang Pháp em ko nói được gì, vì 1 chữ bẻ đôi cũng ko biết, nhưng nói với bố mẹ thì rất lắm, lại còn nói nhanh nữa, hồi bé Brit trông rất đáng yêu nên mỗi lần đến cửa hàng nào là chủ cửa hàng đấy cũng khen, đi qua đường cũng có người khen lại làm em càng thích thú hơn .
    Air France là một trong những hãng hàng không để lại nhiều ấn tượng nhất Bắt đầu từ lúc chờ ở sân bay, tự nhiên thấy tên nhà mình bị réo lên Có chuyện gì sảy ra vậy thế??? Cả nhà đành phải đi hỏi, mang theo 1 đống hành lý cồng kềnh. Không biết sao lần đó, nhà em được lên ngồi ở Business Class, vé Liên Hiệp Quốc đặt chỉ là Economics Class thôi. Một bất ngờ thú vị ... Một câu nói của cô tiếp viên. Trong lúc đi phát nước uống, cô ý khen Brit rằng "Cô bé đáng yêu quá" Brit nhìn cô ý với một ánh mắt tò mò ko biết cô nói gì, rồi quay sang bố "Bố ơi cô ý nói gì?" Cô ý đúng là một người tiếp viên tốt, cô ý ko biết tiếng Việt nhưng bắt chước giọng em giống lắm "Bố ơi cô ý nói gì?" Tất nhiên 1 người ko biết tiếng Việt chỉ nói lại theo 1 đứa trẻ thì nghe rất buồn cười rồi. Câu nói của cô ý làm cho những người xung quanh cười ồ, còn em thì xấu hổ thế, nhưng cũng cười tít mắt em được các cô chú tiếp viên dẫn đi thăm quan máy bay Thật đấy! Vui lắm, được các cô chú cho rất nhiều thú bông và nước hoa - làm cho những đứa trẻ xung quanh thèm muốn! .... Đó là lần đầu tiên em đặt chân đến 1 nước châu Âu, được tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn mới, những con người mới!
    ... Gần 2h rồi, mai Brit phải học từ rất sớm nên tốt nhất Brit nên đi ngủ. Em sẽ tiếp tục với bài viết của mình sau. Còn rất nhiều chuyện để nói, hì, cũng là 1 cơ hội cho Brit ôn lại những kỷ niệm của mình, phải viết ra ko về sau càng ngày quên càng nhiều thì chết Để em tìm 1 cái ảnh ở Pháp up lên đây cho vui :D
    So close no matter how far... I have you in my heart and nothing else matters... :x
  9. britneybritney

    britneybritney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    4.404
    Đã được thích:
    0
    Brit chào các anh chị và các cô chú,
    hì không biết có cô nào ko nhưng chắc chắn phải chào chú @netwalker = chú rồi Cháu viết bài sau đây về một nơi cháu có thể nói 99,9% rằng ngoài gia đình nhà cháu chắc chưa ai la` nguoi VN đặt chân đến, đó không phải là một nơi tuyệt vời như thiên đàng, hoàn toàn ngược lại, nó là một nơi xa xôi hẻo lánh, xa tít mù tắp, nghèo nàn lạc hậu nhưng cũng có rất nhiều điều thú vị . Nước đó nghe cái tên cũng có khi chả ai biết - chính cái nước Brit đang để ở trong profile của mình - Sierra Leone. Brit cũng xin nói luôn, bây giờ rất khuya rồi, cháu ko ngủ được mà chủ đề này quá hay làm cháu muốn viết về một kỷ niệm của mình mà thôi. Có lẽ nó sẽ ko mang nhiều thông tin về con người, văn hoá mà nó chỉ là một kỷ niệm của Brit, kỷ niệm về những nơi Brit đã đến..
    À mà Brit cũng đã về VN một thời gian khá lâu rồi nên tất cả còn lại cũng chỉ còn rất ít thôi... Chuyện 9 năm về trước.... con đường đến Châu phi và về nhà...
    Khi còn bé Brit vốn là một người rất nhút nhát và không dám bắt chuyện với người lạ, vì vậy Brit chỉ có 2 bạn rất thân (từ hồi còn bé tẹo tèo teo), còn lại thì chỉ biết thôi, ko thích nói chuyện lắm, nhát quá mà Đột nhiên vào 1 hôm năm lớp 2, bố mẹ nói rằng "Nhà mình sẽ phải sống ở nước ngoài 2 năm con ạ" ... Thật sự lúc đó còn quá nhỏ, chắc mọi người cũng tưởng tượng được cảm giác của Brit lúc đó. Háo hức vì sẽ được ra nước ngoài (lúc đó chỉ nghe đến từ nước ngoài là sướng lắm rồi, Brit hoàn toàn ko biết những gì đang đợi mình ở phía trước), nhưng một phần cũng rất lo, vì ở VN mình đã ít bạn như vậy rồi, sang nước ngoài mình sẽ chơi với ai, sống thế nào với cái tình ngượng ngùng? (Brit từ bé cũng biết lo lắng hơn các bạn cùng tuổi rồi) Ở nhà mình có 1 người anh trai hết mực cưng chiều, lúc nào cũng chơi với mình, sang đấy mình có ai? Cũng có lúc khóc oà nằng nằng đòi ở nhà với anh và ông bà ngoại, nhưng anh Brit lúc đó mới chỉ học lớp 12, ko thể nuôi em được, ông bà thì cũng đã già yếu, lo cho ông bà thôi cũng đã đủ mệt, làm sao trông coi thêm được 1 đứa cháu mới chỉ có 8 tuổi? Vậy là phải lên đường với những cảm xúc lẫn lộn
    À trước khi đi khoảng 1 tuần, Quỹ nhi đồng Anh - cơ quan bố có tổ chức chia tay và tất nhiên, Brit cũng đi theo rồi. Mọi người nói, "Cháu dũng cảm quá, đi sang nước ngoài có sợ ko?" Hì quá hồn nhiên Brit trả lời "Cháu vừa thích đi vừa thích ở nhà, giá như phân thân ra được thì tốt nhỉ?" Có lẽ cái làm Brit thích thú nhất là bố mẹ động viên "Sang nước ngoài con sẽ có cơ hội nói tiếng Anh đấy!" Tiếng Anh vốn là sở thích của tôi, ko biết sao mà từ cái hồi 3 tuổi, vớ được quyển sách tiếng Anh của anh mà Brit mân mê suốt, còn nhớ nằng nặc đòi bố mua English 4 Children về học .... bố mẹ cũng biết lợi dụng cái sở thích đấy của Brit mà động viên...
    Ngày lên đường... phải chia tay mọi người từ khi ra khỏi nhà, ko được đến sân bay rồi mới chia tay. Hôm đó họ hàng đến đủ cả vì gia đình sẽ đi trong 2 năm mà, 1 thời gian cũng ko ngắn lắm đâu Ông bà đều dặn dò bố mẹ rất nhiều điều, chỉ có anh Brit nói với Brit mỗi 1 câu đùa "Sang đấy ko được ham chơi quá mà quên anh nhé " Câu nói đùa của anh Brit, người mà Brit yêu quý nhất đấy làm Brit ko thể nào ko khóc oà được, mặc dù chỉ 1 giây trước đó còn rất hào hứng mình sắp được lên máy bay . Lên xe rồi vẫn khóc nằng nặc đòi ở lại. Thế rồi cái niềm vui lần đầu tiên bước lên máy bay ấy cũng đã làm tôi quên mất câu nói của anh đi... Trên đường đến cái nước Sierra Leone này thì cũng dừng lại ở 2 nước là Thailand và France, mỗi nước ở chơi 1 tuần...
    Thailand... cũng chẳng khác gì VN cả, ấn tượng đầu tiên là như vậy. Brit nói tiếng Việt, gặp chủ yếu là người Việt, người quen của bố. Được đi thăm các chùa chiền của Thái rất đẹp, cả ngày mới xem hết cái chùa Vàng và máy cái chùa ở đó, được ngồi trên cái xe gì của nó ý, lâu quá ko còn nhớ được tên nữa rồi. Hình như nó cũng giống cái xe lam của VN nhưng hiện đại hơn, Brit cũng chẳng nhớ nó như thế nào nữa nhưng ở TL người ta đi lại bằng cái đó rất nhiều, rồi còn được đi ăn các món ăn cay rất ngon (Brit từ bé đã nghiện ăn cay rồi ). À còn có một cái rất hay là đứng trên cầu vượt nhìn xuống xe máy đi vèo vèo nữa chứ! Ôi nó đã cách đây 9 năm rồi nên ... hơi lạc hậu 1 chút hihi Có lẽ ở Thái rẻ hay sao ý nhỉ, theo Brit nhớ thì bố mẹ mua cho rất nhiều quần áo đẹp, ko biết có phải nịnh để bớt nhớ nhà ko
    Sang Pháp, bước xuống sân bay lạnh cóng à, ra khỏi sân bay một cái là lên taxi về khách sạn luôn. Brit còn nhớ là hồi đó rất khó kiếm 1 khách sạn, mọi nơi đều đã kín đặc rồi, mà bố Brit lại cố kiếm 1 khách sạn hoặc nhà nghỉ do người Việt làm quản lý vì cả Brit lẫn mẹ đều ko biết tiếng Pháp. Đi rất nhiều nơi, trong cuốn sổ của Brit ghi 9h sáng xuống sân bay thì gần 1h chiều mới đến được cái nhà nghỉ cuối cùng - nơi tạm trú trong vòng 7 ngày sắp tới. Hic cái nhà này cũng chỉ còn mỗi 1 phòng, thế cũng đủ hiểu là nó ko tiện nghi = các phòng khác mà lúc đó lạnh lắm, phòng ko bật máy sưởi nên chẳng bao giờ ngủ được cho ngon lành cả. Cái thời gian ở Pháp cũng vui ghê, đi chơi đủ mọi nơi. Vì hồi trước bố Brit có học ở Pháp 1 thời gian khá lâu nên thông thạo tiếng và các đường nên cũng đỡ. Được đi xem Tháp Eiffel (correctly spelled???), nhất là buổi tối đèn sáng trưng, trong con mắt của 1 đứa trẻ 8 tuổi thì cái thời gian ở Pháp như 1 thiên đường. Nói chung là bao nhiêu places of interest ở Paris thì đều đi cả, nhà thờ đức bà Notre Dame, đứng trước toàn thị chính, trung tâm thương mại to đùng, đứng trên điểm số 0 - điểm chính giữa nước Pháp. Trong album còn có một nơi là Porte d''Italie. ()
    Nếu Brit ko nhầm thì ở Paris có rất nhiều cổng, và đây là công Italie. Xin lỗi mọi người nếu Brit có nhầm nhọt gì nhé, bây giờ khuya quá ko thể đánh thức bố mẹ dậy hỏi đây là đâu được. Khải hoàn môn (có đúng nó tên là thế ko nhỉ ) Champs d''Elise cũng rất to và hoành tráng Ở đây Brit được ăn món khoai tây chiên rất ngon, ko nhớ cái tên hiệu của nó là gì nữa nhưng mà Brit ăn liền 2 túi, à ko phải túi, cái giống như Vn hay đựng bi zon zon ý. À hình như nước pháp rất nổi tiếng với hạt dẻ? Brit cũng nhớ là mình ăn rất nhiều hạt dẻ nữa!
    À Brit còn nhớ trước các siêu thị của Pháp có những hmmmmmmmmz... ko biết gọi nó là gì nữa nhưng nó là 1 cái ô kính, trong đó có những con thú rất xinh, nó mở ra mở vào, mỗi lần nó làm 1 động tác hay lắm, ánh đèn rực rỡ, ai cũng thích xem ý, trong ảnh của Brit có rất nhiều trẻ con đứng xem, còn có cả người lớn nữa. Nhưng 1 danh từ riêng định nghĩa cái này thì Brit chịu rồi, ko thể nhớ được. Hồi Brit sang Pháp là gần Christmas nên mọi thứ cũng đẹp hơn, trang hoàng hơn. Ở Pháp cũng có món chocolate rất ngon, đặc biệt là nó được làm theo hình này hình nọ rồi gói lại trông rất hấp dẫn (mong mọi người đọc với cảm xúc bé lại, của 1 đứa bé mới học lớp 2 thôi thì mới cảm nhận được niềm vui sướng của em). Sang Pháp em ko nói được gì, vì 1 chữ bẻ đôi cũng ko biết, nhưng nói với bố mẹ thì rất lắm, lại còn nói nhanh nữa, hồi bé Brit trông rất đáng yêu nên mỗi lần đến cửa hàng nào là chủ cửa hàng đấy cũng khen, đi qua đường cũng có người khen lại làm em càng thích thú hơn .
    Air France là một trong những hãng hàng không để lại nhiều ấn tượng nhất Bắt đầu từ lúc chờ ở sân bay, tự nhiên thấy tên nhà mình bị réo lên Có chuyện gì sảy ra vậy thế??? Cả nhà đành phải đi hỏi, mang theo 1 đống hành lý cồng kềnh. Không biết sao lần đó, nhà em được lên ngồi ở Business Class, vé Liên Hiệp Quốc đặt chỉ là Economics Class thôi. Một bất ngờ thú vị ... Một câu nói của cô tiếp viên. Trong lúc đi phát nước uống, cô ý khen Brit rằng "Cô bé đáng yêu quá" Brit nhìn cô ý với một ánh mắt tò mò ko biết cô nói gì, rồi quay sang bố "Bố ơi cô ý nói gì?" Cô ý đúng là một người tiếp viên tốt, cô ý ko biết tiếng Việt nhưng bắt chước giọng em giống lắm "Bố ơi cô ý nói gì?" Tất nhiên 1 người ko biết tiếng Việt chỉ nói lại theo 1 đứa trẻ thì nghe rất buồn cười rồi. Câu nói của cô ý làm cho những người xung quanh cười ồ, còn em thì xấu hổ thế, nhưng cũng cười tít mắt em được các cô chú tiếp viên dẫn đi thăm quan máy bay Thật đấy! Vui lắm, được các cô chú cho rất nhiều thú bông và nước hoa - làm cho những đứa trẻ xung quanh thèm muốn! .... Đó là lần đầu tiên em đặt chân đến 1 nước châu Âu, được tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn mới, những con người mới!
    ... Gần 2h rồi, mai Brit phải học từ rất sớm nên tốt nhất Brit nên đi ngủ. Em sẽ tiếp tục với bài viết của mình sau. Còn rất nhiều chuyện để nói, hì, cũng là 1 cơ hội cho Brit ôn lại những kỷ niệm của mình, phải viết ra ko về sau càng ngày quên càng nhiều thì chết Để em tìm 1 cái ảnh ở Pháp up lên đây cho vui :D
    So close no matter how far... I have you in my heart and nothing else matters... :x
  10. britneybritney

    britneybritney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    4.404
    Đã được thích:
    0
    Vâng đúng thế ạ, giá như Brit có thêm thời gian ở Anh và Pháp thì tuyệt biết mấy Tìm hiểu những nền văn hoá khác nhau quả là một điều hết sức thú vị.
    Chú CXR ơi cháu gửi kèm ảnh lên có làm sao ko ạ? Có gì chú cứ nói với cháu nhé
    Ảnh này Brit chụp với mẹ trước nhà thờ Đức Bà, hic sao bọn nó scan lên trông xấu dữ vậy?
    [​IMG]
    So close no matter how far... I have you in my heart and nothing else matters...
    Được britneybritney sửa chữa / chuyển vào 02:09 ngày 14/09/2003

Chia sẻ trang này