1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Been There-Done That

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi netwalker, 10/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zappy

    zappy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/04/2004
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0

    Có thể mình xinh nhất BOX du lịch kịch ... hehe ...
    Mrs Toet nổ mắt vì thèm .
  2. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Thèm gì coooooooơ ????????????
    Mà tớ hiện tại là Ms nhé.
    Đằng ấy đừng có nhầm nhọt.
    Chào mừng người xinh nhất đã tham gia post bài tại Box Du hí!
  3. Toet

    Toet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.179
    Đã được thích:
    0
    Thèm gì coooooooơ ????????????
    Mà tớ hiện tại là Ms nhé.
    Đằng ấy đừng có nhầm nhọt.
    Chào mừng người xinh nhất đã tham gia post bài tại Box Du hí!
  4. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    Lâu không tái ngộ box Du Lịch. Nay xin hầu chuyện các bác chuyến đi vừa rồi.
    Ca vọng cổ ở Cần Thơ
    Có người bảo tôi: Đến Cần Thơ mà không đi coi vọng cổ thì như chưa đến. Vọng cổ là một nét văn hóa đặc sắc của miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ là thành phố trung tâm, là thủ phủ của cả miền Tây nên không có gì lạ khi nét văn hóa đó được giới thiệu như một đặc sản tinh thần độc đáo của Cần Thơ, dù ông Cao Văn Lầu, người sáng tác ra bài vọng cổ đầu tiên, sinh ra ở Cà Mau lận.
    Tối đó, sau khi hỏi dò qua ?othổ dân? địa phương, chúng tôi kéo đến quán ca cổ ở hẻm 112 trên con đường Trần Phú dẫn ra bến bắc (phà) Cần Thơ (tôi nhớ tên hẻm này vì nó giống tên đề án tin học hóa QLHCNN vậy). Gọi là quán, nhưng mới bước vô tôi thoạt nghĩ nó giống như một cái nhà ăn tập thể. Trần nhà thì cao, cửa ra vào và cửa sổ là những thanh thép uốn đơn giản, bàn ghế gập theo kiểu Xuân Hòa. Mà đúng là nhà ăn thật, vì gần cửa ra vào thấy treo cả biển "******* tươi", chắc muốn nhậu lai rai ở đây cũng đâu có khó!
    Bữa đó không phải là cuối tuần nên khách cũng vắng. Chính vì vậy hai cô ca sỹ của quán có dịp đến ngồi ngay tại bàn của chúng tôi để ca. Là khách xớ rớ mới đến vùng này nên khi các cô hỏi muốn nghe bài gì, chúng tôi cũng chẳng biết nữa. Tuy vậy, các cô dường như đã quen với những ông khách kiểu này nên mỗi cô liền ca một bài, vốn là trích đoạn từ những vở cải lương nổi tiếng mà dân miền Tây có lẽ không ai không thuộc lấy dăm câu.
    Tôi vốn không ham coi cải lương, nhưng thích nghe vọng cổ. Cũng như những làn điệu dân ca ở các vùng miền quê khác, vọng cổ có cái hay riêng không dễ ?Zlý giải. Hồi trước, tôi còn thuộc cả giờ phát những chương trình dân ca có ca cổ trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Như một số bạn khác, tôi thuộc nằm lòng một số đoạn trong "Hoa mua trắng", "Cô gái tưới đậu", "Đài hoa dâng Bác", ... Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng nghệ thuật cải lương.
    Trong khi cô ca sỹ tên Trúc đang ca, người ta đưa đến một quyển sổ, trong đó có in lời một số bài vọng cổ phổ biến. Ồ, chắc nắm trúng tâm lý?Z khách đến đây nghe, ngà ngà hứng lên muốn ca thử vài câu mà không thuộc nên nhà hàng đã chuẩn bị sẵn thứ này. Quyển sổ có không nhiều lắm, chỉ khoảng hai mươi bài. Giở lướt qua đó, tôi chợt thấy tên bài "Hoa tím bằng lăng" trong số những bài khác.
    Gió lên lay động hoa bằng lăng thướt tha
    Hoa diễm kiều, hoa mặn mà
    Màu hoa tươi thắm lắm hoa ơi
    Cũng như câu chuyện tình ta ngát hương

    Đọc lại cả bài, tôi như chợt thấy cảnh cậu học trò là tôi năm xưa gò lưng chép lại lời bản này bên chiếc máy thu thanh ọ ẹ (kể cả bây giờ muốn tìm mua đĩa thu các bản này cũng không biết bói đâu ra). Dù hồi đó mới chỉ biết đến bằng lăng qua tưởng tượng, bản vọng cổ này đã gieo vào lòng người mơ mộng những cảm giác khó quên.
    Trời tháng Tư em mặc áo hoa cà
    Qua ngõ nhà anh, em kéo nghiêng vành nón
    Giả bộ vô tình, làm rớt cánh bằng lăng

    Thế là trong khi những anh bạn khác còn e dè, tôi xin được ca "Hoa tím bằng lăng" cùng với Trúc. Sau một vài câu vào nhịp, tôi cảm thấy như đã "bắt" được dòng nhạc, có lẽ một phần vì đã thuộc bản ca này. Nói là thuộc, nhưng chưa bao giờ ca nên vẫn một vài chỗ vẫn ngập ngừng.
    Đêm đêm nghe tiếng cuốc gọi hè
    Anh có nhớ em vuốt ve cánh bằng lăng tím nở?
    Hai đứa thương nhau chỉ biết nhìn nhau e thẹn
    Anh nhát quá không dám nói với em dù chỉ một đôi lời

    Nhưng rồi, tiếng ghi-ta phím lõm cùng với đàn nguyệt, đàn bầu (bữa đó ban nhạc thiếu đàn cò) đã nâng lời ca, dẫn dắt người ca thêm mạnh dạn. Tiếng đàn lúc như réo rắt, lúc trải dài như câu hò mênh mông trên vùng sông nước.
    Len lén nhìn em, anh bắt gặp em cười
    Hàm răng trắng như cắn hai hột lúa
    Mắt thẫn thờ, chầm chậm ngó mây trôi

    Theo như Trúc nói, các cô học ca cải lương chẳng theo sách vở nào cả. Nghe, rồi thuộc, rồi ca. Trước đây, nghe vọng cổ sáu câu, tôi cứ tưởng mỗi câu chỉ dài như một câu văn thôi. Giờ được giải thích mới thấy mỗi câu là cả một đoạn luôn. Nhưng chính vì vậy, sau khi đã nắm được làn điệu của từng câu, người ca có thể cầm lên bất cứ bài vọng cổ nào cũng ca được. Độ dài của từng câu không cố định, đó chính là khoảng trống để người ca tự sáng tạo, lên xuống, khoan lơi, cốt sao những từ chốt trong câu rơi đúng vào tiếng nhạc.
    Đêm hành quân nhìn trăng sáng long lanh
    Nhớ con rạch Cái Thia chảy dzìa Tắc Cậu
    Em mơ ước ngày đất lành chim đậu
    Con sáo sẽ qua sông, con sáo đậu hiên nhà

    Các nhạc công cũng được thả hồn phóng khoáng trong tiếng đàn. Tiếng đàn lúc như vờn đuổi, khi thì nâng đỡ, lúc lảng ra xa, khi quấn lại gần, để đến lúc bắt với lời ca, nhất là thời điểm xuống xề mùi mẫn.
    Em biết tình đôi ta không thể cách ngăn
    Dẫu ta chưa nói với nhau một lời nhắn gởi
    Nhưng em ơi, lửa tình yêu đã cháy ngời trong ánh mắt
    Và trải qua biết bao nhiêu tháng đợi, năm chờ

    Lâng lâng trong nhịp phách như vậy, người ca, người đàn như trở nên tâm đầu ý hợp. Giọng ca cũng nhấn nhá, quyện chất Nam Bộ hơn. Vì cải lương có vẻ dễ học thế nên người ta gọi là đờn ca tài tử chăng? Còn tôi chợt nghĩ, chắc các cụ ngày xưa đi hát ả đào cũng là thế này: cô đầu ở miền Bắc hát ca trù, còn ở đây - ca vọng cổ.
    Trải qua bao cảnh nắng mưa
    Màu hoa tím năm xưa xin tặng người
    Cầm hoa em mỉm miệng cười
    Như màu hoa tím trọn đời thủy chung

    Lời ca rồi cũng đến lúc thu về, cây đàn đã đến hồi dứt tiếng. Mấy anh bạn đi cùng sau khi tranh nhau ca thử, đến lúc ra về như vẫn còn ngấm men say ngất ngư. Tôi nghe có một anh nào đi sau đó lẩm bẩm:
    Cần Thơ gạo trắng, nước trong
    Ai đi đến đó, lòng không muốn về!


  5. thanhhai

    thanhhai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2001
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0

    Lâu không tái ngộ box Du Lịch. Nay xin hầu chuyện các bác chuyến đi vừa rồi.
    Ca vọng cổ ở Cần Thơ
    Có người bảo tôi: Đến Cần Thơ mà không đi coi vọng cổ thì như chưa đến. Vọng cổ là một nét văn hóa đặc sắc của miền Tây Nam Bộ. Cần Thơ là thành phố trung tâm, là thủ phủ của cả miền Tây nên không có gì lạ khi nét văn hóa đó được giới thiệu như một đặc sản tinh thần độc đáo của Cần Thơ, dù ông Cao Văn Lầu, người sáng tác ra bài vọng cổ đầu tiên, sinh ra ở Cà Mau lận.
    Tối đó, sau khi hỏi dò qua ?othổ dân? địa phương, chúng tôi kéo đến quán ca cổ ở hẻm 112 trên con đường Trần Phú dẫn ra bến bắc (phà) Cần Thơ (tôi nhớ tên hẻm này vì nó giống tên đề án tin học hóa QLHCNN vậy). Gọi là quán, nhưng mới bước vô tôi thoạt nghĩ nó giống như một cái nhà ăn tập thể. Trần nhà thì cao, cửa ra vào và cửa sổ là những thanh thép uốn đơn giản, bàn ghế gập theo kiểu Xuân Hòa. Mà đúng là nhà ăn thật, vì gần cửa ra vào thấy treo cả biển "******* tươi", chắc muốn nhậu lai rai ở đây cũng đâu có khó!
    Bữa đó không phải là cuối tuần nên khách cũng vắng. Chính vì vậy hai cô ca sỹ của quán có dịp đến ngồi ngay tại bàn của chúng tôi để ca. Là khách xớ rớ mới đến vùng này nên khi các cô hỏi muốn nghe bài gì, chúng tôi cũng chẳng biết nữa. Tuy vậy, các cô dường như đã quen với những ông khách kiểu này nên mỗi cô liền ca một bài, vốn là trích đoạn từ những vở cải lương nổi tiếng mà dân miền Tây có lẽ không ai không thuộc lấy dăm câu.
    Tôi vốn không ham coi cải lương, nhưng thích nghe vọng cổ. Cũng như những làn điệu dân ca ở các vùng miền quê khác, vọng cổ có cái hay riêng không dễ ?Zlý giải. Hồi trước, tôi còn thuộc cả giờ phát những chương trình dân ca có ca cổ trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Như một số bạn khác, tôi thuộc nằm lòng một số đoạn trong "Hoa mua trắng", "Cô gái tưới đậu", "Đài hoa dâng Bác", ... Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng nghệ thuật cải lương.
    Trong khi cô ca sỹ tên Trúc đang ca, người ta đưa đến một quyển sổ, trong đó có in lời một số bài vọng cổ phổ biến. Ồ, chắc nắm trúng tâm lý?Z khách đến đây nghe, ngà ngà hứng lên muốn ca thử vài câu mà không thuộc nên nhà hàng đã chuẩn bị sẵn thứ này. Quyển sổ có không nhiều lắm, chỉ khoảng hai mươi bài. Giở lướt qua đó, tôi chợt thấy tên bài "Hoa tím bằng lăng" trong số những bài khác.
    Gió lên lay động hoa bằng lăng thướt tha
    Hoa diễm kiều, hoa mặn mà
    Màu hoa tươi thắm lắm hoa ơi
    Cũng như câu chuyện tình ta ngát hương

    Đọc lại cả bài, tôi như chợt thấy cảnh cậu học trò là tôi năm xưa gò lưng chép lại lời bản này bên chiếc máy thu thanh ọ ẹ (kể cả bây giờ muốn tìm mua đĩa thu các bản này cũng không biết bói đâu ra). Dù hồi đó mới chỉ biết đến bằng lăng qua tưởng tượng, bản vọng cổ này đã gieo vào lòng người mơ mộng những cảm giác khó quên.
    Trời tháng Tư em mặc áo hoa cà
    Qua ngõ nhà anh, em kéo nghiêng vành nón
    Giả bộ vô tình, làm rớt cánh bằng lăng

    Thế là trong khi những anh bạn khác còn e dè, tôi xin được ca "Hoa tím bằng lăng" cùng với Trúc. Sau một vài câu vào nhịp, tôi cảm thấy như đã "bắt" được dòng nhạc, có lẽ một phần vì đã thuộc bản ca này. Nói là thuộc, nhưng chưa bao giờ ca nên vẫn một vài chỗ vẫn ngập ngừng.
    Đêm đêm nghe tiếng cuốc gọi hè
    Anh có nhớ em vuốt ve cánh bằng lăng tím nở?
    Hai đứa thương nhau chỉ biết nhìn nhau e thẹn
    Anh nhát quá không dám nói với em dù chỉ một đôi lời

    Nhưng rồi, tiếng ghi-ta phím lõm cùng với đàn nguyệt, đàn bầu (bữa đó ban nhạc thiếu đàn cò) đã nâng lời ca, dẫn dắt người ca thêm mạnh dạn. Tiếng đàn lúc như réo rắt, lúc trải dài như câu hò mênh mông trên vùng sông nước.
    Len lén nhìn em, anh bắt gặp em cười
    Hàm răng trắng như cắn hai hột lúa
    Mắt thẫn thờ, chầm chậm ngó mây trôi

    Theo như Trúc nói, các cô học ca cải lương chẳng theo sách vở nào cả. Nghe, rồi thuộc, rồi ca. Trước đây, nghe vọng cổ sáu câu, tôi cứ tưởng mỗi câu chỉ dài như một câu văn thôi. Giờ được giải thích mới thấy mỗi câu là cả một đoạn luôn. Nhưng chính vì vậy, sau khi đã nắm được làn điệu của từng câu, người ca có thể cầm lên bất cứ bài vọng cổ nào cũng ca được. Độ dài của từng câu không cố định, đó chính là khoảng trống để người ca tự sáng tạo, lên xuống, khoan lơi, cốt sao những từ chốt trong câu rơi đúng vào tiếng nhạc.
    Đêm hành quân nhìn trăng sáng long lanh
    Nhớ con rạch Cái Thia chảy dzìa Tắc Cậu
    Em mơ ước ngày đất lành chim đậu
    Con sáo sẽ qua sông, con sáo đậu hiên nhà

    Các nhạc công cũng được thả hồn phóng khoáng trong tiếng đàn. Tiếng đàn lúc như vờn đuổi, khi thì nâng đỡ, lúc lảng ra xa, khi quấn lại gần, để đến lúc bắt với lời ca, nhất là thời điểm xuống xề mùi mẫn.
    Em biết tình đôi ta không thể cách ngăn
    Dẫu ta chưa nói với nhau một lời nhắn gởi
    Nhưng em ơi, lửa tình yêu đã cháy ngời trong ánh mắt
    Và trải qua biết bao nhiêu tháng đợi, năm chờ

    Lâng lâng trong nhịp phách như vậy, người ca, người đàn như trở nên tâm đầu ý hợp. Giọng ca cũng nhấn nhá, quyện chất Nam Bộ hơn. Vì cải lương có vẻ dễ học thế nên người ta gọi là đờn ca tài tử chăng? Còn tôi chợt nghĩ, chắc các cụ ngày xưa đi hát ả đào cũng là thế này: cô đầu ở miền Bắc hát ca trù, còn ở đây - ca vọng cổ.
    Trải qua bao cảnh nắng mưa
    Màu hoa tím năm xưa xin tặng người
    Cầm hoa em mỉm miệng cười
    Như màu hoa tím trọn đời thủy chung

    Lời ca rồi cũng đến lúc thu về, cây đàn đã đến hồi dứt tiếng. Mấy anh bạn đi cùng sau khi tranh nhau ca thử, đến lúc ra về như vẫn còn ngấm men say ngất ngư. Tôi nghe có một anh nào đi sau đó lẩm bẩm:
    Cần Thơ gạo trắng, nước trong
    Ai đi đến đó, lòng không muốn về!


  6. aro

    aro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    tự dưng cái topic Been There-Done That rơi xuống đầu em, làm em ngấu nghiến đọc như điên trong 2 ngày mới hết 38 trang. Trời ơi, sao mà mọi người viết bài hay quá, đi nhiều viết nhiều, em khâm phục mọi người dã man lun . Mà em cũng tạo ngay 1 cái nick để thanks mọi người đây này
    Đã nhất là mấy bài viết dài nhé, em đọc điên cuồng (vì cái tính em nó thích đọc lắm cơ, cái gì có chữ là đọc tất hí hí ). Mọi người viết nhiều nữa nhé. Cảm ơn mọi người
  7. aro

    aro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    tự dưng cái topic Been There-Done That rơi xuống đầu em, làm em ngấu nghiến đọc như điên trong 2 ngày mới hết 38 trang. Trời ơi, sao mà mọi người viết bài hay quá, đi nhiều viết nhiều, em khâm phục mọi người dã man lun . Mà em cũng tạo ngay 1 cái nick để thanks mọi người đây này
    Đã nhất là mấy bài viết dài nhé, em đọc điên cuồng (vì cái tính em nó thích đọc lắm cơ, cái gì có chữ là đọc tất hí hí ). Mọi người viết nhiều nữa nhé. Cảm ơn mọi người
  8. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Singapore cuối tuần
    1.
    Thứ sáu. Mờ sáng. Hà Nội thật yên tĩnh. Dường như có thể cảm nhận được từng hơi thở nhẹ của thành phố qua làn sương mỏng trước kính xe. Tôi bắt đầu một chuyến du hành của riêng mình - món quà bất ngờ mà cuộc đời mang đến, hay nói đúng hơn - là món quà của những người thân yêu dành tặng cho tôi.
    Check in. Boarding. Tôi thích cái cảm giác này. Tôi thích ngắm nhìn mọi người ở một nơi như sân bay. Họ rất khác nhau mà lại rất giống nhau. Ở sân bay, thế giới dường như nhỏ bé lại. Bây giờ tôi sẽ đến một nơi hoàn toàn mới lạ: Singapore.
    Singapore đẹp. Những con đường mềm mại rợp bóng cây, nhẹ nhàng uốn lượn theo triền dốc thấp. Thích nhất là các hàng cây trông giống như phượng, nhưng tán lá dày hơn và toả rất rộng, từ hai bên đường vươn ra đan vào nhau tạo thành mái vòm xanh mát. Tôi hỏi người lái taxi tên loại cây này là gì, ông nói một từ tiếng Quan Thoại nghe siao sing gì đó, rồi giải thích nó có nghĩa là ?zraining tree?. Các cây cầu vượt đều được trồng hoa giấy phủ kín hai bên thành , trông như những dải hoa bắc ngang đường. Singapore là thành phố của cây xanh, chỗ nào trông cũng như công viên . Khí hậu Singapore rất ôn hoà, quanh năm chỉ có một mùa, nhiệt độ khoảng từ 26-30 độ C. Ở đây có vô số các loài hoa phong lan. Loài phong lan mang tên Vanda Miss Joaquim đã được chọn làm loài hoa biểu tượng của Singapore, bởi nó có sức sống mãnh liệt và nở hoa quanh năm, tượng trưng cho tình yêu cuộc sống và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước này.
    Hơn 3/4 dân Singapore là người Hoa, còn lại là người Mã Lai và Ấn Đô. Ngoài tiê?Tng Anh là ngôn ngữ hành chính, Singapore còn dùng tiếng Quan Thoại (Mandarin), tiếng Mã Lai và tiếng Ấn (Tamil). Ở các bến tàu xe và nơi công cộng, mọi chỉ dẫn đều được ghi bằng bốn thứ tiếng. Người Sing bình thường nói tiếng Anh nghe là lạ - nhè nhẹ và hơi ... xủng xoẻng. Không phải English mà là ...Singlish. Không phải ?zô key? mà ?zô key là? :-)
    Singapore rất trẻ, ra đường gặp toàn thanh niên, trung niên ít và hầu như không thấy người già. Đây là điều rất gây ấn tượng cho tôi, vì ở châu Âu đi ra đường chỉ thấy người già, hoàn toàn trái ngược với ở đây.
    Hơn 90% dân Singapore dùng điện thoại di động. Người Sing luôn thích ?zlên đời? điện thoại. Trên tàu xe ?zngười người nói điện thoại?, các kiểu chuông, các kiểu nhạc, các kiểu tít tít bíp bíp, rất là vui tai.
    Giao thông công cộng ở Singapore rất thuận tiện, có xe buýt và xe điện ngầm MRT (Mass Rapid Transit). Nhiều xe buýt hai tầng, trên mỗi xe đều có vài màn hình chiếu các chương trình TV.
    Người Singapore có truyền thống xếp hàng. Chỗ nào cũng thấy họ làm những song chắn để mọi người đứng xếp hàng vào giữa. Khi đứng trong hàng không được hút thuốc, nếu không sẽ bị phạt 500 S$. Vứt rác lung tung bị phạt từ 500 S$ đến 1000 S$. ?zLuật pháp? là một từ thực sự có ý nghĩa ở đất nước này.

    Sau một hồi đi dạo ở khu trung tâm thành phố, những toà nhà cao, những dãy cửa hàng bán đồ hiệu, những trung tâm shopping.v.v.. không gây hứng thú cho tôi lắm. Tôi không có nhu cầu về hàng điện tử, còn quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng .... thì cũng giông giống ở các nơi khác. Hơn nữa, vì quỹ thời gian có hạn nên tôi không xếp mục ?zshopping? vào ?zchương trình?. Nhưng tôi cũng ghi nhận được một điều: ở đây toà nhà nào cũng như vừa mới xây. Mọi thứ đều sạch sẽ và được chăm chút cẩn thận. Singapore là nơi sạch nhất mà tôi đã từng đến.
    Đã về chiều, tôi và hai người bạn quyết định đến Night Safari. Đây là vườn thú đêm đầu tiên và duy nhất trên thế giới, mở cửa từ 19h30 cho đến nửa đêm. Có thể đi bộ, nhưng phần vì nhát gan, phần vì tôi hơi mệt sau cả ngày hết bay rồi lại lang thang, nên chúng tôi quyết định đi bằng tram (đoàn tàu bánh hơi nhỏ, có mái nhưng không có kính che hai bên). Trời đã tối hẳn. Ánh sáng được bố trí rất tự nhiên, dìu dịu như ánh trăng. Cảnh vật hệt như ở trong một khu rừng nhiệt đới. Suối chảy, thác reo. Có lúc tàu phải lội qua một đoạn đường ngập nước, cây cối hai bên um tùm rậm rạp. Tiếng sói Ấn Độ hú thê thảm. Tiếng côn trùng ỉ eo. Rồi bỗng nhiên đi qua một chiếc cầu, và mở ra trước mắt là một dòng sông rộng mênh mông.... Những cảnh tượng luôn thay đổi trước mắt bạn. Trong Night Safari du khách không được chụp ảnh. Ánh đèn máy ảnh sẽ làm cho các con vật khó chịu và chúng có thể tấn công bạn. Hổ, báo, sư tử, mèo rừng, voi, gấu, tê giác, hà mã, sói, hươu nai, linh dương, khỉ vượn, chim chóc và bao nhiêu loài vật khác tôi chẳng thể nhớ nổi tên, thản nhiên đi lại, ăn uống. Bây giờ tôi mới biết là hơn 90% các loài vật sống về đêm. Bởi vậy thời gian để quan sát chúng thích hợp nhất là ban đêm chứ không phải ban ngày. Chúng không hề buồn ngủ như tôi đã tưởng tượng. Có lúc đoàn chúng tôi phải dừng lại vì một con gấu to chắn ngang trước mũi tàu. Bác lái tàu bóp còi một cái, thế là nó hiền lành bỏ đi.
    Chúng tôi ra khỏi Night Safari thì đã hơn 10 giờ đêm. Bữa tối đầu tiên ở Singapore rất đơn giản: mì vằn thắn và món thịt xiên nướng satay. Một ngày đã trôi qua với nhiều cảm xúc và ấn tượng.
    2.
    Thứ bảy. Ánh nắng nhẹ nhàng lọt qua cửa sổ. Hôm nay, điểm đến của chúng tôi là Jurong Birdpark, nơi đã được du khách bình chọn là điểm du lịch yêu thích nhất của Singapore năm 2002.
    Jurong Birdpark là vườn chim lớ n nhất châu Á Thái Bình Dương, với hơn 8000 con chim của khoảng 600 loài. Người ta gọi Jurong Birdpark là ?zhơn cả thiên đường của các loài chim?. Có vô số các loài vẹt đủ màu sắc sặc sỡ, các loài chim tu căng, chim thiên đường, hạc, chim mỏ sừng, cú mèo, chim ca?Tnh cụt....Ở một đầm nước người ta nuôi 1001 con hồng hạc, là nơi tập trung nhiều hạc nuôi nhất trên thế giới.
    Trong Jurong Birdpark có một thác nước nhân taọ cao nhất thế giới, xung quanh cây cối được trồng um tùm tạo cho người xem có cảm giác như đang ở trong rừng châu Phi. Ở đây các loài chim được thả bay tự do.
    Một nơi thú vị nữa là Jungle Jewels, với khung cảnh của rừng rậm Nam Mỹ, nơi du khách có thể xem các loài chim ruồi (hummingbirds). Người ta nói chim ruồi vỗ cánh trung bình 80 lần một giây, nhanh hơn cả khả năng ghi nhận của mắt người.
    Rời Jurong Birdpark, chúng tôi thẳng tiến Sentosa, hòn đảo du lịch cách trung tâm thành phố 15 phút đi xe buýt. Sentosa tiếng Mã Lai có nghĩa là ?zyên tĩnh và thanh bình?. Từ bờ bên này, chúng tôi đi cáp treo ra đảo. Từ trên cáp treo, tôi đã thấy cái đầu trắng của Sư tử Biển ?" Merlion - biểu tượng của Singapore. Theo truyền thuyết, vào khoảng thế kỷ XIII có chàng hoàng tử Mã Lai bị dạt vào một hòn đảo hoang. Hoàng tử nhìn thấy một con vật nửa sư tử nửa cá, nên đặt tên cho hòn đảo là Singa Pura, có nghĩa là Thành phố Sư Tử (Lion City). Cái tên Singapore bắt nguồn từ đó. Tượng Merlion cao 37m. Từ trên đỉnh đầu của Sư tử biển du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh Singapore và một vùng trời nước bao la. Ban đêm, người ta chiếu đèn laser từ mắt Sư tử biển, trông tựa như nó đang ngồi dõi theo và canh giữ cho cuộc sống thanh bình của cư dân trên hòn đảo xinh đẹp này.
    Phía đông Sentosa là bãi biển Palawan. Từ đây, đi băng qua một cây cầu treo bằng gỗ lắc lư dập dềnh, chúng tôi ra đến một nơi mà người ta cho rằng đó là điểm cực nam của lục địa châu Á, hoặc điểm gần xích đạo nhất của châu Á. Một đôi uyên ương đang chụp ảnh cưới ở đó, cô dâu người Ấn Đô da ngăm đen trông rất xinh. Tôi nhớ có lần đã đọc ở đâu đó rằng Singapore là một trong những nước có dịch vụ chụp ảnh cưới đẹp nhất trên thế giới.
    Buổi tối ở Sentosa đèn sáng lung linh, trông xa như một khay châu báu khổng lồ . Dọc theo Fountain Garden là những vòi phun nước đủ màu. Các bậc thang đều được kết đèn sáng lóng lánh. Một nhóm thanh niên vỗ trống rộn rã, những du khách trẻ quây quần xung quanh và nhảy múa cuồng nhiệt, không khí vô cùng vui nhộn. Nhưng chỉ lát nữa thôi là tất cả sẽ tập trung ở Musical Fountain để xem biểu diễn nhạc nước. Musical Fountain ở đây nổi tiếng thế giới có lẽ vì Singapore là nước đầu tiên có loại hình này. Không chỉ là nước lên xuống và thay đổi màu sắc theo tiếng nhạc, màn trình diễn 45 phút với những hình ảnh của một Sentosa huyền diệu trong đêm, với hiệu quả đặc biệt của ánh sáng laser, kỹ thuật đồ họa vi tính và những cột lửa ở Musical Fountain thực sự đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng. ?zPeople from the West, people from the East, forget about troubles, gather here in Sentosa...? Phải rồi, ở đây, trong một đêm đầy sắc màu như thế này, bất cứ điều phiền muộn nào cũng sẽ tan biến. Tâm hồn ta sẽ trở nên trong suốt và lóng lánh sắc màu?
    3.
    Chủ nhật. Nắng thật đẹp. Những cây cọ cảnh thân đỏ rực, lá xanh mướt óng ả trong màu vàng mơ của nắng sớm. Giàn hoa giấy đổ tràn một thác màu hồng tươi trước thềm. Buổi sáng miền nhiệt đới tưng bừng màu sắc. Ngày mới bắt đầu, rực rỡ như một ngày hội.
    Tôi đến chơi với hai bạn đang học ở trường Đại Học Công Nghệ Nam Dương (Nanyang Technological University - NTU), cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Khuôn viên của trường rộng 200 héc ta, do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Kenzo Tange thiết kế. Có các tuyến xe buýt để đi lại trong trường. Trường đẹp như một khu nghỉ mát, cây cối xanh tươi, hoa lá rực rỡ, không khí trong lành. Các ký túc xá trông sạch sẽ và xinh xắn. Mọi toà nhà của các khoa đều rất hiện đại. NTU là một trường đại học trẻ, mới được thành lập từ năm 1955. Khoảng 1/3 sinh viên là người nước ngoài. Hàng năm có khoảng 50 sinh viên Việt Nam đến học ở đây.
    Cuối cùng thì cũng đến giờ phải ra sân bay. Từ trường NTU đến sân bay Changi là ?zhai đầu đất nước?. Chúng tôi đi ?zxuyên Sing? từ tây sang đông theo xa lộ PIE, một xa lộ tuyệt đẹp với rất nhiều ?zraining tree?. Tạm biệt những cây ?zraining tree? dễ thương, tạm biệt Singapore, hòn đảo thanh bình đã cho tôi những ngày cuối tuần đáng nhớ!
    hungarian_dance
  9. hungarian_dance

    hungarian_dance Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    0
    Singapore cuối tuần
    1.
    Thứ sáu. Mờ sáng. Hà Nội thật yên tĩnh. Dường như có thể cảm nhận được từng hơi thở nhẹ của thành phố qua làn sương mỏng trước kính xe. Tôi bắt đầu một chuyến du hành của riêng mình - món quà bất ngờ mà cuộc đời mang đến, hay nói đúng hơn - là món quà của những người thân yêu dành tặng cho tôi.
    Check in. Boarding. Tôi thích cái cảm giác này. Tôi thích ngắm nhìn mọi người ở một nơi như sân bay. Họ rất khác nhau mà lại rất giống nhau. Ở sân bay, thế giới dường như nhỏ bé lại. Bây giờ tôi sẽ đến một nơi hoàn toàn mới lạ: Singapore.
    Singapore đẹp. Những con đường mềm mại rợp bóng cây, nhẹ nhàng uốn lượn theo triền dốc thấp. Thích nhất là các hàng cây trông giống như phượng, nhưng tán lá dày hơn và toả rất rộng, từ hai bên đường vươn ra đan vào nhau tạo thành mái vòm xanh mát. Tôi hỏi người lái taxi tên loại cây này là gì, ông nói một từ tiếng Quan Thoại nghe siao sing gì đó, rồi giải thích nó có nghĩa là ?zraining tree?. Các cây cầu vượt đều được trồng hoa giấy phủ kín hai bên thành , trông như những dải hoa bắc ngang đường. Singapore là thành phố của cây xanh, chỗ nào trông cũng như công viên . Khí hậu Singapore rất ôn hoà, quanh năm chỉ có một mùa, nhiệt độ khoảng từ 26-30 độ C. Ở đây có vô số các loài hoa phong lan. Loài phong lan mang tên Vanda Miss Joaquim đã được chọn làm loài hoa biểu tượng của Singapore, bởi nó có sức sống mãnh liệt và nở hoa quanh năm, tượng trưng cho tình yêu cuộc sống và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước này.
    Hơn 3/4 dân Singapore là người Hoa, còn lại là người Mã Lai và Ấn Đô. Ngoài tiê?Tng Anh là ngôn ngữ hành chính, Singapore còn dùng tiếng Quan Thoại (Mandarin), tiếng Mã Lai và tiếng Ấn (Tamil). Ở các bến tàu xe và nơi công cộng, mọi chỉ dẫn đều được ghi bằng bốn thứ tiếng. Người Sing bình thường nói tiếng Anh nghe là lạ - nhè nhẹ và hơi ... xủng xoẻng. Không phải English mà là ...Singlish. Không phải ?zô key? mà ?zô key là? :-)
    Singapore rất trẻ, ra đường gặp toàn thanh niên, trung niên ít và hầu như không thấy người già. Đây là điều rất gây ấn tượng cho tôi, vì ở châu Âu đi ra đường chỉ thấy người già, hoàn toàn trái ngược với ở đây.
    Hơn 90% dân Singapore dùng điện thoại di động. Người Sing luôn thích ?zlên đời? điện thoại. Trên tàu xe ?zngười người nói điện thoại?, các kiểu chuông, các kiểu nhạc, các kiểu tít tít bíp bíp, rất là vui tai.
    Giao thông công cộng ở Singapore rất thuận tiện, có xe buýt và xe điện ngầm MRT (Mass Rapid Transit). Nhiều xe buýt hai tầng, trên mỗi xe đều có vài màn hình chiếu các chương trình TV.
    Người Singapore có truyền thống xếp hàng. Chỗ nào cũng thấy họ làm những song chắn để mọi người đứng xếp hàng vào giữa. Khi đứng trong hàng không được hút thuốc, nếu không sẽ bị phạt 500 S$. Vứt rác lung tung bị phạt từ 500 S$ đến 1000 S$. ?zLuật pháp? là một từ thực sự có ý nghĩa ở đất nước này.

    Sau một hồi đi dạo ở khu trung tâm thành phố, những toà nhà cao, những dãy cửa hàng bán đồ hiệu, những trung tâm shopping.v.v.. không gây hứng thú cho tôi lắm. Tôi không có nhu cầu về hàng điện tử, còn quần áo, mỹ phẩm, đồ dùng .... thì cũng giông giống ở các nơi khác. Hơn nữa, vì quỹ thời gian có hạn nên tôi không xếp mục ?zshopping? vào ?zchương trình?. Nhưng tôi cũng ghi nhận được một điều: ở đây toà nhà nào cũng như vừa mới xây. Mọi thứ đều sạch sẽ và được chăm chút cẩn thận. Singapore là nơi sạch nhất mà tôi đã từng đến.
    Đã về chiều, tôi và hai người bạn quyết định đến Night Safari. Đây là vườn thú đêm đầu tiên và duy nhất trên thế giới, mở cửa từ 19h30 cho đến nửa đêm. Có thể đi bộ, nhưng phần vì nhát gan, phần vì tôi hơi mệt sau cả ngày hết bay rồi lại lang thang, nên chúng tôi quyết định đi bằng tram (đoàn tàu bánh hơi nhỏ, có mái nhưng không có kính che hai bên). Trời đã tối hẳn. Ánh sáng được bố trí rất tự nhiên, dìu dịu như ánh trăng. Cảnh vật hệt như ở trong một khu rừng nhiệt đới. Suối chảy, thác reo. Có lúc tàu phải lội qua một đoạn đường ngập nước, cây cối hai bên um tùm rậm rạp. Tiếng sói Ấn Độ hú thê thảm. Tiếng côn trùng ỉ eo. Rồi bỗng nhiên đi qua một chiếc cầu, và mở ra trước mắt là một dòng sông rộng mênh mông.... Những cảnh tượng luôn thay đổi trước mắt bạn. Trong Night Safari du khách không được chụp ảnh. Ánh đèn máy ảnh sẽ làm cho các con vật khó chịu và chúng có thể tấn công bạn. Hổ, báo, sư tử, mèo rừng, voi, gấu, tê giác, hà mã, sói, hươu nai, linh dương, khỉ vượn, chim chóc và bao nhiêu loài vật khác tôi chẳng thể nhớ nổi tên, thản nhiên đi lại, ăn uống. Bây giờ tôi mới biết là hơn 90% các loài vật sống về đêm. Bởi vậy thời gian để quan sát chúng thích hợp nhất là ban đêm chứ không phải ban ngày. Chúng không hề buồn ngủ như tôi đã tưởng tượng. Có lúc đoàn chúng tôi phải dừng lại vì một con gấu to chắn ngang trước mũi tàu. Bác lái tàu bóp còi một cái, thế là nó hiền lành bỏ đi.
    Chúng tôi ra khỏi Night Safari thì đã hơn 10 giờ đêm. Bữa tối đầu tiên ở Singapore rất đơn giản: mì vằn thắn và món thịt xiên nướng satay. Một ngày đã trôi qua với nhiều cảm xúc và ấn tượng.
    2.
    Thứ bảy. Ánh nắng nhẹ nhàng lọt qua cửa sổ. Hôm nay, điểm đến của chúng tôi là Jurong Birdpark, nơi đã được du khách bình chọn là điểm du lịch yêu thích nhất của Singapore năm 2002.
    Jurong Birdpark là vườn chim lớ n nhất châu Á Thái Bình Dương, với hơn 8000 con chim của khoảng 600 loài. Người ta gọi Jurong Birdpark là ?zhơn cả thiên đường của các loài chim?. Có vô số các loài vẹt đủ màu sắc sặc sỡ, các loài chim tu căng, chim thiên đường, hạc, chim mỏ sừng, cú mèo, chim ca?Tnh cụt....Ở một đầm nước người ta nuôi 1001 con hồng hạc, là nơi tập trung nhiều hạc nuôi nhất trên thế giới.
    Trong Jurong Birdpark có một thác nước nhân taọ cao nhất thế giới, xung quanh cây cối được trồng um tùm tạo cho người xem có cảm giác như đang ở trong rừng châu Phi. Ở đây các loài chim được thả bay tự do.
    Một nơi thú vị nữa là Jungle Jewels, với khung cảnh của rừng rậm Nam Mỹ, nơi du khách có thể xem các loài chim ruồi (hummingbirds). Người ta nói chim ruồi vỗ cánh trung bình 80 lần một giây, nhanh hơn cả khả năng ghi nhận của mắt người.
    Rời Jurong Birdpark, chúng tôi thẳng tiến Sentosa, hòn đảo du lịch cách trung tâm thành phố 15 phút đi xe buýt. Sentosa tiếng Mã Lai có nghĩa là ?zyên tĩnh và thanh bình?. Từ bờ bên này, chúng tôi đi cáp treo ra đảo. Từ trên cáp treo, tôi đã thấy cái đầu trắng của Sư tử Biển ?" Merlion - biểu tượng của Singapore. Theo truyền thuyết, vào khoảng thế kỷ XIII có chàng hoàng tử Mã Lai bị dạt vào một hòn đảo hoang. Hoàng tử nhìn thấy một con vật nửa sư tử nửa cá, nên đặt tên cho hòn đảo là Singa Pura, có nghĩa là Thành phố Sư Tử (Lion City). Cái tên Singapore bắt nguồn từ đó. Tượng Merlion cao 37m. Từ trên đỉnh đầu của Sư tử biển du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh Singapore và một vùng trời nước bao la. Ban đêm, người ta chiếu đèn laser từ mắt Sư tử biển, trông tựa như nó đang ngồi dõi theo và canh giữ cho cuộc sống thanh bình của cư dân trên hòn đảo xinh đẹp này.
    Phía đông Sentosa là bãi biển Palawan. Từ đây, đi băng qua một cây cầu treo bằng gỗ lắc lư dập dềnh, chúng tôi ra đến một nơi mà người ta cho rằng đó là điểm cực nam của lục địa châu Á, hoặc điểm gần xích đạo nhất của châu Á. Một đôi uyên ương đang chụp ảnh cưới ở đó, cô dâu người Ấn Đô da ngăm đen trông rất xinh. Tôi nhớ có lần đã đọc ở đâu đó rằng Singapore là một trong những nước có dịch vụ chụp ảnh cưới đẹp nhất trên thế giới.
    Buổi tối ở Sentosa đèn sáng lung linh, trông xa như một khay châu báu khổng lồ . Dọc theo Fountain Garden là những vòi phun nước đủ màu. Các bậc thang đều được kết đèn sáng lóng lánh. Một nhóm thanh niên vỗ trống rộn rã, những du khách trẻ quây quần xung quanh và nhảy múa cuồng nhiệt, không khí vô cùng vui nhộn. Nhưng chỉ lát nữa thôi là tất cả sẽ tập trung ở Musical Fountain để xem biểu diễn nhạc nước. Musical Fountain ở đây nổi tiếng thế giới có lẽ vì Singapore là nước đầu tiên có loại hình này. Không chỉ là nước lên xuống và thay đổi màu sắc theo tiếng nhạc, màn trình diễn 45 phút với những hình ảnh của một Sentosa huyền diệu trong đêm, với hiệu quả đặc biệt của ánh sáng laser, kỹ thuật đồ họa vi tính và những cột lửa ở Musical Fountain thực sự đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và ấn tượng. ?zPeople from the West, people from the East, forget about troubles, gather here in Sentosa...? Phải rồi, ở đây, trong một đêm đầy sắc màu như thế này, bất cứ điều phiền muộn nào cũng sẽ tan biến. Tâm hồn ta sẽ trở nên trong suốt và lóng lánh sắc màu?
    3.
    Chủ nhật. Nắng thật đẹp. Những cây cọ cảnh thân đỏ rực, lá xanh mướt óng ả trong màu vàng mơ của nắng sớm. Giàn hoa giấy đổ tràn một thác màu hồng tươi trước thềm. Buổi sáng miền nhiệt đới tưng bừng màu sắc. Ngày mới bắt đầu, rực rỡ như một ngày hội.
    Tôi đến chơi với hai bạn đang học ở trường Đại Học Công Nghệ Nam Dương (Nanyang Technological University - NTU), cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Khuôn viên của trường rộng 200 héc ta, do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Kenzo Tange thiết kế. Có các tuyến xe buýt để đi lại trong trường. Trường đẹp như một khu nghỉ mát, cây cối xanh tươi, hoa lá rực rỡ, không khí trong lành. Các ký túc xá trông sạch sẽ và xinh xắn. Mọi toà nhà của các khoa đều rất hiện đại. NTU là một trường đại học trẻ, mới được thành lập từ năm 1955. Khoảng 1/3 sinh viên là người nước ngoài. Hàng năm có khoảng 50 sinh viên Việt Nam đến học ở đây.
    Cuối cùng thì cũng đến giờ phải ra sân bay. Từ trường NTU đến sân bay Changi là ?zhai đầu đất nước?. Chúng tôi đi ?zxuyên Sing? từ tây sang đông theo xa lộ PIE, một xa lộ tuyệt đẹp với rất nhiều ?zraining tree?. Tạm biệt những cây ?zraining tree? dễ thương, tạm biệt Singapore, hòn đảo thanh bình đã cho tôi những ngày cuối tuần đáng nhớ!
    hungarian_dance
  10. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Đi thăm cánh đồng nho và xưởng rượu
    St. Catherines là một thị trấn nhỏ của tỉnh Ontario, nằm gần Niagara Falls. Đi từ trên đường cao tốc ( highway) có thể thấy những cánh đồng nho trải dài bạt ngàn hai bên đường. Nếu bạn đi vào mùa hè sẽ thấy mọt màu xanh đẹp mắt, còn nếu đi mùa đông sẽ thấy những cây nho trụi lá, trơ trọi, trong cái không khí se se lạnh của ngày cận Tết có cái gì đó hơi giống "những vườn đào Nhật Tân, Hà Nội".
    Khi chúng tôi đến St. Catherines khoảng bốn, năm giờ chiều, trời đã chuyển tối, các trung tâm thông tin du lịch ( tourist information center) đã đóng cửa. Đúng là trời mùa Đông xứ lạnh chớp mắt một cái, trời đã tối. Chúng tôi đi giữa cánh đồng nho, qua không biết bao nhiêu là trang trại nho nhưng không thấy một cái nào sáng đèn và có vẻ còn mở cửa. Một ai đó trong đoàn nói, hình như họ chỉ mở cửa đến bốn giờ chiều. Chúng tôi cứ lái xe như vậy, loanh quoanh giữa những cánh đồng nho, rồi đến trước một nga ba đường, với biển chỉ đường đi hướng nào cũng có vài trang trại nho. Vấn đề là có cái nào mở cửa?
    Chúng tôi quyết định đi về tay phải với biển chỉ đường vào trang trại và xưởng làm rượu nho Creekside. Sau một hồi loay hoay tìm đường, chúng tôi cũng đến nơi những mọi người thất vọng khi thấy tấm biển Closed. Nhìn ánh mắt thất vọng của mọi người, tôi quyết định đi vòng ra lối sau với hy vọng mong manh là sẽ tìm được ai đó. Quả nhiên trời không phụ lòng người "nghiện rượu" , tôi nhìn thấy le lói ánh đèn trong nhà kho phía sau, một ai đó đang lái chiếc xe nâng hàng ( forklift) dọng dẹp nhà kho. Tôi tiến tới, sau hồi chào hỏi, anh ta nói họ đã đóng cửa. Tôi nói rằng chúng tôi là những người khách lái xe từ xa đến và rất muốn thăm thú xưởng rượu nho. Sau hồi, chuyện trò, anh ta đồng ý cho chúng tôi thăm quan ngắn ( just a quick tour that what he said) nhưng không ngờ với lòng hiếu khách và những người khách phương xa vui vẻ, anh ta đã đưa chúng tôi đi xem khắp nơi, bàn tán, nói đủ thứ chuyện, từ công đoạn hái nho, ép nho, xử lý, ủ, cho vào thùng gỗ sồi, đóng chai, v...v. Đúng là mèo mù, vớ cá rán. Chúng tôi không những được thăm quan xưởng rượu nho, được xem, và nếm đủ các thứ, từ quả nho đông lạnh ( dùng để làm ice wine), nước ép nho, rượu đỏ Merlot 2003 đang được ủ, rồi đưa vào hầm rượu xem các thùng rượu nho được bảo quản trong các thùng gỗ sồi của Pháp ( French oak). Điều kỳ thú nhất là sau khi được uống thử các loại rượu, chúng tôi đã mua được những chai rượu ngon với giá rẻ bất ngờ. Không biết là chúng tôi say hay là ông chủ say lòng trước các cô gái trẻ đẹp đến từ châu Á với những lời tán tụng say lòng người mà ông bán cho chúng tôi, giá cả hộp rượu black label loại 4 chai với giá thấp hơn cả một chai rượu .
    Dưới đây là một số bức ảnh về xưởng rượu nho Creekside, rất tiếc là trời quá tối, không thể chụp được những cánh đồng nho mang dáng vẻ "vườn đào Nhật Tân" để góp vui với các bạn được.


    Fred, the wine maker, cho chúng tôi nếm thử loại Merlot 2003 được ủ cho lên men trong thùng inox
    Hầm rượu nho, nơi những loại rượu ngon được đóng trong những thùng gỗ sồi đặc biệt​

Chia sẻ trang này