1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bên kia biên giới Lạng Sơn:Những người khốn khổ??? thời nay ở Pò Chài

Chủ đề trong 'Lạng Sơn' bởi LangSonNews, 13/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. LangSonNews

    LangSonNews Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2005
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Bên kia biên giới Lạng Sơn:Những người khốn khổ? thời nay ở Pò Chài

    Những người khốn khổ thời nay ở Pò Chài:

    Nhức nhối chợ đường biên

    Hà Nội mới 10/11/2005

    Sau năm phút làm thủ tục xuất cảnh, tôi lơ ngơ đứng trên đất Pò Chài thuộc địa phận tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Người dẫn đường quay sang nói: ?oGiấu máy ảnh và thẻ nhà báo đi nhé. An ninh bên này phức tạp lắm, sơ sẩy một chút ?oăn đòn? ngay. Mươi phút nữa, anh sẽ biết thế nào là ?okhu tự trị? Pò Chài. Nơi đây có hơn 70% người Việt sinh sống, chủ yếu bằng nghề ?ođánh? hàng lậu, ********, cờ bạc, buôn tiền và cả buôn người nữa...?. Tôi nhét chiếc máy ảnh dưới tay áo rồi lẳng lặng đi theo anh ta. Một ngày lang thang ở khu chợ đường biên, tôi đã gặp những con người khốn khổ. Quanh năm suốt tháng họ vạ vật sống cùng tệ nạn...

    Sợ bị bắt vì tội nhập cảnh trái phép, tôi nhờ một tay buôn lậu ở Lạng Sơn làm cho cuốn sổ thông hành và đưa sang Pò Chài. Mặc dù việc kiểm soát ở cửa khẩu Tân Thanh rất chặt nhưng chỉ loáng một cái, Toàn đã vọt qua biên giới mà không cần bất cứ thứ giấy tờ gì. Cậu ta đón tôi ngay khu vực đường biên, toét miệng cười: ?oHọ nhẵn mặt em rồi?. Vừa đi, Toàn vừa dặn: trật tự bên này lỏng lẻo, không giống ở Việt Nam. Vào đến Pò Chài, em sẽ nói một người Trung Quốc đưa anh đi. Như thế mới yên tâm. Nhớ, có chụp ảnh phải ngụy trang thật khéo.

    Cuốc bộ chừng 500 mét, ?okhu tự trị? hiện ra trước mắt. Tiếng là Trung tâm thương mại Pò Chài nhưng tất thảy chỉ có 6 dãy nhà. Hai khu 3 tầng được xây mới dành để kinh doanh nhà nghỉ, văn phòng đại diện. Bốn dãy còn lại, thương nhân thuê làm nơi tập kết hàng, hoạt động mại dâm, đánh bạc và buôn bán dụng cụ ********.

    Toàn giới thiệu tôi với một người bạn Trung Quốc. Ông bập bõm nói mấy câu: ?oĐã đổi tệ chưa, ở đây người ta không pán (bán) bằng tiền Việt?. Tôi lắc đầu. Ông dẫn tôi ra phía góc chợ, gặp Loan ?ongoại tệ?. Cầm 1 triệu tiền Việt, Loan nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi: Không có tiền 500 nghìn à. Soi mấy tờ tiền Polyme lên ánh sáng, Loan càu nhàu: loại tiền 50 nghìn và 100 nghìn bị làm giả nhiều lắm. Ngày ?odính? chục tờ thì ăn cám. Vừa nói, cô ta vừa đưa ra một xấp tiền giả hỏi: Có mua về Việt Nam tiêu không ? Tôi ậm ừ: tỷ lệ thế nào ? Loan bảo: một trăm tiền giả đổi sáu chục tiền thật. Tôi chê đắt. Cô ta vội cất tiền vào túi.

    Lững thững ra cổng, đám cửu vạn vây lấy tôi: Anh là chủ hàng à, cần bốc vác không ? Thấy toàn đàn bà, con gái, người trẻ nhất cũng đã trên dưới 40, tôi bảo: già thế này thì vác sao nổi ? Một người hơn 50 tuổi, níu tay tôi: anh trả công xứng đáng, một mình già có thể cõng chiếc máy điều hòa nặng hàng trăm cân vượt núi. Bà nhìn tôi bằng ánh mắt khẩn khoản: Từ sáng tới giờ, chưa kiếm được đồng nào. Tôi gợi chuyện: Đánh hàng điện tử mà không biết bà là ai, ở đâu thì làm sao yên tâm được. Chưa nói dứt câu, bà kéo tay tôi đi về phía kho tập kết hàng hoa quả ở cuối chợ nói: Già ở đây với 6 người nữa, cũng đều là nữ cả, không sợ gì sất, cứ yên tâm, không lấy mất hàng đâu?. Mở cửa căn phòng ngột ngạt toàn mùi hành khô và hoa quả thối, bà nói như đọc lý lịch của mình: Già tên Tính, quê ở Bắc Giang, sang Trung Quốc được 3 năm nay rồi. ở quê, già sống độc thân. Có người rủ sang bên này làm nghề rửa bát, già theo. Tưởng chủ nhà trả lương, ai dè người ta chỉ nuôi ăn. Làm một năm không công để ?otrả ơn? cho người dẫn mối, già mới được đi làm tự do. Chẳng có việc đành đi bốc vác. Nhìn bà Tính gầy guộc, da dẻ nhăn nheo, khắc khổ theo thời gian, tôi hỏi: Sao bà không về quê mà cứ lăn lộn mãi nơi đất khách quê người. ánh mắt trĩu nặng, bà đáp: khó lắm. Không có giấy tờ, không đi cửa chính được. Vượt núi băng rừng thì già không đủ sức. Nhiều người như già, xác định sống ở đây, chết cũng ở đây chứ biết làm sao.

    Biết tôi thực sự không có nhu cầu chuyển hàng, bà Tính bảo: thanh niên các anh tìm thứ khác ấy chứ. ở đây có gì ngoài hàng lậu, gái và cờ bạc. Tôi cười, theo chân anh bạn Trung Quốc bước vào khu phố ăn chơi ở Pò Chài.

    Quả đúng ?odanh bất hư truyền?. ở Pò Chài, tệ nạn mại dâm hoạt động công khai. Các cửa hàng tự do trưng biển tiếp thị *** như: Bia ôm - gái đẹp, Ngủ với gái, Buôn bán dụng cụ ********, thậm chí có cả dịch vụ tân trang ?ocủa quí? của phụ nữ... Trước mỗi gian hàng, các cô gái mặc quần áo hở hang, ngồi xếp thành hàng dài để đón khách làng chơi. Trông các cô hệt như một món hàng, chỉ có điều món hàng này biết nói và răm rắp thực hiện theo lệnh của ?omá mì?. Thấy có khách, các cô gái trẻ xô ra, quây lấy chúng tôi lả lơi: Anh ơi, vào đây. Nhà toàn các em 15, 16 tuổi thôi. Toàn bấm tay tôi, giọng lọc lõi: Thích đứa nào, anh cứ chọn thoải mái. Nhớ đừng có ?ophá giá thị trường? nhé. ?oTàu nhanh? ở đây chỉ có 30 tệ, khoảng 55 nghìn tiền Việt. Tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên: sao rẻ thế, đã có tiền phòng chưa? Toàn cười: giá trọn gói đấy, không phải bo biếc gì hết. Tôi rút máy ảnh trong tay áo ra định chụp cảnh các cô gái đang chèo kéo khách, Toàn ngăn lại: Không được đâu, nguy hiểm lắm. Cậu ta kéo tay tôi đi tuột vào một cửa hàng trưng tấm biển ?obán buôn đồ dùng ********?. Không còn cách nào khác, tôi vào vai một thương gia đi săn hàng ?obiệt dược phòng the?. Viện cớ chụp ảnh các loại thuốc ******** để làm mẫu, tôi lia máy sang căn nhà đối diện trưng tấm biển ?oBia ôm - gái đẹp? bấm liên tục. Chủ nhà nhìn tôi với ánh mắt dò xét và luôn miệng hỏi. Ông ta nói bằng tiếng địa phương. Tôi không hiểu đành nhờ anh bạn người Trung Quốc thanh minh giúp. Toàn bảo: gái bán hoa ở Pò Chài phần lớn là người Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc. Vì thế, bọn má mì ở đây ?odị ứng? với máy ảnh. Họ sợ liên lụy nếu hình các cô gái bị đem về nước. Tôi không tin lời Toàn vì khoảng cách từ Pò Chài sang Việt Nam chỉ ước chừng vài ba trăm mét. Không có lý do gì, những cô gái ấy lại không tìm cách trốn. Toàn bảo: trốn làm sao được. Lát sang với mấy em, anh sẽ biết chúng nó khổ như thế nào...

    Số phận nghiệt ngã của những cô gái bán hoa


    [​IMG]Các cửa hàng buôn bán ******** ở Pò Chài

    Vân bị người ta lừa bán sang Trung Quốc khi vừa tròn 17 tuổi. Nơi đất khách quê người, một câu giao tiếp tối thiểu cũng không biết nói chi đến chuyện chạy trốn. Người ta đưa Vân vào ?onhà thổ? đánh đập, hành hạ rồi bắt em phải tiếp khách làng chơi. Lắm khi kiệt sức, Vân định tìm cách quyên sinh nhưng nghĩ đến bố mẹ, căm uất kẻ đã lừa gạt mình, em quyết tâm phải sống, tìm cơ hội hồi hương...

    Đó là câu chuyện của một cô gái bán hoa tôi gặp trên đất Pò Chài. Có người bảo: ?oĐừng nghe ca-ve kể chuyện, đừng nghe con nghiện trình bày?. Tôi tặc lưỡi, tin gì mấy cô gái làng chơi. Thế nhưng khi Vân vén tay áo, để lộ những vết tím bầm giập trên cơ thể, đó là dấu tích của đòn roi, tôi hiểu cô gái đã lâm vào cảnh Phăng-tin của Vích-to Huy-gô.

    Pò Chài có hơn hai chục nhà hàng hoạt động mại dâm. Số lượng tiếp viên lên đến cả trăm người. Những cô gái này không có tiền lương, cũng chẳng có tiền bo. Nói cách khác, họ là nô lệ ******** do các ?omá mì? bỏ tiền mua về kinh doanh. Điều đó lý giải vì sao, giá mỗi lần ?ođi khách? chỉ có 30 tệ, tương đương 60 nghìn đồng tiền Việt.
    Các quán hàng tiếp thị ******** công khai
    [​IMG]

    Để mắt thấy tai nghe, anh bạn người Trung Quốc đưa tôi vào một nhà hàng có tấm biển rất ấn tượng ?oBia ôm - gái đẹp?. Bảy tám cô gái trẻ ngồi trên chiếc ghế băng cũ kỹ. Mụ chủ từ trong nhà bước ra niềm nở đón khách. Đoạn bà quay vào quát: Có khách nhé, còn đứa nào ra nốt đây. Nghe giọng bà chủ, ba cô gái quệt lại vết son nhợt nhạt trên môi, chui ra khỏi tấm rèm cáu bẩn. Toàn hất hàm: Mấy đứa này thôi à, có em nào người Trung Quốc không ? Mụ chủ bĩu môi: Nhà này nhất rồi chẳng có chỗ nào hơn. Không ưng thì thôi. Kiếm đâu ra gái Trung Quốc. Có trả 200 tệ cũng chịu. Mời chúng tôi mỗi người một lon nước bí đao, má mì luôn miệng giục lên phòng. Tôi khen: Bà chủ nói tiếng Việt sõi quá nhỉ. Mụ ta đáp: Thì người Việt mà lại. Trước kia tôi như chúng nó chứ hơn gì. Vớ được lão chồng già người Quảng Tây nên mới trụ lại đây. Sau một hồi huyên thuyên về cuộc đời mình, bà ta kéo tay tôi lên gác xép, hứa sẽ bố trí cho một em vừa hiền, vừa xinh.

    Căn phòng ẩm thấp, ngột ngạt, hôi đến khó tả. Đầu mẩu thuốc lá, bao cao su vương vãi khắp sàn nhà. Tôi bịt mũi định quay ra thì một cô gái trẻ lấm lét bước vào. Thấy tôi chê bẩn, cô vớ cái chổi dựng ở góc nhà khua vài nhát rồi nói: Anh vào đi, em dọn sạch rồi. Tôi thả người xuống chiếc phản gỗ có phủ chiếc ?ochăn con công? dơ dáy bảo: Sống thế này mà các em cũng chịu được à ? Cô gái lặng im, ngước mắt nhìn tôi vẻ yếu ớt: Không muốn cũng phải chấp nhận. Thấy tôi khác hẳn với khách làng chơi, cô gái cởi mở hơn: Anh sang đây lâu chưa, đi du lịch hay mua hàng ? Tôi bảo đi tìm đứa em họ bị lừa bán sang Pò Chài. Nghe dứt câu, cô gái bật khóc kể về số phận mình. Vân quê ở Hữu Lũng (Lạng Sơn). Học hết PTTH, thi trượt đại học. Bạn của người chị họ dỗ Vân lên cửa khẩu Tân Thanh bán hàng quần áo, chăn màn, trừ tiền ăn, mỗi tháng ông chủ hứa trả Vân 800 nghìn đồng. Chết đuối vớ được cọc, Vân ngoan ngoãn đi theo. Vừa lên tới biên giới thì trời sập tối. Ông này bảo Vân đi cùng hai người lạ mặt, cắt đường Rọ Bon sang bên kia ?ođánh? hàng. Người ta dẫn Vân qua một dãy núi cao thì gặp ba người Trung Quốc đứng chờ sẵn. Họ nói với nhau điều gì đó. Linh tính mách bảo, Vân bỏ chạy. Được vài bước, em bị đám người kia bắt, đưa lên chiếc xe con cóc chở đến một căn nhà gạch cũ kỹ, xa trung tâm. Vân cố sức vẫy vùng nhưng không sao thoát khỏi bàn tay hộ pháp của hai người đàn ông. Tới nơi, họ đẩy em vào phòng, khóa chặt cửa. Lát sau, một phụ nữ to béo đi vào đưa cho Vân chiếc váy bò cùng bộ trang điểm. Mụ ta dỗ ngon, dỗ ngọt để em tiếp khách. Vân van xin. Mụ ta quát: Mày có biết tao bỏ bao nhiêu tiền ra mua mày không, gần 10 nghìn tệ, xấp xỉ 20 triệu đấy. Biết không thuyết phục được, mụ béo sai một gã đàn ông túm tóc Vân quấn vào chân bàn. Một tay tóm Vân, tay kia gã đàn ông cầm chiếc then cửa bằng sắt thúc mạnh vào người em. Vân giãy giụa kêu la nhưng vô vọng.

    Sau 3 ngày sống trong hang hùm với những trận đòn ?ođánh rắn?, Vân nhắm mắt đưa chân và trở thành gái bán hoa. Vân là ?olính mới?, lại xinh xắn nên khách làng chơi xô vào. Có những ngày em phải tiếp gần bốn chục khách. ở đây 2 tháng, Vân được bà chủ hiện nay mua đưa về Pò Chài. Vân bảo: Khu vực này nhiều người Việt. Dẫu khổ một chút nhưng chịu đựng được. Vả lại, bà chủ không đánh đập bao giờ. Bà hứa khi nào trả đủ số tiền chuộc sẽ để em được tự do.

    Tôi hỏi: Sao Vân không tìm cách liên lạc với gia đình hoặc bỏ trốn. Vân thất vọng: Trốn thế nào được, bọn em không được phép ra khỏi nhà. Khu vực này không có cảnh sát, chỉ có dân phòng thôi. Họ chẳng giúp gì được. Nếu có trốn thoát cũng chẳng biết đường, lỡ không may bị bắt, bị mua đi bán lại còn khổ hơn. Còn gia đình ư ? Không mặt mũi nào nhìn mọi người. Vân vén tay áo lên, chìa cho tôi xem những vết tím bầm: Anh tin hay không thì tùy. Đây là dấu tích mụ béo sai người đánh em cách đây hơn hai tháng. ở Pò Chài, khoảng 70 cô gái có số phận giống em. Tôi nắm tay Vân: Tin rồi. Em chụp chung với anh một kiểu ảnh nhé. Vân đồng ý.

    Trở về cửa khẩu Tân Thanh, trời đã chạng vạng tối. Nghĩ đến cuộc sống khốn khổ của những người tôi gặp trên đất Pò Chài, lại thấy buồn. Cầm tấm hình chụp chung với Vân gửi về tòa soạn, tôi hy vọng qua bài viết này, người nhà của em sẽ tìm gặp tôi để nghĩ cách cứu Vân thoát khỏi ?oổ nhện?. Tôi tin Vân không nói dối...

    HNM
  2. ChuyenDaQua

    ChuyenDaQua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Vụ này khéo phải nhờ bác LangSonNew mất.Chết ..........thèm gì nhỉ....

Chia sẻ trang này