1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bên ly cà phê - Cuộc sống nói gì?

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi motthoang_hn02, 26/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Tối qua anh bảo mình đi cà fê nhưng mà anh ở Bắc Ninh thì mình đi bằng niềm tin à
    Mình nhắn tin cho 1 anh ( anh này khác anh trên ) thì anh bảo bận rồi, kèm theo lời nhắn : Tối mai đi, rượu Sochu nhá ! OK sợ rì?
    Thế nà tối lay phải hầu các kụ 7X
  2. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Chủ nhân 10 tuổi
    [​IMG]
    Quét sân, nấu cơm bằng bếp rơm và bón cho mẹ là công việc hàng ngày của bé Vui. (Ảnh T.H)
    LĐ) - Bố thiểu năng trí tuệ, mẹ viêm đa khớp nằm liệt giường 2 năm nay, đứa em gái bé mới 4 tuổi... Thế là cô bé Nguyễn Thị Vui 10 tuổi, học sinh lớp 4, bất ngờ trở thành chủ nhân bất đắc dĩ của gia đình.
    Bất hạnh chồng lên bất hạnh
    Tình cờ tôi được Đại đức Thích Thiện Hạnh (chùa Phúc Khánh, Hà Nội) kể cho nghe về hoàn cảnh nhà Vui. Giọng nhà sư thống thiết: "Tội cháu lắm chị ạ. Chị hãy đến viết bài để mọi người biết đến hoàn cảnh của cháu mà giúp đỡ cho cháu". Nhà sư trụ trì tại chùa Vinh Phúc, Quang Độ, Bắc Ninh nên biết hoàn cảnh của nhà bé Vui qua các phật tử. Ông cũng vừa đem đến gia đình cháu gạo, thức ăn và một chút tiền của thập phương quyên góp.
    Con ngõ nhỏ dẫn vào nhà bé Vui ở thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh không ngoằn ngoèo lắm. Thửa đất cũng vuông vức, có tường gạch bao quanh, thoạt nhìn bên ngoài khó nghĩ đây là một nơi nghèo khó. Nhưng bước qua hai cánh cổng gỗ sơ sài, sự hoang tàn bắt đầu phô bày hết mọi dáng vẻ của nó.
    Mảnh vườn lỗ chỗ những khoảng đất cằn. Góc này một cây chuối, góc kia một cây xoài. Trước cửa nhà là vạt rau đay bằng chiếc chiếu một mọc dày chi chít. Lá rau cằn, thiếu hẳn cái màu xanh non mơn mởn. Mấy con gà xơ xác chạy đi chạy lại trên mảnh vườn cũng xơ xác. Cách khoảng sân nhỏ là căn nhà ba gian hai chái thấp, nhỏ và thiếu ánh sáng. Gian giữa bày ban thờ nhưng mọi thứ đều sờn tróc, phủ bụi. Hai gian bên kê một giường, một phản ọp ẹp, buông màn tùm hụp. Trong nhà xộc lên mùi ẩm mốc có lẽ từ hai buồng ngách vung vãi đồ vặt vãnh chổi cùn rế rách.
    Trên chiếc giường dát tre, chị Dương Thị Viên vừa được Vui nâng ngồi dậy để đón khách. Đôi cẳng chân bị liệt đặt lên chiếc ghế con quắt lại như hai ống tre khô, cứng đơ, màu da đỏ bầm. Hai bàn tay cũng nhỏ quắt chỉ còn da bọc xương nhưng các khớp tay sưng đỏ và cứng đờ. Chị hoàn toàn thụ động và nhờ cậy vào đứa con gái nhỏ từ năm con bé mới 9 tuổi đầu.
    Khuôn mặt nhăn nhúm vì đau đớn thường xuyên của chị như dãn ra, chị khẩn khoản cảm ơn mọi người tới thăm. Và nỗi khốn khổ đã được người đàn bà bất hạnh giãi bày giữa nước mắt. Chị cũng có một thời trẻ trung xinh đẹp và khoẻ mạnh. Song chẳng hiểu sao nhiều người yêu thương mà chị cứ ngủng ngoẳng không gật. Thế rồi tuổi xuân trôi qua. Hai bảy tuổi ở quê thì đã bị coi là quá lứa. Khi ấy có người mai mối chị với anh Nguyễn Văn Đông.
    Anh Đông cũng là người hiền lành, ít hơn chị gần chục tuổi, chỉ phải cái ngơ ngơ. Chị chặc lưỡi: "Khổ nhà chồng còn hơn gánh gồng anh em", với lại thôi thì "Khoai hà bỏ củ lấy dây". Đời chị coi như bỏ những mong sẽ có những đứa con khoẻ mạnh thông minh. Chị về nhà chồng, một tay làm lụng khuya sớm nuôi chồng, sắm sanh sửa chữa nhà cửa. Bé Vui ra đời như mong ước của chị. Con bé xinh xắn, học giỏi và ngoan ngoãn. Chị nghĩ mình rồi cũng đã được bù đắp đúng như tên gọi của con bé mà chị đã hân hoan đặt cho nó lúc chào đời.
    Chẳng dè bất hạnh lại ập lên niềm vui khi chị sinh bé Nguyễn Thị Vân được 8 tháng. Chị bị viêm đa khớp, nằm bệnh viện, tốn hơn 3 triệu tiền thuốc. Cháu bé ở nhà phải nhờ các cậu nuôi bộ. Con bé Vui mới hơn 6 tuổi đang học lớp 1, chồng thì không biết làm gì. Ruột gan chị nóng như lửa đốt. Thấy đỡ đỡ chị nhấp nhổm trốn bệnh viện về. Bệnh chữa không dứt điểm nên tái đi tái lại. Chị cứ uống thuốc quanh quẩn cho đỡ đau rồi lại gắng gượng chèo chống gia đình. Hai năm gần đây chị liệt hẳn chỉ nằm bẹp trên giường. Cố lắm thì ngồi được dậy. Bao nhiêu việc nhà đổ hết lên đầu con bé 9 tuổi còm nhom.
    [​IMG]
    Thiên thần
    Vui, đôi mắt to đen láy, khuôn mặt xinh xắn trắng trẻo và nụ cười hoàn toàn thơ bé trong sáng như thiên thần. Khuôn mặt con bé không gợn lên một nét đau khổ nào. Dường như trở thành trụ cột gia đình vào tuổi lên 9 là một điều dĩ nhiên. Kỳ lạ! Tôi không thể lý giải được sức mạnh nào đã khiến con bé còm nhom, cao chưa đầy một mét có thể chèo chống trong hoàn cảnh mà ngay người lớn như tôi cũng ngại ngùng. Chín tuổi, bé Vui đã phải gánh một gánh nặng ngàn cân mà dường như lại thấy nhẹ thênh.
    Hàng ngày Vui vẫn đi học tại Trường Tiểu học Tam Giang. Được hỏi về chuyện trường lớp, cô bé nhanh nhảu: "Con học một tuần bốn buổi cả ngày và ba buổi chiều". Chị Viên chêm vào, giọng tự hào của một người mẹ: "Cháu năm nào cũng đạt học sinh giỏi. Ba năm rồi cháu còn làm lớp trưởng". Vui láu táu cắt lời mẹ: "Nhưng năm rồi con không làm nữa, vì mẹ con bảo con vất vả quá rồi. Với lại lớp trưởng phải đi sớm nhắc các bạn dọn lớp, mà con thì phải dạy sớm giúp mẹ ".
    Một ngày cũng như mỗi ngày của "chủ nhân 10 tuổi" này trôi qua với trĩu nặng công việc. Sáng dạy dọn dẹp nhà cửa, thả gà, quét sân, vệ sinh cho mẹ, cho em rồi đi học. Trưa về cô bé đi chợ nấu cơm, đút cơm cho mẹ, cho em ăn, dọn dẹp rồi lại đi học tiếp. Chiều về lại nấu cơm, tắm cho em. Giặt giũ quần áo. Hôm nào cũng phải chín giờ, chín rưỡi tối mới tạm xong việc. Thế cháu học vào lúc nào? - Giờ chơi cháu không ra chơi mà ngồi làm bài tập ngay tại lớp.
    Tối chín giờ hoặc chín rưỡi xong việc cháu mới học thuộc lòng. Nhìn con bé thoăn thoắt quét sân, thoăn thoắt rút rơm đun bếp khéo léo đến ngạc nhiên, tôi chẳng thể nào tin nó mới 10 tuổi đầu. Cái cảnh con bé tắm cho mẹ mới thật ái ngại. Nó lấy chiếu quây lên che bên ngoài, xách từng nửa thùng nước vào tắm cho mẹ ngay trên giường.
    Nước chảy qua dát giường xuống nền nhà chảy thẳng ra sân. Con bé cũng biết cuốc đất, gieo hạt rau đay để lấy rau ăn. "Con chỉ cuốc được mỗi tí đất lại gieo hạt nhiều quá. Mẹ bảo làm thế nên rau không ngon". Thế bố không giúp việc gì à?- Bố con kêu bị ốm. Với lại mẹ con đã dặn con phải lựa bố, đừng làm trái ý kẻo bố đánh. Bố con nói lung tung, mắng con con cũng không nói gì, con lựa bố để bố không nổi khùng. Trong căn nhà bất hạnh len lỏi đến từng xó xỉnh ấy, bé Vui chẳng khác nào một thiên thần.
    [​IMG]
    Xin đem niềm vui đến cho Vui
    "Hai năm rồi gia đình tôi sống được là trông chờ vào sự trợ giúp của mấy người em trai, họ hàng và làng xóm- Chị Viên giãi bày - nhà có một sào tư ruộng cho thuê cấy, họ trả được 70kg thóc/vụ chẳng đủ ăn. Toàn mọi người cho để cả nhà sống qua ngày. Chiếc tivi cũ kia là cậu cháu Vui cho, chiếc xe đạp cũ là bà chị con bác. Hôm nọ một bác lại cho chiếc nồi cơm điện cũ nên con bé Vui đỡ được nồi cơm phải đun rơm. Cái quạt này cậu cũng mới cho để các cháu đỡ nóng.
    Khi các cháu ốm đau, các cô hàng xóm cũng thường qua đưa giúp đi khám bệnh. Thỉnh thoảng chị em họ hàng làng xóm cũng giúp đỡ, nhưng việc nhà họ cũng nhiều nên không thể phiền mọi người mãi được. Năm ngoái xã trợ cấp gia đình khó khăn 4 triệu đồng nên mới sửa lại mái nhà đỡ dột và lát được cái nền nhà.
    Hỏi hàng ngày con đi chợ ra sao, bé Vui thật thà: "Mẹ đưa con 2 nghìn mua được hai bìa đậu dài về rán. Con hái rau đay ở nhà nấu canh. Lâu lâu cũng được ăn thịt". Nhìn con bé và em nó như hai cây sậy, tôi biết cái khoảng lâu lâu con bé nói dài lắm. Khổ thế, nhưng hai con bé rất yêu mẹ. Vui bón cơm cho mẹ ăn đầy trìu mến. Còn bé Vân mới 4 tuổi thì cứ lũn cũn bên mẹ không rời. Thầy Thiện Hạnh bảo về chùa ở với thầy, nó chỉ đồng ý đến chơi rồi tối lại đòi cho con về với mẹ.
    Rời khỏi căn nhà "chủ nhân 10 tuổi", tôi mang theo điều ước nặng trĩu của bé Vui: "Ước gì mẹ con khỏi bệnh". Còn tôi thì ước các nhà hảo tâm, các tổ chức y tế sẽ giúp cho người đàn bà bất hạnh ở Tam Giang đi lại được trên đôi chân của mình, trả lại niềm vui đích thực cho cô bé Vui.

    Bích Liên

    (nguồn: Báo Lao Động, tháng 6/2007)
    @ All: Tôi cần biết những hoàn cảnh như thế này ở Bắc Ninh. Bạn nào biết thì làm ơn nói dùm tôi (càng kĩ càng tốt). Tôi xin chân thành cảm ơn tấm lòng của các bạn.
  3. vitop

    vitop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Bài viết:
    2.275
    Đã được thích:
    0
    Thế còn ở BG thì sao ah? Em chỉ biết ở BG thoai.
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bạn cho tôi mấy địa chỉ đi. Do là nhóm làm ở BN trước nên tôi hỏi BN trước.
    Tiện thể các bạn Bắc Giang cho mình hỏi là thôn Xé- xã Sa Lý- huyện Lục Ngạn cách thành phố BG bao xa? đường đi có khó không? ( đi xe máy có ổn không?). Cảm ơn nhiều !
  5. quocanh_uk

    quocanh_uk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2005
    Bài viết:
    1.277
    Đã được thích:
    0
    Ghi nhận Thieulambacphai, tối qua mưa dữ tợn như thế vẫn khoác áo mưa tới quán Kafe. Bên cốc kafe dưới giời mưa bão!
  6. anhtuan_116

    anhtuan_116 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2004
    Bài viết:
    9.590
    Đã được thích:
    0
    tất cả về bắc ninh thật là đẹp
  7. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Không phải bác viết bài để nhận sự tôn trọng từ em hay từ bất kỳ một ai đó. Bác viết cái gì bác nghĩ, không vi phạm nội quy diễn đàn là được, em nhé!
    Tiếp tục ném đá :
    Không biết các bác trong Nam đi uống cafe thế nào, chứ đa số quán cafe ở Hà nội chủ yếu phục vụ các loại nước hoa quả sinh tố...Nhân một tối hiếm hoi đi uống cafe ,hỏi một chủ quán cafe nỗi tiếng ở HN, chị ta cho biết số ly cafe bán được trong một buổi tối chỉ bằng 1 nửa các loại thức uống khác. Từ đó suy ra người ta rủ nhau ra quán cafe không nhất thiết là uống cafe, tất nhiên, không ai cấm chuyện đó, thế nhưng như thế thì gọi cha nó là đi uống nước. Đa số thanh niên HN bây giờ đi uống nước (hoặc cafe) đều gọi chung một câu : Đi cafe.
    Ngoài ra, trừ các quán sành điệu, vài chục nghìn một ly cafe,hoặc các quán cafe Trung nguyên, thì cafe ở HN và Sài Gòn không được ngon cho lắm, uống ko có vị cafe, nhạt toẹt như nước màu pha đường, không có được vị thơm đậm, sánh, và mùi hơi khét của hạt cafe rang quá tay. Ly cafe ấn tượng nhất tớ được uống là ở Bình thuận, chảy rất chậm trong khi tớ đang rất vội, thế nhưng nhất thiết phải chờ bằng được ly cafe, vì được nghe quảng cáo rằng nó được pha bằng nước dừa đun sôi. Uống xong thấy cũng chẳng khác cafe Đà Lạt, Gia Lai là mấy, thế nhưng nhớ mãi, vì có vẻ như mình bị lừa ( ly cafe đó cũng ko đắt, chỉ 8 ngàn đồng , nhưng mất thời gian).
    Đấy là về cafe, còn về cuộc sống xung quanh ly cafe thì tớ chỉ thấy xô bồ, cuộc sống giờ trôi nhanh như thế, cafe biến thành chỗ cho người ta bàn công việc, khoe điện thoại, giết hời gian..., nói chung chán, hãn hữu lắm mới đi cafe
  8. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Một cái nhận xét tuyệt diệu!
    àh, mà mời NN một tách cafe phin, tớ tự pha!
  9. haynhinthangvaosuthat

    haynhinthangvaosuthat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    1.485
    Đã được thích:
    0
    Nói là : Lần đầu tiên gặp chị Vịt Ộp, thấy chị í hiền khô à ( hay chưa thể hiện thì hông bít ), cà fê hum í chưa phải là ngon ( có lẽ là do hạt cà fê hơi cháy thì phải ), mí cả gọi ly nâu đá thì phải đợi 20 phút sau mới có đá ( chắc là nhân viên vừa đi vừa mắc màn )
    Nhưng chốt hạ : Hum í vui đáo để
  10. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Muốn có cafe ngon phải rang vừa đủ lửa. Rang một cách nắn nót, giống như xao chè vậy. Qúa chút lửa thì cafe đắng, chưa tới lửa thì chưa dậy hết hồn vía, tinh tuý của cafe. Nước đun để pha cũng thế. Nước vừa sôi pha liền thì không ngon, nguội quá thì không thơm. Kinh nghiệm cho thấy đun xong để vài giây rồi pha là ngon nhất. Tỉ lệ cafe/nước cũng phải vừa đủ (theo cảm nhận và kinh nghiệm). Đó là nghệ thuật, kỹ thuật đầu tiên để có ly cafe ngon.
    Lẽ dĩ nhiên, nước pha cũng phải ngon. Nước máy không thể ngon bằng nước mưa tinh chất.
    Không gian ngồi thưởng thức cafe cũng là một yếu tố cần lưu ý. Tuỳ mục đích, tâm trạng mà ta chọn quán phù hợp.
    Nhâm nhi cafe, lắng nghe piano, saxo, hay guitar trầm bổng xa vắng trong một không gian tĩnh lặng là những giây phút tuyệt vời để bạn lắng nghe chính mình. Đó là giây phút mà bạn có thể thực hiện một cuộc hành trình đi ngược vào bản thể của chính mình. Xoá tan đi cảm giác mệt mỏi vì sức ép của công việc và thức tỉnh những năng lực tinh thần, thể chất.
    Đôi khi, có thể bạn sẽ rất thích được ngồi bên người yêu, nhâm nhi cafe trên tầng cao, ngắm hoàng hôn buông trên Hồ Tây mênh mông. Cảm giác lãng mạn là gia vị của tình yêu. Đấy là thứ mà nếu cứ ở nhà sẽ không bao giờ bạn có được.
    Từ trên cao nhìn xuống, dòng người trên phố cần mẫn. Những toà nhà cao tầng khuất trong hơi sương mùa thu. Những mái ngói cũ kỹ xô lệch đâu đó trong góc khuất của Hà Thành,...Tất cả những hình ảnh ấy tạo cho bạn một cảm giác thật đặc biệt. Chính những lúc như thế, bạn sẽ nghĩ nhiều về ước mơ và mục đích cuộc đời...
    Hãy đi uống cafe đi nhé, đừng nghĩ rằng mất thời gian- vô bổ.
    [nick] [nick]
    Được thieulambacphai sửa chữa / chuyển vào 12:42 ngày 09/10/2007

Chia sẻ trang này