1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bên ly cà phê - Cuộc sống nói gì?

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi motthoang_hn02, 26/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zaizaizaizai

    zaizaizaizai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2006
    Bài viết:
    1.153
    Đã được thích:
    0
    Ly cafe như muốn nói _ nói cùng tôi câu gì _ ly cafe như muốn hát _ hát cùng em câu gì ...Nghĩ mãi không ra em muốn gì ...nản
  2. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Em ấy thích hoa đấy: hoa đồng tiền:D
  3. Nguyennghiem

    Nguyennghiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    464
    Đã được thích:
    0
    Tôi biết ơn những người đã lừa dối tôi. Chính họ đã cho tôi thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Tôi biết ơn những người đã nói xấu tôi. Chính họ đã dạy tôi cách đứng trên dư luận. Tôi biết ơn những người đã ngáng đường tôi. Nhờ họ mà ý chí nghị lực của tôi thêm vững vàng. Tôi biết ơn những người đã từ chối tôi. Họ đã giúp tôi có được tinh thần lạc quan và hy vọng... ....Tôi biết ơn và nhớ mặt từng đứa, để còn trả thù.
  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Thiện tai ! thiện tai !
  5. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Cafe kể chuyện ngày đoan ngọ
    Chiếc bánh Trạng ngày Đoan Ngọ.
    [​IMG]
    Ảnh: N.P.T.Anh
    Lâm Ngữ Đường có câu "Nỗi nhớ quê hương chính là sự thèm thuồng những món mà cha mẹ cho mình ăn lúc còn nhỏ..."
    Thuở còn tại thế, ngoại tôi hay dặn dò những lúc tiết Đoan Ngọ sắp về như thế này: "Ngày tết Đoan Ngọ, không cần phải mâm cao cỗ đầy, chỉ cần vài chiếc bánh Trạng như thế này cũng đủ lắm rồi ".
    Phải chăng dân Việt ta có một nỗi niềm chung?! Không cần phải khơi gợi nhưng ý từ sâu xa để minh chứng cho lòng yêu quê hương đất nước, mà chỉ cần một tấm chân tình mộc mạc của hương đồng cỏ nội, của món ăn dân dã miệt quê nhà.
    Cũng có lẽ xuất phát từ đó mà ngoại tôi nói lên lời trối ấy. Quê hương đã ăn sâu vào tận huyết quản bằng những vần thơ Lục Vân Tiên và bằng hương vị của chiếc bánh Tét ngày tết, của bánh (chè) trôi nước ngày đông chí...Và trong đó có hương vị của chiếc bánh Trạng ngày tiết Đoan Ngọ (!)
    Tôi bôn ba cũng khá nhiều nơi, nhưng chưa nghe nhiều nơi ở hạ lưu châu thổ sông Cửu Long có cái bánh Trạng nên cũng khá e dè khi kể. Không biết tự bao giờ và cái tên "trạng" xuất phát từ đâu. Song có lẽ là đã rất lâu rồi, người dân quê tôi xem nó là một tứ bánh quí cho ngày Tiết Đoan Ngọ. Không ai bảo ai, không ai bắt buộc ai cần phải có. Nhưng tiết ĐN mà thiếu chiếc bánh naỳ thì cứ như là thiếu 50% ý nghĩa của mâm cỗ.
    Nguồn gốc chiếc bánh thì chắc phải đợi đến một thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi độ chừng đây là một món ăn được người gốc Hoa du nhập vào, vì cứ độ dịp này thì các gia đinh người Hoa lại tất bật làm chiếc bánh này để kinh doanh. Ngày nay thì ít người gốc Hoa làm chiếc bánh này lắm, cả người Khmer cũng vào cuộc. Sống chính thống nơi tôi thì chỉ có một gia đình gốc Hoa làm mà thôi. Kỳ dư toàn là người Khmer làm cả, có một số ít gia đình Việt chúng ta làm, nhưng không khéo bằng.
    Nói đến chuyện khéo của chiếc bánh. Cái khéo ở đây là chổ, họ chỉ gói bằng lá tre tầu, loại lá tre lớn chừng ba ngón tay, nếp phải được ngâm trong nước tro, tro được lấy từ tro của cây gòn thì mới ngon, phải lược và đãi nếp đến những mấy hồi, nên chu kỳ làm bánh thường kéo dài 3-4 ngày. Bánh khi nấu xong, kỳ lạ thay người ta không cho phẩm màu mà màu lại vàng trong cả chiếc bánh. Bánh có hai loại, có nhân bên trong và không nhân. Phổ biến nhất là không nhân vì người ta thích dùng kèm với đường. Loại có nhân chủ yếu là nhân đậu ngọt. Cái khéo nữa là ở chổ, bánh gói phải không để hắc mùi tro. Điều này đòi hỏi phải lược, đãi nếp được ngâm nhiều lần thì mới mong hết được. Chiếc bánh trong thấy cả nhân bên trong và một màu vàng thanh thoát. Vị của nó có chỉ là vị nhạt, nhưng ăn với đường thì lại ngon và không gây ngán. Đây cũng là một cách phối vị cho một ngày thịt, cá ê hề như ngày tiết Đoan Ngọ.
    Đã lâu rồi, người ta dần quên ý nghĩa cái ngày tết giết sâu bọ. Ngày này ở quê tôi được xem là ngày hội. Chợ hợp rất sớm, tấp nập kẻ mua người bán, đến cọng giá cũng đắt vì ngày này người ta lại thích ăn bánh xèo. Đổ cái bánh xèo vàng, giòn ở rìa, bên trong là giá, đậu, sắn và thịt, chút rau miệt núi, thêm chút nước chấm pha sẵn thì còn gì bằng. Đã no nê, thì ăn chiếc bánh trạng vào mà không cảm giác ngán và no nữa thì thật tuyệt.
    Puskin từng nói đại ý, yêu ngay chính ngọn cỏ cũng chính là yêu quê hương đất nước vậy. Và đến những lúc như thế này, hướng về những người quá cố, kính dâng chút hương vị quê nhà thì còn gì bằng. Ẩm thực lúc này là cái nối kết giữa có và không, giữa âm và dương, giữa quê hương với những hương hồn đã khuất và những con người hiện hữu. Yêu quê hướng là vậy đấy (!)
    Sưu tầm
    Quê tôi cứ làm tí rượu nếp, nhân tết Đoan ngọ vậy
  6. luc_thao

    luc_thao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2006
    Bài viết:
    3.271
    Đã được thích:
    0
    Rượu nếp Tết Đoan Ngọ
    Tháng năm lịch trăng có Tết Ðoan Ngọ, hay Ðoan Ngũ, Ðoan Dương. Các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ "giết sâu bọ" vào sáng sớm, với hoa quả đầu mùa. Ðào mịn lông tơ, mận đủ mùi chua ngọt, chuối ta mập mạp, dưa hấu bổ dọc thành những chiếc thuyền rồng sơn son mịn cát lóng lánh như lân tinh, dứa còn nguyên cái mũ miện xanh rờn óng bạc và cái lòng vàng tươi khêu gợi. Đương nhiên là không thể thiếu món rượu nếp.
    Tác giả món rượu để ăn chứ không phải để uống này là ai? Không biết. Nhưng nó cũng đủ làm hồng đôi má, lâng lâng xao xuyến lòng người. Từ lúc những tia nắng rẻ quạt đầu tiên xuất hiện trên vòm trời cao tít, đã nghe tiếng rao văng vẳng gần xa.
    Cái rá tre cố hữu, đậy miếng vải màn trắng muốt, đầy một chất rượu thơm lừng, mà ta biết dưới đáy chiếc rá có lót lá chuối tươi óng ánh kia, là chiếc bát sành, bát sứ hứng chất nước ngọt lừ ngây ngất, đầy thì rót vào "vịt" và từ cái vòi như cái cổ con thiên nga, thứ mật say ấy được tưới lên bát rượu nếp một mầu vàng ướt át cay tê, ngọt dịu, đủ mùi...
    Bát ăn rượu nếp thường là cái chén múc chè đường, nho nhỏ xinh xinh. Ðôi đũa ăn rượu nếp cũng chỉ nhỉnh hơn chiếc que chơi chắt chuyền của bé gái nông thôn. "Giết sâu bọ" bằng thứ khí giới này thật lạ. Những hạt rượu nếp thuôn thuôn như cái bọng con kiến rừng vàng sậm, tan trên đầu lưỡi cũng đồng thời thấm vào tận sâu thẳm thân ta một chất khác hẳn ngày thường.
    Trẻ con uống rượu là có hại vì nguy hiểm. Nhưng rượu nếp là của mọi người, nam, phụ, lão, ấu, từ cụ già trệu trạo đôi lợi, đến em bé năm ngón xòe hoa chấp chới...
    Làm rượu nếp công phu, phải đồ gạo hai lần, ủ men như làm "cơm rượu" mất nhiều thì giờ, nên ít gia đình có đủ kiên nhẫn và công phu chế biến. Tác giả món rượu nếp thường ở những mái nhà tranh làng quê êm ả. Ngày Ðoan Ngọ sắp đến, làm ít quà nhà ăn là chính và dôi ra thì đem bán khắp phố phường cho mọi người cùng thưởng Tết. Vì vậy mà đôi quang gánh, tà áo nâu, cái nón đội đầu... xuất hiện vào đúng lúc bữa cỗ "giết sâu bọ" sắp đến.
    Ăn rượu nếp không thể bằng bát tô như ăn bún riêu, bún ốc mà phải nhẩn nha, vừa ăn vừa nghe chất rượu nhẹ lâng vần chuyển trong cơ thể, để thẩm thấu một nét đẹp ngàn xưa còn lại trong phong tục dân gian.
    Các nhà khoa học có thể cười thầm vì bữa cỗ giết sâu bọ. Nó chết vì chè đỗ đen hay quả đào thơm phức? Nó chết vì say la đà hương rượu nếp hay vị ngọt thanh dưa hấu? Nhưng lời nhắn gửi truyền đời thì bảo rằng, đây là lúc giao mùa, lúc nắng bắt đầu già, lúc quả bắt đầu ngon, là say nhè nhẹ, là thỏa mãn ước nguyện truyền kỳ mà mọi loại bánh tân thời, mọi thứ rượu nặng, rượu nhẹ Tây, Tàu không thể sánh.
    Từ dụng cụ để ăn (gọi là thực cụ ) như một thứ đồ chơi đến các món ăn thơm thảo vườn quê và men dân dã... đều đáng được lưu tâm, duy trì và phát triển.
    St.
  7. Sinhngay8th8

    Sinhngay8th8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    A DI ĐÀ PHẬT
  8. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Bánh này không phải gọi là bánh tro sao?
  9. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Ơ cái nhà cô nài hay chửa
    Đang cà fê nại chuyển ngay sang bánh tro được (cơ mà đúng òy )
    Trồng oai zợ vưỡn chưa đi cà fê mí trồng được bữa nào như lời đã hứa

Chia sẻ trang này