1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bên phím dương cầm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi pian0seven, 13/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Bên phím dương cầm

    Lời đề tựa

    Đã có một số topic viết về PIANO, nhưng với họ PIANO dường như là một nhạc cụ quá kiêu sa và quý tộc. Trong topic của tôi, PIANO đơn giản chỉ là một người bạn thân thiện và hết sức bình dị. Tôi không phải là người chơi nhạc chuyên nghiệp. Những gì tôi sẽ viết sau đây chủ yếu là từ sự cảm nhận và trải nghiệm sau một thời gian gắn bó với Piano. Vì vậy, hầu hết những nhận định của tôi đều mang tính chủ quan và không tránh khỏi sai sót. Tôi rất muốn topic này trở thành một diễn đàn giữa những người đã, đang và sẽ chơi Dương cầm. Chúng ta có thể đến với Piano sớm hay muộn, chơi hay hoặc không hay, nhưng có một điểm chung giữa chúng ta là sự say mê. Đó cũng chính là lý do mà níu kéo bạn ngồi lại trước máy PC, đọc những gì tôi viết và chia sẻ những điều bạn biết về Piano cho những người bạn của mình?


    Được pian0seven sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 13/12/2004
  2. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nhớ đó là một buổi chiều mùa hè, tình cờ tôi gặp cậu, ngồi một mình ở góc phòng, một tấm vải trùm quanh như vị tu sĩ già, khuôn mặt buồn rười rượi. Tôi biết đã từ lâu cậu không được tiếp xúc với ai. Vì công việc, vì cuộc sống bộn bề, họ đã để cậu ngồi đây như một món đồ trang trí. Lặng lẽ, tôi lại gần cậu, lấy tay xoa bớt lớp bụi dính trên người cậu. Sau lớp vẻ ngòai ủ rũ kia, cậu vẫn đẹp vẫn quyến rũ lắm đấy, cậu có biết không? Tôi chạm nhẹ vào từng phím đàn, cậu rung lên từng tiếng ngập ngừng. Tôi hiểu cậu muốn nói gì, PIANO ạ.
    Tôi và cậu hòan tòan ở 2 thế giới riêng biệt. Cậu chỉ hiện hữu ở thế giới tinh thần, hiện thân của cái đẹp, còn tôi trong một thế giới trần thế, đầy dẫy sự bon chen và đố kỵ. Tuy nhiên lúc đầu chúng tôi chỉ có thể hiểu nhau qua ánh mắt, qua cử chỉ. Để hiểu được cậu, tôi đã quyết tâm học thứ ngôn ngữ của cậu, thứ ngôn ngữ của âm thanh.
    PIANO đã trở thành một người bạn của tôi như thế đấy, không ồn ào náo nhiệt, cũng chẳng có sự ràng buộc sắp đặt, tất cả chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên. Tình cờ cậu chỉ có một mình trong căn phòng này, tình cơ tôi lưu lạc đến chốn này, và tình cờ ông nhạc sĩ già đến thăm chúng ta.
  3. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn nhớ đó là một buổi chiều mùa hè, tình cờ tôi gặp cậu, ngồi một mình ở góc phòng, một tấm vải trùm quanh như vị tu sĩ già, khuôn mặt buồn rười rượi. Tôi biết đã từ lâu cậu không được tiếp xúc với ai. Vì công việc, vì cuộc sống bộn bề, họ đã để cậu ngồi đây như một món đồ trang trí. Lặng lẽ, tôi lại gần cậu, lấy tay xoa bớt lớp bụi dính trên người cậu. Sau lớp vẻ ngòai ủ rũ kia, cậu vẫn đẹp vẫn quyến rũ lắm đấy, cậu có biết không? Tôi chạm nhẹ vào từng phím đàn, cậu rung lên từng tiếng ngập ngừng. Tôi hiểu cậu muốn nói gì, PIANO ạ.
    Tôi và cậu hòan tòan ở 2 thế giới riêng biệt. Cậu chỉ hiện hữu ở thế giới tinh thần, hiện thân của cái đẹp, còn tôi trong một thế giới trần thế, đầy dẫy sự bon chen và đố kỵ. Tuy nhiên lúc đầu chúng tôi chỉ có thể hiểu nhau qua ánh mắt, qua cử chỉ. Để hiểu được cậu, tôi đã quyết tâm học thứ ngôn ngữ của cậu, thứ ngôn ngữ của âm thanh.
    PIANO đã trở thành một người bạn của tôi như thế đấy, không ồn ào náo nhiệt, cũng chẳng có sự ràng buộc sắp đặt, tất cả chỉ là sự tình cờ ngẫu nhiên. Tình cờ cậu chỉ có một mình trong căn phòng này, tình cơ tôi lưu lạc đến chốn này, và tình cờ ông nhạc sĩ già đến thăm chúng ta.
  4. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện về PIANO là một câu chuyện dài, thật dài. Xung quanh cậu ấy là vô số những huyền thoại. Rằng cậu ấy được đi chu du khắp 5 châu, 4 bể, Rằng cậu ấy đã từng là siêu sao trong những buổi hòa nhạc lỗng lẫy ánh đèn?Tôi chẳng quan tâm tới những thứ hào nhóang xung quanh cậu ấy, với tôi cậu ấy rất giản dị và thân thiện vô cùng. Nhưng có một điều tôi không thể phủ nhận: Sự ra đời của cậu ấy là một mốc son quan trọng trong lịch sử âm nhạc. Nếu máy hơi nước là động lực của Cách mạng Công nghiệp, Computer tạo động lực cho Cách mạng Công nghệ thông tin, thì Piano chính là khởi nguồn của một trào lưu âm nhạc Cổ điển.
    Bạn tôi ra đời vào năm 1709, với cái tên ?ocúng cơm?: Pianoforte. Sau này người ta gọi là Piano cho ngắn gọn và dễ nhớ. Cha đẻ của cậu là Bartolomeo Cristofori (người Ý), một người chuyên chế tác nhạc cụ phím cho Hòang gia.
    Pianoforte kế thừa nhiều đặc điểm của các anh chị họ của cậu, Harpsichord và Clavichord. Tuy nhiên, Piano có âm vực rộng lớn hơn nhiều, mặt khác người chơi có thể tự do điều khiển độ trầm bổng của âm thanh qua hệ thống bàn đạp. Tuy nhiên, để có bộ dạng quyến rũ như ngày nay, cậu ấy đã phải trải qua khá nhiều lần ?ophẫu thuật? đấy.
    Lúc đầu, cậu ấy to lớn và cồng kềnh lắm, hình dáng bên ngoài gần giống với cây đàn piano nằm (The grand piano) hiện nay, với hệ thống dây đàn được đặt trong một chiếc hộp nằm ngang, khi chơi, nắp hộp được mở ra như hình cánh chim, để giai điệu bay bổng và vang xa hơn. Hệ thống phím được nối với búa đập dẫn tới hệ thống dây trong hộp. Âm vực cao thấp phụ thuộc vào độ dài và độ dày của dây. Tuy nhiên, lúc đầu, piano chỉ có tòan phím trắng.
    Thật ra, người viết ?ogiấy khai sinh? cho Piano là Cristofori, nhưng người có công đưa Piano ra với công chúng, người đã nâng Piano vị thế quán quân trong làng nhạc cụ phải là J.S.Bach. Chính ông là người tạo ra nguyên tắc bình quân nhạc, bằng cách tạo ra phím đen xen giữa các phím trắng. Hệ thống phím đen tạo thành một lối sắp đặt theo gam ngũ cung. Theo đó, khỏang cách giữa phím đen và phím trắng là ½ cung, 1 phím đen vừa là thăng của phím trắng bên trái, vừa là giáng của phím trắng bên phải. Một dàn phím với 2 màu đen trắng tạo ra tính thẩm mỹ đáng kể cho Piano đấy chứ nhỉ?
  5. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0

    Câu chuyện về PIANO là một câu chuyện dài, thật dài. Xung quanh cậu ấy là vô số những huyền thoại. Rằng cậu ấy được đi chu du khắp 5 châu, 4 bể, Rằng cậu ấy đã từng là siêu sao trong những buổi hòa nhạc lỗng lẫy ánh đèn?Tôi chẳng quan tâm tới những thứ hào nhóang xung quanh cậu ấy, với tôi cậu ấy rất giản dị và thân thiện vô cùng. Nhưng có một điều tôi không thể phủ nhận: Sự ra đời của cậu ấy là một mốc son quan trọng trong lịch sử âm nhạc. Nếu máy hơi nước là động lực của Cách mạng Công nghiệp, Computer tạo động lực cho Cách mạng Công nghệ thông tin, thì Piano chính là khởi nguồn của một trào lưu âm nhạc Cổ điển.
    Bạn tôi ra đời vào năm 1709, với cái tên ?ocúng cơm?: Pianoforte. Sau này người ta gọi là Piano cho ngắn gọn và dễ nhớ. Cha đẻ của cậu là Bartolomeo Cristofori (người Ý), một người chuyên chế tác nhạc cụ phím cho Hòang gia.
    Pianoforte kế thừa nhiều đặc điểm của các anh chị họ của cậu, Harpsichord và Clavichord. Tuy nhiên, Piano có âm vực rộng lớn hơn nhiều, mặt khác người chơi có thể tự do điều khiển độ trầm bổng của âm thanh qua hệ thống bàn đạp. Tuy nhiên, để có bộ dạng quyến rũ như ngày nay, cậu ấy đã phải trải qua khá nhiều lần ?ophẫu thuật? đấy.
    Lúc đầu, cậu ấy to lớn và cồng kềnh lắm, hình dáng bên ngoài gần giống với cây đàn piano nằm (The grand piano) hiện nay, với hệ thống dây đàn được đặt trong một chiếc hộp nằm ngang, khi chơi, nắp hộp được mở ra như hình cánh chim, để giai điệu bay bổng và vang xa hơn. Hệ thống phím được nối với búa đập dẫn tới hệ thống dây trong hộp. Âm vực cao thấp phụ thuộc vào độ dài và độ dày của dây. Tuy nhiên, lúc đầu, piano chỉ có tòan phím trắng.
    Thật ra, người viết ?ogiấy khai sinh? cho Piano là Cristofori, nhưng người có công đưa Piano ra với công chúng, người đã nâng Piano vị thế quán quân trong làng nhạc cụ phải là J.S.Bach. Chính ông là người tạo ra nguyên tắc bình quân nhạc, bằng cách tạo ra phím đen xen giữa các phím trắng. Hệ thống phím đen tạo thành một lối sắp đặt theo gam ngũ cung. Theo đó, khỏang cách giữa phím đen và phím trắng là ½ cung, 1 phím đen vừa là thăng của phím trắng bên trái, vừa là giáng của phím trắng bên phải. Một dàn phím với 2 màu đen trắng tạo ra tính thẩm mỹ đáng kể cho Piano đấy chứ nhỉ?
  6. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Được cải tiến qua nhiều thời kỳ, hiện nay Piano gồm 2 kiểu chính: Piano nằm(The grand Piano), và The Piano đứng (The upright Piano).
    PIANO nằm (The grand piano)
    Gọi là Piano nằm vì bộ khung và hệ thống dây đàn được đặt theo chiều ngang. Loại Piano này đòi hỏi phải có một không gian đủ lớn và một căn phòng có trần đủ cao để âm thanh cộng hưởng tốt nhất. Piano nằm có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng có thể chia làm 3 cỡ chính: - Loại có chiều dài xấp xỉ 3 m (concert grand) thường được sử dụng trong các buổi hòa nhạc lớn. ?" Loại xấp xỉ 1.8 m (grand) và Loại nhỏ hơn 1.8 m (baby grand). Công bằng mà nói, Piano dài hơn sẽ phát ra âm thanh hay hơn. Thông thường, chúng ta chỉ có thể nhìn Grand Piano cỡ lớn trong các buổi hòa nhạc, còn Baby Grand thường được sử dụng trong các hộ gia đình.
    PIANO đứng (The upright Piano, hay The vertical Piano)
    Giống như tên gọi, Piano đứng có bộ khung và hệ thống dây được dựng theo chiều dọc, như vậy, hình dáng của loại Piano này sẽ thanh thoát và gọn nhẹ hơn. Chất lượng âm thanh của Piano đứng thường kém hơn Piano nằm. Tuy nhiên, Piano đứng lại là sự chọn lựa của nhiều gia đình bởi tính tiện dụng và giá cả phải chăng của nó.
  7. pian0seven

    pian0seven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    438
    Đã được thích:
    0
    Được cải tiến qua nhiều thời kỳ, hiện nay Piano gồm 2 kiểu chính: Piano nằm(The grand Piano), và The Piano đứng (The upright Piano).
    PIANO nằm (The grand piano)
    Gọi là Piano nằm vì bộ khung và hệ thống dây đàn được đặt theo chiều ngang. Loại Piano này đòi hỏi phải có một không gian đủ lớn và một căn phòng có trần đủ cao để âm thanh cộng hưởng tốt nhất. Piano nằm có nhiều kích cỡ khác nhau, nhưng có thể chia làm 3 cỡ chính: - Loại có chiều dài xấp xỉ 3 m (concert grand) thường được sử dụng trong các buổi hòa nhạc lớn. ?" Loại xấp xỉ 1.8 m (grand) và Loại nhỏ hơn 1.8 m (baby grand). Công bằng mà nói, Piano dài hơn sẽ phát ra âm thanh hay hơn. Thông thường, chúng ta chỉ có thể nhìn Grand Piano cỡ lớn trong các buổi hòa nhạc, còn Baby Grand thường được sử dụng trong các hộ gia đình.
    PIANO đứng (The upright Piano, hay The vertical Piano)
    Giống như tên gọi, Piano đứng có bộ khung và hệ thống dây được dựng theo chiều dọc, như vậy, hình dáng của loại Piano này sẽ thanh thoát và gọn nhẹ hơn. Chất lượng âm thanh của Piano đứng thường kém hơn Piano nằm. Tuy nhiên, Piano đứng lại là sự chọn lựa của nhiều gia đình bởi tính tiện dụng và giá cả phải chăng của nó.
  8. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hay đó típ đi anh/chị ui
  9. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Hay đó típ đi anh/chị ui
  10. Vincent_Valentinegr

    Vincent_Valentinegr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    0
    Lần đâu tiên tôi hiểu rõ khái niệm "Piano" là năm 5 tuổi , còn trước đó , Piano với tôi chỉ là cái tủ gỗ cũ kĩ , phát ra tiếng để trong góc nhà , nơi mà mẹ thường hay để nhiều món ngon ngon trên đó để tránh tôi lục lọi !!!
    Và cũng không hiểu từ lúc nào , tôi đã gắn bó với cây đàn cũ kĩ đó , trên chiếc ghế đệm sờn rách vì ngồi quá nhiều .....Những ngón tay quá bé ,và cảm giác vui thích khi âm thanh phát ra từ những "phím đàn" (Lúc đấy quả là nghĩ thế thật ) khi ta ấn vào ......Lặng lẽ , những buổi chiều đầy nắng , những khi buồn , khi những giọt nước mắt trẻ con đọng lại trên phím .
    Cây đàn đó là của hồi môn của mẹ tôi , chắc hẳn nó cũng đã rất cũ rồi , hơn tuổi mẹ , và có lẽ (có lẽ thôi) , hơn cả tuổi ông ngoại nữa ..............
    Tôi vẫn nhớ ngày chuyển nhà , cây đàn đã "thất lạc" ra sao , và cho tới bây giờ , trong trí nhớ , vẫn là câu hỏi ngây thơ :"Vận chuyển thì phải tháo rời đàn ra chứ ? ".....................
    Nhưng tôi hiểu rằng , chính cây đàn đó đã khiến cho cuộc sống của tôi được như ngày nay . Một người bạn già , nhưng tâm hồn luôn luôn trẻ .............
    Nếu có một ngày nào đó , tôi có thể tìm lại cây đàn xưa .......nếu có một ngày nào đó .............hy vọng thế .................

Chia sẻ trang này