1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bến Tre ...Ðến với xứ dừa - quê hương Ðồng Khởi

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi andythao24, 28/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0
    Bến Tre ...Ðến với xứ dừa - quê hương Ðồng Khởi

    Chưa thấy ai lập topic dành cho tỉnh Bến Tre , em mạo muội lập nhưng chưa biết nhiều về những địa danh và đặc sản .Anh chị nào giúp em với ạh , thanks
  2. rickynvd

    rickynvd Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    0
    Nhắc tới Bến Tre là ko ai ko nhớ tới nỗi ám ảnh của cơn bảo số 9 vừa rồi.
    [​IMG]
  3. mrhugolina

    mrhugolina Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    5.936
    Đã được thích:
    47
    DÁNG ĐỨNG BẾN TRE
    Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý
    Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió
    Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre
    Con gái của Bến Tre
    Năm xưa đi trong đạn lửa đi như nước lũ tràn về
    Ôi những con người làm nên Đồng Khởi
    Ơi, những cây dừa để lại cho ta bóng quê
    Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre
    Ơi tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre
    Mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe
    Vườn trái trái xum xuê, biển khơi tôm cá đầy ghe
    nhớ con sông dài Hàm Luông bến ta quen ghé
    Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre
    Lại nhớ tóc ai dài còn mang dáng đứng Bến Tre
    Nhắc đến Bến Tre ko ai ko nhớ đến bài hát trên, sẵn có topic này mình post lời lên cho các bạn tham khảo (ko post nhạc được)
    Chỉ có cái link này thôi http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=1176
    Bài hát này xin tặng bé andythao nhé!!!
  4. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0

    [url="http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=content&task=view&id=132&Itemid=145" ]Bến Tre[/url]
    Diện tích : 2.315 km2
    Dân số : 1.400.000 người
    Đơn vị HC : Các huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mõ Cày, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.
    Dân tộc : Việt
    [​IMG] [​IMG]

    Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm.

    Bến Tre là tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây (qua Tiền Giang và Long An). Các sông lớn như sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên mang phù sa bồi tụ qua nhiều thế kỷ và đã chia địa hình Bến Tre thành ba dải cù lao lớn là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh.Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xoè rộng ra ở phía Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.315 km2, khí hậu nhiệt đới, dân số khoảng 1,4 triệu người. Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc.
    [​IMG]
    Bến Tre tên trước đây là Kiến Hòa. Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre ra làm cù lao Minh, cù lao Bảo, cù laoAn Hóa. Hai sông Hàm Luông và Bà Lai chảy suốt tỉnh rồi ra hai cửa biển cùng tên. Sông Mỹ Tho chia ranh giới phía bắc với tỉnh Tiền Giang rồi đổ ra cửa Đại. Sông Cổ Chiên làm ranh giới với tỉnh Trà Vinh rồi chảy ra hai cửa Cổ Chiên và Cung Hầu.
    Các sông rạch khác là sông Bến Tre, rạch Bàng Cùng, kinh Thêm, kinh Tân Hương, kinh Tiền Thủy, rạch Cầu Mây, rạch Vũng Luông... Bờ biển Bến Tre dài khoảng 60 cây số, rất thuận lợi cho việc đánh cá. Ngoài khơi có các đảo nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ... Bến Tre có bốn cửa biển của sông Cữu Long là cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên.
    [​IMG]
    (Lễ khánh thành cầu An Điền)

    Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẻ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi. Bến Tre có khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô.
    Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 ° C đến 27 ° C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250mm - 1.500 mm (49 in - 59 in). Là tỉnh có nhiều sông rạch, Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn.

    Bến Tre là vựa lớn của đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiều, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa), nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ ***g, bánh phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
    [​IMG]
    (Đài Phát Thanh Truyền Hình Bến Tre)
    Người Bến Tre giàu lòng nhân ái, mến khách, coi trọng tài năng; biết trân trọng kế thừa và phát huy truyền thống tinh hoa của dân tộc. Tới Bến Tre, bạn sẽ được nghe nhiều chuyện thú vị từ thời khẩn hoang với ông Gốc, ông Ó, thời nhà Nguyễn với những ông già Ba Tri... Qua các giai đoạn lịch sử, vùng "địa linh nhân kiệt" này đã sinh ra nhiều danh nhân như nhà giáo Võ Trường Toản với những học trò nổi tiếng như Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Phan Thanh Giản - tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ; Trương Vĩnh Ký - người thông thạo 27 thứ tiếng nước ngoài và là một trong 18 học giả lừng danh của thế giới đương thời... Bạn có thể đến Ba Tri thăm đền thờ Nguyễn Đình Chiểu, viếng nơi Cụ Đồ an nghỉ bên vợ và người con gái tài hoa Nguyễn Thị Ngọc Khuê - nhà báo nữ đầu tiên của Việt Nam với bút danh Sương Nguyệt Anh...
    Bến Tre còn là quê hương của những người con ưu tú, tài ba như nhà giáo Ca Văn Thỉnh và nhà thơ liệt sĩ Lê Anh Xuân, họa sĩ Lê Văn Đệ, nghệ sĩ Ba Vân, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu, liệt sĩ Trần Văn Ơn và nhiều chiến sĩ anh hùng khác... Đặc biệt, Bến Tre đi vào lịch sử bằng cao trào Đồng Khởi với sự ra đời của đội quân tóc dài, với tên tuổi của nữ tướng Nguyễn Thị Định. Có dịp đến thăm 12 khu di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng của tỉnh, thăm Nhà truyền thống Đồng Khởi Mỏ Cày hay dấu tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển ở Thạnh Phú bên dòng Cổ Chiên, bạn sẽ hiểu vẻ đẹp văn hóa ở đất này và bao gian khổ hy sinh mà người Bến Tre đã trải qua để làm nên trang sử vẻ vang của quê hương Đồng Khởi.
    Bến Tre là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế phong phú, đa dạng, có lực lượng lao động trẻ, cần cù, sáng tạo. Với hệ thống sông rạch khoảng 500 km, Bến Tre giàu thủy sản với các loại cá thiểu, cá mối, cá cơm... Là vùng đất phù sa trù phú, Bến Tre trở thành vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và là nơi có nguồn sản vật phong phú. Những vườn hoa kiểng, cây trái nổi tiếng ở vùng Cái Mơn - Chợ Lách, Bình Đại - Giồng Trôm... hàng năm đã cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
    [​IMG]
    Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng dừa). Dừa Bến Tre chiếm diện tích nhiều nhất trong cả nước, có nhiều loại dừa: dừa ta, dừa dâu, dừa lửa, dừa xiêm, dừa cỏ, dừa sáp, dừa bị. Bến Tre còn nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa, bánh tráng Mỹ ***g, bánh phồng Sơn Đốc. Qua bàn tay khéo của người thợ thủ công, hàng trăm sản phẩm độc đáo làm từ những sọ dừa, cọng lá và bông dừa đã bước ra thế giới đem về nguồn ngoại tệ lớn cho quê hương.
    [​IMG]
    (Một vựa tôm tại huyện Ba Tri)
    Cùng với công cuộc đổi mới đất nước và các chính sách đầu tư phát triển, Bến Tre đã cụ thể hóa và ban hành một số chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư cùng với chủ trương huy động mọi nguồn lực để tăng tốc đầu tư phát triển giai đoạn 2002-2004 trên địa bàn tỉnh. Tháng 7 - 2000, cống đập Ba Lai được khởi công xây dựng để ngăn mặn giữ ngọt, rửa phèn và tưới tiêu cho gần 20.000 ha đất. Cầu Rạch Miễu dài hơn 3 km vượt sông Tiền được khởi công ngày 30 - 4 - 2002, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất này, đưa Bến Tre thoát khỏi thế ?oốc đảo?, nhanh chóng hoà nhập với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tạo đà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng cho toàn vùng.
    [​IMG]
    (Bệnh Viện Cù Lao Minh )
    u?c meoCara s?a vo 02:13 ngy 29/12/2006
  5. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    [url="http://netcenter.com.vn/if/I_Detail.aspx?I=4&C=1&P=17897" ]Thưởng thức dừa dứa[/url]
    [​IMG]

    Từ Bến Tre đánh xe gần 20 km vào trong mấy ngõ ngách tìm vườn nhà bà Nguyễn Thị Thy (ấp 4 - xã Nhơn Thạnh). Ở đó duy nhất có món dừa dứa ngon hết biết.
    Nhiều người tò mò vì từ khi cha sinh mẹ đẻ chưa được thưởng thức dừa dứa. Bà Thy chỉ lên cây dừa cao. Đó, dừa dứa đó, có khác chi cây dừa thường đâu. Nhưng cứ ăn thì biết...
    Nắng gắt. Dưới tán lá dừa, cái miệt vườn yên tĩnh và mát rượi. Vài chạc dây võng mắc qua mấy cọc dừa trong vườn. Món dừa dứa được dọn lên. Ai cũng ngạc nhiên vì uống ngụm nước đầu đã nghe cái mát lạnh, và nhất là mùi thơm của nó thật lạ kỳ. Mùi thơm dịu và lành như nước lá dứa, vừa giống mùi nước râu bắp tươi, vị ngọt không kém gì dừa xiêm. Những lớp cơm dừa dày và thơm, nhiều cốt béo nên có muốn đến đâu cũng không thể xơi nổi trái thứ hai...
    Bà Thy kể, cách đây sáu năm, bà dẫn con lên Long Định - Tiền Giang chơi, đang lúc khát, uống được trái dừa dứa ở nhà người quen. "Vậy là trong tay có một chỉ vàng, lột ra mua 8 gốc giống mang về". Từ 8 gốc, bà đã gầy lên gần 20 gốc trong vườn. Trái quanh năm. Bà còn cung cấp gốc dừa giống với giá 50.000 đồng/gốc. Nhưng người mua phải chịu cái sự đỏng đảnh này: tỷ lệ sống của dừa giống rất thấp, chỉ 10-20%.
    Dừa dứa đang là một đặc sản ẩn mình của xứ dừa Bến Tre. Với cái vị ngọt có chút hương thơm như quà tặng của đất.

    u?c meoCara s?a vo 02:38 ngy 29/12/2006
  6. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Sau hơn 200 năm lập nghiệp, từ những sản vật vốn là thế mạnh của xứ dừa, người Bến Tre đã biết tạo nên những món ăn đặc sản mang đậm hương vị vốn có trên đất Bến Tre: như chất béo của dừa, chất mặn nồng của biển, hòa quyện với hương thơm đồng nội... đã tạo nên những món ăn độc đáo, khó quên.
    Những món ăn thường nhật (đôi khi theo thời vụ) như tép rang dừa, cá bống kho dừa, tương hột kho dừa, mắm kho dừa, mắm chưng với nước cốt dừa, bí đỏ hầm dừa... Bên cạnh đó còn có những thức ăn thường chỉ có trong những ngày giỗ, ngày tết, và những món ăn khai vị như mắm tép trộn với đu đủ hường (mỏ vịt), thịt heo kho nước dừa, bánh tráng, bánh phồng, gỏi cuốn, bì bún,...
    Trên cơ sở đó, nhiều làng nghề truyền thống ngày càng phát triển đạt trình độ văn minh như: Nghề làm bánh tráng ở Mỹ ***g ra đời cách nay trên 100 năm, lúc đầu chỉ một vài gia đình cư ngụ ở ấp Nghĩa Huấn (thuộc Mỹ ***g) sản xuất chủ yếu phục vụ cho gia đình và một ít hộ có nhu cầu cho ngày giỗ chạp, lễ tết hoặc để ăn, hoặc để biếu bà con, thân tộc. Do đó chưa gọi là nghề mà gọi là lò bánh tráng. Lò sản xuất không thường xuyên, sản xuất theo thời vụ, chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của bà con, lối xóm.
    Sắp đến tết hoặc giỗ chạp, bà con lối xóm có nhu cầu làm bánh tráng phải mang gạo, dừa khô, mè, đường, muối... đến lò để nhờ làm bánh tráng. Gạo làm bánh tráng phải là loại gạo lúa mùa (lúa 6 tháng) bởi chất lượng bánh phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng gạo và vào sự khen- chê của người thưởng thức, cho nên cả chủ lò và khách hàng đều quan tâm đến chất lượng của bánh mặc dầu chủ lò chỉ ăn tiền công tính theo số lít gạo (đã tính cả tiền chất đốt).
    Đồng thời do chỉ để ăn hoặc để biếu, vì thế bà con không chỉ chú trọng chất lượng gạo mà còn chú trọng cả vị béo của dừa, ngọt của đường, mặn mòi của muối, thơm của mè và ngon, thơm của bánh sau khi nướng. Cho nên, bánh tráng Mỹ ***g vì thế dần dần nổi tiếng và được dân gian hóa thành câu truyền khẩu: ?oBánh tráng Mỹ ***g?.
    Nhu cầu ngày càng cao, sự trao truyền ngày càng nhiều, phương thức sản xuất như trên vẫn tồn tại đến những năm 1980, nhưng trên diện rộng hơn. Từ những năm 1990, do sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, Bến Tre không còn diện tích sản xuất lúa mùa, do đó gạo đạt chuẩn làm bánh tráng không ổn định, tuy vậy và do sự tác động của cơ chế thị trường, nghề làm bánh tráng Mỹ ***g vẫn tồn tại và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
    Hiện nay, bánh tráng Mỹ ***g sản xuất quanh năm, số lượng nhiều, chất lượng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Bánh tráng Mỹ ***g có nhiều loại chất lượng: chất lượng béo của dừa, của trứng gà, chất lượng ngọt của đường - của sữa bò, mặn của tôm khô,... Nhìn chung, nghề làm bánh tráng Mỹ ***g ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, hợp với sự phát triển chung của đời sống xã hội.
    Hay như : Nghề làm bánh phồng ở Sơn Đốc (bánh phồng Sơn Đốc), theo các bậc cao niên, tồn tại đến nay hơn 100 năm. Bánh phồng Sơn Đốc nổi tiếng nhờ khi nướng bánh nở gấp 3-4 lần so với bánh trước khi đem nướng (gọi là bánh phồng chuồi), bánh lại vừa thơm, xốp, ngon miệng. Bánh được làm bằng chất gạo nếp không lẫn gạo thường (gạo tẻ) cho dù chỉ một hột. Năng suất lúa nếp so với lúa gạo tẻ trước đây bao giờ cũng thấp hơn, khó sản xuất hơn, nhưng đắt giá hơn.
    Chỉ có những nông dân khá giả, có kinh nghiệm sản xuất mới dám đầu tư sản xuất lúa nếp. Do đó, trước đây (1990 trở về trước) không phải ai cũng có khả năng làm bánh phồng để ăn tết hoặc để biếu. Cũng như bánh tráng Mỹ ***g, bánh phồng Sơn Đốc sản xuất chủ yếu để ăn, để biếu thân tộc, bạn bè trong những ngày tết, giỗ chạp, hoặc hội hè,... ở làng quê Bến Tre (chủ yếu các xã trong khu vực thuộc Giồng Trôm - Ba Tri).
    Trước năm 1990, khi chưa có lúa nếp ngắn ngày cho năng suất cao, từ sau năm 1990, nhất là từ năm 1997 đến nay nghề làm bánh phồng phát triển mạnh mẽ, nhiều cơ sở đăng ký mở thương hiệu cho riêng cơ sở mình. Việc sản xuất bánh phồng Sơn Đốc ngày nay có nhiều yếu tố khác xưa cả về chất lượng sản phẩm và kỹ thuật sản xuất.
    Về chất lượng sản phẩm: bánh phồng mặn thay thế cho bánh phồng chuồi (bánh phồng ngọt) với nhiều loại chất lượng phù hợp với ?otiền nào - của nấy?. Về kỹ thuật sản xuất : một số công đoạn sản xuất máy móc thay cho qui trình sản xuất thủ công như quết nếp, bao bì,... Quy mô sản xuất lớn, vượt qui mô của sản xuất gia đình.
    Có được điều đó không phải ngẫu nhiên, mà trải qua quá trình thử nghiệm khắt khe trong đời sống xã hội và qua giao lưu văn hóa trong - ngoài và từ những yêu cầu bức xúc của nhu cầu xã hội, dần tạo nên nét độc đáo riêng có của văn hóa, văn minh ẩm thực Bến Tre.
  7. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Mắm còng Châu Bình
    Mắm còng Châu Bình được làm tù còng lột muối cùng ớt hiểm. Mắm dọn ăn cùng thịt luộc, cá nướng, rau thơm mang vị dân dã mà thơm ngon lạ.
    Mắm còng Châu Bình là đặc sản của vùng Giồng Trôm - Ba Tri (Bến Tre). Châu Bình, một xã nhiều rùng lá bên bờ phải sông Ba Lai, sát huyện Ba Tri, là vùng nước lợ. Trong khắp các rùng lá, bãi ô-rô, mái dầm nào cũng có rất nhiều còng khoét bùn làm ổ. Khi nước ròng, chúng bò lên kiếm mồi. Cứ đến mồng 5 tháng 5 (Tết Đoan Ngọ) thì còng lột. Chúng bò lên khỏi hang, nằm trên mặt bùn, dưới gốc ô-rô hay mái dầm để tù tù lột xác. Cứ đến khoảng 1 hay 2 giờ chiều thì chúng lột xong, hất vỏ ra ngoài, phơi tấm thân mềm mụp dưới ánh sáng và hấp thu không khí để đến chiều tối thì vỏ chúng cứng lại rồi bò trở xuống hang. Nhưng còng lột ít khi thoát được vì ngay trên bờ rạch, bờ ruộng biết bao người đang chờ lượm. Ðã mềm mụp như "còng sữa" thì còn bò trốn đi đâu cho kịp. Bắt xong, người ta đem rủa sạch chúng rồi đem về đổ vào khạp có sẵn nước muối hoặc cứ một lớp còng, một lớp muối mỏng, xong ở trên cùng còn bỏ một nắm ớt hiểm, giống ớt nhỏ trái mà rất cay rồi mới đậy nắp lại, lấy bùn trét quanh kẽ hở và cứ để ngoài trời. Tù ba tuần đến một tháng là mắm còng chín, người ta khui ra cho vào keo, lọ đem biếu bà con.
    Ở Nam Bộ, chỉ ở Châu Bình - Bến Tre và Tân Thới - Gò Công mới có loại còng lủa, lột vỏ vào ngày mồng 5 tháng 5, làm mắm ăn rất tuyệt.
    Mắm còng được ăn với thịt luộc, cá nướng và rau thơm, thường kèm theo vài ly rượu đế. Mắm còng là đặc sản quý hiếm nên tù xa xưa ở Bến Tre đã có câu:
    Thương em muốn tặng mắm còng
    Nhớ em muốn đến Mỹ ***g thăm em
    Trách ai duyên nợ xe lầm
    Còng lột anh bắt mồng năm làm gì?
    Hoặc
    Tù ngày em bước sang ngang
    Anh buồn anh bỏ giang san mắm còng.
    Những năm nay ngày càng khan hiếm còng lột bởi người dân chao bắt quá nhiềunên không còn còng già, còng lủa để đến mồng năm tháng năm thì lột. Món mắm còng đặc sản thơm ngon với hương vị tuyệt vời vì thế cũng ngày càng hiếm.
  8. mbf

    mbf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Canh chua cá linh

    [​IMG]
    Nước bắt đầu rút trên Đồng Tháp M­ười thì ở dư­ới hạ lư­u như­ Bến Tre, người sành ăn cũng bắt đầu thưởng thức món canh cá linh nấu với bông so đũa.
    Cá linh được các ghe bầu ở miệt trên chở xuống còn sống, bán cho bạn hàng ở chợ Bến Tre. Mấy bà nội trợ đi mua cá, người vớt ra làm trước mặt cho khách hàng coi (có khi cũng làm sẵn như­ng như­ thế cá kém t­ươi, nấu canh chua không ngon).
    Cá linh chọn con lớn, cắt ngang phía dư­ới mang, bấm cho mật vọt ra còn ruột thì để nguyên. Cá mùa này mỡ bám đầy, thịt béo ngậy! Hễ có cá linh là so đũa ra hoa, bông so đũa đầu mùa ăn rất ngọt, cuối mùa thì đắng lại có nhiều sâu, cũng là lúc cá linh ăn hết béo. Bông so đũa được cả người lớn lẫn trẻ em gánh từ trong v­ườn ra chợ bán, đã được nhặt sạch hết nhụy, cuống. Khi mua chọn bông còn búp hoặc mới nở.
    Canh chua cá linh ăn một bữa mới ngon, không hâm lại vì cá mềm, dễ nát. Có thể dùng me hoặc chanh để nấu canh chua, còn rau nêm nên dùng rau om hoặc ngò gai. Nên chuẩn bị sẵn một tô nêm, gồm có các loại gia vị: rau thơm xắt nhỏ, ớt, đường, muối hoặc nước mắm.
    Khi nước sôi, bỏ cá vào nồi rồi đậy nắp lại. Canh chừng xem nồi canh xuống rồi mới nêm. Nêm canh chua cũng là một nghệ thuật: nêm sao cho có vị không chua quá cũng không quá ngọt, mà ngót ngót là được.
    Múc canh chua ra tô lớn, nhìn những chấm mỡ li ti của cá linh nổi lên trên mặt nước canh và khói từ tô canh bốc lên thơm ngạt ngào rất thèm ăn. Ăn canh chua dù nấu với cá nào, cũng nên ăn với nước mắm nguyên chất. Đừng quên cho vào đĩa nước mắm vài lát ớt!
  9. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    to meocara: bác quê bến tre à.
    Hông biết có ai ở bến tre ko ta??.
    Chúc các bạn năm mới sức khỏe hạnh phúc và thành công.
  10. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Tớ ở HN, gia đình ở HN, tương lai sẽ vẫn ở Hn nhưng đã, đang và vẫn sẽ là người "gắn bó và xây dựng Bến Tre ngày một tốt đẹp hơn!"
    Bạn ở đâu BT? PM , cafe nhé, địa điểm: Nhà khách Tỉnh Uỷ!

Chia sẻ trang này