1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bến Tre ...Ðến với xứ dừa - quê hương Ðồng Khởi

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi andythao24, 28/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Vài hình ảnh về dừa ở Bến Tre
    Dừa tới lứa được bẻ
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sau khi gom lại, nhà vườn có thể dùng ghe lớn chở ra Vựa/Tàu/lò kẹo/Nhà máy chỉ xơ dừa.. để bán
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Vài hình ảnh về cây dừa, sưu tầm trên net:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được th_tr321 sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 20/09/2007
  3. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng cầu Rạch Miễu
    Nguồn: www.baodongkhoi.com.vn
    Sau sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, dư luận ở Bến Tre hết sức quan tâm về việc thi công cầu Rạch Miễu. Ngày 11/10/2007, phóng viên (PV) TTXVN tại Bến Tre đã phỏng vấn ông Nguyễn Đình Tuy, Giám đốc Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu, về chất lượng và đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng cầu này - một trong những cầu dây văng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long
    PV: Thưa ông, dư luận ở Bến Tre đang rất quan tâm về cầu Rạch Miễu, sau khi xảy ra sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ...
    Ông Nguyễn Đình Tuy (NĐT): Chúng tôi hiểu mối quan tâm của bà con Bến Tre, sau sự cố đáng tiếc xảy ra ở cầu Cần Thơ. Nhân đây, tôi cũng xin nói rằng: Cầu Rạch Miễu không thể sập, vì những lý do sau đây:
    - Thứ nhất, để đảm bảo chất lượng và cả uy tín cho cây cầu dây văng đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam thiết kế và thi công, được Bộ GTVT cho phép, chúng tôi đã thuê một Công ty có uy tín của nước ngoài thẩm tra thiết kế và trong quá trình thi công có thuê chuyên gia nước ngoài kiểm tra tại hiện trường.
    - Thứ hai, công trình được thi công bởi các đơn vị hàng đầu trong ngành giao thông vận tải Việt Nam. Ở công trình này, các đơn vị thi công đều thuộc doanh nghiệp nhà nước, không thuê các công ty xây dựng bên ngoài.
    -Thứ ba, công nhân xây dựng công trình cầu Rạch Miễu đều qua trường đào tạo, họ là những công nhân chuyên nghiệp. Ở công trình xây dựng cầu Rạch Miễu, chúng tôi cũng có thuê lao động là người địa phương nhưng chỉ bố trí làm ở những khâu đơn giản như bốc vác xi-măng...
    [​IMG]
    Ông: Nguyễn Đình Tuy trao đổi với phóng viên Báo Đồng Khởi
    PV: Ông có thể nêu vài biện pháp kỹ thuật hay công nghệ mới nhằm bảo đảm chất lượng công trình.
    NĐT: Trước đây, nhà thầu chúng tôi cho rằng khi đúc dầm dây văng thi công theo phương pháp đổ bê-tông một lần trong một khối đúc. Phương pháp này thời gian thi công ngắn, khoảng 10 ngày cho một khối đúc. Tuy nhiên, tháng 8/2007, Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải ( Bộ GTVT ) đệ trình công nghệ thi công đổ bê-tông hai lần trong một khối đúc và được Bộ GTVT chấp thuận, cũng có nghĩa là nhà thầu chúng tôi thi công theo phương pháp này. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác cầu. Tuy nhiên, thi công theo phương pháp này phải mất thêm bốn ngày cho một khối đúc và như vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thông xe kỹ thuật cầu Rạch Miễu vào cuối năm nay.
    Đến nay, các đơn vị thi công đã hoàn thành trên 75% giá trị xây lắp; thi công xong 58/59 mố trụ; đúc 240/255 phiến dầm Super T và lao dầm Super T được 33/49 nhịp. Điểm ?o găng ?o nhất là thi công nhịp dầm dây văng. Đến nay, hai trụ tháp T18 và T19 đạt độ cao thiết kế 106m và đã đúc được 98/510m dầm dây văng, căng kéo 24/112 sợi cáp...
    PĐPV: Xin cám ơn ông!
    Chùm ảnh về công trình cầu Rạch Miễu: ảnh Phương Đông.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0

    Khai trương khách sạn 3 sao đầu tiên ở Bến Tre
    Nguồn: www.baodongkhoi.com.vn
    [​IMG]
    Khách sạn Hàm Luông hình thành từ sự liên kết giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam và Nhà khách Hùng Vương (Bến Tre) được khởi công xây dựng vào ngày 16-1-2006 với kinh phí đầu tư gần 40 tỷ đồng, thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế 3 sao gồm 6 tầng, trong khuôn viên có tổng diện tích gần 5.000m2, tại số 200, Nguyễn Văn Tư, phường 5, thị xã Bến Tre. Ngày 7-11-2007, khách sạn Hàm Luông được khai trương đưa vào hoạt động. Ông Huỳnh Văn Be ?" Bí thư Tỉnh ủy, ông Võ Thành Hạo và ông Nguyễn Quốc Bảo ?" Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chúc mừng.
    Theo Giám đốc Công ty TNHH du lịch Hàm Luông Nguyễn Văn Thiện, khách sạn gồm nhiều hạng mục, như: tầng trệt ngoài đại sảnh lễ tân còn là khu ẩm thực với sức chứa 1.000 thực khách, trong đó có 1 nhà hàng mini phục vụ gia đình, nhóm bạn bè; 1 nhà hàng phục vụ 500 khách có sân khấu, chuyên tổ chức tiệc cưới, hỏi, liên hoan, sinh nhật? tiệc buffet và 1 bar café. Hồ bơi ngoài trời. Lầu 1 có 4 phòng karaoke, 3 phòng hội thảo, hội nghị phục vụ từ 30 đến 300 ghế. Khán phòng được trang trí thanh lịch với trang thiết bị âm thanh, cách âm hiện đại. Ở tầng này còn có 6 phòng ăn riêng để phục vụ các buổi tiệc nhỏ. Lầu 2 có khu vực massage ?" sauna (xông khô, xông ướt, 2 hồ thuỷ lực, phòng thư giãn), phòng tập thể hình, 3 phòng massage tiêu chuẩn khách VIP và quốc tế. Lầu 4 phục vụ café sân thượng với không gian thoáng mát, cho khách thưởng thức và tham gia các chương trình văn nghệ đặc sắc hằng đêm. Lầu 5 với hội trường lớn phục vụ 600 đại biểu.
    Riêng phòng ở, khách sạn có 66 phòng theo tiêu chuẩn 3 sao được phân bổ từ lầu 1 đến lầu 5 (trong đó có 3 phòng VIP), chia làm 4 loại (từ cao đến thấp): Suite, Deluxe, Superior và Standard. Hệ thống thông tin liên lạc ở khách sạn được trang bị đúng theo tiêu chuẩn 3 sao: truyền hình cáp, internet wifi, ADSL tốc độ nhanh? Bên cạnh đó, khách sạn Hàm Luông còn thực hiện các dịch vụ: thu đổi ngoại tệ, thư tín, fax, đặt vé máy bay, tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước.
  5. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, ở quê lúc chưa có điện, thời mà xem truyền hình trắng đen xài bình, trong xóm chỉ có lác đác vài nhà có thôi. Đêm đến, trẻ con trong xóm tụ tập nhau đi đến mấy nhà đó xem tivi, tay cứ cầm bó đuốc lá dừa quơ lên quơ xuống, ánh lửa cứ lập lòe trong đêm tối...Hôm nay, bất chợt đọc bài viết này, chợt nhớ về ngày xưa quá.
    Tập quán cho đuốc của cư dân xứ dừa
    Nguồn: www.Bentre.gov.vn
    Lửa có một vai trò quan trọng trong đời sống của con ngư­­ời. Việc tạo lửa, giữ lửa là một nhu cầu vô cùng thiết yếu. Ngọn lửa thắp sáng khi đi lại ban đêm từ xa xư­­a đã là một nhu cầu không thể thiếu của bất cứ cộng đồng dân c­ư ­nào trên trái đất.
    Đối với người dân Bến Tre, ngọn đuốc lá dừa không chỉ là vật thắp sáng soi đường trong đêm tối mà việc chia đuốc còn có một ý nghĩa nhân văn. Đuốc lá dừa còn là một trong những đặc trưng văn hóa độc đáo trong đời sống của cư dân Bến Tre. Đây vừa là một nét đẹp truyền thống, thể hiện tính cộng đồng rất cao trong đời sống cũng nh­­ư trong đấu tranh kiên c­­ường bất khuất để giữ n­­ước. Bởi thế, khi tìm hiểu văn hóa ứng xử của cư dân xứ dừa, ta không thể không nhắc tới tập quán ?ochia lửa? này.
    [​IMG]
    Cũng như ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước, người đi đường trong đêm đều phải dùng đuốc. Ngọn đuốc ở Bến Tre được làm từ lá của cây dừa, một thứ nguyên liệu rất sẵn trong vùng, có thể so sánh như đuốc tre nứa hay bằng dầu thực vật ở các vùng khác.
    Để tạo ra ngọn đuốc, người ta dùng hai nắm lá dừa trở đầu nhau, buộc bằng 3,4 nút lạt để đi những đoạn đường gần. Loại này có khi không cần bó sẵn. Khi cần, người ta chỉ việc tiện tay rút lá dừa dùng để nhóm bếp, nhanh nhẹn làm đuốc trong chốc lát. Đuốc còn có nhiều cỡ tùy theo độ dài của chót lá dừa. Khi bó đuốc, người ta khéo léo ?ogói? thêm lá dừa rời vào giữa để đuốc tròn, đẹp hơn, cháy tốt, bền hơn, sáng hơn. Đuốc thường được buộc bằng dây dừa, cách độ gang tay lại buộc một nút. Người bó đuốc khéo phải biết chọn chót tàu dừa lão đã phơi khô, có sống nhỏ, lá dày để đuốc không nặng mà cháy rất tốt. Bó đuốc đẹp phải tròn, nút lạt đều đặn, hai đầu được chặt bằng đều và cũng bó vừa chặt thôi, không quá chặt, để cho đuốc dễ cháy.
    Muốn thắp đuốc ta đốt từ ngọn, khẽ quơ nhẹ cho đuốc luôn giữ một độ sáng nhất định. Người biết cách có thể để đuốc cháy được lâu, đi được một đoạn xa không phải ?oxin đuốc? dọc đường. ?oĐi đuốc? còn phải tùy hướng gió mà đổi tay cho khỏi bị tàn lửa bay cháy áo quần hoặc ảnh hưởng người đi sau, phải biết tùy lúc mà quơ đuốc hoặc mở thêm nút lạt, nếu không dễ bị tắt đuốc giữa đường. Dọc đường đi phải biết cách tránh rơi tàn vào rơm rạ, lá khô, lúc dụi tắt đuốc phải dụi thật tắt để tránh trường hợp đuốc gặp gió tự bùng lên gây hỏa hoạn.
    Trước mùa mưa nhà nào cũng lo bó đuốc, phơi khô, gác lên giàn để dành hoặc khi thấy kho đuốc đã vơi, lựa những ngày nắng tốt các mẹ, các chị lại bó đuốc bổ sung để trong nhà không bao giờ thiếu đuốc.
    Người ta trữ đuốc trong nhà để sử dụng khi đi lại trong đêm và cũng để giúp cho người lỡ đường ghé nhà xin đuốc. Người cho đuốc luôn luôn vui vẻ sẵn sàng cho dù khách lỡ đường gọi lúc nửa đêm. Thường chủ nhà cho khách thêm một cây đuốc nhỏ để phòng hờ cho chắc ăn, không bị thiếu đuốc dọc đường. Người xin đuốc cũng tùy độ đường mà chọn đuốc dài hay ngắn, xin vừa đủ không xin hơn.
    Việc chuẩn bị sẵn đuốc dự phòng trong mỗi nhà để giúp khách lỡ đường thiếu đuốc là một biểu hiện tình làng nghĩa xóm sâu đậm của cư dân Bến Tre bao đời nay. Đây là một lối ứng xử văn hóa truyền thống hết sức tốt đẹp trong cộng đồng của người xứ dừa. Tập tục này thể hiện nghĩa cữ cao đẹp giữa con người với con người một cách hết sức tự giác. Truyền thống ?otắt lửa tối đèn có nhau?, ?omình vì mọi người, mọi người vì mình?, có lẽ xuất phát từ những lối ứng xử văn hóa truyền thống cao đẹp ấy mà người dân Bến Tre sau này luôn luôn chung lòng chung sức trong mọi sinh họat cộng đồng. Điển hình hơn cả là những ngọn đuốc Đồng Khởi đồng loạt bừng sáng, toàn dân đứng lên đồng lòng quật khởi, giành quyền chủ động tấn công, tạo nên một bước ngoặt lớn trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
    Cây đuốc dừa từ rất lâu còn là ám hiệu để gọi đò. Những chiếc đò dọc chạy trong đêm khuya trên sông rạch hễ thấy bến nào có ngọn đuốc quơ là ghé vào rước khách. Đó là một quy ước ?obất thành văn? từ bao đời nay ở vùng sông nước Bến Tre.
    Ngày nay dù khắp xứ dừa đã có điện, có đèn ắc quy, đèn pin nhưng những lúc có việc ban đêm người ta vẫn đốt đuốc lá dừa mà đi, hình như vì vẫn luyến tiếc cái hương thơm gợi nhớ rất đặc trưng của khói đuốc lá dừa đã trở thành một ký ức thân thuộc.
    Ngọn đuốc lá dừa gắn bó với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ nhân thế. Ngày xưa khi người vợ chuyển dạ lúc đêm hôm người chồng vội đốt đuốc, ?oba chân bốn cẳng? chạy đi rước bà mụ về đỡ đẻ - khởi đầu sự sống của một con người đã có ngọn đuốc góp phần. Đến lúc về nơi chín suối, dù là đêm hay ngày người ta vẫn đốt đuốc khi ?ođưa linh? ra huyệt mộ, người ta quan niệm rằng người chết thuộc về cõi âm rồi sẽ rất tối tăm nên cần có đuốc đưa đường. Đó cũng là một nghi thức tiễn đưa truyền thống chỉ có ở xứ dừa.
    Ngày nay, khi điện đã tỏa sáng trong khắp xóm thôn nhưng trong những lễ hội truyền thống, những tuyến du lịch dân dã, ngọn đuốc lá dừa vẫn còn thắp sáng tạo nên một bản sắc văn hóa riêng của quê dừa không nơi nào có được.
  6. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Thị xã Bến Tre: Lấy ý kiến nhân dân về tên gọi cho thành phố tương lai
    Trích..."Tổ chức thăm dò lấy ý kiến trong nhân dân về xây dựng tên gọi cho thành phố tương lai. Tổ chức sáng tác các ca khúc cổ động về việc xây dựng thành phố tương lai. Tập trung tuyên truyền qua hệ thống thông tin đại chúng, đặc biệt là trên báo, đài. Ban dân vận Tỉnh ủy, MTTQ các cấp, các đoàn thể cần tuyên truyền rộng rãi trong hội viên. Thời gian thực hiện từ tháng 6-2008 cho đến khi thị xã được công nhận thành phố trực thuộc tỉnh."
    [​IMG]
    [​IMG]
    P/s: Thị xã Bến Tre là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre. Trước năm 1975 có tên là Trúc Giang. Thị xã nằm ven sông Bến Tre, sông này đổ ra sông Hàm Luông. Thị xã Bến Tre có diện tích 6.575 ha, dân số khoảng 100.000 người, gồm 9 phường (mang số từ 1 đến 8 và phường Phú Khương) và 6 xã (Sơn Đông, Mỹ Thạnh An, Phú Nhuận, Nhơn Thạnh, Bình Phú và Phú Hưng). Vị trí địa lý: Phía bắc và tây bắc giáp huyện Châu Thành, phía đông và đông nam giáp huyện Giồng Trôm, phía tây và tây nam giáp sông Hàm Luông.
    Thị xã vừa được Bộ xây dựng ký quyết định công nhận là Đô thị loại III ngày 09/08/2007. Thị xã đang phấn đấu để đến năm 2010 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
  7. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào đi Bến Tre, trong lúc qua Phà Rạch Miễu sẽ đi ngang Cồn Phụng - nơi ngày xưa (trước 1975) có Đạo Dừa. Dưới đây là vài bức hình về Cồn Phụng - 1969 và Phà Rạch Miễu:
    Tín đồ (?)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Cồn Phụng
    [​IMG]
    Ảnh: Lance & Cromwell, nguồn: www.flickr.com ( Ảnh do bác rongcoithit sưu tầm ).
    Phà Rạch Miễu:
    [​IMG]
  8. 1818888

    1818888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2007
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Koảng 16-19/1/2009 sẽ có lễ khánh thành Cầu Rạch Miễu và Festival về Cây dừa + Lễ hội ẩm thực đồng bằng sông Cửu Long, mình định đi với đứa e gái mình, không biết trong box có ai muốn đi chung cho vui ko ?
  9. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Nhà tui bên bờ Tiền giang nè...Lúc đi nhớ gọi tui...Vũ 0918 835 701.
  10. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Đi xem/tham quan thì các bác nhớ cẩn thận tư trang nhé, hôm rồi khai trương Co-op Bến Tre, dân tình mất điện thoại hơi bị bộn.

Chia sẻ trang này