1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bến Tre ...Ðến với xứ dừa - quê hương Ðồng Khởi

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi andythao24, 28/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. matden090

    matden090 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Giữa cái nắng của đất trời phương Nam, ngồi trên chiếc thuyền ba lá len lỏi giữa những dòng kênh, rạch rợp bóng dừa nước, rồi lúc cao hứng đổ bộ lên một cái vườn chợt gặp bên bờ kênh, thưởng thức những món đặc sản của miền sông nước giữa tiếng gió và tiếng chim, thật thảnh thơi, thanh bình-Bến Tre mời gọi du khách.
    Là tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, có ba con sông lớn Tiền Giang, Ba Lai và Hàm Luông chảy qua, với khoảng 500 km sông, rạch chằng chịt đã tạo nên đất Bến Tre trù phú phù sa, quê hương của dừa và những vườn cây trái đặc sản, cây cảnh, những sân chim, những ngôi nhà cổ và đền thờ các danh nhân nổi tiếng đất Nam kỳ xưa.
    Bến Tre có gần 40.000 ha dừa, tỉnh có nhiều dừa nhất cả nước. Bến Tre nổi tiếng về đặc sản kẹo dừa. Du khách sau khi du ngoạn phong cảnh có thể ghé vào một xưởng nấu kẹo để xem qui trình sản xuất kẹo dừa, nếm những miếng kẹo ngọt lịm mới ra lò, béo ngậy thơm mùi dừa và nếu thích, cũng có thể thử tham gia vào một công đoạn nào đó trong qui trình nấu kẹo. Bến Tre có nhiều xóm nghề làm bánh, kẹo truyền thống. Ngoài kẹo dừa, ở đây còn có những xóm làm kẹo chuối, bánh đa, bánh phồng, bánh dừa...
    Dưới bàn tay khéo léo của người thợ thủ công, nhiều sản phẩm mỹ nghệ như những chiếc giỏ xách xinh xinh, những đôi dép đi trong nhà làm từ lá dừa; những con búp bê, những con giống ngộ nghĩnh, những chiếc đèn ngủ, lọ hoa... từ vỏ quả dừa đã làm say mê du khách và vượt biên giới để đổi ngoại tệ về cho đất nước.
    Với những tiềm năng như vậy, tỉnh Bến Tre đã xác định du lịch là mũi nhọn phát triển kinh tế thứ ba của tỉnh, sau kinh tế vườn và thuỷ sản. Ngành du lịch Bến Tre tập trung khai thác thế mạnh của mình là du lịch làng nghề kết hợp với du lịch vườn. Theo ông Nguyễn Duy Phương, Phó giám đốc Sở Thương mại-du lịch Bến Tre, tỉnh khuyến khích người dân tham gia làm du lịch, gắn du lịch với xoá đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư hạ tầng. Những cái tên Châu Thành, Cồn Phùng, Chợ Lách, Tân Thạnh, Cái Mơn đã khá hấp dẫn với du khách.
    Hiện, Bến Tre có 29 điểm du lịch vườn, dẫn đầu Đồng bằng sông Cửu Long về loại hình du lịch sinh thái vườn. Nhiều điểm du lịch do người dân quản lý đã không chỉ khai thác vườn mà còn mở ra giới thiệu những nghề truyền thống, văn hoá dân gian. Chẳng hạn như gia đình ông Võ Văn Phúc ở xã An Khánh, huyện Châu Thành, ngoài vườn ông còn nuôi ong lấy mật. Khách du lịch đến đây sẽ được thưởng thức món đặc sản từ mật ong. Ông Phúc còn giới thiệu nghề nuôi ong, bán mật ong cho du khách. Đặc biệt tại đây, du khách còn được thưởng thức chương trình ca nhạc tài tử, một loại hình ca nhạc dân gian của vùng Nam bộ.
  2. matden090

    matden090 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2005
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Ai có về ấp Tân Phú, xã Sơn Định (Chợ Lách, Bến Tre) sẽ thật thú vị khi được nghe kể chuyện ông già ?okhiển? được cây bưởi ra hoa, đậu trái trong thân và suốt 4 mùa.
    Từ cửa ngõ Chợ Lách, cái nôi của vùng cây trái đặc sản nức tiếng Nam bộ, men theo những con đường ngoằn ngoèo, mới đến được cơ ngơi của lão nông Hai Hoa, người từng làm ?obà đỡ? cho cây bưởi ?osinh đàn, đẻ đống? theo ý muốn.

    Ông Hai Hoa có khu vườn 5 công trồng toàn bưởi da xanh. Đây là loại trái cây đặc sản của Bến Tre mới phát hiện cách đây vài năm, mà thời hoàng kim nó được xem là ?obưởi quí tộc?. Quí tộc ở chỗ ngon đến mức dân nghèo không dám ăn, nhà vườn hét giá cỡ nào, người ăn bưởi sành điệu không thấy tiếc tiền. Có lúc, giá từ 18 - 20 ngàn đồng/kg.
    Bưởi da xanh hiếm thấy ở chợ làng chợ xã mà đi vào siêu thị hay về những chợ đầu mối tiếng tăm và ?ocấm cung? chốn nhà hàng sang trọng. Bưởi cho trái thật to, có trái cân nặng hơn 3 ký. Dù chín hay sống, vỏ vẫn giữ màu xanh, không ngả vàng. Ruột màu hồng sen, không hạt, mọng nước và ngọt thanh. Trái hái từ vườn để càng lâu, hương vị càng đậm đà.
    Người ta đồn không sai, vườn bưởi của ông Hai Hoa hơi dị biệt. Cây "cũn cỡn" nhưng tán xòe rộng, trái đặc nghẹt trong thân. Khác xa thường tình cây bưởi cho trái ngoài tán lá, dễ bị ánh nắng mặt trời làm cháy nám, sượng múi và biến dị hình dạng. Để khắc phục hiện tượng nám vàng, nhà vườn thường bao trái bằng túi PE, hoặc trồng xen cây so đũa, vừa che mát, vừa cải tạo đất. Nhưng như thế dễ nảy sinh hệ lụy, khó kiểm soát côn trùng gây hại, nhất là rầy chổng cánh, tác nhân của bệnh vàng lá Greenin.
    Ông Hai Hoa lý giải: ?oBưởi quí mà sượn cóng, mất tiếng như chơi, còn gì là bưởi Bến Tre?. Nhiều lần ý nghĩ chợt đi qua trong đầu ông: giá mà cây bưởi cho trái trong thân thì đỡ khổ. Cây mai tuốt lá ra bông, thử một lần tuốt lá cây bưởi xem sao. Cái chuyện ông đã làm nghe không khoa học tí nào. Lẽ thường hạc là hạc, cò là cò, chứ đời nào cây bưởi lại giống cây mai. Nhưng lạ thiệt, những cành bưởi nhỏ bé trong thân mà nhà vườn gọi là nhánh ?onhện?, qua bàn tay chủ vườn, nó phát hoa thành chùm và đậu trái . . . thành chùm.
    Ông mừng rơn, tuốt hết cả vườn. Nhưng tuốt xong gặp cảnh ứ hự. Số ?ongoan ngoãn? đơm bông như lúa trổ đòng. Số ?ocứng đầu cà chớn?, tuốt năm lần bảy lượt không xong. Vì thế mà ông quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày ghi chép, thử nghiệm tới, thí nghiệm lui. Cuối cùng, ông đã tìm ra ?obài thuốc?, buộc cây bưởi hễ tuốt lá là thành hoa, thành trái. Ông vạch cho tôi xem một nhánh nhện còi cọc, ra vẻ cán bộ khuyến nông: ?oCoi vậy, tiền là tiền. Trước đây tỉa bỏ, giờ cưng như vàng?.
    Bài thuốc mà ông Hai Hoa ?ora toa? nghe dễ ợt. Vậy mà ông phải mất gần 1 năm trời mới hoàn chỉnh qui trình kỹ thuật. Đơn giản là, khi cây bưởi chuẩn bị đâm đọt non, vốc phân NPK vào. Bưởi 3 năm tuổi, bón khoảng 0,2kg/gốc. Chừng 1 tuần sau, cây bén phân sung sức, bắt đầu xử lý nhánh nhện. Cành ở ngọn giữ nguyên. Tuốt sạch lá những nhánh nhện giữa thân và gốc. Thường chỉ tuốt khoảng 70% số nhánh nhện. Chừa 30% để dành tuốt vào đợt sau. Độ 25 ngày sau, nhánh nhện đâm chồi non và mầm hoa. Giai đoạn này phải cung cấp đủ nước để tránh rụng bông, đổ trái.
    Khi kích cỡ trái đạt đường kính 5 phân, nhặt bỏ hết trái xấu, chỉ giữ lại 3 trái/chùm. Một năm tuốt lá 3 đợt. Mỗi đợt giữ lại khoảng 20 trái. Áp dụng đúng ?otoa thuốc? này, đặc tính sinh học tự nhiên của bưởi cho trái ngoài tán lá hoàn toàn bị khống chế, buộc cây thuộc họ có múi này cho trái trong thân, tránh được hiện tượng cháy nắng, nâng cao phẩm chất trái bưởi da xanh thương phẩm.
  3. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0
    hcihic chắc mạng lỗi nên anh ko login được nich của anh đó thôi , khi nào anh cứ thử lại login bằng nich của anh xem chắc vào được thôi .Cảm ơn đã đóng góp cho topic do em lập ra rảnh khi nào post cho em và mọi người xem ảnh chụp phong cảnh xứ dừa khi anh đi công tác nếu ở bến tre nhé , bb chúc vui rảnh ra hn đi ..........hihi ( bít là bận ko đi được nhưng cứ mời hihi , thanks )
  4. goc_dua

    goc_dua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Tui người HN, vào box Miền Tây để được biết đến mọi người nhiều hơn. Và bạn gái tui là người Bến Tre.
    Có ai có thể giúp tôi biết Bến Tre nổi tiếng là miền đất của Dừa, nhưng lại có tên là Bến Tre chứ không phải Bến...Dừa không?
  5. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Theo tài liệu của Đào Văn Hội (Lịch trình hành chánh - 1961) có đề cập về tỉnh Bến Tre: xưa gồm có huyện Bảo An và Duy Minh do chữ Miên kêu là "kompong Ruusei", người Pháp dịch là "Perge des Bambous", dưới thời Minh Mạng gọi là Bến Tre. Theo lời bàn của các bô lão địa phương nói lại, thửa xưa nơi đây có 1 làng gọi là Sóc Tre, có trồng nhiều tre bao bọc nên nên đặt tên là Bến Tre.(trích từ quyển Kiến Hòa xưa -tác giả Hùynh Minh)
    Ngày 1-1-1900. Toàn quyền Paul Doumer áp dụng nghị định đổi sở tham biện thành tỉnh (province). Trong thời gian từ 1945-1946, ********* đổi tên Bến Tre thành tỉnh Đồ Chiểu.
    Tất nhiên đây cũng là 1 giả thiết.
    Ngoài ra Thị xã Bến Tre còn 1 tên khác là Thị xã Trúc Giang(Trúc - Tre, Giang - Sông ??).
    Hình như ở Bến Tre chả có con sông hay con rạch nào tên Trúc Giang cả
  6. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Một vài hình ảnh về Bến Tre
    Bưu điện Trung tâm:
    [​IMG]
    Phà Rạch Miễu - Cửa ngõ Bến Tre:
    [​IMG]
    Dừa Bến Tre này, chỗ nào cũng có dừa, nhìn đâu cũng thấy dừa:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bình Đại - Bến Tre:
    [​IMG]
    Cháo cua đồng, đặc sản miền tây:
    [​IMG]
    Hồ duy nhất ở trung tâm thị xã:
    [​IMG]
    [​IMG]
    Sông nước Miền tây:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  7. a_nick

    a_nick Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    anh nì bẹp giai ghê há! Có định làm rể Bến Tre không?
    Được a_nick sửa chữa / chuyển vào 22:05 ngày 06/01/2007
  8. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Ah. Chỉ có cái hồ này tên là hồ Trúc Giang - hiện đang sửa chữa
    [​IMG]
    Cảm ơn anh wildman 1979 nhé, đang kiếm tấm hình minh họa.
    Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 22:14 ngày 06/01/2007
  9. yeuanh_amtham

    yeuanh_amtham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    hihi ..có tới 2 tấm ảnh của người rừng.. ^^
    người rừng nhưng nhìn sao hổng giống rừng
  10. wildman1979

    wildman1979 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2004
    Bài viết:
    3.839
    Đã được thích:
    0
    Hổng giống Rừng là đúng rồi vì giống Người Rừng cơ mà
    Mấy cái này làm mình tò mò quá
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này