1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bến Tre ...Ðến với xứ dừa - quê hương Ðồng Khởi

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi andythao24, 28/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Ốc Gạo ở Vĩnh Bình bị bệnh lạ tấn công
    Nguồn : bentre.gov.vn
    [​IMG]
    Ông Trần Văn Tặng, Phó Chủ nhiệm phụ trách kinh doanh HTX Ốc Gạo Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Bình, Chợ Lách) cho biết hơn tháng qua, 90% ốc gạo nuôi ở khu bảo tồn ốc gạo tại Vĩnh Bình đã bị một loại ký sinh tấn công, bám vào vỏ ốc một màu trắng phếu làm ốc chậm phát triển, bắt đầu chết rải rác. Số ốc trên đem luộc, ruột ốc rất ốm, ăn nhạt nhẽo! Trước tình hình trên, HTX Vĩnh Tiến đang khẩn bách yêu cầu Sở Thủy sản Bến Tre cử chuyên viên đến khu bảo tồn để thu mẫu, phân tích bệnh ở ốc. Được biết, khu bảo tồn ốc gạo do HTX Vĩnh Tiến quản lý rộng 150 ha, sản lượng hàng năm khoảng 50 tấn ốc thương phẩm. Đây là đặc sản được du khách ưa thích nhưng đang khan hiếm dần ở vùng sông nước ĐBSCL.
  2. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bảo tồn Ốc Gạo đồng bằng
    [​IMG]
    Ốc gạo có rất nhiều từ trước và sau giải phóng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng ốc gạo nổi tiếng thời đó như Tân Phong (Tiền Giang), Vĩnh Bình (Bến Tre), Sa Đéc (Đồng Tháp), Tân Châu (An Giang). Nhưng nguồn ốc gạo dần cạn kiệt vì không có sự quản lý hiệu quả trước sự khai thác tự do của nguời dân. Ốc gạo dần biến mất, nhiều nơi con ốc gạo trở thành hồi ức. Vài năm gần đây, có nơi ốc gạo đã xuất hiện trở lại, được quan tâm bảo vệ hợp lý, nguồn thủy sản này bên cạnh phát triển nhanh đã về giá trị kinh tế cho người dân. Đây cũng là một bài học để những nơi khác áp dụng nhằm giữ lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên ốc gạo đem về giá trị kinh tế bền lâu.
    Một thời Ốc Gạo
    Nhắc đến ốc gạo ở cồn Phú Đa (xã Vĩnh Bình huyện Chợ Lách) hồi mới sau giải phóng anh Trần Văn Tặng, một người dân sinh sống lâu năm ở đây hào hứng kể: Ốc nhiều lạnh lùng! Đến mùa thu hoạch có cả trăm tấn ốc gạo được bắt lên từ khu ốc gạo Phú Đa. Một người một con nước có thể cào 5 -7 dạ ốc gạo như chơi. Một kg ốc gạo gia đình tôi bắt về khi đem bán sẽ có tiền mua được 3 kg gạoooo. Sau giải phóng, năm 1978 -1979, nguồn ốc gạo ở cồn Phú Đa do xã Vĩnh Bình quản lý và hợp tác với người dân khai thác. Hình thức khai thác ăn chia được thoả thuận: xã lấy 7 phần, người dân cào ốc được chia 3; sau xã lấy 6, người dân được chia 4. Tiền bán ốc gạo khi đó xã Vĩnh Bình có thêm kinh phí cất trường học cấp II, sữa chữa các ngôi trường khác của xã, gây qũy làm từ thiện... Do nguồn ốc gạo quá nhiều, và chưa có cách quản lý chặt chẽ, người dân tự ý, lén lút khai thác ốc gạo để bán hưởng trọn. Với vẻ hối tiếc, anh Tặng kể tiếp: Hàng chục ghe cào bới tới, bới lui ở một khúc sông chỉ vài km thì còn gì. Chẳng những cào bình thường, người ta còn cào điện nên số ốc không vào lưới còn lại cũng không sống nổiiii. Với cách khai thác kiểu tàn sát sinh linh mà không quan tâm đến bảo tồn đã làm cho ốc gạo cồn Phú Đa ngày cạn kiệt và biến mất. Cồn Tân Phong (xã Tân Phong huyện Cai Lậy) cũng là nơi ốc gạo đã một thời gieo vào ký ức người dân nơi này. Lối năm 1965, ốc gạo vùng Tân Phong có dày đặc. Theo lời kể của những người sống lâu năm ở đây thì ốc cồn Tân Phong nhiều như lúa lúc mới sạ trên ruộng. Người dân chỉ cần lặn xuống sông dùng tay đùa gom ốc lại rồi hốt đem lên. Ốc gạo nơi đây sống dọc theo nhánh sông Cửu Long thuộc cồn Tân Phong đổ dài cho đến cồn Thới Lộc (xã Sơn Định huyện Chợ Lách) và nhánh sông Cái Bè với chiều dài khoảng 9 km. Chính quyền chế độ cũ lúc này khai thác ốc gạo thông qua cách đấu giá với những người nhà giàu mua từng khoảng để khai thác. Những người nhà giàu này khi mua ốc người ta gọi là chủ gọ. Chủ gọ ốc cứ vào dịp trước và sau mùng 5 tháng 5 âm lịch trở đi bắt đầu mướn dân khai thác ốc gạo để bán. Điều đặc biệt ở cồn Tân Phong lúc này là vào ngày 5/5 tất cả các nhà dân ở đây đều mua ốc gạo về ăn như một tập tục. Vì bỏ tiền ra mua tài nguyên nên người chủ gọ muốn khai thác triệt để để kiếm nhiều tiền. Khi thời điểm tháng 7 - 8 âm lịch, ốc gạo chui sâu xuống đất chuẩn bị sinh sản người dân lại dùng cào răng sâu hơn để bươi lên bắt cho bằng được. Họ bắt theo kiểu tận diệt mà không bảo tồn nên ốc gạo Tân Phong cũng biến mất sau vài năm. Năm 1978 và năm 1995 ốc gạo Tân Phong xuất hiện trở lại. Nhưng rồi trước sự quản lý lỏng lẻo của địa phương, người dân khắp nơi lại ào ạt kéo nhau cào bắt. Và ốc gạo Tân Phong sau mấy lần hồi sinh lại chết nonnnn vì bị khai thác tận diệt. Ông Kiều Mạnh Quân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Phong nói: Hơn 10 năm nay ốc gạo không còn xuất hiện ở Tân Phong. Hồi trước sông bình lặng ốc mới ở chứ bây giờ trên tuyến sông nơi cồn có 9 10 sáng cạp khai thác cát thì còn đâu khoảng lặng để chúng ở và sinh sống.
    [​IMG]
    Bảo tồn Ốc Gạo
    Gần 20 năm trôi qua, đến năm 2003, ốc gạo xuất hiện trở lại ở cồn Phú Đa. Nhận thấy đây là nguồn tài nguyên thủy sản do thiên nhiên ban tặng mà không phải nơi nào cũng có nên lãnh đạo huyện Chợ Lách đã chỉ đạo xã Vĩnh Bình tìm cách bảo tồn nguồn ốc gạo, không để mất đi vì những nguyên nhân như trước đây. Ngày 10/10/2004, Hợp tác xã (HTX) thủy sản Vĩnh Tiến được thành lập, với mục đích kêu gọi nhân dân trong xã cùng góp vốn để tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lợi ốc gạo. Anh Nguyễn Văn Hưng, Chủ nhiệm HTX Vĩnh Tiến cho biết: Kề từ khi HTX ra đời đến nay ý thức của người dân trong việc bảo tồn nguồn ốc gạo được nâng lên. Khu ốc gạo 180 ha của HTX được bảo vệ nghiêm ngặt và khai thác hợp lý nên lượng ốc phát triển rất nhiều. Qua theo dõi của chúng tôi nếu như khi mới phát hiện nguồn ốc gạo có lại, mỗi chuyến cào đoạn 200 m chỉ được 2 3 lít ốc gạo thì thời điểm hiện tại cào được đến 20 30 kg ốc gạo. Lượng ốc gạo giờ đã khá dày dưới sông. Năm 2005, HTX khai thác được 3 tấn ốc gạo, giá bán mỗi kg 15.000 đồng. Nguồn lợi ốc gạo ở Phú Đa đã đem về lợi ích cho người dân nên số người tham gia hợp tác xã đã tăng lên đáng kể. Mới đầu hợp tác xã có 30 xã viên, nhưng đến nay đã tăng lên 120 xã viên. Nhiều người tham gia HTX thì khu ốc gạo có thêm người gìn giữ và ngày càng phát triển.
    Theo đánh giá của Viện Hải dương học Nha Trang, trữ lượng tiềm năng hiện nay của khu ốc gạo Phú Đa có thể đạt 53 tấn và khả năng khai thác trung bình từ 24 - 34 tấn/năm. Tuy nhiên, để bảo tồn khu ốc gạo, nên khai thác ở mức từ 10 - 15 tấn/năm. Ốc gạo sinh trưởng rất nhanh, sinh sản tập trung từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Vào khoảng tháng 5 âm lịch, người ta bắt đầu thu hoạch ốc gạo cho đến tháng 9. Tuy nhiên, loài ốc này có mật số sinh sản thấp, thường 1 con ốc gạo trưởng thành chỉ đẻ từ 49 - 72 cá thể/năm. Do đó, nếu khai thác tối đa, ốc gạo sẽ tái sinh kém và có nguy cơ cạn kiệt. Tình trạng này đã từng xảy ra ở khu ốc gạo Phú Đa và nhiều nơi khác. Ông Lê Phước Toàn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chợ Lách cho biết: Ốc gạo là đặc sản của huyện Chợ Lách, là nguồn lợi kinh tế rất lớn, có tiềm năng phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo. Về phía huyện chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ xã Vĩnh Bình trong việc triển khai qui hoạch bảo tồn khu ốc gạo trong thời gian sớm nhất. Nếu làm tốt điều này, khu ốc gạo Phú Đa sẽ thật sự mang lại lợi ích kinh tế cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời là nơi lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.
    Tỉnh Tiền Giang vừa quyết định phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng 2020, trong đó có nguồn lợi thủy sản ốc gạo. Ông Kiều Mạnh Quân cho biết: Chúng tôi đang đề nghị với lãnh đạo huyện Cai Lậy hoạch định lại khu vực ốc gạo ở cồn Tân Phong để quản lý, tạo sinh thái tốt cho ốc gạo sinh sống. Nếu được chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát xem ốc gạo có còn ở đây không, nếu không còn chúng tôi sẽ mua ốc về thả để tạo nguồn giống phát triển nguồn tài nguyên ốc gạo vốn là truyền thống của Tân Phong.
    Được thtr321 sửa chữa / chuyển vào 11:45 ngày 26/04/2007
  3. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Bến Tre trồng mới 500 ha dừa xiêm dứa phục vụ du lịch
    [​IMG]
    Dừa xiêm dứa mới trồng ở Mỏ Cày
    Ngoài dự án trồng mới 5.000 ha dừa nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, theo kế hoạch từ nay đến năm 2010, tỉnh Bến Tre sẽ triển khai dự án trồng 500 ha dừa xiêm dứa. Giống dừa này có nguồn gốc từ Thái Lan, nước ngọt dịu, có mùi hương dứa đặc trưng, tiêu thụ rất mạnh với giá cao. Dừa xiêm dứa dễ trồng, thích nghi tốt trong điều kiện thổ nhưỡng và môi trường Bến Tre. Mục đích của dự án là tạo nguồn dừa giải khát chất lượng cao, gắn với loại hình du lịch sinh thái miệt vườn.
  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Độc đáo ?oVú sữa bơ hồng? ​
    Đến ấp Tân Phú, xã Sơn Định, Chợ Lách, hỏi nhà ông Ba Long thì ai cũng biết, bởi ông là chủ nhân của giống ?ovú sữa bơ hồng?. Hiện tại ông đã nhân giống được 1.000 cây vú sữa bơ hồng từ 1 năm đến 5 năm tuổi trồng trên diện tích chuyên canh 6.000m2. Điều khá thú vị là, chỉ có 2 cây 17 năm tuổi mà mùa vú sữa vừa qua, gia đình ông Ba Long thu hoạch được 1,5 tấn trái, đem về gần 15 triệu đồng.
    Vú sữa bơ hồng có lá hơi bầu, bóng, trái tròn, khi chín vỏ trái chuyển sang màu ửng hồng bóng láng, tỉ lệ thịt trong trái lúc chín gần 100%, thịt có màu sữa trắng, không nhão, có vị ngọt thanh và thơm mùi bơ sữa, nên được gọi là ?ovú sữa bơ hồng?. Vú sữa bơ hồng rất sai trái. Cây 5 năm tuổi cho từ 300 đến gần 500 trái/cây, khi được 10 năm tuổi cho khoảng 1.500 trái/cây, mỗi trái nặng từ 250 ?" 350gram, nếu chăm sóc tốt có thể nặng 400 đến gần 600gram/trái.
    Năm 2006, Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội trái cây Việt Nam (VinaFruit), đã đến tận vườn cây ăn quả của ông Ba Long, và nhận xét: ?oĐây là giống vú sữa ngon, cần phát triển đại trà thành vùng hàng hoá lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trước hết là phục vụ thị trường du lịch ở Bến Tre hiện tại. Phải nói rằng ?ovú sữa bơ hồng? là giống vú sữa độc đáo của Việt Nam, đang được thị trường ưa chuộng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xếp giống vú sữa này vào nhóm trái cây có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, nên cần phát triển nhiều hơn nữa.?
    Theo ông Ba Long, giống vú sữa này do ông chiết từ cây vú sữa mộc hoang của một người bà con ở Sơn Định, Chợ Lách. Hiện nay người chủ cũ đã làm mất giống vú sữa bơ hồng này. Ông Ba Long chiết 3 nhánh về trồng đến nay còn 2 lại cây được 17 năm (trong vụ vừa qua có 1 cây cho ra gần 2.000 trái).
    Vú sữa bơ hồng sau khi trồng ba năm bắt đầu cho trái, 6 năm tuổi cho trái khá ổn định, về sau càng lớn cây cho trái càng nhiều. Nói về kỹ thuật chăm sóc, ông Ba Long, cho biết: ?oVú sữa bơ hồng không chịu hạn, không chịu đất giồng cát, cây được 3 năm tuổi trở lên bắt đầu bón phân mạnh tay hơn lúc nhỏ, mỗi năm bón phân 3 lần, đối với cây 3 năm tuổi bón từ 600-800gram phân/gốc, cây 5 năm tuổi bón từ 1 đến 1,2kg phân/gốc, cây 10 năm tuổi bón từ 1,5 đến 2kg phân/gốc, cứ như thế cách 5 năm số lượng phân phải tăng dần (còn phân chuồng thì phón tự do). Phân bón cho vú sữa bơ hồng chủ yếu là phân NPK, bón NPK 30-30-0 để ra bông vào tháng 2, bón nuôi trái vào tháng 5-6 bằng NPK 16-16-8, trước khi thu hoạch bón NPK 20-20-15 nhằm tăng độ ngọt cho trái. Để trái vú sữa bơ hồng trúng giá, chúng ta nên xiết nước để cây ra bông, tạo trái thu hoạch vào 2 tuần đầu tháng 10 âm lịch hàng năm. Hiện nay, giá vú sữa bơ hồng cao nhất gần 40.000 đồng/kg, thấp nhất khoảng 8.000 đồng/kg, do đó trồng 1.000 m2 vú sữa bơ hồng (25 gốc/1.000m2, nếu cây được 10 năm tuổi cho khoảng 1.500 trái/cây) thì thu nhập từ 95 đến 190 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí.?
    Không chỉ sai trái, vú sữa bơ hồng còn có ưu điểm là ít bị sâu bệnh, chỉ có sâu đục thân cây và đục trái. Để phòng ngừa loài sâu này, theo kinh nghiệm của ông Ba Long, vào lúc gần cuối mùa mưa nên rải thuốc Basudin 10H xung quanh gốc, lúc trái gần 200gram thì xịt thuốc ngừa sâu đục trái.
    Trong năm 2007 này, ông Ba Long đã chuẩn bị 3.000 cây giống ?ovú sữa bơ hồng? để xuất bán ra thị trường. Ông Ba Long có kế hoạch mỗi năm xuất bán khoảng 10.000 cây phục vụ cho nhà vườn trong và ngoài tỉnh. Cây giống thành phẩm đạt chiều cao từ 40cm đến 60cm, giá bán hiện tại từ 10.000 đồng đến 15.000đồng/cây. Gia đình ông Ba Long đang chuẩn bị làm thủ tục để ngành nông nghiệp xác nhận cây đầu giồng cho 2 cây ?ovú sữa bơ hồng? 17 năm tuổi trong vườn cây nhà ông.
    Hiện nay, ngoài vùng Vĩnh Kim (Châu Thành - Tiền Giang) có khoảng 1.000ha vú sữa Lò Rèn, còn lại chỉ được trồng rải rác, chưa có diện tích lớn trồng tập trung cho xuất khẩu. Ngoài giống vú sữa Lò Rèn, trong dân gian còn có nhiều giống vú sữa khác như vú sữa tím, vú sữa nâu, vú sữa bánh xe, năng suất thấp. Vú sữa bơ hồng đang mở ra triển vọng mới, làm phong phú thêm trái cây đặc sản cho vùng cây trái Chợ Lách, Bến Tre.
    Sau khi đem 10 trái vú sữa bơ hồng làm mẫu để đánh giá chất lượng tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (SOFRI) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tiến sĩ Giản Đức Chứa, Trưởng Bộ môn Cây ăn trái đặc sản, kết luận: ?oĐây là giống vú sữa có nhiều triển vọng với các ưu điểm như trái tròn khá đồng đều, lúc chín màu vỏ ửng hồng, bóng rất đẹp. Độ brix (độ ngọt) của giống vú sữa này đạt đến 17,78% cao hơn vú sữa Lò Rèn. Do đó cần quan tâm khảo nghiệm và nhân giống đại trà.?

    [​IMG]
  5. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Thị xã Bến Tre đủ điểm lên đô thị loại III ​
    Ngày 2-5, HĐND tỉnh Bến Tre khóa VII đã triệu tập kỳ họp thứ 10 (bất thường) để thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có báo cáo tóm tắt đề án đề nghị công nhận thị xã Bến Tre (TXBT) là đô thị loại III với số điểm dự kiến 87,5/100 điểm (tối thiểu 70/100 điểm).
    Sau 5 năm (2002 - 2006) thực hiện 29 tiêu chí để được công nhận đô thị loại III, đến nay TXBT có 3 tiêu chí hàng đầu đạt trên ngưỡng qui định là: chức năng đô thị (tiêu chí 1); tỉ lệ lao động phi nông nghiệp (tiêu chí 2); cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật (tiêu chí 3) với những thành tích nổi bật như tăng trưởng kinh tế bình quân 13,45%/năm, thu nhập bình quân đầu người 1.100 USD/năm, tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,22%, ? đều đạt vượt mức qui định. Hoặc tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong khu vực nội thị hiện chiếm gần 98% (qui định là 75 - 80%).
    Các kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đều đạt khá cao. Tỉ lệ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị là 12,85%, đạt trên 70% so với tiêu chuẩn đô thị loại III. Mật độ đường chính đô thị, giao thông trong khu nhà ở với mặt đường được trải nhựa đạt 4,14km/km2, trong khi qui định là 3,5 - 4km/km2. Tỉ lệ vận tải hành khách công cộng đạt 5,55%, vượt tiêu chuẩn đô thị loại III (2%). Tỉ lệ hộ dân trong khu vực nội thị có máy điện thoại cố định đạt 19 máy/100 dân, gấp ba lần qui định (chưa tính ĐTDĐ).
    Với những kết quả trên, nhân dân thị xã đang hi vọng TXBT được cấp trên công nhận là đô thị loại III vào dịp Quốc khánh 2-9 năm nay và phấn đấu đến 2010 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.

    [​IMG]
  6. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Niềm vui và ước vọng của ngư dân đất chín rồng ​
    Đoàn tàu ra khơi - Ảnh Văn TôngSau một năm lao động với nhiều vất vả vì biến động, giờ đây, bên thềm năm mới, nhiều chủ tàu khai thác thủy sản khu vực ĐBSCL ngồi cộng sổ một năm làm ăn và họ thở phào nhẹ nhõm, vì không mắc nợ tiền xăng dầu và không thiếu nợ lương nhân công. Nhìn lại con số gần 740 ngàn tấn thủy sản các loại khai thác được trong năm, gần ngang bằng cùng kỳ năm ngoái, để thấy sự nỗ lực vượt bậc của ngành thủy sản vùng ven biển ĐBSCL. Rõ ràng ý chí vượt khó của những người làm nghề khai thác biển khu vực này rất đáng trân trọng.
    NỖI LÒNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CON VÙNG BIỂN

    Năm nay, toàn tỉnh Bến Tre có tổng cộng 3.050 chiếc tàu đánh bắt thủy sản, trong đó có 34 chiếc được đóng mới, với công suất bình quân 106 CV/tàu. Trong đó, đội tàu đánh bắt xa bờ là đông nhất với 870 chiếc, tăng 28 chiếc so với năm 2005. Do giá nhiên liệu tăng cao, thời tiết không thuận lợi và giá bán thủy sản nguyên liệu thấp, nên nhìn chung ngư dân không có lãi cao. Song, nhờ lượng tàu tăng, sản lượng khai thác đạt khá cao 74.825 tấn, nên giá trị khai thác so với chỉ tiêu đề ra, ngư dân vẫn có lãi.

    Cuối năm, ông Nguyễn Văn Thới ở Tiệm Tôm, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, ngồi cộng sổ sau một năm làm ăn. Kết quả, trừ hết các khoản chi phí, gia đình ông còn lãi gần 100 triệu đồng. ?oVới ba chiếc tàu 300 mã lực, vốn đầu tư hơn 1 tỉ đồng, vậy mà sau một năm lao động cật lực trên biển chỉ thu lãi vỏn vẹn có bấy nhiêu? - Chị Lanh, vợ ông than thở. Ông Thới an ủi: ?oMá sấp nhỏ nhớ xem: Đầu năm, xăng dầu lên giá vùn vụt, tính neo tàu, nhưng lần hồi rồi mình cũng bám được biển và nuôi nghề cho 24 ngư phủ chứ ít sao!?

    Tuy không có lãi cao song với ba chiếc thuyền đánh cá của mình ông Thới đã tạo được công ăn việc làm ổn định cho mấy chục ngư phủ và quan trọng hơn là không phải ?oxa? biển, nơi đã gắn bó với ông và những người dân nơi đây, là nguồn nuôi sống hàng mấy trăm con người quê ông.

    Đâu chỉ riêng ông Nguyễn Văn Thới. Toàn vùng ĐBSCL này hiện có hơn 22 ngàn chiếc tàu khai thác thủy sản là có chừng ấy nỗi lo toan của những ngày sốt giá xăng dầu, biển động và bao nỗi nhọc nhằn khác nữa của các chủ phương tiện. Đã có lúc, tại tỉnh Bến Tre, hàng trăm chiếc tàu phải neo đậu, vì sản xuất không có lãi. Rồi tại Cà Mau ?" nơi có ngư trường khai thác thuỷ sản rộng lớn, hàng trăm ngư phủ rời tàu đi tìm việc khác, vì chủ phương tiện không lãi để trả lương. Ngay tại tỉnh Bến Tre ?" nơi ngư dân có nhiều kinh nghiệm khai thác thuỷ sản cũng có hàng trăm chủ phương tiện thông báo bán tàu, bỏ nghề, giã bạn.

    Thế rồi để cho những con tàu tiếp tục ra khơi, cho gần 50 ngàn ngư phủ không mất việc làm và hàng chục ngàn lao động dịch vụ nghề cá có thu nhập ổn định, các địa phương ven biển khu vực ĐBSCL đã áp dụng rất nhiều biện pháp khuyến khích ngư dân bám biển, giữ nghề.

    Tỉnh Kiên Giang miễn tất cả các khoản đóng góp cho ngư dân, làm thủ tục đăng ký đăng kiểm cho tàu cá ngay tại các cảng. Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo các công ty, xí nghiệp chế biến gắn với người đánh bắt để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Tại Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang, chính quyền vận động ngư dân hợp tác với nhau thông qua các tổ nhóm khai thác, cung cấp nhiên liệu và đưa sản phẩm vào bờ để giảm chi phí sản xuất, tăng thời gian bám biển. Nhờ cách làm này, hơn 80% chủ phương tiện ở tỉnh Bạc Liêu vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động.

    Ông Dương Văn Chiến ở khu vực 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải có 2 chiếc tàu với 40 ngư phủ đang hoạt động trên ngư trường biển Đông nhớ lại: ?oKhi chính quyền bàn biện pháp các tàu đánh cá đoàn kết, giúp nhau vượt khó, chúng tôi cũng không nghĩ sẽ mang lại hiệu quả. Nhưng rồi tàu vào chở cá giúp tàu chưa vào, tàu ra chở nước đá, xăng dầu, lương thực giúp tàu còn đang đánh bắt. Cứ thế, chúng tôi kéo dài thời gian hoạt động trên biển và mỗi chuyến vào bờ tính ra đã có lãi hơn trước.

    Còn tại tỉnh Bến Tre, kinh nghiệm nhật ký ngư trường của ngư dân được nhân rộng để các tàu khai thác giảm chi phí, tăng thời gian sản xuất. Bên cạnh đó, các địa phương còn hướng dẫn ngư dân cải hoán ngư cụ, nâng cao hiệu quả sản xuất.

    VÀ HỌ LẠI RA KHƠI

    Cuối năm nhìn lại con số gần 740 ngàn tấn thủy sản các loại khai thác được trong năm, gần ngang bằng cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự nỗ lực vượt bậc của ngành thủy sản vùng ven biển ĐBSCL. Điều đáng mừng hơn là các chủ tàu đều xác định và chấp nhận sự biến động của thị trường xăng dầu và hải sản, từ đó, năng động, tính toán khéo léo để đạt được hiệu quả. Rõ ràng ý chí vượt khó của những người làm nghề khai thác biển khu vực này không hề kém cỏi.

    Xác định việc khai thác hải sản phải có sự tăng trưởng đồng bộ về số tàu thuyền, sản lượng và hiệu quả kinh tế, năm qua, ngư dân ĐBSCL đã thận trọng trong việc đầu tư đóng mới tàu thuyền. Những năm trước, tại tỉnh Kiên Giang mỗi năm có thêm hơn 150 chiếc tàu khai thác hải sản thì năm nay, số tàu đóng mới giảm xuống hơn phân nửa. Các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu việc đóng mới tàu càng dè dặt hơn. Theo ông Huỳnh Văn Gành, Giám đốc Sở Thủy sản Kiên Giang: ?oTrong tình hình nguồn lợi thủy sản suy giảm như hiện nay, các địa phương nên hạn chế việc đóng mới tàu cá, từng bước quy hoạch việc phát triển tàu theo hướng ưu tiên khai thác xa bờ và hướng dẫn cho ngư dân cách khai thác hợp lý, vừa giảm chi phí đầu tư vừa gắn với bảo vệ nguồn lợi.?

    Bây giờ ở ngư trường biển Đông đang vào thời vụ khai thác cá bò. Còn ở ngư trường biển Tây mùa khai thác cá khoai đã bắt đầu. Tuy mới ra quân được hai chuyến, nhưng bà con ngư phủ đều trúng mùa. Chính vì vậy, niềm vui, niềm hy vọng đang tràn đầy trong từng chuyến ra khơi. Ông Tô Duy Đại ở phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá có 3 chiếc tàu đánh bắt xa bờ với 50 ngư phủ hoan hỉ nói: ?oCả năm nay, nhờ mình và ngư phủ cùng cố gắng nên sản lượng vẫn giữ được. Hy vọng năm 2007, giá hải sản cũng lên theo để đời sống ngư phủ khá hơn?. Còn ông Phạm Văn Đấu ở xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau - chủ 5 tàu đánh cá, tổng công suất hơn 500 mã lực thì tâm sự: ?oTrong khó khăn mình đã không bỏ biển. Bây giờ nước ta gia nhập Tổ thức Thương mại thế giới, mở ra nhiều cơ hội làm ăn, lẽ nào ngư dân lại thua cuộc?. Trước thềm năm mới ?" năm đầu tiên đất nước trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, ngư dân vùng đất Chín Rồng đều có cùng chung quyết tâm như thế!


  7. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Trời hôm nay mưa, có việc phải chạy ra đường, tới ngã tư gặp đèn đỏ, thế mà mọi người vẫn đứng lại chấp hành luật lệ giao thông nghiêm chỉnh. Ôi yêu dân quê tôi quá
  8. Wogkaka

    Wogkaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Nhớ hôm uống Bia cùng cậu ở ngã 4 đèn đỏ Ngô Quyền cũng thấy điều đó . Vào Bến Tre công tác mấy năm roài . Nhưng giờ mới vào Box Miền Tây. lần sau vào Bến Tre lại ới đi uống Bia nhé Trụng
  9. thtr321

    thtr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    0
    Ai đây ??
  10. Wogkaka

    Wogkaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Còn ai vào đây nữa Uống Rượu ở Cua Đồng, Ở quán rượu Phú Lễ, ăn Trứng Vịt Lộn uống bia ở ngã tư Ngô quyền . Ngoài Wildman ra thì có còn ai đây nhỉ

Chia sẻ trang này