1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh gai cột sống và bí quyết chữa và điều trị tận gốc, khỏi lâu dài

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi huecic123, 18/05/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huecic123

    huecic123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2017
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Gai cột sống là căn bệnh dễ gặp phải ở những đối tượng độ tuổi trung niên, nam giới, người già, béo phì, hay ngồi nhiều. Gai cột sống khác hoàn toàn với gai đôi cột sống nên nếu chúng ta không hiểu rõ về căn bệnh thì có thể sẽ gặp sai lầm trong hướng điều trị. Cùng tìm hiểu về bệnh gai cột sống là gì để nắm được cách chữa trị đúng đắn.

    Bệnh gai cột sống là gì?
    Gai cột sống là căn bệnh có đặc trưng là sự xuất hiện của các phần xương mọc ra phía ngoài và hai bên cột sống tại vị trí các thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh các khớp. Bệnh gai cột sống còn có tên khoa học là Spondylosis, là một căn bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống. Các phần xương này còn được gọi là gai xương. Gai xương được hình thành do sự thoái hóa các khớp và sự tổn thương bề mặt của khớp, gây cản trở cử động của xương. Gai xương thường xuất hiện tại đốt sống cổ và thắt lưng do khớp tại hai bộ phận này thường thoái hóa nhanh vì phải hoạt động nhiều.

    [​IMG]

    Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

    Bệnh gai cột sống bắt nguồn từ sự tổn thương của phần sụn nằm giữa hai đốt sống. Khi phần sụn này bị hư hại, mòn và bong tróc, xương ở dưới sụn sẽ bị lộ ra dẫn đến sự viêm nhiễm các khớp. Các đĩa đệm giữa các đốt sống cũng vì thế mà bị hư hại. Do đó, cột sống đã tự ổn định bằng cách mọc ra các gai xương ra xung quanh. Đồng thời, thân đốt xương sống cũng mọc ra những nhánh tương tự.

    Ngoài nguyên nhân chính trên thì có thể kể đến một số những nguyên nhân gai cột sống khác như:

    + Gai cột sống do viêm cục bộ

    + Gai cột sống do sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống

    + Gai cột sống do sự tự tu bổ của xương sau chấn thương

    + Gai cột sống do di truyền

    [​IMG]



    Các triệu chứng thường gặp của gai cột sống

    Nhiều người vẫn tưởng tượng rằng, gai cột sống có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác… Thực ra, gai chỉ có chiều dài vài milimet. Những người bị gai cột sống tùy vào vị trí gai mọc mà có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể đến một số dấu hiệu gai cột sống thường gặp nhất như sau:

    + Cơn đau bắt đầu xuất hiện đầu tiên tại vị trí vùng cột sống cổ, cột sống lưng và cảm giác đau tăng dần khi bệnh nhân giữ lâu một tư thế như đứng, ngồi, di chuyển.

    + Các cơn đau do gai cột sống gây ra tăng nhiều hơn khi người bệnh đi lại và vận động nhiều. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ dẫn tới giới hạn việc cử động các khu vực này.

    + Mất cảm giác ở phần cột sống hoặc những vùng xung quanh.

    + Khi bệnh nhân bị gai cột sống nặng, gai mọc ra nhiều, có những gai chạm vào thần kinh thì sẽ xuất hiện dấu hiệu thần kinh, gây đau tê, nhức mỏi. Một số trường hợp nặng hơn còn sẽ bị đau tê ở cổ lan qua hai tay, đau ở lưng hoặc dọc xuống hai bàn chân.

    + Có thể có cảm giác mất cân bằng và mất kiểm soát đường tiểu tiện và đại tiện trong trường hợp nguy cấp.

    [​IMG]

    Điều trị gai cột sống như thế nào?

    Tùy vào tình trạng nặng hoặc nhẹ của bệnh gai cột sống mà các bác sĩ sẽ có những cách điều trị phù hợp. Nếu bệnh là nhẹ, không gây đau thì chỉ cần dùng thuốc kháng viêm thông thường. Lúc này, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp, tránh tình trạng để gai xương va chạm vào những vùng xung quanh là điều cần thiết. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, cách điều trị tích cực nhất là dùng thuốc kết hợp với các phương pháp châm cứu, vật lí trị liệu cùng các bài tập thể chất. Cụ thể như sau:

    1. Hỗ trợ điều trị gai cột sống bằng thuốc
    Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rung giật nhằm giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh. Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ mới đưa ra phương án tiêm thuốc steroid tại chỗ. Tuy nhiên, nên hạn chế tiêm thuốc chống đau và chống viêm do tác dụng phụ mà chúng có thể gây ra khá nhiều. Steroid nếu dùng lâu dài có thể dẫn đến mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể. Hiện nay, các loại thuốc Đông y hầu hết cũng đều chứa steroid chứ không riêng thuốc Tây y.

    1. Hỗ trợ chữa trị gai cột sống bằng châm cứu
    Châm cứu thường được sử dụng cho bệnh nhân bị gai xương khớp thể nhẹ. Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng nó không làm giảm được tình trạng sưng viêm cũng như không thể ngăn được tình trạng gai chèn ép lên các dây thần kinh não tủy. Vì vậy, chỉ nên áp dụng châm cứu để giảm đau, hỗ trợ cho việc điều trị.

    1. Sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu
    Sử dụng vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, điện xung, sóng ngắn, tập phục hồi chức năng là các biện pháp điều trị hiệu quả mà không gây hại. Đây là phương pháp được nhiều người sử dụng. Phẫu thuật chỉ được sử dụng khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc chèn ép hệ thần kinh. Tuy nhiên, ngay cả khi phẫu thuật xong thì gai xương vẫn có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ vì thực tế quá trình hình thành gai xương là một phản ứng tự nhiên tất yếu của cơ thể trước tính trạng viêm của khớp xương.

    4. Phẫu thuật cắt gai cột sống

    • Gai cột sống ngày nay có thể được cắt bỏ ngay bằng phương pháp vi phẫu thuật vô cùng hiện đại và chính xác.Tuy nhiên điểm rủi ro sau khi cắt là việc gai cột sống có thể tự mọc trở lại.
    • Phẫu thuật cắt gai cột sống đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên được coi là giải pháp cuối cùng, chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào trong hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn tiêu hóa, đau lây lan tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật.
    5. Các phương pháp hỗ trợ điều trị khác

    Dù là sử dụng phương pháp điều trị nào thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến những bài tập và phương pháp bổ trợ. Điều này không chỉ giúp cho việc điều trị được nhanh chóng mà còn giúp phòng bệnh, ngăn bệnh tái phát và tăng cường sức khỏe cột sống. Một số phương pháp có thể kể đến như sau:

    + Rèn luyện tư thế sinh hoạt thích hợp: Để có cột sống thẳng, hỗ trợ điều trị gai cột sống hiệu quả thì bệnh nhân cần chú ý đến tư thế sinh hoạt của mình. Hàng ngày nên dành một chút thời gian khoảng 30 phút để rèn luyện, điều chỉnh tư thế đứng sao cho tai, vai, hông, đầu gối và mắt cá chân nằm trên cùng một đường thẳng.

    + Duy trì các bài tập hỗ trợ điều trị hàng ngày: 2 bài tập được sử dụng nhiều nhất là co duỗi và tập erobic. Nên thực hiện các động tác duỗi hoặc co hàng ngày để các khớp được linh hoạt, tăng sự mềm mại và dẻo dai. Đi bộ, tập yoga, đạp xe là những bài tập vận động thể chất được rất nhiều bệnh nhân gai cột sống cũng như bác sỹ khuyên nên thực hiện hàng ngày.

    + Duy trì cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì sẽ gây áp lực tới cột sống. Do vậy, nếu bạn đang bị thừa cân, hãy nói chuyện với bác sỹ trực tiếp điều trị để được tư vấn chương trình giảm cân an toàn nhất, góp phần hỗ trợ việc điều trị bệnh gai cột sống.

    [​IMG]

    Lưu ý trong quá trình chữa bệnh gai cột sống

    Không phải bệnh nhân nào khi áp dụng các phương pháp điều trị cũng cho kết quả giống nhau. Do đó, nên thăm khám bệnh gai xương khớp định kì theo lời khuyên của bác sĩ để tình trạng bệnh được theo dõi một cách sát sao. Trong quá trình điều trị bệnh, luôn luôn phải duy trì một giấc ngủ tốt, một lối sống khoa học, lành mạnh để cơ thể được thư giãn, các cơ bắp và cột sống cũng vì vậy mà khỏe mạnh, nhờ đó việc hỗ trợ điều trị gai cột sống được hiệu quả.

    Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Chia sẻ trang này