1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh lao và các bệnh có liên quan đến phổi , ho ....

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi StoneBTX, 08/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. be-tin-hin

    be-tin-hin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Tiền đình là một cơ quan nằm trong tai, phụ trách điều khiển thăng bằng. Người bị tiền đình thường hay chóng mặt, "lâng lâng", bồng bềnh,... có thể cả nhức đầu nữa. Cái này bọn "tai mũi họng" là chuyên nghiệp. Nên đi khám bác sỹ.
    Còn về ho thì có đến n nguyên nhân. Phải đi khám thôi.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Thưa các vị bác sĩ TTVN, theo thông tin trên thì tiền đình tức là Vertigo theo tiếng Anh thông thường . Bệnh này hình như không chữa được, chỉ có uống Meclizine cho triệu chứng giảm bớt mà thôi . Tôi có biết nhiều người Việt ở Mỹ cứ đòi được chữa dứt bệnh, họ không chịu chấp nhận việc có những bệnh không thể chữa được = Tây Y. (Không biết châm cứu có khỏi không nhỉ?)

  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Hi Milou,
    Vertigo là từ chỉ triệu chứng chóng mặt. Chóng mặt có nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân chữa được (ví dụ: thiếu máu), một số không chữa được, trong đó một nguyên nhân là do bệnh lý của tiền đình (Vestibular Labyrinth). Như vậy, một người nếu đã được chẩn đoán là bệnh tiền đình thì có nghĩa là nguyên nhân chóng mặt của họ đã được xác định là do tai, cụ thể là ở tiền đình, một thành phần của tai. Không nên đồng nhất giữa vertigo và tiền đình.
    Thân ái.
  4. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Vâng ạ, sao khi tất cả các bệnh khác đã được ruled out. => không chữa được.

  5. TanNg

    TanNg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    1.444
    Đã được thích:
    0
    Toi muốn hỏi: Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ là như thế nào? Những nguyên nhân có thể gây ra VPQ và có cách nào để hạnchế bệnh tái đi tái lại?
    Môi trường và thời tiết ( ẩm thấp, nắng mới...) có ảnh hưởng nhiều đến hệ hô hấp của trẻ không?
    Cảm ơn.
    TanNg
  6. kibobo

    kibobo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi bệnh lao hạch là bệnh gì?
    Cách điều trị thế nào?
    Khả năng lây và cách phòng chống thế nào?
    Xin cám ơn trước!
    "...Close enough for me to feel your heart beating fast."
    Được kibobo sửa chữa / chuyển vào 15:58 ngày 07/05/2003
  7. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    Lao hạch (LH) là viêm hạch bạch huyết kéo dài do vi khuẩn lao gây ra. Bệnh khá phổ biến, chiếm khoảng 50% trên tổng số bệnh nhân lao ngoài phổi. Do sự bùng nổ của dịch nhiễm HIV/AIDS, ngày nay LH có chiều hướng gia tăng và là thể lao ngoài phổi thường thấy nhất ở bệnh nhân AIDS.
    Hạch trong LH có tính chất nhẵn, chắc, rời rạc, di động và không đau. Ðôi khi hạch lao có thể sưng to và đau là do có bội nhiễm vi trùng thứ phát. Ða số LH ngoại vi xuất hiện ở nhóm hạch vùng cổ, những nơi khác như hạch trên đòn, hạch dưới hàm, hạch sau chẩm, hạch nách, hạch bẹn ít gặp. Trên lâm sàng, chỉ khoảng 20% bệnh nhân LH có triệu chứng đi kèm như sốt, biếng ăn, sút cân, mệt mỏi& ở trẻ em, 80% trường hợp có lao phổi kết hợp trong khi ở người lớn chỉ có 30% trường hợp có hình ảnh tổn thương trên phim X-quang nhưng phần lớn là lao cũ đã ổn định. LH dễ xuất hiện ở trẻ em chưa chích ngừa BCG, người suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng.
    Ðể chẩn đoán LH người ta dựa vào tính chất hạch, triệu chứng lâm sàng, tiền sử đã bị lao hay đang bị lao ở một cơ quan khác, xét nghiệm có phản ứng tuberculin dương tính mạnh và nhất là kết quả sinh thiết hạch có ý nghĩa quyết định. Về cơ bản, điều trị LH cũng giống như điều trị lao nói chung. Bệnh nhân cần dùng thuốc đúng, đủ, đều trong thời gian trung bình là 8 tháng. Vì thuốc chống lao đủ hiệu quả để làm tan hạch nên phẫu thuật là không cần thiết. Mặc dù đang được điều trị đúng vẫn có khoảng 25% trường hợp hạch tiếp tục lớn thêm và hạch mới vẫn có thể xuất hiện, một số ít trường hợp hạch áp xe hóa và có thể rò mủ. Hiện tượng này có lẽ do phản ứng quá mẫn đối với tuberculin được vi khuẩn lao đã chết phóng thích ra. Gặp các biểu hiện như vậy không cần thay đổi điều trị, hạch sẽ nhỏ dần đi nếu tiếp tục dùng thuốc.
    Phòng bệnh bằng cách: Tiêm phòng vacxin BCG cho trẻ sơ sinh. Tránh tiếp xúc nguồn lây nhất là trẻ em và người có sức khỏe suy yếu. ¡n uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh làm việc quá độ, luyện tập giữ gìn sức khỏe. Phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng đủ đều.
  8. kibobo

    kibobo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi về quá trình điều trị lao?
    Tập thể dục nặng trước khi tiêm có sao không?
    Lao hạch có khả năng lây không? Cách phòng chống lây cho những người xung quanh thế nào?
    "...Close enough for me to feel your heart beating fast."
    Được kibobo sửa chữa / chuyển vào 15:44 ngày 27/05/2003
  9. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Chào kibobo,
    1. Điều trị Lao theo cổ điển là 9 tháng (3 tháng tấn công và 6 tháng duy trì), một số công thức mới phối hợp chỉ có 6 tháng. Lao nằm trong chương trình Quốc gia nên được phát thuốc điều trị miễn phí và theo mô hình "quan sát trực tiếp" nghĩa là người bệnh phải tới trạm chống Lao để uống và chích thuốc trước mặt nhân viên Y tế (nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc do tự ý bỏ điều trị).
    2. Lao là một quá trình mãn tính nên làm hao hụt năng lượng của cơ thể một cách đáng kể nên không có khuyến cáo tập thể dục nặng trong quá trình điều trị.
    3. Lao hạch thường ít lây hơn lao phổi.
    4. Thật ra, bệnh nhân Lao chỉ có thể lây cho cộng đồng khi chưa được điều trị, còn nếu đã được điều trị thì chỉ khoảng 1 tháng đã giảm đáng kể nguy cơ lây bệnh. Thưòng trẻ em dễ bị lây bệnh hơn người lớn, vì, hấu hết người lớn đều đã tiếp xúc và có vi khuẩn Lao tiềm ẩn trong người nhưng không thể bộc phát nhờ sự hoạt động của hệ thống bảo vệ (do đó, khi làm việc lao lực, hoặc một bệnh khác xuất hiện làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu --> bùng nổ Lao).
    Mong bạn thoả mãn và xin lỗi vì đã trả lời bạn chậm.
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  10. Amaryllis

    Amaryllis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2003
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này