1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

bỆNH THẤP KHỚP LA??M THẾ NA??O BI H

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Long_Tri, 06/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhnguyengiatrang

    binhnguyengiatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    746
    Đã được thích:
    0
    Các bệnh xương khớp nói chung và thấp khớp nói riêng được y học cổ truyền xếp vào chứng tý. Tùy theo các tác nhân gây bệnh mà thầy thuốc chẩn đoán và xác định là phong, thấp, hàn, nhiệt? Vấn đề chỉ định điều trị cũng phải dựa vào các chẩn đoán trên để sử dụng các bài thuốc, thang thuốc cho phù hợp với bệnh.
    Sử dụng thuốc thang: do thầy thuốc dựa vào thăm khám và hỏi bệnh. Thầy thuốc xác định chẩn đoán chứng tý với các cặp phong, thấp, hàn, nhiệt. Ví dụ phong hàn thấp tý, phong nhiệt thấp tý? sau đó lập luận cấu tạo nên đơn thuốc gồm nhiều vị thuốc (thường gọi là biện chứng luận trị). Các thang thuốc được sắc lên uống hàng ngày. Đây là phương pháp chẩn đoán và điều trị có cơ sở lý luận và kinh nghiệm, đòi hỏi thầy thuốc phải được đào tạo đầy đủ và có trình độ nhất định mới mang lại kết quả tốt.
    Sử dụng các bài thuốc cổ phương: gôm nhiều vị thuốc, có sẵn trong sách thuốc cổ (cổ phương), khi sử dụng thì giữ nguyên hoặc có gia giảm. Ví dụ: bài Độc hoạt tang ký sinh (Bị cấp thiên kim yếu lược) dùng cho bệnh viêm khớp dạng thấp đã lâu ( phong hàn thấp tý..), bài Bạch hỗ quế chi thang (Kim quý yếu lược) dùng trong các viêm khớp đang tiến triển (phong thấp nhiệt tý)? Trong thực tế các bài thuốc theo phương pháp này nên được kết hợp với y học hiện đại để điều trị các bệnh thấp khớp mãn tính. Nếu sử dụng một mình thường tác dụng kém và chậm.
    Các bài thuốc gia truyền: cũng gồm một số thuốc và vị thuốc, thường được các lương y dựa vào lý luận và kinh nghiệm xây dựng và truyền lại cho các thế hệ sau. Những bài thuốc này có công thức cố định và được giữ bí mật (bí truyền), sử dụng dưới dạng thuốc thang, hoặc viên tể, hoàn, bột, rượu uống, xoa ngoài, cao dán? được chỉ định cho từng loại bệnh. Ví dụ thuốc thấp khớp Bà lang Giăng (thuốc viên Hy đan do XNDP Thanh Hoa sản xuất theo công thức này), bài thuốc chữa thấp khớp của lương y Tống Trần Luân (Viện YHCT trung ương sử dụng công thức này với tên thuốc Thấp khớp 1), thuốc xoa ngoài dưới dạng cồn (cồn xoa bóp của XNDPTƯ)? Trên thực tế, những bài thuốc này đã được các cơ sở y và dược trong nước thử nghiệm đánh giá có tác dụng điều trị các chứng viêm khớp cấp và mạn tính ở mức độ nhẹ và trung bình. Còn phần lớn các thuốc gọi là ?ogia truyền? dưới các dạng viên tể, bột, hoàn, rượu? chữa thấp khớp (kể cả các thuốc nhập ngoại) được bán trên thị trường không có phép lưu hành, chưa được kiểm nghiệm, đánh giá và cho phép của các cơ quan y tế đều là những thuốc mang hình thức cổ truyền nhưng bên trong chứa thuốc corticoid trộn vào mà trộn không theo một liều lượng chính xác. Do đó khi dùng thì giảm sưng đau rất nhanh chóng nhưng rất nguy hiểm vì các biến chứng của thuốc corticoid gây nên (loét dạ dày, phù, tăng huyết áp, loãng xương, gãy xương?) Nếu dùng lâu sinh quen thuốc không thể ngừng được.
    Thuốc nam (lá, rễ, hoa, cây cỏ?), có sẵn trong vườn hoặc được bán ở các cửa hàng bán cây lá ở các chợ?thừơng được dùng độc vị (một loại) như lá lốt chữa đau xương khớp, cây xấu hổ (trinh nữ) chứa viêm khớp, ngải cứu nóng chườm chỗ đau. Nói chung dạng thuốc này chỉ nên dùng trong vài ngày, nếu không bớt nên đi khám bệnh để xác định chẩn đoán điều trị sớm và đúng. Để tránh các biến chứng do thuốc nam gây nên, nhất là dị ứng thuốc (ngứa, mẩn, đỏ da, phù?) tuyệt đối không dùng những thứ không biết rõ nguồn gốc và tác dụng.
    Các loại cao động vật: cao hổ cốt, cao trăn, rắn, gấu, khỉ, ngựa? Khi dùng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sử dụng trong dân gian có tác dụng bồi bổ xương, gân, cơ, khớp, bộ máy vận động nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nứơc ta chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành để xác định tác dụng thực tế của các loại cao này trong điều trị và phòng bệnh.
    Châm cứu: Châm cứu đã được chứng minh có tác dụng giảm đau, giảm cơ được dùng trong điều trị các chứng đau: đau thắt lưng, đau cổ gáy, đau vẹo cổ, đau vai, đau thần kinh tọa?Tuy nhiên cần phải tìm nguyên nhân gây đau để điều trị tận gốc thì mới có kết quả lâu dài (đau do viêm, đau do khối u, đau do chèn ép?); thủy châm được dùng theo huyệt vị với một số thuốc để điều trị một số bệnh có tác dụng tốt. Tuy nhiên chỉ được dùng một số thuốc đã được quy định để thủy châm (vitamin nhóm B, thuốc gây tê tại chỗ?). Không dùng các thuốc không quy định để tiêm vào huyệt (kháng sinh, corticoid, chống viêm?) có thể gây đau, hoại tử, nhiễm khuẩn.
    Xoa bóp, bấm huyệt: là phương pháp điều trị không đúng thuốc, có tác dụng điều hòa vận mạch, lưu thông máu, chống co cứng cơ, tăng biên độ hoạt động của các khớp. Đặc biệt phương pháp tác động cột sống có tác dụng tốt trong chứng đau thắt lưng, đau thần kinh tọa, phục hồi chức năng vận động. Điều quan trọng trước khi tiến hành các phương pháp điều trị này là cần thăm khám định kỳ để loại trừ các nguyên nhân thực thể (viêm, khối u, dị ứng?). Nếu là do nguyên nhân thực thể phải điều trị bằng các phương pháp khác.
    Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, ở HÀ NỘI thì bạn có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại 0983016907.CHúng tôi sẽ giúp các bạn và người thân nhiệt tình
    Được binhnguyengiatrang sửa chữa / chuyển vào 08:23 ngày 19/01/2007
  2. tuancuong1507

    tuancuong1507 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Bệnh này tốt nhất là bạn nên đến các bệnh viện y học cổ truyền để người ta châm cứu sẽ hiệu quả hơn là uống thuốc tây. Nhà mình có nhiều người điều trị như thế và lành bênh tất!

Chia sẻ trang này