1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh tiểu đường

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Beatle_HN, 07/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Xin các bạn hãy đọc kỹ hai bài viết sau, nếu bạn nào có hiểu biết thì làm ơn hãy giải thích cho mình.
    Bài 1:
    Thứ sáu, 22/2/2002, 08:48 (GMT+7)
    Caffeine làm tăng nguy cơ tiểu đường

    Uống nhiều cà phê coi chừng bị bệnh tiểu đường.
    Theo một nghiên cứu của Đại học Y Nijmegen (Hà Lan), chất caffeine trong cà phê có thể giảm độ nhạy của insulin trong cơ thể người khỏe mạnh, nghĩa là làm mất khả năng xử lý đường trong máu một cách hiệu quả. Đây là một yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh tiểu đường.
    Trong nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã đưa một lượng nhỏ caffeine vào tĩnh mạch của những người tham gia thử nghiệm và nhận thấy độ nhạy của insulin trong cơ thể họ giảm 15%. Ngoài ra, lượng axit béo tự do trong máu của nhóm này cũng cao hơn bình thường.
    Thanh Niên (theo Reuters)
    Bài 2 :
    Nghiên cứu mới của Hà Lan cho thấy, dùng 7 cốc cà phê mỗi ngày có thể giảm được 50% nguy cơ bị tiểu đường type 2 (dạng khởi phát ở người lớn). Đó là do cà phê giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn.
    Ông Rob van Dam - Khoa dinh dưỡng và sức khỏe, Đại học Vrije ở Amsterdam - và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy, càng uống nhiều cà phê thì nguy cơ tiểu đường càng giảm mạnh. Tất cả các loại (dù là cà phê lọc, cà phê hơi hay cà phê sữa) đều chứa nhiều khoáng chất như magiê, kali và các vi chất khác có lợi cho sức khỏe. Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra lợi ích của cà phê đối với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, còn chưa rõ thành phần nào của cà phê mang lại lợi ích nói trên và cơ chế của hiện tượng này là gì.
    Các tác giả kết luận: Đối với phần lớn mọi người, uống cà phê ở mức vừa phải không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là nên uống nhiều cà phê. Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy, uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng hàm lượng cholesterol máu và tăng nguy cơ loãng xương ở một số người.
    Đây là những thông tin tôi vừa tìm được trên các trang :
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/11/3B9C2335/
    và : http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/02/3B9B95B7/

  2. 2mxnn

    2mxnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!!!!!!
    em đang tìm hiểu về bệnh tiểu đường nhưng mà có một số cái em chưa hiểu và nó cứ lung tung trong đầu em. em nhờ các bác chuyên gia chỉ giùm em với.
    Khi xét nghiệm máu người ta thường quan tâm tới các chỉ số như lượng Lipid, lượng đường, tổng Cholesterol, HDL cholesterol và Triglcerides. Nhưng em không hiểu những chỉ số trên nói lên cái gì và tại sao phải quan tâm tới chúng?
    Cholesterol và HDL Cholesterol khác nhau ở chỗ nào? ngày trước em cứ nghĩ là Lipid chính là Cholesterol, có phải không các bác?
    Em là kẻ ngoại đạo muốn tìm hiểu về bệnh này mong các tiền bối giúp em để cho cái đầu óc mu muội của em sáng ra chút ít. cảm ơn các bác nhiều ...nhiều.....!
    (Mong nhận được tin hồi âm càng sớm càng tốt........ híc híc vì em đang cần mà)
  3. 2mxnn

    2mxnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Em đã đọc các trang diễn đàn nói về bệnh tiểu đương này và biết rằng các bác Gerbich, ndungtuan và Milou... rất giỏi về vấn đề này.
    Mong các bác bỏ chút thời gian chỉ giáo cho em, tại vì em thấy lâu lâu nay các bác không có ghé qua diễn đàn này thì phải.
    Bớ anh em làng nước, có thấy các bác Gerbich, ndungtuan và Milou ở đâu xin nhắn với các bác lên mạng và vào diễn đàn của TTVNOL gấp, có người đang mong các bác...
  4. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Sau hơn hai tuần nhập viện, đường huyết của tôi đã thấp hơn trước, thường là 5.8 đến 6.4 mmol/l, huyết áp của tôi thường là 100/60. bác sĩ đã tiêm insulin cho tôi hai mũi vào buổi sáng và chiều tối loại insulin mixtard 300đv.
    Sáng 14đv lúc 6.30 am
    Chiều tối vào lúc 5.30pm
    Ngoài ra tôi còn được chỉ định uống thêm hai viên glucobay trong hai bữa trưa và chiều, hai viên augumentine ( tôi không nhớ chính xác chính tả của loại thuốc này ), hai viên vitamin gồm b1,b6,b12, và một loại thuốc kháng sinh khác nữa do tôi bị viêm họng.
    Sau khi ra viện bác sĩ bảo tôi chỉ cần tiêm insulin hai mũi một ngày: sáng 14dv, chiều 10 dv bằng bút tiêm là đủ nhưng tôi vẫn tự ý sủ dụng thêm cả glucobay và vitamin. Như vậy có ảnh hưởng gì không ?
    Tôi đang tìm đến một thầy thuốc đông y với hy vọng rằng họ có thể chữa khỏi cho tôi căn bệnh này, tôi biết theo tây y và các nghiên cứu gần đây nói rằng đây là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng em gái họ của tôi ( em con chú ruột ) cũng bị bệnh máu loãng ( thiếu trầm trọng hồng, cầu tiểu và bạch cầu ) sau một thời gian dùng thuốc đông y thì bệnh đã tiến triển khá tốt, các bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai sau khi chuẩn đoán đã kết luận rằng em tôi đã hồi phục được khoảng 90% sức khoẻ. Đây là hy vọng của tôi, tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có thể điều trị theo cả đông y và tây y được không ? hoặc là tôi có thể bỏ tây y và điều trị theo đông y được không ? xin tư vấn giùm tôi, tôi rất cảm ơn.

  5. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn !!!
    Tôi thật sự cảm ơn những ý kiến những chỉ bảo của các bạn nhờ vào đó tôi đã từng bước vượt qua cảm giác chối bỏ bệnh tật và dũng cảm ơn khi đối diện với nó. Bản thân tôi tự ý thức được rằng: càng hiểu biết càng ít sợ. Vì thế tôi càng muốn tìm hiểu về nó kỹ hơn, tôi cũng đang cố gắng để sau này có thể là bác sĩ của chính mình. Các bạn hãy giúp tôi nhé, tôi rất cần các bạn !
  6. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đây là kết quả những lần xét nghiệm nước tiểu của tôi:
    Ngày 16/4/2006:
    GLU: 500mg/dl
    BIL: AT
    KET: AT
    SG: 1.010
    BLO: AT
    PH: 6.5
    PRO: AT
    URO: 0.2 EU/ dl
    NIT: AT
    LEU: AT
    Ngày 20/7/2006 ( sau khi uống một chai nước ngọt cách đó khoảng 45 phút) :
    SG: 1.010
    LEU: AT (/U/)
    NIT: AT
    PH: 5.0
    ERY: AT(/U/)
    PRO: AT(g/l)
    GLU: 56mmol/l
    ASC: AT(mmol/l)
    KET: AT(mmol/l)
    UBG: AT(umol/l)
    BIL: AT(umol/l)
    Ngày 25/7/2006:
    GLU: 500( mg/dl)
    BIL: AT
    KET: AT
    SG : <=1.005
    BLO: AT
    PH: 5.0
    PRO: AT
    URO: 0.2 EU/dl
    NIT: AT
    LEU: AT
    Tôi muốn hỏi các kết quả xét nghiệm đó nói lên điều gì ? Tôi có thể tính được lượng đường trong nước tiểu ( bằng gam ) được không ? cách tính là như thế nào? và kết quả của tôi so với tiêu chuẩn của người bình thường có quá cao không ? và có nguy hiểm không ?
  7. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Mức dường huyết của tôi và các buổi sáng thường dưới 7.0 mmol/l. Mặc dù tôi khống chế được lượng thức ăn ( ăn như trong tiêu chuẩn của bệnh viên ) nhưng đường huyết của tôi vào các buổi trưa ( trước khi ăn và sau khi ăn khoảng 2 tiếng ) thường trên mức 11.1 mmol/l vượt qúa mức cho phép.
    Tôi được bác sĩ chỉ định tiêm 2 mũi insulin 1 ngày : sáng 14dv, chiều tối 10 dv,Vậy tôi có nên tiêm thêm một mũi nữa vào các buổi trưa trước khi ăn không ? nếu có thì tiêm với liều lượng là bao nhiêu ?
    Tôi đọc báo thấy bảo rằng ở độ tuổi của tôi ( 23 tuổi) mức đường huyết thường rất cao và không ổn định như những người tuýp 2 , có lúc khi căng thẳng mức đường huyết của tôi có thể lên tới 20.0 mmol/l những lúc như vậy tôi nên làm gì ? mong có được sự chỉ bảo của các bạn. Tôi xin cảm ơn.
  8. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Có những lúc tôi rất thèm ăn đồ ngọt. Tôi sử dụng đường proco sacharine dạng viên để uống với nước chanh. một tuýp đường có 12000 viên nhỏ tương đương với 5.28 kg đường tinh luyện, nên sử dụng với số lượng là bao nhiêu viên mỗi lần và bao nhiêu viên mỗ ngày ? xin chỉ giúp !
  9. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Tôi đọc đi đọc lại bài viết of bạn , nếu tôi hiểu đúng thì bệnh tiểu đường of bạn mới được chuẩn đoán trong mấy tuần nay thôi phảI không ?
    Nói cho đúng thì chứng bệnh nào cũng là vấn đề đáng lo ngại , tuy nhiên nếu BN hiểu rỏ căn bệnh , chữa trị , kiên cử đúng thì cơn bệnh không khó khống chế như tiểu đường chẳng hạn .
    Bệnh tiểu đường tuy chưa có cách trị dứt nhưng control lượng đường trong máu để bệnh không phát triển nhanh thì không khó khi người bệnh hiểu rỏ về chứng bệnh of mình có .
    Trước nhất bạn nên tìm sách đọc để hiểu cách diễn biến of căn bệnh , ngoài dùng thuốc đúng liều , đúng lúc , còn phải hiểu rỏ những biến hoá of nó , cách ăn uống và hoạt động hàng ngày như thế nào để có cuộc sống bình thường như mọi người .
    Trước đây Tiểu đường là tuyệt chứng , nhưng với Y khoa ngày nay thì người tiểu đường cũng có cuộc sống bình thường , tuổi thọ vẫn qua được 60-70 .

  10. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Mỗi ngày có rất nhiều nghiêm cứu đăng tải về y khoa và sức khoẻ .... đây chỉ là những nghiêm cứu ngắn hạn và trong phạm vi hạn hẹp .... không sai nhưng cũng chưa hẳn là đúng hoàn toàn . Đọc để hiểu thêm thì tốt , nhưng việc vì cũng vậy vừa đủ là hay nhất ... ăn uống 1 chất nào đó quá nhiều hay quá ít đều không tốt cho sức khoẻ .
    Lúc sau này có nhiều nhóm y khoa nghiêm cứu về " đậu phụ "tốt cho sức khoẻ , chống ung thư , vì họ căn cứ vào % người Nhật ăn đậu phụ mỗi ngày bị ung thư thấp hơn so với dân tộc khác ... tuy nhiên , gần đây cũng có nhiều tờ báo Y khoa uy tín đã có những data phản ngược lại ... chứng minh là " đậu phụ " dễ gâY ra ung thư nhất là cho phụ nữ .

Chia sẻ trang này