1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh tiểu đường

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Beatle_HN, 07/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    46 kg / 1.57m thì coi như là gầy lắm rồi ... với kích thước này thì tôi đoán bạn là " female " hơn là " male " đấy .
    Tại hoa kỳ họ không dùng đơn vị như VN , tôi tạm đổi các kết quả of bạn sang đơn vị dùng tại Mỹ để tôi dể đọc kết quả hơn .
    Bây giờ không cần uống glucose để định bệnh tiểu đường nữa :
    Kết quả thử máu of bạn là :
    1). Glucose: 29 mmol/l = 522 mg/dl
    coi như là khá cao . (Bình thường thì lượng đường trong máu là khoảng 90-110 mg/dl )
    2). Hba1c : 14.2 mmol/l - cũng khá cao , bình thường là dưới 7%
    3). Ure: 3.8mmol/l???? vì không có normal range , nên tôi không thể đoán được .
    4). Creatinine: 74mmol/l = 0.84 mg/dl = bình thường ( cho thấy thận vẫn còn làm việc chưa bị bệnh ) .
    5). Got:16u/l ,Gpt:21u/l = đây là men gan = bình thường
    6). Triglycerid: 2.9 mmol/l = 258 mg/dl = hơi cao , thường gặp cho BN bị tiểu đường
    7). Cholerol:5.0mmol/l = 195 mg/dl = dưới 200 mg/dl thì không đáng ngại .
    8). HDL - c :1.07mmol/l = 42 mg/dl ( High Density Lipoprotein , đây là " mỡ tốt " nhiệm vụ là remove các mỡ đặt ( saturated fat ) đống vào thành các mạch máu , trên 40 mg/dl thì tốt ) ;
    LDP - c :2.6 mmol/l = 101 mg/dl = bình thường ( Low Density Lipoprotein , gọi là mỡ xấu ... làm nghẽn các mạch máu nếu quá cao )
    Insulin: 9.1 iu/l ????
    Phân tích nước tiểu: 56/AT ????

    Dựa theo kết quả trên thì chỉ có đường trong máu và mỡ nước of bạn cao , các xét nghiệm khác thì bình thường .
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Kết quả 5.8 - 6.4 mmol/l = 104-115 mg/dl .... cho thấy lượng đường trong máu of bạn đã được khống chế bằng thuốc " insulin " rồi ... chỉ số này rất là tốt , nếu bạn có thể giữ mức đường dưới 120 mg/dl thì các biến chứng khác ( như nghẽn mạch máu , nhiễm trùng , hư mắt , suy thận ) sẽ không hoặc xãy ra chậm hơn .
    Tiểu đường lại 1 là cơ thể " không có or thiếu insulin " để dẫn đường đi vào các cơ thể " vì nguyên nhân này nên BN tiểu đường loại 1 dùng thuốc uống hạ đường không hiệu quả .... vì công dụng của thuốc uống hạ đường là kích thích the pancreas to release insulin ( cho loại 2 ) ... người tiểu đường loại 1 không có đủ insulin thì cho dù thuốc có stimulate cũng không thể nào giúp cho pancreas sản xuất ra insulin được ... cho nên bạn dùng thêm thuốc uống " glucobay " chắng giúp được cho bệnh of bạn mà trái lại các phản ứng phụ of thuốc sẽ hại đến các nội tạng khác thêm thôi ... nên ngưng glucobay , nhớ là phải nghe lời chỉ dẫn of BS .
    Đường nói cho dễ hiểu như là gasoline cần để xe chạy vậy , còn insulin acts như là chìa khoá mở cửa cho đường đi đến các bộ phận trong cơ thể , nếu đường không phân phối đến các cơ thể thì các bắp thịt sẽ bị chết dần trong khi đó thì bị tồn trử trong máu , đưa đến kết quả là đường trong máu cao ) .....
    Vì vậy BN bị tiểu đường loại 1 cần phải dùng insulin để giúp đường trong máu ở mức bình thường . ..Insulin là protein , nếu uống vào sẽ bị huỷ khi vào đến dạ dày ... vì vậy cần phải chích dưới da .
    Thời gian đầu , khi bạn chưa quen với căn bệnh , tôi khuyên bạn nên mua máy về tự thử đường mỗi ngày , trước khi ăn , hai giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ để biết rỏ liều insulin bạn dùng có thích hợp không ? đường trong máu cao sẽ không gây thiệt hại ngay lập tức , nhưng đường trong máu hạ quá thấp rất nguy hiểm đưa đến thiệt mạng ... không nên bỏ bửa ăn , ăn đúng giờ , phải hiểu rỏ các triệu chứng đường thấp như shakiness , mồ hôi lạnh , chóng mặt , nhức đầu , light-heađeness thì phải uống nước cam hoặc ăn kẹo vào để ngừa lượng đường đừng xuống quá thấp .
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Xin lỗi là tôi chia câu hỏi ra trả lời làm nhiều lần để tránh bị mất data .
    Tôi chuyên về Y khoa , nên không hiểu nhiều về Đông , Trung Y ... nên không thể góp ý cho bạn về câu hỏi này ... tuy nhiên chỉ có ý kiến là với chứng tiểu đường loại 1 ... chích insulin rất thành công để khống chế căn bệnh và bằng chứng là bạn nhìn thấy kết quả rất rỏ ràng là glucose giảm xuống lại ở mức bình thường .
    Again , bệnh này quan trọng nhất là bạn phải phối hợp với BS " GIỎI " để giúp bạn có 1 toa thuốc trị đúng liều ... thuốc tại VN khác với các loại thuốc dùng tại Hoa kỳ , nên tôi không giúp bạn trong việc adjust liều thuốc theo mức đường được .
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Kết quả này ở tháng 4 , trong nước tiểu có lượng đường cao , ngoài ra thận hay các xét nghiệm khác thì bình thường ... có xét nghiệm thử máu đi kèm không ? đúng ra thì bạn phải được trị liệu ngay từ lúc này .
    Glucose trong nước tiểu là âm tính nếu bạn không bị tiểu đường ... 500 mg/dl - 1000 mg/dl là cao , nếu bạn lấy mg/dl : 0.055 = mmol/l ( 500mg/dl= 27.5 mmol/l ) .
    2 Tests khác cần lưu ý là : Ketone = AT cho thấy là không có triệu chứng of Diabetic Ketoacidosis ( gặp phải thì phiền lắm ) .
    Protein = AT ... thận vẫn còn làm việc .
    Tóm lại , căn cứ theo xét nghiệm trên ( tuy là không đủ và không biết dựa vào đâu mà BS of bạn định là tiểu đường loại 1 ? ) thì đường cao chưa ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể ... chửa trị đúng sẽ có kết quả khả quan , bạn không nên quá lo lắng .
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Bạn nên đến BV hỏi về chương trình dạy ăn uống cho người tiểu đường để biết thức ăn nào nên tránh , thức ăn nào nên dùng .
    chúc may mắn !
  6. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn ,
    Cơ thể chúng ta có hai loại mỡ chánh : cholesterol và triglyceride .
    1). Cholesterol cao ( dư mỡ ) do từ các thức ăn có chứa mỡ đặt ( không tan gọi là saturated fats ) ... hoặc là các bệnh là biến hoá hệ thống làm việc của mỡ như thyroid , tiểu đường , gan , thận chẳng hạn .
    2). Triglyceride cao ( gọi là mỡ nước , unsaturated fats ) do từ ăn nhiều , uống nhiều ruợu , thận , tiểu đường , hay 1 số phản ứng phụ of thuốc như thuốc ngừa thai , thuốc trị cao máu , thuốc steroids .
    Triglyceride trong máu cao không phải là nguyên nhân chính làm nghẽn mạch máu , chỉ là inflammation of the pancreas (pancreatitis) khi lượng mỡ quá 500 mg/dl ( bình thường là khoảng dưới 160 mg/dl ) .
    Total cholesterol - dưới 200 mg/dl ; lượng cholesterol cao hơn sẽ đống vào các thành động mạch đưa đến tắc nghẽn mạch máu ( nhất là những người bị tiểu đường , mạch máu hẹp hơn người bình thường do đường bám vào làm hẹp đi , nếu lượng mỡ cao bám vào sẽ gây tắc nghẽn nhanh chóng vào trầm trọng hơn ) .
    Cholesterol có hai loại chánh :
    1). HDL = > 40 mg/dl , còn gọi là " good cholesterol " ( high density lipoproteins ) , nhiệm vụ của HDL là ngăn ngừa chứng nghẽn mạch máu bằng cách là romove các mãnh mỡ đặt xấu ( LDL ) bám vào thành mạch máu ... vì vậy cơ thể chúng ta cần nhiều HDL ( bằng cách giảm ăn mỡ , tập thể dục , vận động để tăng cao HDL) .
    2). LDL = < 130 mg/dl , còn gọi là " bad cholesterol " ( low density lipoproteins ) , mỡ xấu này là nguyên nhân là nghẽn các mạch máu vì chúng bám vào thành mạch máu làm hẹp dần đưa đến tắc nghẽn máu lưu thông .
    Ăn mỡ ít , tập thể dục đều độ , giữ mức cholesterol trong máu luôn dưới 200 mg/dl để tránh bị tắc nghẽn máu lưu thông .
    Hope that helps and have a great day ![/purple]
  7. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Gerbich rất nhiều !
  8. nhan_tam1212

    nhan_tam1212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
     BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
    Trước khi thảo luận về vấn đề đề phòng và chữa trị bệnh tiểu đường, chúng ta nên hiểu rõ các loại hình bệnh này. Bệnh tiểu đường chia ra làm hai loại hình chính :
    ·               Loại hình I tức loại hình hoàn toàn phụ thuộc vào insulin.
    ·               Loại hình II tức loại hình không hoàn toàn phụ thuộc vào insulin.
    Bệnh tiểu đường loại I ( typ I )
    Bệnh tiểu đường loại I hay loại dựa vào insulin có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhiều ở lứa tuổi còn trẻ. Nguyên nhân phát bệnh là các tế bào tạo insulin của tuyến tụy hoàn toàn bị phá huỷ cho nên loại hình bệnh này phải trị liệu bằng insulin. Các tế bào chế tạo insulin tại sao lại bị phá hủy ? Ít ra một phần nguyên nhân là do một chứng viêm nặng mà ra. Bệnh tiểu đường thuộc loại hình này có tỷ lệ phát bệnh 25/10.000.
    Loại hình này có thể do nhân tố bên ngoài ( như do một loại mầm bệnh ) xâm nhập vào cơ thể vốn có sẵn một loại gien đặc biệt ở tình trạng quá nhạy cảm ( đó là loại Leukocyte Antigen ?). Nhưng không phải người nào vốn có sẵn loại gien đặc biệt này đều mắc bệnh mà phần lớn không hề hấn gì. Nhưng đối với lớp người này tỷ lệ mắc bệnh có phần tương đối cao hơn bình thường một chút.
    Bệnh tiểu đường loại II ( typ II )
    Loại bệnh tiểu đường không hoàn toàn phụ thuộc vào insulin cũng có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhiều ở lứa tuổi trưởng thành, tỷ lệ phát bệnh chiếm 4/100. Ở lớp bệnh nhân này các tế bào tạo insulin ở tuyến tụy chưa bị phá hủy nhưng số tế bào này có thể ít hơn bình thường nên không sản xuất đủ insulin. Do đó các tế bào gan, bắp thịt và mỡ không phát xuất phản ứng bình thường với insulin có tuyến tụy.
    Bệnh tiểu đường loại II này có tính cách di truyển. Trong gia đình bệnh nhân thường có người mắc cùng căn bệnh. Do loại gien nào tạo ra căn bệnh loại này, hiện giờ còn là một nghi vấn đối với chúng ta.
    Làm cách nào phân biệt bệnh tiểu đường thuộc loại nào ?
    Nếu bệnh nhân tiểu đường không sử dụng insulin trị liệu thì đương sự có thể thuộc loại II ( loại không phụ thuộc vào insulin ). Nhưng, cũng có một số bệnh nhân thuộc nhóm II trong việc trị liệu cũng sử dụng insulin, do đó không thể hoàn toàn căn cứ vào việc có hay không sử dụng insulin trị liệu để phân biệt chắc chắn bệnh tiểu đường thuộc nhóm I hay nhóm II được. Nếu quả có các tình trạng như sau thì có khả năng bệnh nhân thuộc nhóm tiểu đường hoàn toàn phục thuộc vào insulin :
    ·               Sử dụng insulin để trị liệu.
    ·               Khi phát hiện bệnh, tuổi bệnh nhân dưới 40
    ·               Thể trọng giảm, xuất hiện nước tiểu có xeton.
    ·               Trong gia đình có anh chị em hay cha mẹ mắc bệnh tiểu đường và phải dùng insulin trị liệu.
    Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh tiểu đường
    Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản xuất chất insulin hoặc chức năng bình thường của nó, các nguyên nhân này có thể đưa tới bệnh tiểu đường. Chúng gồm :
    ·               Các gien insulin bất thường
    Hiện tượng này ít thấy. Trong tình trạng này, các gien insulin tạo thành nơi sản sinh insulin tạo thành nơi sản sinh insulin của cơ thể không thể phát huy tác dụng bình thường.
    ·               Chất insulin tiết ra không đủ
    Các tế bào tạo ra insulin vì tuyến tụy viêm hay trong tụy chất sắt đọng lại ?" chứng nhiễm sắc tố sắt mô ( hemochromatosis) hay chứng nhiễm hemusiderin (hemosiderosis) khiến cho chúng bị phá hủy.
    ·               Chức năng của insulin suy giảm
    Tác dụng của insulin bị một số thuốc ( như loại thuốc có chứa steroid, thuốc uống ngừa thai, thuốc lợi tiểu ) hoặc bệnh tật ( bệnh gan, bệnh tuyến giáp trạng ) ảnh hưởng. Có một số trường hợp yếu tố gây ảnh hưởng nằm sẵn trong người bệnh tiểu đường, đến lúc bệnh nhân bị sốc, chất hócmôn trong cơ thể đương sự có sự biến hóa từ đó phát sinh bệnh tiểu đường. Tuy sự thực cơn sốc bản thân không phải là nguyên nhân phát sinh bệnh này.
    Có thể đề phòng bệnh tiểu đường không ?
    Trước mắt câu trả là ?o không thể ?o . Bệnh tiểu đường không có cách nào để phòng nhưng có thể trị liệu. Trong phần sau chúng ta sẽ bàn rõ về điều này.
  9. nhan_tam1212

    nhan_tam1212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Lựa chọn loại thuốc điều trị :
    Đối với việc lựa chọn thuốc hạ đường huyết và thuốc điều trị các bệnh có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường như béo phì, cao hu?Zyết áp, tăng mỡ - máu?đều có lên quan đến các khoa như nội tiết, khoa tim, khoa thận?Để bệnh nhân hiểu được tính năng và những điểm cần chú ?Z khi sử dụng thuốc, đồng thời dùng thuốc hợp, phát huy hết tác dụng của thuốc, giảm phản ứng của thuốc. Nên tham khảo các nguyên tắc sau đây :
    ·               Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2 thể trọng vượt mức bình thường hoặc béo phì : đa số có kháng insulin như Metformin. Nếu sau khi ăn, đường huyết tăng cao có thể dùng với thuốc Glucobay hoặc Voglibose. Người có thể trọng bình thường, sau khi khống chế ăn uống và hoạt động thể lực mà đường huyết vẫn cao hơn mức bình thường, có thể dùng thuốc kích thích phân tiết insulin, đồng thời có thể sử dụng thuốc tăng độ mẫn cảm insulin.
    ·               Người béo phì có khuynh hướng ngưỡng đường huyết giảm và có kháng insulin : có thể sử dụng thuốc tăng độ mẫn cảm insulin dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
    ·               Bệnh nhân tiểu đường loại 1 : Khi điều trị bằng insulin, nếu đường huyết vẫn chưa đạt đến mức tiêu chuẩn, có thể dùng thêm thuốc tăng độ mẫn cảm insulin nhưng không nên sử dụng thuốc kích thích phân tiết insulin.
    ·               Để đường huyết ổn định ở mức bình thường trong thời gian dài : có thể cùng lúc ứng dụng các thuốc hạ đường huyết, nhưng không được dùng hai loại thuốc trở lên trong cùng một nhóm thuốc. Ví dụ có bệnh nhân sau khi dùng thuốc Gliclazide nhưng đương huyết vẫn không hạ, các triệu chứng khác và tiểu nhiều vẫn không giảm nên đã uống thêm viên tiêu khát để giảm cơn khát, kết quả gây ra hiện tượng tụt đường huyết nghiêm trọng ( đặc biệt là người già ). Điều này là do họ không hiểu trong viên tiêu khát chứa Glibenclamide có tác dụng kích thích phân insulin.Sau khi uống sulphonylurea trong thời gian dài : có một số bệnh nhân sau 2~3 năm sử dụng loại thuốc sulphonylurea kích thích phân tiết insulin, phát sinh mất tác dụng thuốc, lúc này có thể chọn loại thuốc kích thích phân tiết insulin khác như Glimepiride, Repaglinide?
    ·               Bệnh tiểu đường loại 2 dạng nhẹ hoặc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thay đổi chức năng thận ở thời kỳ đầu : có thể chọn thuốc phân tiết insulin ít thải qua đường thận như thuốc Repaglinide, Gliquidone, để giảm ảnh hưởng của thuốc đối với thận.
    ·               Không khống chế được đường huyết : đặc biệt là không khống chế đường huyết tăng cao sau khi ăn, nên điều chỉnh lại phương án điều trị, do sau khi ăn đường huyết có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ dùng thuốc sulphonylurea sau khi ăn, vẫn không khống chế được đường huyết, không thể tăng thêm liều lượng, có thể thay đổi loại thuốc kích thích phân tiết insulin với tốc độ nhanh như Repaglinide hoặc Naleglinied, hoặc thuốc tăng độ mẫn cảm của insulin, nếu sau bữa ăn vẫn không khống chế được đường huyết, có thể tăng thêm liều lượng insulin ngắn hạn hoặc thuốc tăng độ mẫn cảm insulin trước bữa ăn.
    ·               Có một số bệnh nhân khó khống chế đường huyết khi bụng đói : khi bụng đói đường huyết tăng cao cần chú ?Z có 2 khả năng, sau khi biết được thuộc 1 trong 2 khả năng sau nên điều chỉnh thuốc dùng.
    a.    Khả năng thứ nhất có thể là do hiệu ứng Somoyi: bệnh nhân nửa đêm phát sinh tụt đường huyết, làm cho kháng insulin ( glucagon, hormon vỏ thượng thận ) bị động và tăng cao và đường huyết khi bụng đói cũng tăng cao. Bệnh nhân nếu thuộc tình trạng kể trên trước khi ngủ thường có cảm giảm đói hoặc mất sức , nửa đêm trong giấc ngủ ra mồ hôi lạnh đầm đìa , thường cảm thấy ác mộng hoặc dự tiệc trong mộng ..,Đối với trường hợp này,  có thể giảm lượng insulin trung hạn và dài hạn trước bữa ăn tối , hoặc giảm thuốc hạ đường hu?Zyết trước bữa ăn tối ( chủ yếu giảm loại thuốc kích thích phân tiết insulin ). Hoặc sau khi giảm liều lượng insulin trung hạn hoặc dài hạn với liều lượng nhỏ. Việc này vừa tránh hạ đường huyết lúc nửa đêm do lượng insulin quá nhiều trước bữa ăn vừa tránh xuất hiện đường huyết cao khi thức dậy do giảm liều lượng insulin trước bữa ăn.
    b.    Một khả năng khác khiến đường huyết cao khi bụng đói : khi mặt trời lên là thời gian cao điểm để kháng insulin(hormon vỏ thượng thận, glucagon?) giải phóng. Để khống chế đường huyết tăng cao khi bụng đói, trước khi ngủ có thể sử dụng insulin trung hạn hoặc dài hạn.
    Điều trị bằng đông y :
    Biểu hiện lâm sàng của triệu chứng tiêu khát trong Đông Y tương tự như bệnh tiểu đường. Tiêu khát phân thành ba loại : thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu, phân biệt rõ để điều trị, thượng tiêu lọc phổi, bảo vệ sức khỏe; trung tiêu thanh nhiệt , cải thiện rối loạn chuyển hoá, hạ tiêu ích âm bổ thận. Thành phần thuốc Đông Y bào chế sẵn bao gồm ngọc nữ, lục vị địa hoàng lan, ngọc tuyền đan, ngoài ra còn có các vị đông dược như khổ qua, hoàng liên, linh chi, hoàng kỳ, mạch môn, địa hoàng, cát căn?phương thuốc dân gian như tuỵ bò, râu bắp, có thể có tác dụng điều tiết sự chuyển hoá đường Glucose và cải thiện chức năng của tế bào bêta đảo tuỵ.
    Châm cứu và khí công cũng trợ giúp cho việc cải thiện triệu chứng và nâng cao tính mẫn cảm của hormon đảo tuỵ.
  10. nhan_tam1212

    nhan_tam1212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Lựa chọn loại thuốc điều trị :
    Đối với việc lựa chọn thuốc hạ đường huyết và thuốc điều trị các bệnh có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường như béo phì, cao hu?Zyết áp, tăng mỡ - máu?đều có lên quan đến các khoa như nội tiết, khoa tim, khoa thận?Để bệnh nhân hiểu được tính năng và những điểm cần chú ?Z khi sử dụng thuốc, đồng thời dùng thuốc hợp, phát huy hết tác dụng của thuốc, giảm phản ứng của thuốc. Nên tham khảo các nguyên tắc sau đây :
    ·               Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2 thể trọng vượt mức bình thường hoặc béo phì : đa số có kháng insulin như Metformin. Nếu sau khi ăn, đường huyết tăng cao có thể dùng với thuốc Glucobay hoặc Voglibose. Người có thể trọng bình thường, sau khi khống chế ăn uống và hoạt động thể lực mà đường huyết vẫn cao hơn mức bình thường, có thể dùng thuốc kích thích phân tiết insulin, đồng thời có thể sử dụng thuốc tăng độ mẫn cảm insulin.
    ·               Người béo phì có khuynh hướng ngưỡng đường huyết giảm và có kháng insulin : có thể sử dụng thuốc tăng độ mẫn cảm insulin dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
    ·               Bệnh nhân tiểu đường loại 1 : Khi điều trị bằng insulin, nếu đường huyết vẫn chưa đạt đến mức tiêu chuẩn, có thể dùng thêm thuốc tăng độ mẫn cảm insulin nhưng không nên sử dụng thuốc kích thích phân tiết insulin.
    ·               Để đường huyết ổn định ở mức bình thường trong thời gian dài : có thể cùng lúc ứng dụng các thuốc hạ đường huyết, nhưng không được dùng hai loại thuốc trở lên trong cùng một nhóm thuốc. Ví dụ có bệnh nhân sau khi dùng thuốc Gliclazide nhưng đương huyết vẫn không hạ, các triệu chứng khác và tiểu nhiều vẫn không giảm nên đã uống thêm viên tiêu khát để giảm cơn khát, kết quả gây ra hiện tượng tụt đường huyết nghiêm trọng ( đặc biệt là người già ). Điều này là do họ không hiểu trong viên tiêu khát chứa Glibenclamide có tác dụng kích thích phân insulin.Sau khi uống sulphonylurea trong thời gian dài : có một số bệnh nhân sau 2~3 năm sử dụng loại thuốc sulphonylurea kích thích phân tiết insulin, phát sinh mất tác dụng thuốc, lúc này có thể chọn loại thuốc kích thích phân tiết insulin khác như Glimepiride, Repaglinide?
    ·               Bệnh tiểu đường loại 2 dạng nhẹ hoặc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thay đổi chức năng thận ở thời kỳ đầu : có thể chọn thuốc phân tiết insulin ít thải qua đường thận như thuốc Repaglinide, Gliquidone, để giảm ảnh hưởng của thuốc đối với thận.
    ·               Không khống chế được đường huyết : đặc biệt là không khống chế đường huyết tăng cao sau khi ăn, nên điều chỉnh lại phương án điều trị, do sau khi ăn đường huyết có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ dùng thuốc sulphonylurea sau khi ăn, vẫn không khống chế được đường huyết, không thể tăng thêm liều lượng, có thể thay đổi loại thuốc kích thích phân tiết insulin với tốc độ nhanh như Repaglinide hoặc Naleglinied, hoặc thuốc tăng độ mẫn cảm của insulin, nếu sau bữa ăn vẫn không khống chế được đường huyết, có thể tăng thêm liều lượng insulin ngắn hạn hoặc thuốc tăng độ mẫn cảm insulin trước bữa ăn.
    ·               Có một số bệnh nhân khó khống chế đường huyết khi bụng đói : khi bụng đói đường huyết tăng cao cần chú ?Z có 2 khả năng, sau khi biết được thuộc 1 trong 2 khả năng sau nên điều chỉnh thuốc dùng.
    a.    Khả năng thứ nhất có thể là do hiệu ứng Somoyi: bệnh nhân nửa đêm phát sinh tụt đường huyết, làm cho kháng insulin ( glucagon, hormon vỏ thượng thận ) bị động và tăng cao và đường huyết khi bụng đói cũng tăng cao. Bệnh nhân nếu thuộc tình trạng kể trên trước khi ngủ thường có cảm giảm đói hoặc mất sức , nửa đêm trong giấc ngủ ra mồ hôi lạnh đầm đìa , thường cảm thấy ác mộng hoặc dự tiệc trong mộng ..,Đối với trường hợp này,  có thể giảm lượng insulin trung hạn và dài hạn trước bữa ăn tối , hoặc giảm thuốc hạ đường hu?Zyết trước bữa ăn tối ( chủ yếu giảm loại thuốc kích thích phân tiết insulin ). Hoặc sau khi giảm liều lượng insulin trung hạn hoặc dài hạn với liều lượng nhỏ. Việc này vừa tránh hạ đường huyết lúc nửa đêm do lượng insulin quá nhiều trước bữa ăn vừa tránh xuất hiện đường huyết cao khi thức dậy do giảm liều lượng insulin trước bữa ăn.
    b.    Một khả năng khác khiến đường huyết cao khi bụng đói : khi mặt trời lên là thời gian cao điểm để kháng insulin(hormon vỏ thượng thận, glucagon?) giải phóng. Để khống chế đường huyết tăng cao khi bụng đói, trước khi ngủ có thể sử dụng insulin trung hạn hoặc dài hạn.
    Điều trị bằng đông y :
    Biểu hiện lâm sàng của triệu chứng tiêu khát trong Đông Y tương tự như bệnh tiểu đường. Tiêu khát phân thành ba loại : thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu, phân biệt rõ để điều trị, thượng tiêu lọc phổi, bảo vệ sức khỏe; trung tiêu thanh nhiệt , cải thiện rối loạn chuyển hoá, hạ tiêu ích âm bổ thận. Thành phần thuốc Đông Y bào chế sẵn bao gồm ngọc nữ, lục vị địa hoàng lan, ngọc tuyền đan, ngoài ra còn có các vị đông dược như khổ qua, hoàng liên, linh chi, hoàng kỳ, mạch môn, địa hoàng, cát căn?phương thuốc dân gian như tuỵ bò, râu bắp, có thể có tác dụng điều tiết sự chuyển hoá đường Glucose và cải thiện chức năng của tế bào bêta đảo tuỵ.
    Châm cứu và khí công cũng trợ giúp cho việc cải thiện triệu chứng và nâng cao tính mẫn cảm của hormon đảo tuỵ.

Chia sẻ trang này