1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh tiểu đường

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi Beatle_HN, 07/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhan_tam1212

    nhan_tam1212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Lựa chọn loại thuốc điều trị :
    Đối với việc lựa chọn thuốc hạ đường huyết và thuốc điều trị các bệnh có liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường như béo phì, cao hu?Zyết áp, tăng mỡ - máu?đều có lên quan đến các khoa như nội tiết, khoa tim, khoa thận?Để bệnh nhân hiểu được tính năng và những điểm cần chú ?Z khi sử dụng thuốc, đồng thời dùng thuốc hợp, phát huy hết tác dụng của thuốc, giảm phản ứng của thuốc. Nên tham khảo các nguyên tắc sau đây :
    ? Đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2 thể trọng vượt mức bình thường hoặc béo phì : đa số có kháng insulin như Metformin. Nếu sau khi ăn, đường huyết tăng cao có thể dùng với thuốc Glucobay hoặc Voglibose. Người có thể trọng bình thường, sau khi khống chế ăn uống và hoạt động thể lực mà đường huyết vẫn cao hơn mức bình thường, có thể dùng thuốc kích thích phân tiết insulin, đồng thời có thể sử dụng thuốc tăng độ mẫn cảm insulin.
    ? Người béo phì có khuynh hướng ngưỡng đường huyết giảm và có kháng insulin : có thể sử dụng thuốc tăng độ mẫn cảm insulin dưới sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
    ? Bệnh nhân tiểu đường loại 1 : Khi điều trị bằng insulin, nếu đường huyết vẫn chưa đạt đến mức tiêu chuẩn, có thể dùng thêm thuốc tăng độ mẫn cảm insulin nhưng không nên sử dụng thuốc kích thích phân tiết insulin.
    ? Để đường huyết ổn định ở mức bình thường trong thời gian dài : có thể cùng lúc ứng dụng các thuốc hạ đường huyết, nhưng không được dùng hai loại thuốc trở lên trong cùng một nhóm thuốc. Ví dụ có bệnh nhân sau khi dùng thuốc Gliclazide nhưng đương huyết vẫn không hạ, các triệu chứng khác và tiểu nhiều vẫn không giảm nên đã uống thêm viên tiêu khát để giảm cơn khát, kết quả gây ra hiện tượng tụt đường huyết nghiêm trọng ( đặc biệt là người già ). Điều này là do họ không hiểu trong viên tiêu khát chứa Glibenclamide có tác dụng kích thích phân insulin.Sau khi uống sulphonylurea trong thời gian dài : có một số bệnh nhân sau 2~3 năm sử dụng loại thuốc sulphonylurea kích thích phân tiết insulin, phát sinh mất tác dụng thuốc, lúc này có thể chọn loại thuốc kích thích phân tiết insulin khác như Glimepiride, Repaglinide?
    ? Bệnh tiểu đường loại 2 dạng nhẹ hoặc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có thay đổi chức năng thận ở thời kỳ đầu : có thể chọn thuốc phân tiết insulin ít thải qua đường thận như thuốc Repaglinide, Gliquidone, để giảm ảnh hưởng của thuốc đối với thận.
    ? Không khống chế được đường huyết : đặc biệt là không khống chế đường huyết tăng cao sau khi ăn, nên điều chỉnh lại phương án điều trị, do sau khi ăn đường huyết có liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ dùng thuốc sulphonylurea sau khi ăn, vẫn không khống chế được đường huyết, không thể tăng thêm liều lượng, có thể thay đổi loại thuốc kích thích phân tiết insulin với tốc độ nhanh như Repaglinide hoặc Naleglinied, hoặc thuốc tăng độ mẫn cảm của insulin, nếu sau bữa ăn vẫn không khống chế được đường huyết, có thể tăng thêm liều lượng insulin ngắn hạn hoặc thuốc tăng độ mẫn cảm insulin trước bữa ăn.
    ? Có một số bệnh nhân khó khống chế đường huyết khi bụng đói : khi bụng đói đường huyết tăng cao cần chú ?Z có 2 khả năng, sau khi biết được thuộc 1 trong 2 khả năng sau nên điều chỉnh thuốc dùng.
    a. Khả năng thứ nhất có thể là do hiệu ứng Somoyi: bệnh nhân nửa đêm phát sinh tụt đường huyết, làm cho kháng insulin ( glucagon, hormon vỏ thượng thận ) bị động và tăng cao và đường huyết khi bụng đói cũng tăng cao. Bệnh nhân nếu thuộc tình trạng kể trên trước khi ngủ thường có cảm giảm đói hoặc mất sức , nửa đêm trong giấc ngủ ra mồ hôi lạnh đầm đìa , thường cảm thấy ác mộng hoặc dự tiệc trong mộng ..,Đối với trường hợp này, có thể giảm lượng insulin trung hạn và dài hạn trước bữa ăn tối , hoặc giảm thuốc hạ đường hu?Zyết trước bữa ăn tối ( chủ yếu giảm loại thuốc kích thích phân tiết insulin ). Hoặc sau khi giảm liều lượng insulin trung hạn hoặc dài hạn với liều lượng nhỏ. Việc này vừa tránh hạ đường huyết lúc nửa đêm do lượng insulin quá nhiều trước bữa ăn vừa tránh xuất hiện đường huyết cao khi thức dậy do giảm liều lượng insulin trước bữa ăn.
    b. Một khả năng khác khiến đường huyết cao khi bụng đói : khi mặt trời lên là thời gian cao điểm để kháng insulin(hormon vỏ thượng thận, glucagon?) giải phóng. Để khống chế đường huyết tăng cao khi bụng đói, trước khi ngủ có thể sử dụng insulin trung hạn hoặc dài hạn.
    Điều trị bằng đông y :
    Biểu hiện lâm sàng của triệu chứng tiêu khát trong Đông Y tương tự như bệnh tiểu đường. Tiêu khát phân thành ba loại : thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu, phân biệt rõ để điều trị, thượng tiêu lọc phổi, bảo vệ sức khỏe; trung tiêu thanh nhiệt , cải thiện rối loạn chuyển hoá, hạ tiêu ích âm bổ thận. Thành phần thuốc Đông Y bào chế sẵn bao gồm ngọc nữ, lục vị địa hoàng lan, ngọc tuyền đan, ngoài ra còn có các vị đông dược như khổ qua, hoàng liên, linh chi, hoàng kỳ, mạch môn, địa hoàng, cát căn?phương thuốc dân gian như tuỵ bò, râu bắp, có thể có tác dụng điều tiết sự chuyển hoá đường Glucose và cải thiện chức năng của tế bào bêta đảo tuỵ.
    Châm cứu và khí công cũng trợ giúp cho việc cải thiện triệu chứng và nâng cao tính mẫn cảm của hormon đảo tuỵ.
    Cách chữa trị & phòng tránh bệnh đái tháo đường
    Dược thảo trong điều trị đái tháo đường type 2
    Bệnh đái tháo đường type 2 ?" loại không phụ thuộc insulin thuộc phạm vi chứng tiêu khát với triệu chứng ăn uống và tiểu tiện nhiều. Những loại thực phẩm như hành tây, mướp đắng, nhân sâm? rất hiệu quả trong điều trị bệnh, do có tác dụng hạ đường máu.
    Một số thảo dược trị đái tháo đường type 2 :
    - Bạch truật : Các hoạt chất atracton A, B, C trong bạch truật có tác dụng hạ đường máu .
    - Bài thuốc gồm : Bạch truật 12g - Hoài sơn : 15g - Hoàng kỳ 65g - Phục linh 12g - Đảng sâm 25g.
    - Sắc uống ngày một thang, mỗi đợt điều trị hai tháng.
    - Cam thảo đất : hoạt chất amellin trong cam thảo đất có thể làm giảm đường máu và các triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 2, khiến cho quá trình giảm nồng độ đường máu và nước tiểu diễn ra dần dần. Nó còn làm tăng mức dự trữ kiềm bị hạ thấp ở bệnh nhân và giảm hàm lượng các chất tạo ceton trong máu.
    - Câu kỷ : Có tác dụng hạ đường máu và ức chế men aldose ?" reductose ?" men gây tích luỹ sorbitol trong tế bào sinh ra biến chứng nghiêm trọng của bệnh đái tháo đường như bệnh về võng mạc thần kinh và thận.
    - Bài thuốc gồm : Câu kỷ 12g - Thục địa 12g - Hoài sơn 20g - Thạch hộc 12g - Mẫu đơn bì 12g - Sơn thù 8g - Sa sâm 8g - Rễ qua lâu 8g.
    , Sắc uống ngày một thang
    - Hành tây có tác dụng dự phòng sự tăng đường máu. Trên lâm sàng những bệnh nhân cần uống dung dịch ép hành tây mỗi buổi sáng một thìa canh, uống liền trong 1-2 tháng sẽ có hiệu quả.
    - Mướp đắng : khi mướp còn xanh chứa các hoạt chất charantin, glycosid steroid, có tác dụng hạ đường máu, làm chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thuỷ tinh thể và làm tăng cường khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hoá, loại bỏ gốc tự do ?" một trong nhưng nguyên nhân gây đái tháo đường.
    Cách làm : Quả mướp đắng còn xanh thái mỏng, phơi nắng cho khô, tán thành bột mịn : mỗi ngày uống 12-20g chia làm 2-3 lần, sau bữa ăn, chiêu với nước. Sau khoảng hai tháng, khi đường máu hạ xuống gần đến mức bình thường, giảm liều xuống ½ và duy trì.
    - Nhân sâm : có khả năng hạ đường máu và hiệp đồng với thuốc hoá dược. Nếu dùng nhân sâm phối hợp với thuốc hoá dược thì có thể giảm bớt liều thuốc này, thời gian hạ đường máu được kéo dài hơn.
    - Bài thuốc : Nhân sâm 15 g - Thiên môn 30g - Sơn thù 25g - Cẩu kỷ 15g - Sinh địa 15g
    - Sắc riêng nhân sâm và cô thành 30ml cao. Sắc chung 4 dược liệu còn lại và cô thành 170ml cao lỏng, trộn lẫn 2 cao này. Mỗi lần uống 20ml. Ngày dùng 2-3 lần trước bữa ăn.
    - Sinh địa : Chứa hoạt chất hạ đường máu là các glycosid-iridoid A,B,C,D. Nó cũng có tác dụng làm chậm sự phát triển biến chứng đục thuỷ tinh ở mắt và giảm các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại biên ở người bệnh.
    - Các bài thuốc liên quan : Sinh địa : 800g - Hoàng liên : 600g
    - Giã sinh địa vắt lấy nước tẩm vào hoàng liên phơi khô rồi lại tẩm làm như vậy cho đến khi hết nước sinh địa. Tán nhỏ hoàng liên làm thành viên. Mỗi ngày uống 10g, ngày dùng 2-3 lần.
    - Sinh địa, hoài sơn, phục linh mỗi thứ 15g - Sơn thù, trạch tả, ngưu tất mỗi thứ 10g - Hạt mã đề, mẫu đơn bì mỗi thứ 6g
    - Sắc uống ngày 1 thang.
    phần thông tin không đúng được xoá bởi Gerbich
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 02/11/2006
  2. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Bác sĩ chuẩn đoán tôi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 nhưng trong qua trình khám và chữa bệnh tôi không hề thấy họ kiểm tra tụy hoặc thăm dò khả năng giải phóng insulin của tôi, nên tôi không hề biết tụy của tôi bị hư hại đến mức nào. Tôi có nên làm thử nghiệm giải phóng insulin không ? .Nếu insulin vẫn còn thì tôi có khả năng khôi phục lại chức năng của đảo Tụy không ?
  3. tatahero

    tatahero Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    Ko nhất thiết cứ phải xét nghiệm tụy hoặc đo Isulin mới biết đc là bạn bị tiểu đường hay ko, type 1 hay type 2. Bình thường các bác sĩ chỉ cần nghiên cứu các triệu chứng, đo lượng đường ( glucose ) trong máu ( lúc bình thường + sau khi nhịn ăn ) là có thể chuẩn đoán đc bệnh. Bạn chịu khó đọc lại các trang đầu tiên của topic này sẽ thấy.
    Tiểu đường type 1 đc điều trị bằng tiêm Isulin hàng ngày. E rằng khó có thể phục hồi lại chức năng của đảo Tụy.

    Thân
    Được tatahero sửa chữa / chuyển vào 03:11 ngày 13/11/2006
  4. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Xin cho hỏi có người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 khi không khống chế được lượng thức ăn ( ăn nhiều ) thì phải tiêm tăng lượng insulin và đó có phải là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cân ?
  5. kinhdoanh2006

    kinhdoanh2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Đây là kết quả khám định kỳ tháng này của tôi:
    Phân tích sinh hoá:
    Glucose: 4.7 mmol/l
    Creatinin: 54 umol/l
    ASAT( GOT): 25 u/l
    ALAT( GPT): 37 u/l
    Hba1c: 10.6 %
    Phân tích nước tiểu:
    LEU: NEG cells/ul
    PRO: NEG g/l
    SG: 1.012
    GLU: NORM ĐKT mmol/l
    NIT: NEG
    PH: 7
    KET: NEG mmol/l
    UBG: NORM umol/l
    EGY: 50 cells/ul
    BIL: NEG umol/l
    Bạn nào có hiểu biết xin phân tích giúp tôi đặc biệt là các từ ngữ phần tổng phân tích nước tiểu.
    Đây là đơn thuốc của bác sĩ :
    1. Insulin Lente 400 ui: sáng tiêm 14 đv, chiều tiêm 10 đv
    2. Vitamin B150 mg: ngày uống 2 viên
    3. Vitamin E 400 ui: ngày uống 1 viên
    Tôi đã bị thừa cân, tháng nào tôi cũng tăng cân nhẹ khoảng 1 kg, hiện nay tôi đã 54 kg và cao 1.57 m. Tôi vẫn vận động thường xuyên. hba1c của tôi khá cao nhưng bác sĩ nói tôi không cần dùng thêm glucobay. Tôi muốn hỏi rằng xét nghiệm và phần điều trị của tôi như vậy đã ổn chưa mong các bạn cho tôi nhữg lời khuyên. Tôi rất cảm ơn.
  6. ghost05

    ghost05 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2005
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Tôi có làm trang Web này : http://info-medical.ykhoa.net/modules.php?name=News&file=article&sid=51cũng có nội dung từ y học bạn .Có 1 số bài tôi lấy trong Sách bệnh học và những tài liệu tôi học được các bạn có thể tham khảo thêm về bệnh tiểu đường.....chúc vui
    BS .Ngọc
  7. roby2902

    roby2902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    4.325
    Đã được thích:
    0
    Theo thông tin mới nhất từ bác sỹ- tiến sỹ Hoàng Xuân Ba ở Viện Nghiên Cứu dị ứng Hoa Kỳ thì hiện nay trên thế giới, người ta đã kết luận: đối với bệnh nhân bị tiểu đường mà điều trị bằng thuốc Tây, thì kết quả lượng đường có giảm nhưng vẫn có những triệu chứng như người không dùng thuốc điều trị.
    Thông tin này có độ tin cậy cao ạ. Em có quen anh giám đốc công ty Dược Nam Hà, tháng trước bác Ba về nước và có tổ chức hội thảo với các bác sỹ, dược sỹ ở Việt Nam. Thông tin này là do anh GĐ kia cung cấp. Mong các bác có thêm thông tin về bệnh của mình.
  8. ngaythu_8

    ngaythu_8 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2006
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Mẹ tớ bị bệnh tiểu đường đã hơn 10 năm nay rồi , đến nay thì đã bị hỏng dịch kính ở mắt
    Bệnh của mẹ tớ may mà thận vẫn tốt
    Bệnh này người ta sợ nhất là đến thời kỳ suy thận , phải chạy thận mất rất nhiều tiền bạc mà không thể cứu chữa được nữa
    Tớ có tìm sách Đông Y đọc thấy có nghe nói một bài thuốc bổ thật rất đơn giản
    Chỉ có Ý dĩ nấu thành cháo dùng để ăn
    Nhưng thật lạ kỳ không hiểu sao mẹ tớ ăn khoảng 2 tuần mỗi ngày 1 bát con vậy mà lượng đường của mẹ tớ 18 lại tụt xuống mức đáng kể 5,2 bác sĩ cũng không tin
    Trong thời kỳ đó mẹ tớ cũng không đi tiểu nhiều , giảm hẳn tiêu khát
    Nhưng bác sĩ cấm ngặt không cho ăn nữa tớ sợ quá chẳng dám nấu cho ăn nữa , lượng đường lại trở lại như thường dao động từ 12-18
    Các bạn có biết tại sao vị Ý Dĩ này nó giảm được luợng đường của bệnh nhân đến kinh khủng như thế không ????
  9. hanoiborn

    hanoiborn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2007
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Nghe nói bây h có thuốc điều trị tiểu đường hay lắm, ko cần kiêng khêm gì cả.
    Bác nào rành thì post lên nhé.
  10. NoNameAtAll

    NoNameAtAll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Không hẳn là thế đâu, thuốc nào cũng có tác dụng phụ, không kiêng khem thì phải dùng thuốc dai dài. mà như thế thì không tốt cho sức khoẻ tí nào.
    Theo em thì bác nào bị tiểu đường thì cứ nên cẩn thận. Ăn uống điều độ vẫn là quan trọng.
    Em thấy trang này có mấy thông tin về tiểu đường coi được, ai thích thì tham khảo:
    http://www.suckhoe360.com/benh-thuong-gap/Benh-thuong-gap/Tieu-duong/dai-thao-duong-3.php

Chia sẻ trang này