1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh trầm cảm đang gia tăng ở xã hội việt nam

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi tindd, 17/01/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tindd

    tindd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2018
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp.

    Bệnh trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là hội chứng gây ra do sự rối loạn trong hoạt động của bộ não, tạo nên những biến đổi thất thường trong suy nghĩ, hành vi của người bệnh. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

    Chúng khiến tinh thần của bạn luôn cảm thấy buồn, chán, tuyệt vọng, hay thậm chí bạn có thể chán ăn hoặc ngược lại, bạn trở nên phát phì dù chẳng ăn gì hơn bình thường....

    Một câu nói có thể tóm gọn triệu chứng của bệnh trầm cảm: ”Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp”.

    [​IMG]

    Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp.

    Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó khiến bạn khó thích nghi với công việc, không thể vui vẻ với gia đình hoặc bạn bè, thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng, chứng trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.

    Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hội chứng này gặp tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

    Nguy cơ mắc trầm cảm cũng tăng với các bệnh lý thần kinh, tim mạch, tiền sử đột quỵ, Parkinson, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ khi đang nuôi con nhỏ....

    Tình hình bệnh trầm cảm ở Việt Nam và thế giới

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm là một rối loạn tâm thần khá phổ biến trên thế giới, hàng năm cướp đi trung bình 850.000 mạng người. Đến năm 2020, trầm cảm đứng thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh.

    Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

    Tỷ lệ mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên thế giới có sự khác nhau. Qua báo chí ta thường đọc thấy những bản tin liên quan đến nạn tử tử hoặc rối loạn tâm thần tại Nhật Bản, tuy nhiên tỷ lệ người mắc chứng trầm cảm tại nước này chỉ chiếm 3% dân số, trong khi ở Mỹ lại đến 17%.

    Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) vào khoảng giữa năm 2017, có khoảng 30% số dân có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.

    Sự nguy hiểm của bệnh trầm cảm do thờ ơ

    Bạn có thể vô tình bỏ qua khi thấy tâm trạng ai đó bỗng dưng xấu đi bất thường, nghĩ rằng cảm giác kiệt sức của họ chỉ là một dấu hiệu căng thẳng. Sự thật là từ những dấu hiệu nho nhỏ hay triệu chứng rõ ràng hơn, nếu để ý kỹ, chúng ta có thể tìm cho bạn bè hoặc chính bản thân sự trợ giúp khoa học nhất.

    Hãy đừng bỏ qua khi nghe một người bạn phàn nàn về trạng thái mệt mỏi, kiệt sức dù sau một giấc ngủ đúng chuẩn khoa học từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ, đó có thể là dấu hiệu của trạng thái trầm cảm.

    Hoặc khi một người bình thường bỗng nhiên trở nên lặng lẽ, rút lui khỏi cộng đồng hay ngược lại họ bỗng vui cười hớn hở, "tăng động" một cách kỳ lạ... rất có thể họ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý nào đó hoặc đây là triệu của bệnh trầm cảm.

    Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, những người phản ứng tiêu cực với các sự kiện căng thẳng của cuộc sống - khi cho rằng đó là việc "Tôi không thay đổi được điều đó" hay "Đây là lỗi của bản thân mình" - có nhiều khả năng bị trầm cảm.

    [​IMG]

    Đừng thờ ơ với những biểu hiện bất thường ở xung quanh bạn

    Nếu bạn hoặc người thân yêu của mình đang chiến đấu với chứng trầm cảm, hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất ở trong cuộc chiến này. Bạn xứng đáng nhận được mọi trợ giúp dưới nhiều hình thức khác nhau cùng với sự điều trị tốt nhất từ các chuyên gia tâm lý.

    Nguồn : http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/chuyen-de-benh-tram-cam-p-1-benh-tram-cam-muon-chet-la-gi--258514.html

Chia sẻ trang này