1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh trầm cảm và những triệu chứng có liên quan đến căn bệnh này ( Depression , Stress , Sleep disor

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi lutmyla, 26/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gamegiaitri

    gamegiaitri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã góp ý , mình biết là thể dục rất tốt . Cho mình hỏi là buổi sáng mình thường cảm thấy rất khó chịu và nặng đầu khi thức dậy. Nên khi thức dậy mình có vẻ hơi chậm và ngại đi đó .Cảm giác này hết dần. Đôi khi mình cũng thấy mất tập trung nữa . Mọi người tư vấn cho mình nhé !
  2. gamegiaitri

    gamegiaitri Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    mình đã từng bị đau dạ dày sau đó mình uống kiên trì nghệ đen nên đã khỏi . MÌnh đoán là do căn bệnh trầm cảm gây ra .
  3. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Ai cũng có thể bị trầm cảm trong một khoảng thời gian nào đó , nói chung khi thấy tinh thần mình có gì đó không ổn , thì phải tìm cách thoát ra , tập dưỡng sinh như Yoga cũng là một cách hay , nếu để nặng phải uống thuốc thì coi như là sống chung với thuốc suốt đời .
  4. Lorena

    Lorena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Thi thoảng tớ cũng bị như thế này, nhưng thường là do căng thẳng, học hành vất vả. Trc khi ngủ bạn thử thư giãn bằng mí bản nhạc cổ điển hay nhạc bạn yêu thích cũng được, chắc là sẽ đỡ đấy. thử xem thế nào, quan trọng là fải tránh bực tức và những chuyện bức xúc trong cuộc sống. Tớ cứ bảo h bực cái j toàn ra Vincom đâ[j chuột thoai
  5. chunghynam

    chunghynam Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Thiền công và Yoga
    Thiền thường được hiểu là ngồi yên, trầm tư mặc tưởng, phân tích hoặc suy nghĩ về một luận cứ, một bài thơ hoặc một bài kinh. Đôi khi nó cũng được hiểu là ngồi xuống, nhắm mắt lại và giữ cho trí óc không suy nghĩ gì cả, nhờ vậy giữ cho tâm trí được thanh thản bằng cách tránh thoát các vấn đề. Cả hai cách hiểu này đều không đúng với ý nghĩa đích thực về Thiền Yoga.
    Theo thuật ngữ Yoga, Thiền được gọi là ?oDhyana? nghiã là ?odòng chảy của tâm trí?. Đây là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở , hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về Ý Thức Vũ Trụ. Mặc dù, một người mới nhập môn, mỗi lúc chỉ có thể giữ cho tâm trí tập trung vào Thiền trong vài giây mà thôi, nhưng với sự giúp sức của các kỹ thuật Thiền đã được điều chỉnh cho thích hợp với khả năng mỗi cá nhân, người tập sẽ dần dần đạt được tư duy và cảm nghĩ cao cả.
    Khi Thiền đã trở thành chủ quan, nghĩa là khi tâm trí của người Thiền mở rộng vô hạn đến nỗi không ý thức cá nhân nào còn tồn tại, đó là lúc đã đạt được Đồng Nhất Vũ Trụ, gọi là ?oSamadhi?, trạng thái này được gọi là ?oAnandam? hoặc Chân Phúc Vũ Trụ vì ý thức hoàn toàn được giải thoát khỏi những trói buộc của bản ngã và đồng hoá vào Ý Thức Duy Nhất mênh mang trong vũ trụ, nếu không, sức mạnh tâm trí sẽ bị tiêu tan vì sự phân trí nội tại và ngoại tại. Để điều khiển tâm trí trong khi Thiền, chúng ta cần có điểm tập trung. Tâm trí muốn đi đến điều gì thích thú, vì thế nhờ sử dụng một Mantra hoặc một rung động âm thanh đặc biệt, tâm trí sẽ được hướng về điều thích thú nhất ?" Ý Thức Vô Hạn. ?oMantra? theo từ nguyên, có nghĩa là ?ocái giải thoát tâm trí?. Trong khi Thiền, tâm trí ta tập trung lên từ này. Các Mantra (cái giải thoát tâm trí) là những từ của ngôn ngữ Phạn, có những tính chất sau:
    ? Nhịp nhàng
    ? Có khả năng tạo ra sự tập trung
    ? Có khả năng tạo ra ý tưởng
    Sự cần thiết của thiền
    Giảm đè nén và căng thẳng
    Thế giới ngày nay đầy những đè nén và căng thẳng về tâm trí. Con người luôn luôn tất bật mà cũng chẳng có đủ thời giờ để hoàn tất mọi việc mà họ đã hoạch định. Tốc độ và mức hoạt động cao của thế giới hiện đại đang làm tổn hại trí óc và hệ thần kinh nhạy cảm của chúng ta.
    Muốn chống trả hữu hiệu với sự đè nén và căng thẳng gây ra bởi cuộc sống trong môi trường ngày càng gay gắt này, con người cần phải đạt được sự hiểu biết sâu xa cũng như kiểm soát được trí óc của mình. Trí óc là trung khu của mọi suy nghĩ và cảm giác của chúng ta, và nó cũng là một bộ phận của con người bị tác động nhiều nhất bởi những điều kiện của môi trường sống. Muốn giảm thiểu nhưng tác dụng phụ có hại của môi trường gây ra, chúng ta phải biết điều chỉnh cách thức chúng ta liên hệ với môi trường.
    Khát vọng cái vô hạn
    Tất cả các tôn giáo trên thế giới dường như tập trung vào ba điều:
    - Khám phá chân lý
    - Nhận thức được Đấng Tối Cao
    - Đạt đến cuộc sống vĩnh cửu hoặc cõi vĩnh phúc.
    Tất cả đều nói đến một hình thức hiện hữu cao hơn và họ đã gọi điều đó bằng những cái tên khác nhau, chẳng hạn như thượng giới, thiên đường, cứu rỗi, cõi phúc, Satori, niết bàn, giải thoát.v.v. Tôn giáo bắt nguồn từ khát vọng của con người là muốn vượt lên trên cuộc sống vật chất và tâm trí để bước vào thế giới mà chúng ta gọi là cõi tâm linh. Nỗi khát vọng tinh thần này dường như là một cá tính căn bản của con người. Như một nhà ?oduy linh? đã nói, ?oCon người luôn có một niềm khát vọng về cái vô hạn?
    Ngày nay, vấn đề về cõi tâm linh đã gây ra nhiều bối rối và thất vọng. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, đã mất lòng tin vào những truyền thống tôn giáo chính thống và đã không làm cho họ đạt được các mục tiêu. Nhiều vấn nạn đã được đưa ra, không biết các tôn giáo có biểu hiện được những gì mà các người đề xướng đã nêu ra hay không. Có điều gì bị bỏ quên hay không? có phải đức tin đã trở thành dị đoan hay không? Hoặc nhận thức đã trở thành giáo điều?
    Những làn sóng thức tỉnh mới về tôn giáo và tâm linh đã sống dậy từ những đổ nát của các tôn giáo lạc hậu, nhấn mạnh đến chính yếu tính của nhiệm vụ của họ: kinh nghiệm và nhận thức về Chân lý. Trong số những phong trào tâm linh mới thức tỉnh này, khoa học cổ xưa của Yoga và Thiền, bắt nguồn từ phương Đông, ngày càng được phương Tây quan tâm. Một trong những lý do của tình hình này là phương pháp thực tiễn và khoa học của nó.
    Cùng với trào lưu tiến bộ của khoa học kỹ thuật...giới trẻ ngày nay không sẵn sàng chấp nhận bất cứ lý thuyết hoặc giáo điều nào nếu nó không phù hợp với những khám phá khoa học và không dựa trên luận lý.Yoga nhấn mạnh khía cạnh thực tiễn của con đường tâm linh chúng ta. Nó không cần đến vẻ hào nhoáng bên ngoài, cũng không cần đến những bước lễ nghi hoặc chấp nhận kinh điển nào.
    Người ta có thể thuộc bất cứ đức tin nào (hoặc không có đức tin nào cả) mà vẫn tham gia vào Yoga và Thiền. Vì thế nên không có tranh chấp giữa Yoga và các tín điều tôn giáo. Thường xuyên luyện tập Thiền giúp cho con người được sáng suốt hơn trong tín điều của mình (hoặc không có tín điều nào) vì chân trời tâm trí dần dần mở rộng và con người sẽ dễ tiếp nhận trạng thái thăng hoa của nhận thức.
    Một số chỉ dẫn để thiền định được nhanh hơn
    Để có thể tiến bộ nhanh trong thiền định, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn sau:
    ? Không ngắt quãng
    Hãy ngắt chuông điện thoại. Hãy để bạn bè và gia đình bạn biết rằng đây là quãng thời gian mà bạn không muốn bị quấy rầy. Hãy đóng cửa và để thế giới thường nhật ở bên ngoài. Cuối cùng gia đình bạn sẽ tôn trọng mong muốn của bạn được yên tĩnh và một mình trong khoảng thời gian này.
    ? Tập luyện hai lần một ngày không thay đổi
    Để có thể đạt trạng thái ý thức cao hơn, điều quan trọng là bạn cần xây dựng thói quen thiền định thường xuyên hàng ngày. Thậm chí ngay khi bạn thiếu thời gian, hãy thiền tối thiểu vài ba phút, hai lần một ngày không thay đổi.
    ? Luyện tập vào một thời gian cố định trong ngày
    Hãy thiền định thường xuyên hàng ngày vào cùng một thời gian, nhờ vậy đến giờ thiền, tâm trí bạn sẽ tự nhiên hướng tới việc thiền. Thời gian tốt nhất cho thiền định là vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn (trước khi ăn sáng và ăn tối). Thời gian vào khoảng nửa đêm, trong sự yên tĩnh của buổi tối cũng rất tốt cho thiền định, trước khi bạn đi ngủ.
    ? Thiền định khi bụng rỗng
    Sau khi ăn, năng lượng của cơ thể tập trung vào các cơ quan tiêu hoá, tâm trí trở nên trì trệ và khó tập trung hơn. Do vậy luôn tập thiền khi bụng đói. Một cách tốt nhất để duy trì việc tập thiền thường xuyên đó là tuân thủ qui tắc ?ochưa thiền, chưa ăn?. Chỉ ăn sáng và ăn tối sau khi thiền định.
    ? Hãy dành một nơi đẹp đẽ để thiền định
    Ngay khi phòng bạn chật, hãy dành một góc cho việc thiền. Giữ nó sạch sẽ và tươi mát (có thể bằng cây cảnh, các tranh ảnh tạo cảm hứng, thảm hoặc đệm để thiền...). Cố gắng thiền định ở đó thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng thấy rằng chính không khí (?osóng rung?) của nơi đó giúp bạn trong thiền định.
    ? Giữ cột sống thẳng
    Trong khi thiền sâu có một luồng năng lượng mạnh mẽ chạy dọc cột sống lên não. Nếu ngồi cong hoặc gập người sẽ ngăn cản luồng năng lượng này, cản trở hơi thở và giảm sự tập trung của tâm trí. Do đó điều quan trọng là bạn phải ngồi càng thẳng càng tốt. Ngồi trên mặt cứng như sàn nhà, chứ không phải trên giường đệm. Đặt một cái đệm nhỏ dưới mông có thể giúp bạn ngồi thẳng lúc ban đầu; nhưng cách tốt nhất là tập asana. Các bài tập co giãn, vặn mình của asana giúp cho cột sống khoẻ và linh hoạt, nhờ vậy bạn có thể ngồi thẳng người một cách thoải mái.
    ? Tham gia thiền tập thể thường xuyên
    Vài tuần đầu tiên khi tập thiền là quãng thời gian khó nhất, khi tâm trí vẫn hướng ngoại do thói quen, người tập thiền cảm thấy khó kiểm soát tâm trí bất an và hướng nó vào bên trong. Do vậy, các thiền sư của mọi thời đại đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết giao với những người tập thiền khác, đặc biệt là tham gia thiền tập thể, nơi mà năng lượng tâm trí tập thể sẽ giúp cá nhân nâng cao tâm trí của bản thân. Thiền tập thể ít nhất một tuần một lần là thiết yếu với những ai thực sự muốn tiến bộ nhanh.
    ? Đọc những sách tinh thần
    Để giữ tâm trí được nâng cao trước những ảnh hưởng thường là tiêu cực của thế giới vật chất xung quanh, điều cần thiết là hàng ngày phải đọc những sách có tác dụng nâng cao tinh thần ?" có thể là sau khi thiền, khi mà tâm trí sáng sủa và yên tĩnh.
    ? Tắm sơ trước khi thiền
    Kỹ thuật này của yoga giúp làm mát cơ thể và làm trong sạch tâm trí. Nó nạp lại năng lượng ngay lập tức và cũng làm tâm trí yên tĩnh và sẵn sàng cho việc thiền định sâu. Đầu tiên dội nước mát vào bộ phận sinh dục; sau đó vào hai chân từ đầu gối trở xuống; sau đó vào hai tay từ khuỷu tay trở xuống. Sau đó, ngậm một ít nước vào miệng, tạt nước mát vào mắt mở, mười hai lần. Uống nước ?obằng mũi?: giữ một ít nước trong lòng bàn tay và ngửa đầu ra phía sau và cho nước chảy vào mũi; sau đó nhổ nó ra bằng miệng. Rửa sạch miệng bằng nước và họng bằng ngón tay giữa. Rửa tai và phía sau tai; sau đó rửa sau cổ (dùng nước mát, không dùng xà phòng). Khi có thể, hãy tắm nước mát toàn thân trước khi thiền.
    ? Hãy kiên nhẫn với sự tiến bộ của mình
    Hãy nhớ rằng sau nhiều năm hoạt động hướng ngoại, thật không dễ cho bạn đột nhiên bỏ qua thế giới bên ngoài và tập trung hoàn toàn vào thế giới bên trong.
    Do vậy đừng nản chí nếu bạn chưa đạt kết quả ngay trong thiền định - nếu như bạn không tập trung được ngay, thậm chí còn có nhiều suy nghĩ hơn trước kia! Điều này hoàn toàn tự nhiên. Thực ra, bạn đang tiến bộ dù bạn có nhận ra điều đó hay không: chính cố gắng ngồi và tập trung làm tâm trí của bạn mạnh lên từng ngày. Do vậy hãy thiền đều đặn: bạn sẽ nhận ra những thay đổi trong cuộc sống của bạn nhờ sự cố gắng đó... bạn sẽ cảm nhận được sự yên tĩnh ngọt ngào và hạnh phúc bên trong.
  6. chunghynam

    chunghynam Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Toàn sì pham vớ vỉn
    Có biết một chút chi chi gì về y lý hay bệnh dược học đâu mừ cứ tinh vi con chim ri
  7. 1292005

    1292005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Rất mừng vì topic có nhiều người vào chia sẻ. Bản thân mình cũng muốn được nghiên cứu và học hỏi để có thể chữa và phòng tránh căn bệnh này. Tuy nhiên mình có một người thân bị vướng phải căn bệnh này, và cũng đã một thời gian rất dài. Hiện tại đã mời được bác sỹ từ phòng khám Tuna đến tận nhà khám bệnh rồi. Được chuẩn đoán là TD (K biết là gì) rối loạn lo âu ám ảnh. Tuy nhiên mình chỉ được nhờ đi mua thuốc mà ko gặp được trực tiếp bác sỹ cho nên mạnh dạn hỏi các cao thủ trên này nhiều thông tin một chút về chẩn đoán này:
    - Nguyên nhân
    - Các giai đoạn
    - Cách chữa trị
    - Các nguồn thông tin tham khảo.
    Hiện tại thì người bệnh cũng đã cao tuổi nên chắc là cũng khó có thể trở lại hoặc khỏi hẳn, chỉ mong là có thể chữa trị được và làm cho tinh thần bệnh nhân khá lên.
    Mình cũng up luôn đơn thuốc lên trên này, để hỏi ý kiến về những tác dụng của nó và nguồn mua thuốc đảm bảo nhất^^
    1. Zoloft 25mg x1viên ( sáng)
    2. Dogruatil 50mg x 2 viên ( sáng, tối)
    3. Berocar x1 v ( sáng)
    Toàn bộ thuốc này dùng trong 5 ngày. Sau đó sẽ khám lại.
    Cám ơn và mong tin mọi người rất nhiều.
    Mỗi ngày làm một việc thiện
  8. MRVToHo

    MRVToHo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Ông là đàn ông mà tính nhỏ mọn như đàn bà.
    Bài của em nó còn có cái để tham khảo, còn mấy bài spam của ông nó còn tệ hơn sh*t.
    Tôi thật, ông nói nghe thối bỏ mẹ!
  9. chunghynam

    chunghynam Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/08/2008
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Hỡi người anh em: Đừng nên bám gấu váy của phụ nữ để mà lấy lòng như vậy, khách quan nên nha
  10. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Tôi cũng từng có người nhà bị bệnh này nhưng mức độ nhẹ , RỐI LOẠN LO ÂU không phải là một bệnh mà là triệu chứng , rối loạn lo âu thường đi kèm ám ảnh sợ hãi , có nhiều loại ám ảnh sợ hãi như : sợ độ cao , sợ động vật như chuột , gián , sợ xã hội , v v . RLLA cũng chia ra làm nhiều loại như :
    - RỐI LOẠN LO ÂU LAN TOẢ ( GAD ) , ở dạng này bệnh nhân luôn cảm thấy lo sợ mơ hồ về một điều gì đó không rõ ràng , bất cứ sự việc gì cũng làm cho bệnh nhân lo âu hoặc sợ hãi .
    - RỐI LOẠN LO ÂU CƯỠNG BỨC ( OCD ) , ở dạng này bệnh nhân luôn cảm thấy bắt buộc phải có một hành động nào đó mặc dù không cần thiết , ví dụ : luôn luôn thấy cần phải rửa tay vì sợ có vi trùng gây bệnh bám vào tay .
    - RỐI LOẠN LO ÂU SAU CHẤN THƯƠNG , những người sau khi trải qua ca chấn thương như tai nạn hoặc phẫu thuật thường bị ám ảnh về nó , nếu nhìn thấy một hoàn cảnh tương tự họ sẽ bị cơn hoảng sợ .
    RLLA nếu để nặng sẽ đi kèm với trầm cảm .

Chia sẻ trang này