bệnh trầm cảm Bạn thân của mình bị bệnh trầm cảm , cũng đã gần 1 năm rồi . Làm sao để mình có thể giúp bạn ấy đây các bạn ? Các bạn tư vấn mình với
Xin phép post bài của bạn huyenthoaihothu Tôi khuyên bạn, nếu một lần nữa bạn rơi vào cơn trầm cảm, bạn hãy để ý là nó không tự nhiên mà xuất hiện. Tất cả các cơn trầm cảm đều theo sau những ý nghĩ tiêu cực bi quan về đời sống. Vì người bệnh trước đó có quá trình dài nuôi dưỡng các ý nghĩ tồi tệ về cuộc sống, mỗi ý nghĩ tồi tệ này sẽ kéo theo một cảm giác chán chường, tuyệt vọng, đau khổ. Lâu dần, nhiều dần, đầu óc và cơ thể bạn tích chứa toàn cảm giác buồn chán, não nề, đến một lúc nào đó cơn trầm cảm sẽ xuất hiện theo quán tính. Hễ chỉ nghĩ đến một chuyện không hay nào đó trong đời sống, thì toàn bộ nền tảng của các cảm xúc đen tối bi đát đã tích cóp trước đó sẽ đồng loạt xuất hiện & nhấn chìm bạn vào trong cơn khủng hoảng. Lúc đó bạn đã ở trong một quá trình dài thê thảm rồi, không có sức chống đỡ những đợt sóng tàn phá ghê gớm của nó, và một cách tự nhiên là nghĩ đến cái chết như một lối thoát. Chỉ cần bạn hiểu cơ chế của cơn trầm cảm là vận hành theo quán tính của rất nhiều suy nghĩ bi quan tiêu cực trong một quá trình dài, thì bạn sẽ có cách để điều trị nó đúng hướng. Trước hết bạn nhận ra cơn trầm cảm bám đuôi một suy nghĩ tiêu cực nào đó, bạn sẽ thấy chính ý nghĩ tiêu cực này là thủ phạm gây ra cảm giác đau khổ. Ví dụ bạn nghĩ đến một người ghét bạn trong lớp học, ý nghĩ này gây cho bạn cảm giác căng thẳng, nặng nề, bạn sinh cảm giác ghét lại người đó, ý nghĩ này lại gây cảm giác khó chịu, nóng bức. Rồi bạn lại nghĩ đến nhiều người khác đối xử không đẹp với bạn, các cảm giác khổ sở được nhân lên nhiều lần, và rồi bạn quy kết đời sống này là như vậy, chả có gì hay ho đẹp đẽ, tất cả là giả dối, lừa bịp, thù ghét .. và thế là bạn mất hết hứng thú với đời sống. Bạn sống trong tình trạng chán nản, lo âu, rầu rĩ trong thời gian dài, đến một lúc nào đó, chỉ cần một ý nghĩ tồi tệ khởi lên, thì đã đủ kéo theo cơ trầm cảm xuất hiện và hoành hành bạn dữ dội. Lúc này bạn chỉ cần chấm dứt suy nghĩ đầu mối gây đau khổ cho bạn, thì bạn sẽ ngạc nhiên là cơn trầm cảm tự nhiên dừng lại. Dừng lại nhưng chưa tan biến, theo thói quen suy nghĩ tiêu cực, bạn lại nảy ra ý nghĩ về các xung đột, về các mất mát, các ý nghĩ quy kết bi quan về cuộc đời, và cơn trầm cảm lại tái xuất. Nó chính là bóng ma bám theo các kết luận đen tối về xã hội và về chính bản thân bạn. Bạn chỉ cần chấm dứt theo đuổi các suy nghĩ này, thì cơn trầm cảm sẽ lại dừng lại. Tôi không bảo bạn dừng cảm giác khủng khiếp đang xảy ra bên trong bạn, vì bạn không phải thiền sư, không có năng lực tác ý huỷ diệt phiền não. Bạn chỉ cần dừng các ý nghĩ tiêu cực về xã hội và về bản thân lại, thì các cảm giác kinh khiếp kia cũng tự động dừng lại. Vì nguyên lý của cơn trầm cảm là "xuất hiện theo sau các ý nghĩ tiêu cực về bản thân và xã hội". Chỉ cần dừng suy nghĩ về chuyện này, thì cơn trầm cảm cũng dừng lại. Xong phần "dừng" cơn trầm cảm. Tôi sẽ nói tiếp về phần "diệt" và chuyển sang đời sống hạnh phúc. Ở đây tôi vận dụng Tứ Chánh Cần trong đạo Phật : ngăn ác, diệt ác, tìm thiện, tăng trưởng thiện. Tuy nhiên ở đây bạn không phải áp dụng như một người tu hành mà chỉ ở mức độ vừa đủ để chữa trầm cảm - căn bệnh đang dụ bạn nghĩ về cái chết. Và vì vậy, để áp dụng Tứ Chánh Cần, bạn hãy coi "Ác" ở đây chính là các ý nghĩ bi quan chán chường tuyệt vọng về bản thân bạn và những người khác. Việc đầu tiên là bạn cần dừng chúng lại mỗi khi thấy cơn trầm cảm nổi lên. Bạn sẽ ngạc nhiên và bắt đầu thích thú vì bạn có thể dừng chúng lại, vì chúng chỉ là những bóng ma bám đuôi các suy nghĩ tuyệt vọng do chính bạn tạo ra thôi. Phương châm là : ngăn ý nghĩ tiêu cực, diệt ý nghĩ tiêu cực, tìm ý nghĩ tích cực, tăng trưởng ý nghĩ tích cực. Vì nguồn cơn của trầm cảm là các ý nghĩ tiêu cực gây ra cảm giác não nề bi ai cho bạn, thì nguồn cơn của hạnh phúc sẽ là các ý nghĩ tích cực, các ý nghĩ này sẽ đem lại cảm giác an lành, thanh thản cho bạn. Tiếp theo tôi sẽ nói về phần "diệt" , vì chỉ "dừng" thôi thì chưa đủ. Nguyên nhân trầm cảm có thể đến từ xã hội, gia đình, và bản thân tố chất của một người. Một xã hội phát triển kinh tế càng nhành thì càng nhiều người bị trầm cảm, có lẽ do phải cạnh tranh khốc liệt nên quan hệ xã hội có nhiều vấn đề hơn. Nếu bạn rơi vào khủng hoảng vì nguyên nhân này thì hãy tạm dừng công việc lại, điều trị cho dứt hẳn rồi hãy tính sau. Nếu nguyên nhân từ gia đình, hãy nói chuyện với mọi người để tìm cách giải quyết. Tôi có tư vấn giúp một người, bữa cơm gia đình nhà đó là khoảng thời gian duy nhất cả nhà gặp nhau trong ngày. Nhưng từ khi cậu ta bắt đầu lớn đến khi trưởng thành, mười mấy năm ròng, lúc nào trong bữa ăn bố cậu ta cũng ra rả những chuyện căng thẳng trong công việc : "đời toàn lang sói". Sau những cay nghiệt của công việc là quay ra xỉ vả từng người trong gia đình vì ông ta không thấy vừa ý với sự phát triển của họ. Bữa ăn nào cũng là địa ngục đối với cả gia đình trong 15 - 16 năm, và nhân sinh quan của hai đứa con cũng đen như sông Tô Lịch. Cả hai đứa vừa mất niềm tin vào bản thân vừa có thái độ sống nghi hoặc với hầu hết mọi người, chẳng mấy tin ai. Và cả hai sau này đều bị trầm cảm. Cuối cùng là một người có thể mang gene trầm cảm bẩm sinh. Đối với nguyên nhân này thì có thể biết nếu người đó bị từ nhỏ. Đối với trường hợp này thì tôi chỉ biết khuyên họ hãy học thiền của một vị thiền sư có uy tín để thư giãn tinh thần và tạo nền tảng tích cực trong suy nghĩ, vì các pháp thiền đều dạy người ta suy nghĩ tích cực. Quan trọng hơn là bạn sẽ có niềm an lạc kỳ diệu sau một gian đều đặn hành thiền. Cảm giác hạnh phúc này không phải do thoả mãn cái gì trong đời sống mà nó tự nhiên sinh ra, miễn là bạn hành thiền đều, và nó có tác dụng điều chỉnh tinh thần bạn rất tốt. Ngoài ra thì cũng nên chơi thể thao, để có vận động thể chất.
Bạn nên nói rõ một chút về bạn mình để mọi người có thể đưa ra ý kiến giúp đỡ cụ thể hơn. Ví dụ như bạn ấy bao nhiêu tuổi, nam - nữ, còn đi học hay đã đi làm, môi trường gia đình, thể trạng... Trạng thái tâm lý buồn chán bi quan kéo dài có thể chưa hẳn là trầm cảm, tuy nhiên nếu kéo dài thì nguy cơ mắc bệnh và chữa trị sẽ khó hơn.
Ha, đọc bài viết của huyenthoaihothu hay ghê nên tôi cũng muốn nói một chút. Đầu tiên tôi không đồng ý với quan điểm gien trầm cảm chút nào. Theo tôi thì gien và các cấu trúc sinh học rất quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định, nhất là đối với vấn đề nhận thức hoặc tinh thần. Nó giống như tiền chẳng hạn, tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng tiền không phải là hạnh phúc. Việc đổ lỗi cho tiền làm cho không hạnh phúc cũng tương tự việc đổ lỗi cho gien (cách dùng từ) có thể khiến người đọc cho rằng gien đóng vai trò quan trọng. Gien chỉ là phần cứng, giống như đôi mắt (hoặc camera), có thể tốt hoặc kém, cận thị, loạn thị,.. nhưng đôi mắt (hoặc camera) không thể quyết định được hình ảnh mà một người nhìn thấy. Cái này thuộc về môi trường và xã hội xung quanh quyết định, cái mà một người sẽ nhìn Quay trở lại vấn đề chính, như huyenthoaihothu đã nói, hãy khuyên bạn của bạn thay đổi cách suy nghĩ. Nói thế nào nhỉ, cách suy nghĩ và thái độ là nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên cảm giác của một người, không phải là môi trường xung quanh. Tôi muốn nói thế này, bạn hãy khuyên người bạn của bạn như sau. Nếu bạn đã cảm thấy chán nản, chán đời, đau khổ, khó chịu, vậy đừng gây những điều đó cho người khác. Nếu chán tất cả, hãy luôn giữ thái độ và lời nói chân thành nhất đến người khác, bởi vì bạn không còn gì để phải tranh giành, đấu tranh, giành giật với người khác nữa. Nếu thực sự đã chán nản, hãy cố thủ trên thành luỹ cuối cùng này. Hãy luôn nói những lời tốt nhất một cách thật lòng nhất đến mọi người, với mong muốn và cầu chúc cho mọi người luôn được hạnh phúc và không phải đau khổ như mình. Cách suy nghĩ gây ra cảm giác ngay lập tức bạn ạ. Hãy hiểu điều này rồi hãy khuyên bạn của bạn. Ngay khi bạn nhớ đến một việc khó chịu, bạn sẽ khó chịu ngay lập tức, NGAY LẬP TỨC, bạn hiểu không? Ngay khi suy nghĩ rằng bạn có thể bị mất công việc, hay mất tiền, hay mất tình cảm, hay mất gì đó bạn sẽ cảm thấy lo lắng, khó chịu NGAY LẬP TỨC. Đó là vì cách suy nghĩ gây ra cảm giác và cảm giác sẽ làm bạn khó chịu, đau khổ, bực bội, trầm cảm.. Không những thế, cách suy nghĩ sẽ dẫn tới hành động. Và bạn nên biết, một hành động trong quá khứ không chấm dứt trong quá khứ, nó sẽ kéo theo sự việc đến hiện tại và tương lai và gây ra cảm giác cho bạn tuỳ vào hành động đó. Một hành động trong quá khứ có thể gây cho bạn cảm giác ân hận, hối hận, mặc cảm, đau khổ, khó chịu, bực mình,.. khi bạn nhớ lại nó. Hãy hành động sao cho mình không phải chịu hậu quả từ nó về sau. Vì không hiểu, người ta suy nghĩ, hành động, rồi chịu hậu quả của nó, lại tiếp tục suy nghĩ và hành động theo hướng đó, cứ như vậy lấn sâu vào đau khổ Cái gì bạn thích, người khác có thể cũng thích. Nếu bạn làm người khác giận, họ sẽ tìm cách trả đũa. Con người rất nhạy cảm và thông minh ở khoản này. Cho nên, trong khi giao tiếp, hãy đối xử chân thành nhất, bởi mọi người luôn nhạy cảm, khi biết được đối xử chân thành, có thể họ sẽ đối xử tốt lại, còn nếu bị đối xử không tốt, người khác cũng sẽ trả đũa. Mọi người đều rất nhạy cảm, dù bề ngoài có thể tỏ ra cứng rắn hoặc không quan tâm. Một hành động chỉ có thể gây ra những cảm giác khó chịu khi nó mang những biểu hiện tiêu cực. Hoặc hành động đó không tốt cho người khác, hoặc không tốt cho bạn, hoặc không tốt cho cả hai. Vd bạn chiều lòng người khác làm thiệt hại lợi ích của mình, bạn có thể sẽ có lúc ân hận, nuối tiếc vì hành động đó. Hoặc bạn vì lợi ích của mình gây đau khổ cho người khác, khi nhớ lại hành động đó, nhớ lại con người đó, có thể bạn sẽ thấy khó chịu. Tôi không biết phải diễn đạt như thế nào, vì bạn đã suy nghĩ về việc hại người khác, bản thân suy nghĩ đó đã gắn liền với cảm giác khó chịu, và chỉ khi bạn khó chịu, bạn mới suy nghĩ hại người khác. Như vậy một hành động tốt cho cả người khác và chính mình, được cân nhắc cẩn thận trên lợi ích lâu dài sẽ luôn mang lại cảm giác dễ chịu và hạnh phúc. Không thể có sự trầm cảm xuất hiện ở đây Vì vậy, hãy khuyên bạn của bạn, bằng tất cả thái độ và sự chân thành, hãy đối xử tốt, nói lời nói tốt với tất cả mọi người. Không phải vì để mong rằng mọi người đền đáp, mà vì chính cách suy nghĩ và hành động đó không thể mang lại các cảm giác đau khổ. Đây là sự khôn ngoan, không phải là sự đạo đức giả. Đạo đức giả sẽ mạng lại cảm giác đau khổ, bởi vì bạn chỉ có thể lừa được người khác, KHÔNG BAO GIỜ có thể lừa được cảm giác của chính bản thân mình Chỉ một điều đơn giản đó nhưng rất khó thực hiện đấy. Lúc đầu có thể một người định làm như vậy, nhưng khi sự việc vừa diễn ra, người đó lại bị sự việc cuốn hút theo thói quen nên quên mất ý định ban đầu. Việc đó là bình thường, không vượt qua được thì hãy ghi nhớ để lần sau có thể làm được, chỉ đơn giản là luôn suy nghĩ, nói, hành động bằng tất cả sự chân thành đến lợi ích của mình và người khác. Hiệu quả sẽ rất nhanh. Tôi ví dụ thế này, chẳng hạn có hai quốc gia, cả hai đều có vũ khí. Không ai muốn bỏ nó đi và họ luôn có xu hướng chạy đua vũ trang, nghĩa là càng tăng thêm trang bị và số lượng, chỉ để đảm bảo vượt trội đối phương. Nếu không có ai chủ động bắt tay trước, sự việc sẽ không bao giờ dừng lại, mặc dù cả hai bên có thể đều không thích chiến tranh. Cuộc sống cũng vậy, để đối phó với cuộc sống, người ta luôn có xu hướng chạy đua, cạnh tranh nhau, thái độ này ngăn cản tất cả sự thông cảm, sự bình yên, dù ai cũng thích sự bình yên và được thông cảm. Nhưng người ta luôn nói dối vì người khác cũng luôn nói dối, người ta luôn gồng mình vì người khác cũng luôn gồng mình, luôn cố tỏ ra quan trọng để có lợi thế, hơn người,.. Dù không ai muốn như vậy, nhưng mọi người luôn làm như vậy, vì xã hội luôn là như vậy. Như thế, nếu một người không tự mình chủ động hoà giải với xã hội trước thì không bao giờ người đó có thể hi vọng xã hội sẽ thay đổi mà đối xử với tốt được. Hãy chủ động bắt tay trước, chủ động đối xử chân thành với người khác trước, đây chính là vì lợi ích của chính bản thân mình. Và cần phân biệt, chủ động đối xử tốt không có nghĩa là dễ dãi và chiều lòng mọi người một cách bừa bãi, khi đó chỉ là biểu hiện của sự yếu đuối, sẽ dẫn tới đau khổ và trầm cảm. Ở đây tôi muốn nói với bạn là một người còn tỉnh táo để bạn có thể hành động. Còn đối với một người đang suy sụp, có thể lý lẽ không có tác dụng nhiều đâu, hoặc hoàn cảnh không cho phép, hãy sử dụng sự chân thành và sự thông thái từ trái tim của bạn. Hi vọng bạn có thể hiểu và giúp được bạn của mình!
Bây giờ mới biết bác huyenthoaihothu lập topic ở đây, bạn có thể xem qua này http://ttvnol.com/forum/duongsinh/1153755.ttvn Nên biết rằng cảm giác là cảm giác, nó không phải từ trên trời rơi xuống, nó có nguyên nhân của nó, và luôn luôn có nguyên nhân của nó.