1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh trĩ là gì? tư vấn qua bài viết dưới đây

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi kullkio90, 30/01/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kullkio90

    kullkio90 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2017
    Bài viết:
    524
    Đã được thích:
    0
    Bệnh trĩ là gì mà khiến cho nhiều người phải khiếp sợ mỗi khi nhắc đến, đặc biệt là những người đang gặp phải bệnh lý này. Bệnh trĩ gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

    Bệnh trĩ là gì ?

    Bệnh trĩ là tình trạng búi tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị sa ra ngoài niêm mạc do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch. Trĩ là bệnh lý có tỷ lệ mắc rất cao ở trong dân số, không phân biệt giới tính (cả nam và nữ), không phân biệt tuổi tác (cả già lẫn trẻ đều có thể mắc bệnh).

    Bệnh trĩ được chia ra làm 4 loại chính là:

    +Trĩ nội: các búi trĩ ở trên đường lược, thường có 3 búi trĩ ở vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ.

    +Trĩ ngoại: búi trĩ hình thành ở dười đường lược, lòi ra khỏi hậu môn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

    +Trĩ hỗn hợp: bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

    +Trĩ vòng: có nhiều búi trĩ hình thành liên tục với nhau.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ

    Các yếu tố làm suy yếu thành mạch máu, làm suy giãn tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt làm việc, quá trình đại tiện, yếu tố di truyền, tuổi tác… là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ:

    +Chế độ ăn uống: thói quen ăn quá nhiều chất đạm, dầu mỡ, ít rau củ trái cây, thiếu chất xơ dẫn tới hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, phân khô gây khó khăn cho quá trình đại tiện, dễ làm tổn thương đám rối tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn. Cùng với việc uống không đủ nước gây thiếu nước cho quá trình tiêu hóa thức ăn, làm suy yếu sự co bóp của trực tràng, hậu môn.

    +Thói quen sinh hoạt làm việc: ngồi quá lâu, lười vận động khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng, gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, làm tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch suy giãn, sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ.

    +Quá trình đại tiện: không chỉ táo bón mà tiêu chảy kiết lỵ kéo dài thường xuyên cũng có thể gây ra bệnh trĩ ngoại do dễ làm tổn thương niêm mạc trực tràng.

    +Yếu tố di truyền: Có những người ngay từ khi sinh ra đã bị suy yếu thành các tĩnh mạch trực tràng bị suy yếu

    +Tuổi tác: tuổi càng cao thì cấu trúc, chức năng của hệ tiêu hóa càng yếu kém nên dễ hình thành bệnh trĩ.

    Các triệu chứng của bệnh trĩ

    Khi mới khỏi phát bệnh trĩ thường ít có các biểu hiện triệu chứng rầm rộ và quá rõ ràng, người bệnh sẽ không cảm thấy quá bất tiện, có thể chịu đựng được. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ nhỏ, không sa trễ ra ngoài kể cả khi đi đại tiện, các tĩnh mạch giãn cương tụ, đội niêm mạc phồng lên vào trong lòng trực tràng. Người bệnh trĩ thường có các biểu hiện ngứa vùng hậu môn, đau rát khi đại tiện và có thể chảy máu.

    Bệnh càng phát triển, búi trĩ càng lớn thì các triệu chứng trên sẽ càng xuất hiện nhiều và nặng nề hơn. Do đó khi mới bắt đầu có các biểu hiện bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để chẩn đoán bệnh, điều trị càng sớm càng tốt.

    Cách phòng ngừa bệnh trĩ là gì ?

    Để phòng ngừa bệnh trĩ, chúng ta nên có chế độ ăn uống khoa học:

    +Bổ sung nhiều rau quả, giúp bổ sung hàm lượng chất xơ cho cơ thể, nhằm nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, giảm hiện tượng táo bón. Nên ăn nhiều các loại rau quả có tác dụng nhuận tràng như rau diếp cá, quả đu đủ, khoai lang.

    +Nên uống nhiều nước trong ngày để phân mềm ra cũng như tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày vào 1 giờ cố định.

    +Hạn chế các đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ hay các đồ uống chứa chất kích thích… vì dễ gây ra tình trạng táo bón làm tổn thương niêm mạc trực tràng.

    Đồng thời nên hạn chế ngồi nhiều, đứng nhiều quá lâu và kết hợp tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.

Chia sẻ trang này