1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em và cách điều trị

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi laasd16, 13/02/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laasd16

    laasd16 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2016
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    1
    Làn da của trẻ em rất mỏng và hồng hào nên rất dễ bị gặp các vấn đề về bệnh da liễu đặc biệt là bệnh viêm da dị ứng. Bệnh này khiến cho trẻ khóc nhiều vì những triệu chứng khó chịu của nó gây ra. Nếu trẻ có những dấu hiệu như khô da, ngứa ngáy, phù nề, chảy nước, bong tróc vảy,... thì rất có khả năng là trẻ đang trong giai đoạn của bệnh viêm da dị ứng và cần được điều trị sớm nhất có thể. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em thì mình xin chia sẻ thông qua bài viết sau đây.







    [​IMG]



    Viêm da dị ứng là một trong những bệnh mãn tính về da thường gặp nhất hiện nay. Đối với trẻ em, vì chưa phát triển hết nên da còn khá mỏng manh và sức đề kháng yếu nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công và phát triển thành bệnh viêm da cơ địa. Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra vào mùa đông vì thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển. Đặc biệt là những đứa trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bị mắc bệnh viêm da dị ứng và có thể tái phát nhiều lần cho đến khi đến độ tuổi nhất định.



    Biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng



    Ở trẻ nhỏ: bệnh có những giai đoạn khác nhau, với từng giai đoạn thì biểu hiện bệnh cũng khác nhau:



    - Giai đoạn cấp tính: Bạn sẽ dễ dàng phát hiện trên da bé xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, phù nề, chảy nước và ngứa nhiều



    - Giai đoạn bán cấp: Những tổn thương da ít phù hơn và bắt đầu hình thành những triệu chứng cơ bản của bệnh như khô và ngứa ngáy



    - Giai đoạn mạn tính: Ở giai đoạn này da bé bắt đầu dày lên, bong vảy và ngứa ngáy dữ dội hơn



    Ngoài ra, nếu nguy hiểm hơn thì sẽ bị bội nhiễm kèm theo những dấu hiệu như các mụn mủ, đau rát và có thể lở loét... thường xuất hiện ở những vị trí trên cơ thể như má, trán và cằm. Với trường hợp nặng hơn thì có thể lây lan xuống tay, chân và mình của bé.



    Ở trẻ lớn: Những dấu hiệu cơ bản là các sẩn màu nâu trên nền da dày và ngứa dữ dội. Những chỗ có nếp gấp thường rất dễ xuất hiện dấu hiệu này là khuỷu tay, cổ, nách, khoeo chân...



    Các mẹ nên chú ý đến trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu có những dấu hiệu như: sốt, ngứa nhiều vào ban đêm và bé khó ngủ, những tổn thương trên da ngày càng đỏ hơn, chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng hoặc nếu tổn thương da không giảm sau một tuần





    Những cách chữa viêm da dị ứng ở trẻ:



    Khi trẻ bị viêm da dị ứng thì tốt nhất là nên bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc một cách tùy tiện hay pha trộn thuốc với những chất khác vì như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.



    Nên sử dụng những thuốc có công dụng làm dịu và tái tạo lại làn da. Nên sử dụng các loại kem không có chất thơm hoặc chất bảo quản để tránh gây dị ứng cho da của bé.



    Những lưu ý trong quá trình điều trị:



    - Khi bệnh đã giảm thì vẫn tiếp tục bôi thuốc cho đến khi hết bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, không nên sử dụng một loại thuốc quá lâu, nên thay đổi thuốc sau 1 tuần.



    - Khi da bé có dấu hiệu bị bội nhiễm thì các mẹ nên sử dụng thuốc kháng sinh cho bé. Những đứa trẻ đã lớn hay những người lớn khi bị viêm da dị ứng có thể sử dụng các biện pháp trị liệu tiên tiến như chiếu tia cực tím, ánh sáng trị liệu, các thuốc ức chế miễn dịch.



    - Người bệnh nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên điều trị tận gốc để tránh bị tái phát nhiều lần.





    Cách chăm sóc khi bị viêm da dị ứng



    - Vệ sinh mỗi ngày: Khi bé bị viêm da dị ứng, các mẹ nên thường xuyên rửa sạch những vùng da bị bệnh bằng cách lấy một cái khăn sạch và mềm nhúng vào nước ấm và lau nhẹ nhàng. Với những vùng da bị nặng thì nên ngâm vào nước ấm khoảng 15 đến 20 phút rồi lau khô nhanh và bôi chất làm ẩm để ngăn chặn tình trạng bốc hơi làm khô da. Tùy theo mức độ bệnh mà ngâm từ 1 đến 3 lần trong một ngày. Lưu ý là nước ấm không quá nóng để tránh gây tổn thương trên da của bé.



    - Sử dụng chất làm ẩm: Nên thường xuyên bôi các chất làm ẩm theo chỉ định của bác sĩ ngay sau khi tắm cho bé. Khi thời tiết lạnh và khô thì nên sử dụng thuốc mỡ là tốt nhất, vì trong các loại thuốc mỡ có một ít tá dược có tác dụng kết dính nhiều hơn.



    - Giảm ngứa và kích ứng: Các mẹ nên giúp cho bé có những giấc ngủ ngon, tránh gây ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Để tránh cho bé gãi và gây tổn thường lên da thì bạn nên cắt móng tay và mang bao tay cho bé. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng histamin.





    - Không cho bé tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng, cồn... Mặc cho bé những bộ đồ có thể thấm mồ hôi tốt nhất, luôn cho bé ở không gian mát mẻ để tránh đổ mồ hôi. Không cho bé ăn những thức ăn có khả năng gây dị ứng cao, tránh tiếp xúc với súc vật hay thú nhồi bông.



    - Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, nếu phát hiện bé có những dấu hiệu của bệnh thì nên khám và điều trị sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, cũng nên chăm sóc đúng cách cho bé khi bị bệnh viêm da dị ứng ngay tại nhà cũng là điều giúp cho bệnh có thể nhanh khỏi.



    Xem thêm: Chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay

Chia sẻ trang này