1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BỆNH VIÊM DA TIẾT XÚC LÀ GÌ?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi yenyen29, 25/07/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. yenyen29

    yenyen29 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/05/2017
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Viêm da tiếp xúc là một dạng bệnh khá phổ biến của chứng viêm da. Bệnh xảy ra là do sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng hay các chất kích ứng da khiến da tổn thương mẩn ngứa. Cụ thể, các thông tin về bệnh viêm da, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa ra sao tất cả sẽ được đề cập qua bài viết dưới đây:
    Viêm da tiếp xúc là gì?
    Viêm da tiếp xúc là một bệnh phản ứng của da trước các tác nhân bên ngoài gây dị ứng như: xà phòng, dầu gội, mỹ phẩm, đồ trang sức… Triệu chứng điển hình của bệnh là da bị đỏ, sưng phù và rất ngứa. Bệnh này không truyền nhiễm hoặc đe dọa đến sức khỏe con người, nhưng lại mang đến sự khó chịu nhất định cho người mắc phải. Vậy bệnh viêm da tiếp xúc là gì và cách điều trị bệnh ra sao? Việc chuẩn bị tốt kiến thức cho bản thân giúp bạn chủ động phòng ngừa và chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc một cách tốt nhất.


    [​IMG]

    Bệnh viêm da tiếp xúc​

    Nguyên nhân của bệnh viêm da tiếp xúc
    Bệnh viêm da tiếp xúc có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh:
    Viêm da tiếp xúc dị ứng
    • Chứng này xảy ra khi làn da tiếp xúc với những hóa chất lạ gây dị ứng. Phản ứng của làn da khiến cho cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm, từ đó da sẽ bị dị ứng và kích ứng.
    • Các hóa chất này có thể ở trong các loại trang sức, gang tay cao su, nước hoa, mỹ phẩm…
    • Những người có làn da nhạy cảm sẽ dễ mắc viêm da tiếp xúc.
    • Bệnh có thể xuất hiện sau 48h khi tiếp xúc với đồ gây dị ứng.
    • Thương tổn không chỉ ở vùng tiếp xúc, mà nó còn lan tỏa ra các vùng da khác.
    Viêm da tiếp xúc kích ứng
    • Bệnh còn được gọi là chàm tay, đây là chứng bệnh thường gặp nhất trong các loại viêm da tiếp xúc.
    • Bệnh da liễu này do da tiếp xúc các loại chất độc hại cho da như: axit pin, thuốc tẩy, dầu lửa, bình xịt hơi cay….
    Viêm da tiếp xúc do côn trùng
    • Bệnh này do da chạm phải bụi phấn hoặc chất tiết của côn trùng.
    • Tiếp xúc gián tiếp với côn trùng qua quần áo, dây phơi, giày dép cũng khiến viêm da tiếp xúc xảy ra.
    [​IMG]

    Viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra​

    Các triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc
    Bệnh viêm da tiết bã cũng như bao căn bệnh viêm da khác, khi nhận biết được các triệu chứng sớm nhất tỷ lệ chữa thành công căn bệnh này là cao nhất. Sau đây là một số triệu chứng bệnh viêm da tiết bã điển hình nhất hiện nay:
    • Nổi các phát ban đỏ hoặc nổi da gà.
    • Các triệu chứng ngứa trên da, có thể nặng nhẹ tùy trường hợp.
    • Đối với trường hợp nặng còn xuất hiện mụn nước và các chất lỏng thoát ra từ da.
    • Những phát ban da có giới hạn ở các vùng da tiếp xúc.
    [​IMG]

    Triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc​

    Khi bị viêm da kích ứng có triệu chứng ngứa, nếu bệnh nhân quen tay gãi nhiều, bệnh sẽ tăng cường độ ngứa và nặng hơn, nghiêm trọng hơn là viêm da thần kinh. Gãi liên tục cũng khiến cho da bị nhiễm khuẩn, khi khỏi sẽ để lại sẹo rất xấu.

    Làm thế nào khi bị viêm da tiếp xúc
    Nếu bạn thấy mình đang xuất hiện một vài triệu chứng trên đây, cân hết sức thận trọng và đủ hiểu biết để có thể chọn được cho mình các phương pháp chữa trị hợp lí. Sau đây là các việc bạn cần phải làm khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc:
    • Sử dụng thuốc chữa viêm da tiếp xúc
    • Sử dụng thuốc mỡ chứa corticosteroide cộng với thuốc salisic, điều này có tác dụng tăng hiệu quả chữa bệnh. Tuy nhiên, sự kết hợp này cần được lưu ý sử dụng để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
    • Sử dụng kháng sinh: Các kháng sinh được khuyên dùng như pencilin, amoxcilin…Để có tác dụng nhanh, thuốc nên được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc theo đường uống. Bệnh nhân nên nhận sự tư vấn của bác sỹ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
    • Các thói quen tích cực bệnh nhân nên có
    • Vệ sinh da thật sạch sẽ: Vệ sinh cơ thể một ngày 2 lần, giúp cho cơ thể tránh được xâm nhập của vi khuẩn.
    • Môi trường sống sạch sẽ vệ sinh: Nên chăm chú dọn dẹp môi trường xung quanh, tiêu diệt côn trùng, phát quang bụi bặm.
    • Chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp: Khi ngủ nên ngủ màn để che chắn côn trùng, đóng kín cửa khi mưa bão. Các loại quần áo chăn màn không nên phơi ngoài buổi đêm để tránh việc côn trùng trú ngụ.
    Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da tiếp xúc, hi vọng độc giả sẽ chăm sóc tốt hơn bản thân và những người xung quanh. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với dongduocgiatruyen chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Chia sẻ trang này