1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh viêm gan B ( Hepatitis B )

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi BachHop, 21/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cám ơn bạn đã chia sẽ về bệnh tình of ba bạn và câu hỏi về thuốc ngừa Viêm gan B rất hay ... theo như bạn nói thì cụ ông đang trên đà phục hồi ... xin an tâm .
    G. sẽ trả lời từng câu hỏi 1 of bạn :
    1). Khi cơ thể đã có chất kháng thể ( antibodies ) of siêu vi khuẩn B ... cho dù bạn có chích thêm thuốc ngừa loại này cũng không có hại gì cả ... bạn nên an tâm , thường thì không cần thiết phải thử xem cơ thể đã có chất kháng thể chưa trước khi chích ngừa viêm gan B .
    Còn về lượng kháng thể đôi khi sẽ giảm dần nếu bạn không exposed to vi trùng này , vì vậy có vài người quan tâm cho sức khoẻ mình nên cứ vài năm là họ đi thử lại xem chất kháng thể còn đủ không ( antibodies titer ) ... nếu lượng kháng thể giảm xuống thì họ xin được chích ngừa để bảo vệ cơ thể .
    Trường hợp of gia đình bạn , vì có người thân đã bị bệnh ... nên Mẹ và chị of bạn nếu lo lắng về vấn đề này thì có thể ( nhưng không cần thiết ) chích thêm thuốc ngừa viêm gan B ( vì không biết là antibodies titer có cao đủ không ? ) .
    2). Bệnh viêm gan lây theo đường máu ... thường thì mẹ truyền sang cho bào thai ...nếu bạn lo sợ lây nhiễm thì có thể tránh dùng đồ xài chung như đủa , muỗng , ly , chén etc.. vì đôi khi miệng có những vết trầy nhỏ sẽ dễ lây ... nhưng đừng quên là bạn cũng đã có kháng thể về vi trùng này rồi ... xin an tâm .
    3). Theo những nghiêm cứu G. có trong tay , thì bệnh Ung thư Gan dễ trở lại trong vòng hai năm sau khi chữa xong lần thứ nhất ( tại sao dễ trở lại ? G. sẽ giải nghĩa ở bài sau ) .
    4). Nhưng liều thuốc hữu hiệu nhất để chữa bệnh này là phải có ý chí , hy vọng sống thì cơ hội khỏi bệnh có đến 90% ... ăn uống đầy đủ , tập thể dục điều cũng là cách chữa trị hữu hiệu khác cho chứng bệnh này .... Nếu ba bạn có đủ sức khoẻ thì nên để cho cụ đi làm , công việc vui vẽ có bạn đồng nghiệp trò chuyện sẽ thấy thời gian qua mau cũng là cách làm giảm stress .
    G. luôn rất rất hy vọng trong vài năm tới đây y khoa sẽ có phương cách mới chữa dứt hẳn tất cả các bệnh mà cho đến bây giờ chưa chữa khỏi hẳn như ung thư , tiểu đường , đau tim etc.. chắc bạn đã nghe mẫu tin về hai Drs. người Đại Hàn đã làm thí nghiệm thành công về cấy trồng cells mới ngoài ống nghiệm chớ ? đây là 1 tin tốt cho giới y học ... ( thực ra nước Mỹ đã làm tương tự như loại thí nghiệm này nhiều năm về trước , nhưng data không chính xát lắm nên không tiếp tục ) nước Mỹ cũng như các nước khác đang bắt tay để tiếp tục cái thí nghiệm này ... nếu thực sự thành công thì những người bị bệnh nan y sẽ được thay thế bằng tế bào mới để khỏi bệnh .... trong vòng chưa đến 50 ngày mà G. đã mất đi hai người thân nhất sống chung với G . từ nhỏ ... 1 người bỏ G. đi hai tháng trước và 1 người thì mới ra đi ngày hôm qua ... cả hai điều bị ung thư ... và cả ba người of G. điều hy vọng ở cái thí nghiệm này , nhưng tiếc là họ không thể đợi đến ngày đó được .
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 25/02/2004
  2. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Gửi tới bác G. một lời chia buồn sâu sắc.
    Nghe bác nói, tôi cứ nghĩ tới dự án Y khoa về việc ướp lạnh người bệnh hiểm nghèo ở nhiệt độ -196 độ Celsius để chờ đợi sự tiến bộ của khoa học trong tương lai rồi đánh thức họ dậy. Ngẫm nghĩ về Y khoa, đã 2000 năm rồi, con người vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ tiến bộ nhất định trong một số lĩnh vực như truyền nhiễm, mổ xẻ mà thôi. Còn rất nhiều vấn đề khác mà các BS chỉ có thể đứng nhìn một cách bất lực hoặc chỉ giảm thiểu được các triệu chứng mà không thể làm gì hơn. Buồn thật, bác G. nhỉ?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  3. ndungtuan

    ndungtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    1.493
    Đã được thích:
    2
    Gửi tới bác G. một lời chia buồn sâu sắc.
    Nghe bác nói, tôi cứ nghĩ tới dự án Y khoa về việc ướp lạnh người bệnh hiểm nghèo ở nhiệt độ -196 độ Celsius để chờ đợi sự tiến bộ của khoa học trong tương lai rồi đánh thức họ dậy. Ngẫm nghĩ về Y khoa, đã 2000 năm rồi, con người vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ tiến bộ nhất định trong một số lĩnh vực như truyền nhiễm, mổ xẻ mà thôi. Còn rất nhiều vấn đề khác mà các BS chỉ có thể đứng nhìn một cách bất lực hoặc chỉ giảm thiểu được các triệu chứng mà không thể làm gì hơn. Buồn thật, bác G. nhỉ?
    Thân ái

    "TỪ BI" OR NOT "TỪ BI" ?
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cám ơn Bác Tuan nhiều .
    Thí nghiệm này là tạo con người theo kiểu series đấy bác ... 1 người thành 10 , thành 20 etc.. vì vậy study này chưa thành công thì nước Mỹ đã có luật cấm sản xuất human bằng thí nghiệm này ... chỉ apply vào những người bị bệnh , cần có tế bào mới tạo ra những Organs mới ... nếu thật sự có ngày đó , thì Organs transplantation therapy sẽ không cần nữa .
  5. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cám ơn Bác Tuan nhiều .
    Thí nghiệm này là tạo con người theo kiểu series đấy bác ... 1 người thành 10 , thành 20 etc.. vì vậy study này chưa thành công thì nước Mỹ đã có luật cấm sản xuất human bằng thí nghiệm này ... chỉ apply vào những người bị bệnh , cần có tế bào mới tạo ra những Organs mới ... nếu thật sự có ngày đó , thì Organs transplantation therapy sẽ không cần nữa .
  6. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bài of @kanazawa ,Gửi lúc 19:17, 16/03/04

    G.chuyển vào
    Bạn trai của tôi bày tỏ tình cảm với tôi, nhưng lại cũng cho biết luôn là anh ta bị viêm gan B.
    Tôi đọc ở trên báo (báo gì thì quên mất rồi), thấy người ta bảo rằng người bị viêm gan B không nên kết hôn.
    Các bác thấy sao?--------------------------------------------------------------------------------------
    Báo nào lá cải vậy?
    Nếu bị viêm gan B mà không nên kết hôn thì chắc mấy người cancer hết hy vọng có tình yêu luôn.
    Nếu đã yêu nhau rồi, khó khăn nào chẳng vượt qua, còn đã không thích nhau kể cả anh ta có hút thuốc là cũng chê "hôi miệng".
    Sự thật là nếu chuyển sang ung thư hoặc thời kỳ cuối sẽ không chữa khỏi được. Mới đây có một sinh viên Việt Nam du học không may bị viêm gan chuyển sang ung thư, các bác sỹ ở Hoa Kỳ cũng bó tay. Ngay cả đối với những người này chỉ là bệnh không chữa được chứ không phải không kết hôn được. Chuyện kết hôn là tự do riêng tư của mỗi người, có những người sẵn sàng có người từ chối. Mỗi người có suy nghĩ riêng.
    Mới bày tỏ tình cảm thôi mà, sao đã lo giống như "chọn giống" vậy. Hỏi anh ta đã đến thời kỳ cuối chưa?
    Người Việt nam mà đi thử máu và xét nghiệm có khá nhiều người bị dính các loại viêm gan và lao phổi. Có điều có active hay không mà thôi
    Chắc anh ta thấy bạn con nít cho nên giỡn chơi với bạn mà thôi!
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 17/04/2004
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bài of @kanazawa ,Gửi lúc 19:17, 16/03/04

    G.chuyển vào
    Bạn trai của tôi bày tỏ tình cảm với tôi, nhưng lại cũng cho biết luôn là anh ta bị viêm gan B.
    Tôi đọc ở trên báo (báo gì thì quên mất rồi), thấy người ta bảo rằng người bị viêm gan B không nên kết hôn.
    Các bác thấy sao?--------------------------------------------------------------------------------------
    Báo nào lá cải vậy?
    Nếu bị viêm gan B mà không nên kết hôn thì chắc mấy người cancer hết hy vọng có tình yêu luôn.
    Nếu đã yêu nhau rồi, khó khăn nào chẳng vượt qua, còn đã không thích nhau kể cả anh ta có hút thuốc là cũng chê "hôi miệng".
    Sự thật là nếu chuyển sang ung thư hoặc thời kỳ cuối sẽ không chữa khỏi được. Mới đây có một sinh viên Việt Nam du học không may bị viêm gan chuyển sang ung thư, các bác sỹ ở Hoa Kỳ cũng bó tay. Ngay cả đối với những người này chỉ là bệnh không chữa được chứ không phải không kết hôn được. Chuyện kết hôn là tự do riêng tư của mỗi người, có những người sẵn sàng có người từ chối. Mỗi người có suy nghĩ riêng.
    Mới bày tỏ tình cảm thôi mà, sao đã lo giống như "chọn giống" vậy. Hỏi anh ta đã đến thời kỳ cuối chưa?
    Người Việt nam mà đi thử máu và xét nghiệm có khá nhiều người bị dính các loại viêm gan và lao phổi. Có điều có active hay không mà thôi
    Chắc anh ta thấy bạn con nít cho nên giỡn chơi với bạn mà thôi!
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 17/04/2004
  8. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    Bệnh viêm gan B
    "Xin hỏi bệnh viêm gan B lây truyền thế nào. Cần làm gì khi mắc bệnh này".
    Trả lời:
    Viêm gan siêu vi trùng là bệnh thường gặp và nguy hiểm, do nhiều loại siêu vi trùng khác nhau gây ra, với hai biểu hiện chính là hoại tử và viêm nhiễm ở gan. Cổ điển, bệnh được chia làm 2 loại: loại A và loại B. Hiện nay, y học đã phân lập được 7 loại virus gây viêm gan là virus A, B, C, D, E, F, G.
    - Viêm gan A, E và F truyền qua đường phân miệng: Người nhiễm bệnh khi nuốt phải thức ăn, nước uống chứa virus.
    - Viêm gan B, C, D và G truyền chủ yếu qua máu và dịch của cơ thể.
    Virus viêm gan B
    Virus viêm gan B có mặt khắp nơi trên thế giới, ở những người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Những người này có thể phát thành bệnh nhưng cũng có thể không. Virus viêm gan B thường có ở máu và dịch tiết của cơ thể, đặc biệt là nước bọt và dịch tiết của cơ quan sinh dục. Bệnh lây lan chủ yếu qua truyền máu và các sản phẩm máu. Tuy tỷ lệ truyền bệnh qua máu đã giảm rất nhiều so với trước kia nhưng còn một số trường hợp máu nhiễm virus vẫn được truyền vì lượng virus trong máu quá thấp, không thể phát hiện được. Ngoài ra, bệnh còn truyền qua dụng cụ tiêm truyền nhiễm virus, qua quan hệ ******** với người nhiễm bệnh.
    Những đối tượng có nguy cơ cao là người tiêm chích, người có ******** mắc bệnh, nhân viên y tế, người được ghép phủ tạng hay được truyền máu, con của những người mẹ nhiễm bệnh.
    Triệu chứng viêm gan B
    Sau khi virus viêm gan B xâm nhập cơ thể, có thể xảy ra các khả năng sau:
    1. Virus phát triển thành bệnh viêm gan B. Triệu chứng thường xuất hiện 40 ngày tới 6 tháng sau khi nhiễm virus. Cũng giống như các loại viêm gan do virus khác, bệnh có các biểu hiện: sốt nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt và đau bụng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bệnh nhẹ đến mức người bệnh không biết là mình nhiễm viêm gan. Cũng có một số trường hợp không có triệu chứng gì và bệnh chỉ thể hiện sau nhiều năm.
    Bệnh viêm gan B nặng hơn và kéo dài hơn viêm gan A. Nó có xu hướng tồn tại ở gan và gây nhiễm trùng kéo dài, dẫn tới tổn thương nặng nề tế bào gan. Trong 5-10% trường hợp, bệnh có thể trở thành mạn tính và dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn. Người bị viêm gan B có nguy cơ ung thư gan rất cao. Khoảng 1/10 bệnh nhân viêm gan B trở thành người mang bệnh và có thể truyền bệnh cho người khác.
    2. Virus bị thải ra ngoài hoàn toàn và không có triệu chứng gì ngoài sự xuất hiện của kháng thể trong máu.
    3. Trở thành người mang kháng nguyên bề mặt (HBSAg) và có thể lây cho người khác.
    Điều trị
    Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vẫn phải tiến hành điều trị triệu chứng, nâng đỡ thể trạng, tránh những thương tổn về sau.
    - Chế độ nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi trong suốt thời kỳ có triệu chứng lâm sàng. Trở lại các hoạt động bình thường một cách từ từ, kèm theo kiểm tra chức năng gan thường xuyên. Nếu tái xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng hay xét nghiệm bất thường thì lại phải nghỉ ngơi tại giường.
    - Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế khẩu phần dinh dưỡng không cần thiết trong viêm gan siêu vi trùng cấp. Thông thường, ở giai đoạn có triệu chứng, bệnh nhân nên ăn thành nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Khẩu phần nhiều đạm, nhiều đường và ít mỡ.
    - Thuốc: Không thuốc nào có thể rút ngắn hoặc cải thiện diễn biến lâm sàng của viêm gan.
    - Theo dõi: Phải thường xuyên theo dõi cả về lâm sàng và xét nghiệm sinh hoá.
    Phòng bệnh
    Có hai phương pháp phòng viêm gan B:
    - Miễn dịch thụ động: Sử dụng immunoglobulin đặc hiệu lấy từ những bệnh nhân đã khỏi bệnh viêm gan B cấp. Phương pháp này áp dụng cho những người có nguy cơ cao như sử dụng kim tiêm nhiễm virus, nuốt phải chất dịch của cơ thể có vẻ đã nhiễm bệnh hay trẻ sinh ra từ mẹ mang HBSAg
    - Miễn dịch chủ động: Tiêm vacxin chứa HBSAg tinh chế, không gây bệnh. Phương pháp này áp dụng cho những người thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trẻ sống trong vùng dịch, nhân viên y tế trong những chuyên ngành có nguy cơ cao, người nghiện hút, người quan hệ ******** bừa bãi và những người sống chung với người mang bệnh.
    Việc tiêm chủng bao gồm 3 mũi, trong vòng 3-6 tháng, mang lại hiệu quả cao, tạo sức đề kháng trong ít nhất 5 năm.
    Bác sĩ Thu Thảo
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/Giai-dap/2001/07/3B9B23DA/
    ------------------------------------
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  9. falling-rain

    falling-rain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2002
    Bài viết:
    1.197
    Đã được thích:
    0

    Bệnh viêm gan B
    "Xin hỏi bệnh viêm gan B lây truyền thế nào. Cần làm gì khi mắc bệnh này".
    Trả lời:
    Viêm gan siêu vi trùng là bệnh thường gặp và nguy hiểm, do nhiều loại siêu vi trùng khác nhau gây ra, với hai biểu hiện chính là hoại tử và viêm nhiễm ở gan. Cổ điển, bệnh được chia làm 2 loại: loại A và loại B. Hiện nay, y học đã phân lập được 7 loại virus gây viêm gan là virus A, B, C, D, E, F, G.
    - Viêm gan A, E và F truyền qua đường phân miệng: Người nhiễm bệnh khi nuốt phải thức ăn, nước uống chứa virus.
    - Viêm gan B, C, D và G truyền chủ yếu qua máu và dịch của cơ thể.
    Virus viêm gan B
    Virus viêm gan B có mặt khắp nơi trên thế giới, ở những người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Những người này có thể phát thành bệnh nhưng cũng có thể không. Virus viêm gan B thường có ở máu và dịch tiết của cơ thể, đặc biệt là nước bọt và dịch tiết của cơ quan sinh dục. Bệnh lây lan chủ yếu qua truyền máu và các sản phẩm máu. Tuy tỷ lệ truyền bệnh qua máu đã giảm rất nhiều so với trước kia nhưng còn một số trường hợp máu nhiễm virus vẫn được truyền vì lượng virus trong máu quá thấp, không thể phát hiện được. Ngoài ra, bệnh còn truyền qua dụng cụ tiêm truyền nhiễm virus, qua quan hệ ******** với người nhiễm bệnh.
    Những đối tượng có nguy cơ cao là người tiêm chích, người có ******** mắc bệnh, nhân viên y tế, người được ghép phủ tạng hay được truyền máu, con của những người mẹ nhiễm bệnh.
    Triệu chứng viêm gan B
    Sau khi virus viêm gan B xâm nhập cơ thể, có thể xảy ra các khả năng sau:
    1. Virus phát triển thành bệnh viêm gan B. Triệu chứng thường xuất hiện 40 ngày tới 6 tháng sau khi nhiễm virus. Cũng giống như các loại viêm gan do virus khác, bệnh có các biểu hiện: sốt nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn, vàng da, vàng mắt và đau bụng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bệnh nhẹ đến mức người bệnh không biết là mình nhiễm viêm gan. Cũng có một số trường hợp không có triệu chứng gì và bệnh chỉ thể hiện sau nhiều năm.
    Bệnh viêm gan B nặng hơn và kéo dài hơn viêm gan A. Nó có xu hướng tồn tại ở gan và gây nhiễm trùng kéo dài, dẫn tới tổn thương nặng nề tế bào gan. Trong 5-10% trường hợp, bệnh có thể trở thành mạn tính và dẫn đến tổn thương gan vĩnh viễn. Người bị viêm gan B có nguy cơ ung thư gan rất cao. Khoảng 1/10 bệnh nhân viêm gan B trở thành người mang bệnh và có thể truyền bệnh cho người khác.
    2. Virus bị thải ra ngoài hoàn toàn và không có triệu chứng gì ngoài sự xuất hiện của kháng thể trong máu.
    3. Trở thành người mang kháng nguyên bề mặt (HBSAg) và có thể lây cho người khác.
    Điều trị
    Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vẫn phải tiến hành điều trị triệu chứng, nâng đỡ thể trạng, tránh những thương tổn về sau.
    - Chế độ nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi trong suốt thời kỳ có triệu chứng lâm sàng. Trở lại các hoạt động bình thường một cách từ từ, kèm theo kiểm tra chức năng gan thường xuyên. Nếu tái xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng hay xét nghiệm bất thường thì lại phải nghỉ ngơi tại giường.
    - Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế khẩu phần dinh dưỡng không cần thiết trong viêm gan siêu vi trùng cấp. Thông thường, ở giai đoạn có triệu chứng, bệnh nhân nên ăn thành nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Khẩu phần nhiều đạm, nhiều đường và ít mỡ.
    - Thuốc: Không thuốc nào có thể rút ngắn hoặc cải thiện diễn biến lâm sàng của viêm gan.
    - Theo dõi: Phải thường xuyên theo dõi cả về lâm sàng và xét nghiệm sinh hoá.
    Phòng bệnh
    Có hai phương pháp phòng viêm gan B:
    - Miễn dịch thụ động: Sử dụng immunoglobulin đặc hiệu lấy từ những bệnh nhân đã khỏi bệnh viêm gan B cấp. Phương pháp này áp dụng cho những người có nguy cơ cao như sử dụng kim tiêm nhiễm virus, nuốt phải chất dịch của cơ thể có vẻ đã nhiễm bệnh hay trẻ sinh ra từ mẹ mang HBSAg
    - Miễn dịch chủ động: Tiêm vacxin chứa HBSAg tinh chế, không gây bệnh. Phương pháp này áp dụng cho những người thuộc nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao như trẻ sống trong vùng dịch, nhân viên y tế trong những chuyên ngành có nguy cơ cao, người nghiện hút, người quan hệ ******** bừa bãi và những người sống chung với người mang bệnh.
    Việc tiêm chủng bao gồm 3 mũi, trong vòng 3-6 tháng, mang lại hiệu quả cao, tạo sức đề kháng trong ít nhất 5 năm.
    Bác sĩ Thu Thảo
    http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/Giai-dap/2001/07/3B9B23DA/
    ------------------------------------
    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh
  10. harvester_of_sorrow

    harvester_of_sorrow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Cho tôi hỏi về bệnh Viêm gan B
    Tôi bị Viêm ban B mãn tính khoảng 3-4 năm nay. Tôi điều trị tại nhà suốt thời gian này bằng rất nhiều thuốc Tây (Fortex, Eganin, vv... ) nhưng chưa từng điều trị bằng thuốc Nam hay thuốc Bắc. Cứ 1 tháng uống xong thuốc tôi lại đi khám lại xem SGOT và các chỉ số khác có bình thường không. Theo lời bác sỹ thì men gan tôi và các chỉ số khác tương đối ổn định. Vào tháng đầu tiên khi tôi phát hiện bị bệnh gan B, men gan tôi tăng cao lên 83, siêu âm gan thấy ghi "Nhu mô gan không đều", sau 3-4 tháng điều trị liên tục bằng thuốc Tây (nhưng không có Interferon và Zeffix, không có tiêm thuốc gì cả), tôi đi khám lại và thấy siêu âm gan ghi "Không có dấu hiệu bất thường ở gan". Do vậy tôi yên tâm hơn.
    Tôi vẫn định kỳ 1-2 tháng đi khám đều đặn từ đó. Thế nhưng càng ngày tôi càng thấy siêu âm gan ghi, lúc đầu là "Nhu mô gan không đều", sau đó là "Nhu mô gan hơi thô", sau đó là "Nhu mô gan thô". Như vậy tôi đoán là bệnh tình của tôi trở nên xấu hơn thế nhưng men gan vẫn bình thường ổn định không hề tăng mà chỉ nằm trong mức bình thường mà thôi. Bác sỹ cũng không nói là bị sao cả, mà chỉ nói là "Ai bị gan B đều bị nhu mô gan thô" như vậy.
    Vào cuối năm ngoái, trong một lần đi nghỉ mát 1 tuần ở biển, tôi đã ăn rất nhiều đồ hải sản tôm cua. Sau một tuần đó, tự nhiên tôi thấy đau tức bên sườn phải, cảm giác như có một cái que hay cái gì đó trong đó. Đi ngoài thì phân màu sẫm nâu. Tôi đ khám bệnh thì bác sỹ nói rằng tôi còn bị cả bệnh Viêm đại tràng mãn tính.
    Gần đây tôi vẫn thấy đau tức ở sườn phải trong các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, nói chung là không thể xác định khi nào thì thấy bị đau vì có lúc đói cũng bị, có lúc ăn no cũng bị, hoặc lúc nắm đọc sách lâu cũng bị, hoặc lúc ngồi làm việc lâu trên máy tính cũng bị. Đi ngoài thì phân màu sẫm hơn đen.
    Mấy tháng nay tôi đến chỗ Hanoi Family Medical Practice khám lại Viêm gan B thì bác sỹ người Mỹ lại chỉ kê cho tôi uống Lamivuzin 1 viên 100mg/ngày, liên tục trong 6 tháng và lại nói rằng "Tôi chỉ phải kiêng rượu, bia, thích ăn gì cũng được, đọc sách, làm việc khuya sau 12h đêm cũng không sao", trong khi đó các bác sỹ người Việt suốt mấy năm qua tôi khám lại nói là "Kiêng rượu bia thuốc lá, kiêng thức đêm, kiêng ăn trứng, tanh, kiêng mỡ, kiêng lao động nặng nhọc". Lúc đó tôi thấy hơi confused.
    Tôi muốn hỏi không hiểu đó có phải là triệu chứng xơ gan không?? Hay là triệu chứng Viêm đại tràng đang xấu đi. Tôi phải làm gì bây giờ khi không có bác sỹ???
    Các bạn có thể cho tôi xin những lời khuyên tổng quát, hoặc tốt hơn là chi tiết điều trị, ăn kiêng, vv... cho Viêm gan B và Viêm đại tràng được không?? Nếu được cho tôi lời khuyên bây giờ phải đi xét nghiệm hoặc khám cái gì nữa.
    Hiện tại tôi đang đi công tác xa nên không có điều kiện đến gặp bác sỹ. Mong các bạn hết sức giúp đỡ.
    Chân thành cám ơn các bạn!

Chia sẻ trang này