1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh viêm gan B ( Hepatitis B )

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi BachHop, 21/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. gerbil

    gerbil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    So sánh thuốc điều trị viêm gan B
    Bệnh viêm gan B khá phổ biến trong vùng Đông Nam Á trong đó có Việt-nam. May mắn là phần đông người nhiễm đều tạo được kháng thể để sống chung hòa bình với siêu vi. Chỉ một số nhỏ không đủ sức tiêu diệt siêu vi, và siêu vi hoạt động lâu ngày thì có thể tiến đến xơ gan, suy gan và ung thư gan. Những trường hợp này cần phải nghĩ đến việc tiến hành điều trị.

    Mặc dù có nhiều bài báo cổ võ dùng dược thảo để điều trị viêm gan như cây chó đẻ răng cưa (Phyllantus urinaria) hay diệp hạ châu, cây artichaut, cây cúc gai (silybum marianum), cây bạch hoa xà thiệt thảo hay cây lưỡi rắn, v.v? nhưng một bác sĩ ở California cho biết một bệnh nhân Việt-nam đã thử dùng thuốc nam, sau đó xét nghiệm lại thì thấy siêu vi tăng chứ không giảm. Báo Thuốc và sức khoẻ số 287 trang quảng cáo 287/8 có đề cập đến nghiên cứu công bố trên Lancet 10.1.1988 cho biết cây chó đẻ đạt kết quả âm tính 22/37 trường hợp. Những năm đó chưa có xét nghiệm đo HBV DNA nên cần phải kiểm chứng lại các kết quả đã công bố. Do đó, thiết nghĩ biện pháp cuối cùng vẫn phải dùng tây y để điều trị trong thời điểm hiện tại.

    Hiện nay, có 3 thứ thuốc điều trị viêm gan B:

    1. Peginterferon alpha-2a ( Pegasys) của Roche tiêm mỗi tuần 1 lần trong 48 tuần. Loại cũ interferon phải tiêm mỗi tuần 3 lần. Thuốc này phải tiêm, và có thể gây phản ứng giống như bị cúm, nóng sốt, rêm mình, uể oải, đôi khi sinh trầm cảm, nên bác sĩ dè dặt không muốn cho bệnh nhân dùng nếu bệnh không nặng.

    2. Lamivudine (Epivir-HBV) của Glaxo-Smith-Kline là thuốc viên, trước kia dùng để điều trị HIV.

    3. Adefovir (Hepsera) cũng của GSK, được quảng cáo trên MIMS Việt-nam 2005 là ?o bước tiến mới trong điều trị viêm gan B? .

    Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây thực hiện tại bệnh viện Queen Mary tại Hongkong lại cho kết quả đảo ngược. Nhóm nghiên cứu này báo cáo sau 48 tuần điều trị bằng interferon, nhận thấy peginterferon ức chế siêu vi tốt hơn thuốc Lamivudine. Bảng nghiên cứu trên được công bố trên tuần san y khoa nổi tiếng của Hoa-kỳ là ?oThe New England Journal of Medicine?. Điểm yếu của nghiên cứu này là công ty dược phẩm tài trợ nghiên cứu và phân tích dữ liệu.

    Cũng trong NEJM số 06.30.05, công ty Gilead Sciences công bố kết quả nghiên cứu theo dõi trong 144 tuần về hiệu quả và tính dung nạp của Adefovir (Hepsera) ở những bệnh nhân siêu vi B mãn tính và có kháng nguyên HBeAg âm tính. Á châu và Việt-nam thường gặp loại HBV có kháng nguyên e âm, nên khó biết được siêu vi đang hoạt động hay không và chủng siêu vi này khó trị hơn chủng có kháng nguyên e dương tính.

    Nghiên cứu số 438 là một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm chứng với giả dược thực hiện ở nhiều trung tâm để đánh giá mức an toàn và dung nạp của thuốc. 185 bệnh nhân được xếp theo lối ngẫu nhiên với tỷ số 2:1 nhận adefovir hay giả dược ngày 1 lần trong 48 tuần. Đến tuần thứ 48, nhóm bệnh nhân dùng adefovir sẽ được xếp theo lối ngẫu nhiên hoặc tiếp tục uống thuốc adefovir thêm 4 8 tuần nữa (n=80) hay chuyển qua giả dược ( n=40). Những bệnh nhân lúc đầu dùng giả dược được chuyển qua adefovir (n=60). Mức công hiệu lâu dài và độ an toàn (144 tuần) được đánh giá ở bệnh nhân dùng adefovir từ tuần lễ thứ 48 đến tuần lễ thứ 96.

    Kết quả này nghiên cứu đến tuần lễ 144 được tổng hợp với nghiên cứu đến tuần lễ thứ 48 đăng trên NEJM ngày 02.27.03. Trong số những bệnh nhân trong nhóm dùng adefovir-adefovir, 71% đạt đến mức máy đo ?o Roche Amplicor Monitor" PCR Assay? không dò tìm được (< 1 000 phiên bản/ml) ở tuần lễ 96, so với 76% nhóm dùng giả dược-adefovir. Những bệnh nhân chuyển qua nhóm giả dược ở tuần lễ 48, mức HBV DNA tăng so với những người tiếp tục dùng adefovir, chỉ có 8% bệnh nhân nhóm adefovir-giả dược đạt đến mức không dò tìm được ở tuần lễ 96 (p< 0.001). Trong số những bệnh nhân điều trị bằng adefovir, 79% đạt mức HBV DNA không dò tìm được ở tuần lễ thứ 144.

    Điều trị bằng Adefovir cũng thay đổi những chỉ dấu của chức năng gan, như ALT. Tỷ lệ những bệnh nhân có mức ALT trên mức cao nhất bình thường lúc ban đầu và mức ALT trở về mức bình thường ở tuần lễ 96 là 73% ở nhóm adefovir-adefovir và 80% ở nhóm giả dược-adefovir. Những bệnh nhân chuyển qua giả dược ở tuần lễ 48, mức ALT tăng, so với những người tiếp tục dùng adefovir, chỉ 32% nhóm adefovir-giả dược giữ được mức ALT bình thường ở tuần lễ 96 (p< 0.001). 69% bệnh nhân nhóm adefovir-adefovir biểu hiện mức ALT bình thường ở tuần lễ 144. Chuyển biến huyết thanh ( seroconversion) kháng nguyên ?os? từ dương sang âm quan sát được ở 2 bệnh nhân, 1 người trong nhóm adefovir-adefovir và người kia trong nhóm giả dược-adefovir.

    Hồ sơ an toàn của adefovir ở tuần lễ và 96 và 144 vẫn duy trì như ở tuần lễ 48, tường tự như nhóm giả dược. Phản ứng nghịch phổ thông nhất cho đến tuần lễ 96 là nhức đầu, đau bụng và viêm họng. 3 bệnh nhân nhóm adefovir-adefovir được xác nhận tăng creatinin huyết thanh >/= 0.5 mg/dl từ mức căn bản ở tuần lễ 144. Tất cả biến chứng này đều biến mất, 1 người trong khi vẫn tiếp tục adefovir, 2 người kia sau khi ngưng adefovir. 13 bệnh nhân nhóm adefovir-giả dược (32.5%) tăng ALT đáng kể (>/= 10 lần mức cao nhất bình thường) phần lớn (10/13) xảy ra trong vòng 12 tuần ngưng điều trị.

    Hai đột biến (rtN236T và rtA181V) trong polymerase siêu vi liên quan đến đề kháng adefovir. Ở những bệnh nhân điều trị bằng adefovir trong nghiên cứu này, siêu vi đề kháng hiện ra ở 6 bệnh nhân nhóm adefovir-adefovir trong năm thứ 2 của nghiên cứu. Xuất hiện chủng rtN236T liên quan đến dội trở lại mức HBV DNA và ALT. 2 trong 3 bệnh nhân chủng đột biến rtA1841V tăng trở lại mức HBV DNA.

    Tóm lại , nếu tiếp tục dùng adefovir có thể cho đến suốt đời, thì đây là thuốc tốt nhất để chống HBV, nhưng khi ngưng thuốc thì siêu vi hoạt động trở lại. Nhưng cái giá phải trả là 500 Mỹ kim để uống mỗi tháng tại Hoa-kỳ, và không phải hảng bảo hiểm sức khoẻ nào cũng cho phép dùng. Tại Việt-nam, giá cao như vậy thì chỉ có một số đại gia đủ khả năng điều trị. Nói một cách khác, thuốc này chỉ phục vụ cho một thiểu số ăn trên ngồi trước mà thôi.

    Ưu điểm của nghiên cứu adefovir này, là chúng ta có thể bắt chuớc mô hình để thử nghiệm thuốc chửa viêm gan B bằng dược thảo. Việt-nam đủ khả năng thử HBV DNA bằng phương pháp PCR. Nếu thuốc bào chế bằng dược liệu thành công, thì đó mới là lời giải cho bài toán HBV tại Việt-nam.

    Tài liệu tham khảo:
    - Medlineplus ngày 07.05.2005
    - NEJM số 06.30.05
  2. hilariousgarfield

    hilariousgarfield Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Anh Gerbich oi! Em bị viêm gan B chừng hon ba năm nay. Hôm nọ em có đi khám sưc khoẻ lại nhưng thiệt tình em cũng không hiểu về các số liệu cho lắm. Hi vọng anh có thể giúp em vì em rất lo lắng không biết mình có nên di uống thuốc hay không. Ở nhà em chú em cũng đã mất vì bệnh này hai năm ve trước, mà khi phát hiện bệnh cho đến lúc mất chỉ có trọn vẹn 4 tháng.
    Total protein: 8.2 Gm/DL
    Albumin:4.9 gm/dl
    Globulin: 3.3 calculated
    Alkaline Phos 79 u/l
    SGPT: 20 u/l
    SGOT:19 u/l
    Bilirubin-Total: 0.4 mg/dl ( trong đó direct là: 0.1mg/dl, và indirect la 0.3)
    Tuy nhiên có điều em rất thắc mắc là Hep B Virus DNA, Quant của em là :1,420,00 copy/ml.
    Rất mong nhận được thư trả lời của anh Gerbich!
  3. thuy742004

    thuy742004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Tôi có một thông tin này: http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2002/07/3B9BE167/.
    Rất mong các bạn có kiến thức về y khoa và đặc biệt là chuyên sâu về lĩnh vực này có ý kiến, lời khuyên trong việc sử dụng LIV94 này. Mong các bạn Bệnh nhân đã dùng thử loại thuốc này cùng lên tiếng.
    XIn cảm ơn và chúc các bạn mạnh khỏe.
  4. songngo

    songngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Mình đang cần tìm hiểu về bệnh viêm gan siêu vi B như nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách lây lan, tác hại ,... cách phòng cũng như cách chữa cơ bản cho người đã bệnh cũng như người chưa bệnh. Các bác giúp mình với. Xin cảm ơn nhiều.
  5. top_pop

    top_pop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Các bác sĩ ơi, cho em hỏi với. Ở SG thì bệnh viện hay trung tâm y tế nào chữa viêm gan siêu vi B tốt nhất ạ. Mong câu trả lời của mấy bác. Cảm ơn nhiều
  6. nouvo01

    nouvo01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi các bạn cách đây khoảng nữa tháng mình có đọc báo nói là ở trong TP HCM bữa nay có cách điều trị bệnh Gan theo cách mới rất hiệu quả, các bạn có biết đó là loại gì không? Xin cám ơn
  7. kinh-bac

    kinh-bac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay em vừa qua Phòng Khám đa khoa Tân Việt Trung ở 27 Bích Câu - Quốc Tử Giám - HN để hỏi thuốc chữa trị bệnh viêm gan B cho một người bạn. Bà bác sĩ ( không biết có phải là bác sĩ hay không nữa) chắc chắn với em rằng uống thuốc của phòng khám có thể chữa khỏi bệnh viêm gan B, nghĩa là từ dương tính chuyển về âm tính sau 10 ngày đến 1 tháng. Các bác cho em hỏi bà bác sĩ đó nói như vậy có đúng không?. Bác nào biết địa chỉ phòng khám nào tốt hơn thì cho em biết với.
    Các bác cho em hỏi thêm, bệnh viêm gan B có gây ra bệnh rụng tóc không ạ?.
  8. MrKien_Trung

    MrKien_Trung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    1.714
    Đã được thích:
    0
    Nói dối đấy, bạn đừng tin.
    Có thể các chỉ số trở về âm tình, nhưng quan trọng nhất trong điều trị viêm gan B là đánh giá các Maker virus,ngay cả Giáo sư Mùi - viện phó viện quân Y 103 cũng khẳng định rằng, thức tế điều trị viêm gan B để có thể khỏi hoàn toàn - tức là không mắc trở lại là một điều rất klhó và cần phải được các chuyên gia thường xuyên theo dõi.
    Viêm gan B nếu mắc lại thượng nặng hơn rất nhiều và nhiều khả năng dẫn đến xơ gan và ung thư gan lắm đó.
  9. xhd911

    xhd911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Bác nói có vẽ rành quá nhỉ !
    Nhưng có chổ cho mình hỏi thêm là có HBsAg + và Anti HBs+ thì là người đã nhiễm siêu vi nhưng đã tạo kháng thể siêu vi rồi, dạng này cũng như đã chính ngừa Viêm gan B.
    Còn rất nhiều yếu tố khác để chuẩn đoán về mức độ của bênh tạng.
    - Có người mang mầm bệnh nhưng không bị viêm gan ( thể non Active) nhưng vẫn truyền mầm virú sang người khác qua đường 3 đường chính là ********, me-con và máu, dịch tiết.....
    - Nếu thể virus hoạt động và tấn công phá hoại gan mới nguy. Lúc này cơ thể bắt đầu mệt đấy .... ! nếu kiểm tra men gan tăng chứng tỏ có vấn đề và siêu âm thấy gan có vết sơ hoặc tổn thương thì phải điều trị tích cực.
    - Loại Virus này rất khó chữa và đôi khi nhiễm vào cơ thể bạn mà bạn không hề hay, vì nó đôi khi không gây ra triệu chứng gì cả và bạn cũng không biết mình nhiễm .....đến khi xét nghiệm mới biết được. Hiện nay tỉ lệ người nhiễm là rất lớn trong cộng đồng chúng ta đó. Hy vong một ngày tìm được loại dược phẩm đặt trị và tiêu diệt virus nguy hiểm này !
  10. xhd911

    xhd911 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Bác nói có vẽ rành quá nhỉ !
    Nhưng có chổ cho mình hỏi thêm là có HBsAg + và Anti HBs+ thì là người đã nhiễm siêu vi nhưng đã tạo kháng thể siêu vi rồi, dạng này cũng như đã chính ngừa Viêm gan B.
    Còn rất nhiều yếu tố khác để chuẩn đoán về mức độ của bênh tạng.
    - Có người mang mầm bệnh nhưng không bị viêm gan ( thể non Active) nhưng vẫn truyền mầm virú sang người khác qua đường 3 đường chính là ********, me-con và máu, dịch tiết.....
    - Nếu thể virus hoạt động và tấn công phá hoại gan mới nguy. Lúc này cơ thể bắt đầu mệt đấy .... ! nếu kiểm tra men gan tăng chứng tỏ có vấn đề và siêu âm thấy gan có vết sơ hoặc tổn thương thì phải điều trị tích cực.
    - Loại Virus này rất khó chữa và đôi khi nhiễm vào cơ thể bạn mà bạn không hề hay, vì nó đôi khi không gây ra triệu chứng gì cả và bạn cũng không biết mình nhiễm .....đến khi xét nghiệm mới biết được. Hiện nay tỉ lệ người nhiễm là rất lớn trong cộng đồng chúng ta đó. Hy vong một ngày tìm được loại dược phẩm đặt trị và tiêu diệt virus nguy hiểm này !
    Nên sống lành mạnh và vui vẽ nhé !

Chia sẻ trang này