1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh viêm phổi cấp.

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi i_mis_u_minki, 18/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Bệnh viêm phổi cấp.

    Bắt đầu là TP Hồ Chí Minh với hai ca phát hiện . Một trong hai trường hợp nói trên là bệnh nhân nam 30 tuổi, đến từ Hà Nội, nhập viện đêm 13/3 với các triệu chứng sốt cao, bạch cầu và tiểu cầu thấp. Người đàn ông này cho biết, từ ngày 27/2 đến 6/3, anh có thăm nuôi vợ đẻ tại Bệnh viện Việt - Pháp (Hà Nội). Sau khi vào TP HCM, anh bị sốt, điều trị ở Bệnh viện Vạn Hạnh mấy ngày nhưng không bớt nên chuyển sang Hoàn Mỹ. Sáng 14/3, mặc dù vẫn sốt cao, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong máu vẫn thấp nhưng do đã đăng ký vé máy bay về Hà Nội nên bệnh nhân đã xin chuyển ra Bệnh viện Việt Pháp để điều trị tiếp.
    Có lẽ từ đây dịch bệnh ngày phát triển hơn...........


    Hiện đã có 56 bệnh nhân có triệu chứng suy phổi cấp tính. Bệnh nhân mới nhất được phát hiện chiều nay là anh Bùi Đức Văn, 21 tuổi, xã Tân Thanh, Thanh Trì. Sở Y tế Hà Nội đã cảnh báo các tỉnh thành Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây về nguy cơ lây nhiễm bệnh này. Bước đầu xác minh đây là loại virus hoàn toàn mới, có khả năng lây nhiễm rất cao. Đài Hoá thân Hoàn vũ đã được chỉ đạo tiếp nhận và hoả thiêu bệnh nhân tử vong theo đúng quy định. Bệnh viện Bắc Thăng Long (quận Cầu Giấy) là BV thứ 5 tại HN được xem xét chỉ định sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân trong trường hợp bệnh bùng phát
    Chiều nay, Hà Nội đã có 56 người mắc chứng viêm phổi lạ. 10 ngày trước bệnh nhân Bùi Đức Văn, 21 tuổi, xã Tân Thanh, Thanh Trì đã tới Bệnh viện Việt - Pháp để lắp máy. Anh Văn được Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận sáng nay với đầy đủ các triệu chứng sốt cao, ho, đau tức ngực, chụp X quang có vết đông đặc ở phổi trái. Anh Văn hiện được chuyển về Viện Y học lâm sàng nhiệt đới.
    Sở Y tế Hà Nội đã có thông báo khẩn cho một số tỉnh thành về nguy cơ lây lan virus này. Một trường hợp tới thăm nuôi người thân ở Bệnh viện Việt - Pháp sau đó về Hải Phòng có thể đã mang theo mầm bệnh. Trong số 51 bệnh nhân điều trị tại Hà Nội có 3 người ngoại tỉnh, ở các địa phương Nam Định, Hà Tây, Bắc Ninh. Ngay tại Hà Nội hiện có 7 bệnh nhân đang điều trị tại nhà và 31 địa chỉ đang được theo dõi.
    bệnh viện Bắc Thăng Long (đóng trên quận Cầu Giấy) đang được xem xét là nơi tiếp nhận bệnh nhân nếu dịch bệnh bùng phát. 30 giường bệnh và sẽ được bổ sung trang thiết bị cũng như thuốc điều trị, thuốc phòng dịch trong những ngày tới.</P>
    Trường hợp BS. Phương hiện bệnh đến giai đoạn rất nặng (đang điều trị tại Bệnh viện Việt - Pháp), có một người anh đã chăm sóc BS. Phương tại nhà (trong những ngày còn chưa cách ly) nay đã về Hải Phòng. Trung tâm Y tế dự phòng đang cử cán bộ đến Hải Phòng tìm người anh trai này để theo dõi. Môi trường xung quanh nơi BS. Phương ở (72 Ngô Thì Nhậm) cũng đã được xử lý cẩn thận.
    Các chuyên gia thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ và Nhật khẳng định đây là một loại virus mới, hoạt động mạnh. Bệnh phát triển rất nhanh, buổi sáng, chụp X quang phổi bệnh nhân có đám mờ thì buổi chiều người bệnh có thể chết. Nguồn lây là qua nước bọt, dịch tiết ở mắt và các nguồn khác chưa xác định. Kính và khẩu trang được coi là những vật giúp phòng tránh lây lan tốt nhất cho căn bệnh, tốt nhất là dùng loại khẩu trang 2 lớp, khum vào che kín mũi, miệng.
    Sở Y tế HN đã gửi công văn đề nghị Sở LĐTB&XH chỉ đạo Đài hóa thân Hoàn Vũ tiếp nhận bệnh nhân tử vong và hỏa thiêu theo đúng quy định. Người chết cần được bọc nylon, rắc cloramin khử trùng hoặc nhân viên Đài Hoá thân phải có trách nhiệm hướng dẫn cách chôn hợp lý, đảm bảo triệt tiêu nguồn bệnh, không để lây lan. Các bệnh nhân tử vong nên được hoả táng (như trường hợp tử vong của y tá Nguyễn Thị Lượng tại Bệnh viện Việt - Pháp) vì lợi ích chung của cộng đồng. Ngân sách cũng đã sẵn sàng dành 13 tỷ cho việc mua thuốc kháng sinh đối phó với bệnh dịch.
    Bệnh viện Việt Pháp sẽ không tiếp tục nhận thêm người bệnh. Người nhà của các bệnh nhân cũng không được vào chăm sóc, thực hiện ''nội bất xuất, ngoại bất nhập''.
    Nhiều người dân Hà Nội đã tự tìm mua khẩu trang, nước xúc miệng, thuốc tra mắt, mũi. Đường dây nóng của Sở Y tế Hà Nội và Dịch vụ điện thoại 1080 của Bưu điện Hà Nội cũng liên tục nhận được những câu hỏi về triệu chứng bệnh, cách phòng dịch và địa chỉ điều trị. Tuy nhiên, do không có nghiệp vụ (?!) nên nhiều nhân viên trả lời còn chung chung.
    Trường hợp cháu gái 15 tuổi ở thành phố HCM đã được khẳng định là không nhiễm chứng Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.

    [/quote]



    Đừng vội yêu, vội liều lao vào rượu
    sống vô tư và vào thử box Ninh Bình
    http://ttvnol.com/forum/f_428






    Được halley sửa chữa / chuyển vào 11:39 ngày 18/04/2003
  2. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Bệnh cúm và cách phòng chống
    Đây là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do virus gây ra. Bệnh cúm lây lan rất nhanh qua đường không khí và dễ phát triển thành các vụ dịch lớn. Ở Việt Nam, cúm thường xuất hiện vào lúc thay đổi mùa, nhất là dịp đông - xuân.
    Có 3 loại virus cúm: loại A (gồm 3 phân loại H1N1, H2N2, H3N3) gây các dịch lớn mang tính toàn cầu; loại B gây các dịch khu vực; còn loại C gây ra các trường hợp cúm tản mát ở một số địa phương. Trên thế giới, đại dịch cúm đã xuất hiện 4 lần vào các năm 1889, 1918, 1957 và 1968). Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, từ đầu năm nay, tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) đã bùng phát bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus. Tính đến cuối tháng 2, đã có 305 trường hợp mắc và 5 ca tử vong.
    Các triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm rất đa dạng, thường xuất hiện sau khi nhiễm virus 1-3 ngày. Các dấu hiệu điển hình là sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, mỏi mệt, sổ mũi, đau họng và ho. Trường hợp nặng có thể bị viêm phổi cấp tính do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Có trường hợp bị viêm não hoặc xuất hiện hội chứng thần kinh, dẫn đến tử vong nhanh.
    Để để phòng bệnh cúm, cần tiêm vacxin cúm với liều duy nhất mỗi năm, riêng những người bị suy giảm miễn dịch tiêm 2 liều cách nhau 4 tuần. Không sử dụng vacxin này cho phụ nữ có thai, người đang bị sốt hoặc có tiền sử dị ứng với trứng. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh cá nhân, tránh hít phải chất ho hay hắt hơi của bệnh nhân. Khi tiếp xúc với người bị cúm, cần đeo khẩu trang. Có thể nhỏ mũi các dung dịch sát khuẩn đường mũi họng như Sunpharin, nước tỏi; sử dụng các loại nước súc miệng có bán ở hiệu thuốc.
    Những người bị cúm có diễn biến nặng cần được đưa vào bệnh viện để được điều trị theo quy định; tốt nhất là điều trị cách ly ở khoa lây. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu Amantadin hoặc Rimantadin để làm giảm triệu chứng và lượng virus cúm trong đường hô hấp. Liều dùng mỗi ngày là 5 mg/kg (đối với trẻ dưới 9 tuổi hoặc người lớn dưới 45 kg) hoặc 100 mg/người, chia làm 2 lần (đối với người lớn nặng 45 kg trở lên). Liệu trình điều trị khoảng 3-5 ngày. Cần sử dụng thêm kháng sinh đặc hiệu khi bị bội nhiễm đường hô hấp.
    Tiến sĩ y học Trịnh Quân Huấn (Theo Nhân Dân)
    Đừng vội yêu, vội liều lao vào rượu
    sống vô tư và vào thử box Ninh Bình
    http://ttvnol.com/forum/f_428
  3. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Tác nhân gây bệnh lạ có thể là chủng virus cúm mới
    Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Prince of Wales (Hong Kong), ngày 16/3.
    Các xét nghiệm đã cho phép loại trừ một số dạng cúm và virus gây sốt xuất huyết. Tuy nhiên, vẫn còn lại nhiều khả năng là có ?omột chủng mới của virus cúm? và các virus Hendra và Nipah (được phát hiện gần đây với các biểu hiện giống cúm, có thể lan truyền từ động vật sang người).
    Bác sĩ David Heymann, chuyên gia phụ trách về các bệnh lây nhiễm của WHO nhận xét: ?oTất nhiên cúm là điều nhiều người đang nghĩ tới?. Theo các quan chức y tế, phải mất vài ngày nữa mới có thể xác định được thủ phạm gây bệnh. Tuy nhiên, họ cho rằng một số đặc điểm của bệnh cho phép nghĩ rằng nó do virus gây ra. Đó là: nạn nhân có vẻ như không đáp ứng với các loại kháng sinh thông thường (vốn chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn), bạch cầu trong máu giảm. Điều này thường xảy ra khi có tình trạng nhiễm virus chứ không phải nhiễm vi khuẩn. Kẻ thù này thường khó phát hiện nhanh bằng những xét nghiệm thông thường. Hiện có rất ít thuốc điều trị các bệnh nhiễm virus và sau khi dùng thuốc, hệ miễn dịch của cơ thể cũng cần một thời gian để phát huy tác dụng.
    Những phụ nữ này, trong đó có hai người mang khẩu trang bảo vệ, vừa rời bệnh viện đại học Đài Loan, nơi có hai bệnh nhân nhập viện để theo dõi vì có biểu hiện SARS, ngày 17/3.
    Cho tới nay, xét nghiệm đã loại bỏ khả năng thủ phạm gây bệnh là virus cúm gà H5N1, thỉnh thoảng vẫn được tìm thấy ở Trung Quốc, và có thể gây hậu quả khủng khiếp nếu lan truyền rộng rãi ở người. Các chuyên gia cũng không nghĩ nhiều đến khả năng khủng bố. Theo họ, đây là bệnh truyền nhiễm, nó lây lan dễ dàng từ bệnh nhân sang bác sĩ, y tá và những người trong gia đình thông qua ho, hắt hơi và tiếp xúc với dịch tiết ở mũi. Những điều này không có điểm gì chung với khủng bố.
    Một số người mới bị bệnh thời gian gần đây đã hồi phục. Tuy nhiên, các chuyên gia không rõ đó là hiệu quả của kháng sinh và thuốc chống virus hay chỉ đơn giản là sự tiến triển tự nhiên của bệnh. Bác sĩ Heymann cho biết, hôm qua, 3-4 bệnh nhân tại Bệnh viện Việt Pháp đã ổn định trở lại và được đưa ra khỏi khu hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, họ vẫn có những rắc rối về hô hấp.
    Căn bệnh viêm phổi lạ này được gọi là ?oHội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng? hay SARS. 90% các ca bệnh gần đây là nhân viên y tế. Thời gian ủ bệnh khoảng 3-7 ngày. Nó thường bắt đầu với các triệu chứng như sốt cao và biểu hiện giống cúm (đau đầu, đau họng?). Bệnh nhân thường bị ho, viêm phổi, hụt hơi và những bất thường khác về hô hấp. Nguyên nhân gây tử vong là suy hô hấp. Hôm thứ bảy vừa rồi, WHO đã ra cảnh báo khẩn cấp vì lo ngại bệnh có thể truyền từ châu Á tới Bắc Mỹ và châu Âu.
    Hôm qua, bác sĩ Đức điều trị cho bệnh nhân 32 tuổi người Singapore (đang bị cách ly tại Frankfurt) cho hay, không chắc đây là một ca SARS và bệnh viện vẫn tiến hành điều trị như bệnh viêm phổi thông thường. Vị bác sĩ người Singapore đã bị đưa đi cách ly trước đó một ngày khi dừng chân ở Frankfurt trên đường từ New York trở về nhà. Anh bị cách ly cùng mẹ, cũng bị sốt và người vợ vẫn khỏe mạnh.
    Cũng trong ngày hôm qua, WHO đã công bố một bản báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc về vụ bùng phát bệnh ở Quảng Đông. Thông báo này cho hay tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát và các bệnh nhân đang lần lượt bình phục. Phần lớn nạn nhân là thanh niên, cách lan truyền của bệnh cũng giống như của SARS. Bệnh đạt đỉnh điểm vào những ngày 3-14/2 tại Quảng Đông và từ đó đã giảm đáng kể. 7% bệnh nhân cần thở máy, nhưng phần lớn đã dần khá hơn, nhất là những người không bị bội nhiễm vi khuẩn. Bệnh có vẻ yếu đi khi truyền từ người này sang người khác.
    Theo thống kê của WHO, căn bệnh lạ đã khiến 500 người bị bệnh và 9 người tử vong, nếu vụ dịch ở Quảng Đông hồi tháng 2 cũng là một phần của căn bệnh này. Những trường hợp tử vong bao gồm: 5 ở Quảng Đông, 1 ở Hong Kong, 1 ở Việt Nam và 2 ở Canada.
    Thu Thủy (theo AP, Reuters) - Vnexpress
    Đừng vội yêu, vội liều lao vào rượu
    sống vô tư và vào thử box Ninh Bình
    http://ttvnol.com/forum/f_428
  4. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Hướng dẫn của WHO về cách xử trí các ca viêm phổi lạ
    Hôm qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã ra thông báo chi tiết về cách xử trí đối với những người bị nghi nhiễm bệnh viêm phổi lạ hoặc đã được chẩn đoán mắc bệnh này. Tài liệu của WHO cũng đề cập tới các đối tượng đã tiếp xúc với các nhóm bệnh nhân trên.
    1. Xử trí các trường hợp nghi bị Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS)
    - Bệnh nhân có biểu hiện SARS cần được đưa ngay tới phòng khám hoặc buồng bệnh định sẵn.
    - Cho bệnh nhân đeo khẩu trang.
    - Hỏi và ghi chép đầy đủ các biểu hiện lâm sàng, các chuyến đi và những lần tiếp xúc trong 10 ngày gần nhất.
    - Chụp X-quang phổi và làm công thức máu:
    * Nếu phim phổi bình thường:
    - Khuyên người bệnh giữ vệ sinh cá nhân, tránh đi tới nơi đông người, không dùng các phương tiện giao thông công cộng, ở nhà cho tới khi khỏe hẳn.
    - Khuyên người bệnh đi khám bác sĩ nếu các biểu hiện hô hấp xấu đi.
    * Nếu phim X-quang có hình ảnh bệnh lý (đám mờ ở một hoặc hai bên phổi, có hoặc không có thâm nhiễm nhu mô phổi) thì xử trí như với trường hợp có thể đã mắc bệnh (xem phần sau).
    2. Xử trí các trường hợp có thể đã mắc bệnh
    - Cho nhập viện, cách ly ở phòng riêng hay ở cùng với các bệnh nhân SARS khác.
    - Lấy mẫu bệnh phẩm gửi tới phòng xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân đã biết của viêm phổi không điển hình:
    · Lấy dịch tiết ở họng hoặc mũi họng và làm xét nghiệm Widal.
    · Lấy máu để cấy và làm xét nghiệm huyết thanh.
    · Lấy nước tiểu.
    · Xét nghiệm dịch rửa phế quản phế nang.
    · Khám nghiệm tử thi thật cẩn thận.
    Chú ý:
    - Các mẫu bệnh phẩm cần được lấy trong nhiều ngày khác nhau, xét nghiệm máu cũng cần được lặp lại nhiều lần. Việc chụp X-quang phổi cần được thực hiện theo yêu cầu lâm sàng. Điều trị cũng tùy thuộc vào biểu hiện bệnh.
    - Cho tới nay, các kháng sinh phổ rộng có vẻ như không ngăn chặn được sự tiến triển của SARS.
    - Tiêm tĩnh mạch ribavirin và steroid có thể làm ổn định tình trạng của các bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch.
    3. Xử trí những người có tiếp xúc với đối tượng nghi bị bệnh hoặc có thể đã bị bệnh
    - Giải thích để những người này hiểu rõ về bệnh tật và không quá lo lắng.
    - Ghi lại họ tên và chi tiết về những mối tiếp xúc đã có.
    - Khuyên họ nếu bị sốt hoặc có vấn đề ở đường hô hấp thì cần: ngay lập tức báo cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế; không đến nơi làm việc hoặc tới nơi đông người khi chưa có ý kiến của bác sĩ; giảm thiểu các mối tiếp xúc với thành viên gia đình và bạn bè.
    Vnexpress
    Đừng vội yêu, vội liều lao vào rượu
    sống vô tư và vào thử box Ninh Bình
    http://ttvnol.com/forum/f_428
  5. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Hic ! Không biết mấy hôm nữa vaề Nb mọi người có duổi mình lên Hà Nội không nhỉ?
    [​IMG]
  6. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Theo một nguồn tin rất tin cậy (Mà tôi không thể nêu) ngày hôm nay người bệnh mà là công nhân hôm trước đến lắp máy tại Bệnh viện Việt pháp khi kiểm tra tại viện nhiệt đới bên cạnh phát hiện đã bị nhiễm virus.
    Bệnh nhân được đưa vào khu cách ly, nhưng do sự kém hiểu biết, anh ta sợ quá đã bỏ trốn thóat ngày hôm nay.
    Khi đi tìm tới địa chỉ anh ta khai ở Thanh trì thì hóa ra là địa chỉ giả.
    Hiện nay Công an đang nỗ lực tìm kiết rà sóat nhưng chưa thấy, như vậy đó là một nguy cơ vô cùng nghiêm trọng với chúng ta. Các bạn chú ý tránh những nơi tập trung đông người, đặc biệt những người lao động tỉnh khác.
    Cứ nghia đến riêng trong ngày hôm nay anh ta đã lây bao nhiêu người, và rồi theo cấp số nhân . .
    Tôi sợ quá
    [​IMG]
  7. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    khi viêm phổi cấp vừa xuất hiện tại vn ,cũng là lúc bài viết của minki ra đời . Nhìn nhận vấn đề 1 cách sâu sắc , minki đã ghi chép đầy đủ lại dịch bệnh , tuy nhiên vao` thời điểm đó , bài viết đã chẳng được sự quan tâm đúng với mức độ quan trọng của nó . Và cái gì đến đã đến , SARS đã lần tiến đến mảnh đất quê hương chúng ta . Nhận được thông tin , minki thật sự lo lắng , sau khi gọi điện về nhà để hỏi thăm sức khoẻ gia đình , minki quyết định đẩy bai` viết lên , mong mọi thành viên đang có mặt tại nb lưu ý đọc , tham gia thảo luận , và tuyên truyền đến những người thân về các cách phòng chống cũng như chữa trị....
    yêu một người , mãi yêu một người
    http://ninhbinh.ttvnonline.net
  8. amduongvocuc

    amduongvocuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    cách đơn giản và cần thiết nhất lúc này là khi ra đường fải đeo khẩu trang ..hic ..khẩu trang có nhiều loại và có nhiều loại tiền ...xăm xoi trên đường Ninh Bình bi giờ nhiều nhất vẫn là loại khẩu trang bằng vải khoảng 1500_5000VND ...nhưng thực tế thì loại này chỉ ngăn đc bụi còn vi khuẩn gây bệnh thì Chúa mới biết nó có hỏi thăm mình ko .. ...theo lời khuyên của bác sĩ thì nên dùng loại khẩu trang có chứa than hoạt như thế sẽ ngăn đc virút gây bệnh ..loại này đang dao động từ 23-70.000VND ...hic nhưng thú thật dùng thì có an toàn nhưng rất khó chịu vì nó có mùi ...chắc dùng lâu cũng fải quen chứ nếu ko thì chạy mất dép
    mọi người cũng nên phòng chống bằng các cách mà bác MINKI đã nói ..hic bi giờ mà bị cúm thông thường cũng khiếp chứ đừng nói là bị bệnh ..bị cúm thông thường mà cũng bị tống vào bệnh viện kiểm tra chứ chả chơi
    to Halley; hic ..anh mà về Ninh Bình bi giờ fải mang khẩu trang vào nhá ..các bác khác cũng vậy đấy ..hơ hơ nhìn các boy diện khẩu trang hay cực ...hic lạ fải biết nhá
    hãy là gió chứ đừng là cát,gió cứ thổi và cát cứ bay
  9. lamphuongthuy_nb

    lamphuongthuy_nb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    'Tôi rút ra được nhiều điều từ câu hỏi của bạn đọc VnExpress về SARS'

    Giáo sư Hoàng Thuỷ Long và Tổng Biên tập VnExpress.
    Giáo sư Hoàng Thủy Long nói như vậy khi rời tòa soạn VnExpress để đến cuộc họp của Ban phòng chống dịch bệnh hô hấp, Bộ Y tế, vào lúc 4h chiều nay. Những câu trả lời chi tiết của giáo sư trong cuộc phỏng vấn trực tuyến giúp mọi người hiểu hơn về SARS để biết cách phòng chống và tin tưởng vào những biện pháp điều trị mà Việt Nam đang tiến hành.
    - Chào giáo sư, bệnh SARS vào nước ta đến nay đã được hơn một tháng. Giáo sư là một trong những người có mặt trong những ngày đầu tiên dịch bùng phát. Xin cho hỏi sức khỏe của giáo sư bây giờ thế nào? (Hoa, 23 tuổi, Hà Nội).
    - Tôi thấy rất khỏe, dù đã vào trực tiếp với bệnh nhân vài lần. Trước khi bác sĩ Phương và y tá Uyên ở Bệnh viện Việt - Pháp mất 2 ngày, tôi đã tới thăm họ. Khi chuyển các bệnh nhân nhẹ ở đây sang Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, tôi cũng tham gia. Tôi xem xét khá kỹ các biểu hiện lâm sàng của họ để từ đó có sự chỉ đạo hướng điều trị. Những người đáng lo nhất chính là các thày thuốc trực tiếp điều trị bệnh nhân SARS ở Bệnh viện Việt - Pháp và Bạch Mai. Họ phải đối đầu với nguy cơ nhiễm bệnh 24/24 giờ, song đến nay vẫn khỏe mạnh và đang tiếp tục làm việc.
    - Xin giáo sư cho biết thời gian ủ và phát bệnh này là bao lâu? Có thể tăng cường uống vitamin C để nâng cao đề kháng cho cơ thể và giảm nguy cơ lây nhiễm không? (Phạm Trâm, 27 tuổi, Vn2197@hotmail.Com).
    - Thời gian ủ bệnh của SARS là 3-7 ngày (theo thông báo của WHO) nhưng cũng có thể dài hơn. Chúng tôi đã theo dõi và nhận thấy một vài trường hợp ở Việt Nam có thời gian ủ bệnh đến 2 tuần.

    Tăng sức đề kháng chung cho cơ thể là rất tốt. Có thể uống vitamin C để tăng khả năng chống viêm, nhưng phải theo đơn của thầy thuốc. Những người bị viêm loét dạ dày, ruột không nên uống vitamin C, nhất là lúc đói.
    - Ở Hong Kong, một vài quan chức trong ngành y tế, những người trực tiếp chỉ đạo chống SARS đã mắc chính căn bệnh này, thậm chí đại diện WHO ở VN cũng đã bỏ mạng vì SARS, giáo sư cũng đang có sứ mệnh như họ, vậy có lúc nào giáo sư thấy sợ không? Bich Huong, 32 tuoi, Ha Noi.
    - Tôi không sợ vì mình biết tự phòng vệ đầy đủ. Các nhân viên Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới và những người trực tiếp đương đầu với SARS cũng không ngại ngần gì, sẵn sàng làm việc 24/24h để chăm sóc bệnh nhân.
    - Thưa giáo sư, tôi bị viêm mũi dị ứng mạn tính từ nhiều năm nay. Vậy có phải nguy cơ lây nhiễm SARS ở tôi cao hơn so với người khác không? (Huong Giang, 26 tuổi, Hà Nội).
    - Nếu niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương, bạn sẽ dễ bị nhiễm các virus (trong đó có virus SARS) hơn. Vì vậy, bạn cần phải đề phòng cao hơn.
    - Xin giáo sư cho biết các số liệu được công bố về bệnh nhân SARS ở Việt nam hiện nay có thật sự chính xác không, trong khi ở các nước khác, số ca bệnh không ngừng tăng lên? (Nguyen Anh Tuan, 32 tuổi, TP HCM).
    - Số liệu nhiễm SARS do Tiểu ban Thông tin thuộc Ban Chỉ đạo phòng chống dịch khẩn cấp nước ta thông báo là chính xác. Vì cho đến nay, số nhiễm SARS ở Việt Nam vẫn chỉ nằm trong đường lây nhiễm của Bệnh viện Việt - Pháp.
    - Sau khi tẩy trùng và mở cửa trở lại, liệu bệnh viện Việt Pháp an toàn 100% không? Cháu đã ký hợp đồng thai sản trọn gói với cơ sở này và dự kiến sẽ sinh vào ngày 30/5 tới. Vậy cháu có nên huỷ hợp đồng không? (Nguyễn Minh Ngọc, hanhchinh@vietnamholiday.com).
    - Chúng tôi chuẩn bị tiến hành tiệt trùng và khử khuẩn ở BV theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và sau đó được giám sát nghiêm ngặt, đến khi đảm bảo được tất cả các điều kiện an toàn thì mới mở cửa. BV sẽ cố gắng đảm bảo và sẽ chuyển họ đến cơ sở khác nếu họ mong muốn.
    - Thưa giáo sư, bác đã có công rất lớn trong việc phòng dịch. Vậy bác đã dùng biện pháp gì để tránh lây nhiễm cho bản thân? (Ngoc Ly, chieu-mai@hn.vnn.vn).
    - Các biện pháp phòng dịch có thể chia làm 3 phần lớn: Với nguồn lây: cần được điều trị trong bệnh viện, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cách ly, các phương pháp phòng ngừa lây bệnh. Đối với cộng đồng, cần tự phòng vệ và tăng đề kháng, tránh tụ tập đông người, tránh tiếp xúc với nguồn lây và bệnh nhân. Với bản thân, khi thăm khám bệnh nhân và vào vùng có ổ dịch, phải đeo khẩu trang chuyên dùng, mặc quần áo vô khuẩn, tăng sức đề kháng bản thân, ăn uống đầy đủ, lạc quan. Điều quan trọng nhất là tự phòng vệ cá nhân.
    - Dựa vào những tiêu chí nào để nói rằng chúng ta đã kiểm soát được dịch SARS? (Việt, viethq@rochdalespears.com)
    - Đó là không có các bệnh nhân mới phát hiện ở cộng đồng, và các công việc giám sát dịch tễ được tiến hành đầy đủ, chặt chẽ nhất tại những nơi có nguy cơ cao.
    - Khi có người thân nằm viện, có nên đi thăm bình thường không hay phải mang theo các dụng cụ phòng bệnh? (Huynh Hung, 48 tuổi, quận 8, TP HCM).
    - Nếu là bệnh nhân bình thường (bị các bệnh khác) thì có thể vào thăm bình thường, còn bệnh nhân SARS thì không được phép vào thăm.
    - Tôi ở nước ngoài và đang có kế hoạch về nước cùng với cháu nhỏ, xin giáo sư vui lòng cho biết cách phòng bệnh đối với trẻ sơ sinh? (Ánh Hoa, 28 tuổi, Paris).
    - Các biện pháp phòng bệnh đối với trẻ sơ sinh cũng giống như với người lớn. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nhạy cảm cao đối với nguồn lây nhiễm. Bởi vậy, phải chú ý chăm sóc cho trẻ hơn.
    - Tôi ở Pháp, định về thăm Khánh Hòa vào cuối tháng 6 này. Xin hỏi giáo sư, bệnh có nguy cơ tràn vào miền Nam không? (Nguyễn Khắc Khánh Sơn, k.nguyenkhac@tiscali.fr).
    - Nguy cơ lan tràn bệnh SARS là rất lớn. Ngay cả những nước có nền công nghệ phát triển như Mỹ, Pháp, Canada? cũng đều có bệnh nhân, thậm chí ở Canada số người nhiễm đã hơn 200 người. Tôi hy vọng đến tháng 6 thì bạn có thể về thăm Khánh Hòa được.
    - Xin giáo sư cho biết hiện những tỉnh thành nào ở Việt Nam đang có nguy cơ nhiễm bệnh cao? (Nbthanh, 23 tuổi, Australia).
    - Đó là những tỉnh có cửa khẩu, cảng hàng không, cảng biển lớn, nhiều người qua lại, những khu công nghiệp tập trung nhiều người.
    - Xin giáo sư cho biết có thể khử trùng nơi làm việc hoặc nơi ở bằng thuốc gì? Những thuốc này có gây độc hại cho cơ thể người không? (Nguyễn Ngọc Hòa, 29 tuổi, Hà Nội).
    - Chúng ta có thể sử dụng các hóa chất khử trùng như cloramine B, dung dịch formandehid, dung dịch fenol. Tất nhiên, khi tiếp xúc với các dung dịch này (đặc biệt là với trường hợp xông hơi focmol), cần có thời gian để cho các chất khử khuẩn này phát tán hết. Thời gian phát tán dài hay ngắn tuỳ thuộc vào nồng độ khử khuẩn, có thể là 1-2 ngày. Trong thời gian này không được ở trong phòng.
    - Thưa giáo sư, ở Hà Nội hiện nay có rất nhiều tòa nhà cao tầng mà nguy cơ lây nhiễm SARS trong thang máy rất cao, vậy nhà nước và Bộ Y tế đã có kế hoạch cho các cơ quan quản lý các toà nhà cao tầng có nhiếu cơ quan nước ngoài đến giao dịch và làm việc phải phun thuốc khử trùng không? Nguyễn Hữu Hòa, v0462@n-koei.co.jp
    - Chúng tôi nghĩ rằng công việc vệ sinh và tiệt trùng ở các công ty lớn, office.. thì từng cơ quan phải chịu trách nhiệm và lo lắng cho nhân viên của mình. Sự lây lan ở trong một không gian hẹp là rất lớn. Có lẽ những hình ảnh của các chung cư cao tầng và địa bàn chật hẹp ở Hong Kong đã nói lên điều đó.
    - Thưa giáo sư, ông Khiêm ở Ninh Bình sau một tháng đến Bệnh viện Việt - Pháp mới phát bệnh. Tại sao lại như vậy? (Ha Thu, 30 tuổi, Hà Nội)
    - Chúng tôi đang theo dõi trường hợp này và thấy có điều hơi khác là thời gian ủ bệnh dài hơn so với thông báo của WHO, tới 2 tuần trong khi WHO cho là 4-7 ngày.
    - Theo giáo sư thì phải mất bao lâu mới tìm ra được vacxin phòng bệnh SARS, mất bao lâu để thử nghiệm trên động vật, trên người và bao nhiêu lâu nữa vacxin này mới được sản xuất hàng loạt? (Kevin Luong, 18 tuổi, Australia).
    - Trước hết, phải xác định được virus gây bệnh và các tính chất sinh hoá của virus này, sau đó mới có thể nghiên cứu tìm thuốc đặc trị và vacxin phòng bệnh, không thể biết trước là mất bao lâu.
    - Giáo sư có đảm bảo là Bộ Y tế đã không có sơ suất hoặc tắc trách trong việc ngăn chặn SARS? Việc phát hiện, cách ly nguồn lây ở các bệnh viện liệu có đáng tin cậy? Có trường hợp nào giấu thông tin không? (Bs. Son, nnguyenkhanh@yahoo.com).
    - Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo quốc gia để có biện pháp để phòng ngừa bệnh trong toàn quốc. Bản thân Thủ tướng và Hội đồng chính phủ đã nhiều lần trực tiếp nghe báo cáo về tình hình dịch SARS ở nước ta và có chỉ đạo trực tiếp có hiệu quả.
    - Xin giáo sư cho biết những cháu bé đi học tại các nhà trẻ, mẫu giáo có nguy cơ lây nhiễm cao không? Làm thế nào để phòng tránh cho trẻ em? (Trần Ngọc Ánh, 30 tuổi, 128C Đại La, Hà Nội).
    - Nhà trẻ là nơi tập trung đông đúc các cháu nên rõ ràng nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Vì vậy, ở khu vực có số bệnh nhân nghi nhiễm SARS tăng đột biến, Tiểu ban Thông tin của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch sẽ thông báo cho người dân. Lúc đó, tốt nhất là các nhà trẻ ở đó cho các cháu nghỉ học.
    - Dấu hiệu nhiễm SARS đối với phụ nữ mang thai có khác gì so với người bình thường không?(Hien, 28 tuổi, Hà Nội).
    - Không khác gì các bệnh nhân bình thường, chỉ có điều nếu là phụ nữ mang thai thì độ nguy hiểm sẽ cao hơn.
    - Việc kiểm dịch ở các cửa khẩu bằng cách quan sát liệu có hữu hiệu không khi SARS có thời gian ủ bệnh khá lâu (lúc đó, người nhiễm virus trông vẫn khoẻ mạnh)? Nhà nước có hỗ trợ gì về tài chính cho Bệnh viện Việt - Pháp để khắc phục thiệt hại của SARS không? (Nguyễn Thị Bích Vân, nguyentbvan@yahoo.com).
    - Việc quan sát ở cửa khẩu là đánh giá ban đầu, nếu hành khách đến từ các vùng có dịch thì phải được theo dõi tiếp theo nữa sau khi nhập cảnh. Chính phủ và Bộ Y tế đã hỗ trợ và sẽ hỗ trợ cho Bệnh viện Việt - Pháp tôi biết chắc chắn rằng việc khử trừng sẽ do bộ y tế tài trợ.
    - Tôi nghe nói có một tàu du lịch đi từ HongKong (hành khách đa phần là người Trung Quốc) sắp cập cảng TP HCM, có đúng không ? Chính phủ có biện pháp gì để kịp thời ngăn những chuyến tàu như thế nhập cảnh? (Thu Ha, lth@norad.no).
    - Tôi không làm ở cảng biển nên không biết chính xác. Nhưng nếu thực sự có nhưng người từ ổ dịch đến thì phải kiểm tra chặt chẽ trước khi nhập cảnh.
    - Chúng tôi thuộc đội tuyển bóng bàn TP HCM, đang tập huấn tại Quảng Châu. Xin cho biết cách phòng chống căn bệnh lạ này tại Trung Quốc? Bốn ngày nữa chúng tôi sẽ về. Vậy khi nhập cảnh, chúng tôi có phải trình giấy chứng nhận sức khoẻ không? Phải đi khám ở đâu để lấy giấy sức khoẻ này? (Nguyen Phuc).
    - Các bạn cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn cá nhân do địa phương đề ra, tránh đến nơi đông người như siêu thị, rạp chiếu phim; nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nhỏ mũi, súc họng ngày 3 lần, ăn ngủ điều độ. Nếu thấy có các triệu chứng sốt, đau đầu, viêm hô hấp, phải đến cơ sở y tế ngay. Khi về nước, tốt nhất nên có giấy chứng nhận sức khỏe của nơi đang cư trú hoặc Trung tâm tập luyện thể thao.
    - Có khi nào người truyền virus (là người đã tiếp xúc với nguồn lây nhiễm) không bị phát bệnh mà người thứ ba tiếp xúc với họ lại bị nhiễm không?(Luong Ha, 40 tuổi, Hà Nội).
    - Điều đó đang được nghiên cứu. Chưa có thông báo về những trường hợp có mang virus SARS và không phát bệnh, mà vẫn có thể truyền cho người khác.
    - Xin giáo sư cho biết hiện TP HCM đã có thêm trường hợp nhiễm bệnh chưa?Những người phục hồi được là do cơ thể họ có sức đề kháng cao hay do đã có thuốc chữa trị? (Nguyen Kim Son, 36 tuổi, Đức).
    - Chưa phát hiện trường hợp SARS nào ở TP HCM. Những trường hợp phục hồi một phần do cơ thể của họ có sự đề kháng tốt, đồng thời cũng do họ được điều trị tốt bằng các kháng sinh chống bội nhiễm và thuốc chống viêm (như corticoide và steroide) và được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở giàu khí ôxy.
    - Bệnh có lây qua đường không khí không? Rất nhiều người hiện không dám đi đến vùng Bệnh viện Bạch Mai vì sợ. (Nguyen Van Than, 30 tuổi, Gia Lâm).
    - Nó lây trực tiếp trong vòng vài mét. Trong không gian rộng lớn chắc nó cũng khó lây nhiễm.
    - Tôi nghe nói virus SARS có thể tồn tại trong không khí 3 tiếng đồng hồ và dễ dàng gây nhiễm cho những người có mặt ở khu vực đó. Điều này có đúng không? (Ha Thu, ev-hanoi@hn.vnn.vn).
    - Virus SARS có thể tồn tại 2-3 giờ trong không khí. Nó thật sự nguy hiểm khi đó là ở trong ổ dịch (trong bệnh viện có bệnh nhân SARS) vì vậy việc tự phòng vệ là cực kỳ quan trọng.
    - Có phải những người nghiện thuốc lá có khả năng lây nhiễm thấp hơn không? (Nguyen Thi Xuan Huong, 32 tuổi, Hải Phòng).
    - Hiện nay chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng có khi họ lại chết vì ung thư trước khi bị nhiễm SARS.
    - Thưa giáo sư. Có người cho rằng để phòng bệnh này chỉ cần súc miệng nước muối, uống vitamin C, nhỏ thuốc vào mắt và mũi. Có đúng không ạ? (Le Phuong Linh, 21 tuổi, Hải Phòng).
    - Đấy là một biện pháp để làm sạch đường hô hấp trên và cần thiết, nhưng chưa đầy đủ.
    - Tôi nghe nói Bộ Y tế đang soạn dự thảo về quy trình xử lý kiểm dịch y tế, theo đó sẽ cấm những người đang ở vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam; chỉ cho phép khách nhập cảnh đến những tỉnh biên giới chứ không được đi sâu vào nội địa. Điều này có đúng không? (Thảo Mai, 29 tuổi, Hà Nội).
    - Chúng ta chưa có khuyến cáo cấm nhập cảnh, mà chỉ khuyên mọi người không nên đi từ vùng dịch ra nơi khác. Tại vùng biên giới, cơ quan y tế chủ động tiến hành kiểm dịch qua các tờ khai. Nếu họ có phiếu xác định không nhiễm bệnh thì đương nhiên được nhập cảnh. Tuy nhiên, đây chưa phải là điều kiện bắt buộc ở các cửa khẩu của Việt Nam.
    - Tôi phải làm gì nếu gần đây có tiếp xúc với một người nằm trong danh sách bị nhiễm SARS của Việt Nam? (Hue, 36 tuổi, Biên Hòa).
    - Nếu bị sốt đột ngột và có các dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
  10. lamphuongthuy_nb

    lamphuongthuy_nb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    - Theo chúng tôi được biết, có một trường hợp nghi nhiễm SARS ở Quảng Ninh hiện đã vào điều trị tại Bệnh viện thị xã Móng Cái hơn 1 tuần nay. Xin giáo sư vui lòng cho biết có đúng vậy không. Nếu đúng thì tình hình bệnh nhân đó bây giờ ra sao. (V-trac, 35 tuổi, Hà Nội).
    - Tôi không nhận được thông tin này.
    - Nếu phát hiện ra người bị nhiễm SARS thì cần phải liên lạc với ai, theo địa chỉ và số điện thoại nào? (Nguyen Van Hanh, 24 tuổi, Hà Nội).
    - Trước hết, nên đến cơ sở y tế gần nhất để thông báo; tốt nhất là báo cho trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành, nơi mình cư trú.
    - Trường hợp nhiễm nặng như ông Khiêm ở Ninh Bình, hoặc bệnh nhân ở Bệnh viện Việt - Đức (sau mấy giờ đã tử vong, trong phổi có vết mờ)? đều nằm ngoài sự kiểm soát của Bộ Y tế. Theo giáo sư, những trường hợp như vậy có còn nhiều không? (Nguyen Hang, 28 tuổi, Hải Phòng).
    - Chúng tôi xin nói lại là không có bệnh nhân SARS vào Việt - Đức. Còn bệnh nhân Khiêm thì hiện nay tình trạng đã khá hơn nhiều; chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi. Sáng nay, tôi trao đổi với tiến sĩ Cao Văn Viên thì được biết ông ta đã qua cơn nguy kịch.
    - Ngày mai, gia đình tôi lên máy bay để về nước nhưng đến giờ tôi vẫn chưa thuyết phục được cô con gái 3 tuổi đeo khẩu trang. Vậy chúng tôi phải làm gì? (Thuỷ Tú, 30 tuổi, Paris)
    - Tôi nghĩ là người mẹ có sức thuyết phục rất cao với con của mình và những đứa con ngoan thì rất nghe lời mẹ.
    - Giáo sư có thể cho biết có phải việc mở khí quản là nguyên nhân dẫn đến cái chết của một số bệnh nhân SARS ở Việt Nam không? (Lily, 30 tuổi, California, Mỹ).
    - Không hoàn toàn đúng. Bởi với tình trạng suy hô hấp rất nặng thì bác sĩ phải chỉ định mở khí quản để cứu giúp bệnh nhận. Tuy nhiên, nguy cơ bội nhiễm do mở khí quản là rất lớn, bất kỳ thầy thuốc nào cũng thấy điều đó là khó tránh khỏi.
    - Hôm qua, tôi xem trên đài Pháp TV5 thấy thông báo là tổng số người nhiễm bệnh ở Việt nam là 530. Thông tin này có xác thực không? Nếu không thì theo ông con số thực là bao nhiêu và tại sao có thông tin như vậy? (Nguyen Thi Cham, 37 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội).
    - Đó là các thông tin không chính thức và hoàn toàn sai. Số bệnh nhân thật sự được xác nhận là SARS ở VN hiện có khoảng 65 người, trong đó 2/3 đã điều trị khỏi và ra viện, 4 trường hợp đã tử vong.
    - Những người đã tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân ở Ninh Bình có phải tự cách ly không? Cháu thấy hình như Bộ Y tế chỉ khuyến khích họ hạn chế đi lại. Trong khi đó, ở các nước khác, rất nhiều người chưa nhiễm bệnh nhưng đã tiếp xúc với bệnh nhân thì đều phải tự cách ly. (Vân Hoài, 24 tuổi, Hà Nội).
    - Những người tiếp xúc với bệnh nhân ở Ninh Bình đang được giám sát và theo dõi chặt chẽ. Chúng tôi đã có đầy đủ danh sách và địa chỉ của những người này.
    - Thái Lan và Malaysia đã cấm công dân của họ về nước nếu có biểu hiện SARS. Vậy chúng ta có nên làm theo biện pháp này? (Đức Anh, 20 tuổi, Đức).
    - Việc áp dụng biện pháp nào để phòng ngừa SARS tùy thuộc vào tình trạng bệnh dịch của từng nước. Việt Nam cũng đang áp dụng những biện pháp hữu hiệu để khống chế bệnh.
    - Sau khi điều trị khỏi, người bệnh có bị di chứng khác không (Đồng Xuân Trường, 24 tuổi, 57 Đinh Tiên Hoàng, Hải Phòng).
    - Theo chúng tôi được biết, mấy chục bệnh nhân đã xuất viện đến nay đều hoàn toàn khỏe mạnh.
    - Thưa giáo sư, xin ông cho biết việc khử trùng bằng cách đun dấm trong phòng có tác dụng phòng bệnh SARS không? (Dangtuyetphuong, 28 tuổi, Hà Nội).
    - Chúng tôi chưa thử phương pháp này. Tuy nhiên, y văn đã thông báo các hóa chất có tác dụng tốt trong việc khử khuẩn là cloramine B, fomandehid, fenol... Ta nên áp dụng những biện pháp đã được kiểm chứng.
    - Tôi có nghe nói các y bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai đã chống lây nhiễm bằng cách tiêm một loại thuốc chống virus. Có đúng như vậy không? Người dân thường có thể được tiêm phòng thuốc này không? (Hangltt, 24 tuổi, Hà Nội).
    - Các nhân viên Bệnh viện Bạch Mai không phòng bệnh bằng các thuốc tiêm. Họ chỉ tự phòng vệ bằng các phương tiện chuẩn thức như khẩu trang N95, quần áo y tế vô khuẩn...
    - Xin hỏi giáo sư, bây giờ muốn về Việt Nam, tôi phải có những giấy chứng nhận sứckhoẻ nào để có thể nhập cảnh? (Lan, 25 tuổi, Mỹ).
    - Tờ khai sức khỏe tại cửa khẩu; và tốt hơn hết là giấy chứng nhận sức khỏe nơi mình cư trú.
    - Đã có một bác sĩ của WHO chết vì căn bệnh này do lây nhiễm từ Việt - Pháp. Chẳng lẽ những biện pháp phòng hộ đã không có tác dụng. Vì sao vậy? (Hanh, 32 tuổi, TP HCM).
    - Bác sĩ Carlo Urbani là một thầy thuốc có lương tâm và y đức cao. Ông dành rất nhiều thời gian theo dõi căn bệnh này tại Bệnh viện Việt - Pháp. Do tính chất lây lan mạnh của virus và cũng có thể do chưa đủ các biện pháp phòng vệ khi chưa biết thật rõ tính nguy hiểm của SARS nên bác sĩ Urbani đã bỏ mình vì sự nghiệp cao cả và nhân đạo này. Đến nay, người ta biết rất rõ tính lây lan mạnh của bệnh nên đã áp dụng những biện pháp phòng bệnh tốt hơn.
    - Tại sao không triển khai một đường điện thoại nóng để khi phát hiện người nhiễm SARS thì gọi ngay để có thể kịp thời phòng chống?
    - Thực ra chúng ta đã có đường trực y tế cấp cứu. Các bạn cứ gọi tới đó sẽ được phục vụ ngay.
    - Thưa GS Hoàng Thuỷ Long, trên báo Lao Động có đăng mấy bài viết về Cadef - một loại thuốc đông dược, với lời giới thiệu rằng loại thuốc này người khoẻ mạnh có thể uống hàng ngày đề nâng cao khả năng miễn dịch nói chung đồng thời giúp ngừa virus SARS. Xin GS cho vài chỉ dẫn cụ thể về loại đông dược này? (Quach Nhu Quynh, 25 tuổi, Ha Noi)
    - Tôi chưa được biết thật rõ về thuốc đông dược và dân tộc. Tuy nhiên hiện có nhiều bài thuốc hay giúp tăng cường thể lực mà lại ít tác dụng phụ. Tất cả đều có thể sử dụng để tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể.
    - Thưa giáo sư, ngoài những thông tin về nguy cơ và diễn biến tình hình về bệnh SARS được công bố trên truyền hình gần đây (số người, số vùng nhiễm bệnh, số người tử vong và khỏi bệnh), liệu có còn những nguy cơ khác mà chưa thể công bố rộng rãi? (Phạm Thế Trường, 29 tuổi, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội)
    - Chúng tôi đã thông báo tất cả những nguy cơ có thể bị lây nhiễm SARS. Nếu giấu giếm nhân dân về nguy cơ là có tội lớn.
    - Đọc báo tôi được biết loại khẩu trang tốt nhất để phòng SARS là loại có tên là N95, giáo sư có thể mô tả loại khẩu trang này được không, đó có phải là loại như hình cái nón không? (Quynh Mai, 30 tuổi, Hà Nội)
    - Nó đúng là có hình gần giống cái nón con. Trong cấu tạo của nó quan trọng nhất là có lớp bảo vệ không cho virus và vi khuẩn xâm nhập, nhỏ khoảng 2-3 micron.
    - Giả sử 1 bệnh nhân mắc bệnh SARS mà lại sống ở những vùng thiếu thốn thiết bị y tế thì nhà nước sẽ có biện pháp nào? (Đồng Xuân Trường, 24 tuổi, 57 Đinh Tiên Hoàng, Hải Phòng)
    - Hiện nay ban chỉ đạo phòng chống SARS đã được thành lập ở tất cả các tỉnh thành và mỗi nơi đều chuẩn bị một khoa để chăm sóc và điều trị bệnh.
    - Theo GS, cần có giải pháp triệt để gì để hạn chế lây lan ở vùng biên giới Trung Quốc vì hàng ngày theo ước tính có từ 700-1.000 du khách từ Quảng Đông sang mà đây là những đối tượng có nguy cơ tiềm ẩn cao? (Bui Quang, 33 tuổi, Ha noi)
    - Kiểm dịch biên giới chặt chẽ. Tổng cục Du lịch đã phối hợp với chúng tôi để kiểm dịch và theo dõi sức khỏe du khách ở mọi tour du lịch. Khi vào Việt Nam họ phải khai báo tình trạng sức khỏe trước đó, các khách sạn mà họ đến để cơ quan kiểm dịch quản lý.
    - Vừa có thêm thông tin có 2 bố con bị nhiễm SARS tại Hoành Bồ, Quảng Ninh, và đã chết (ông bố là người lái xe ca). Thông tin này đúng hay sai? (Nguyễn Tiến Hưng, 33 tuổi, Hoan Kiem Ha Noi)
    - Cho đến 11h sáng nay, trong cuộc họp của tiểu ban Bộ Y tế không hề có tin này.
    - Tôi nghe nói thực chất không hề có một phác đồ điều trị hiệu quả nào hết cho bệnh SARS ở nước ta. Người đã đổ bệnh khi tới bệnh viện chỉ được thở ôxy, tiêm 1 số vitamin, truyền nước khi sốt cao. Ai có sức đề kháng, thể lực tốt thì sẽ bình phục, bằng không thì đành bó tay. Thực tế là như thế nào, thưa giáo sư? (Hong Gam, 35 tuổi, TP HCM)
    - Thực tế là Bộ Y tế đã thông báo một phác đồ chẩn đoán và điều trị SARS. Ngoài các vitamine và dịch đạm tăng cường còn có các kháng sinh chống bội nhiễm và thuốc chống virus như ribavyril. Sức đề kháng là một phần rất quan trọng của cơ thể, giúp bệnh nhân có thể vượt qua được bệnh tật, đặc biệt là với bệnh do virus gây ra.
    - Ta tuyên bố có phác đồ điều trị giúp nhiều người khỏi bệnh trong khi các nước khác bệnh nhân không được hồi phục như vậy. Tại sao ta không đem phác đồ đó cho các nước cùng cứu người? (Hoang Khanh, 35 tuổi, HN)
    - Phác đồ điều trị của chúng ta cũng là tổng hợp các thông tin về điều trị SARS ở trong nước với các thông tin của quốc tế. Tất nhiên, phác đồ điều trị với từng trường hợp bệnh là khác nhau và Bộ Y tế cũng đã có công bố phác đồ này, không có gì bí mật cả.
    - Các biện pháp kiểm dịch ở cửa khẩu thực tế có ngăn chặn được SARS trong thời kỳ ủ bệnh không? (Thanh, 40 tuổi, HongKong)
    - Kiểm dịch cửa khẩu là biện pháp sàng lọc quan trọng ban đầu làm giảm bớt nguy cơ xâm nhập của SARS. Ngoài ra còn phải tiếp tục theo dõi người nhập cảnh, tiến hành các biện pháp đề phòng trong nội địa.
    - Xin hỏi GS, vì sao trong khi Việt Nam đã ngăn chặn hiệu quả bệnh dịch thì số người bệnh ở các nước trên thế giới vẫn liên tục gia tăng, thậm chí còn bùng phát dữ dội, mặc dù họ có nền công nghệ và y tế tiên tiến, hiện đại hơn Việt Nam rất nhiều? (La Hang, 24 tuổi, HaNoi)
    - Mỗi nước có kinh nghiệm phòng chống dịch của mình. Để phòng chống bệnh tật, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, ngoài các phương tiện và thuốc men tốt, còn cần có một tổ chức và mạng lưới tốt, đặc biệt là biết huy động mọi tiềm năng trong và ngoài nước.
    - Giáo sư có thể cho biết những thuận lợi, khó khăn cơ bản của Việt Nam so với các nước trong việc phòng chống bệnh SARS? Giáo sư có cho rằng bệnh này sẽ trở thành đại dịch ở VN hay không? (Nguyen Quoc Huy, 40 tuổi, 222 Hang Bong, Ha Noi).
    - Thuận lợi của chúng ta có một mạng lưới y tế dự phòng rộng khắp từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, VN là nước có rất nhiều các bệnh dịch nên cũng có một số kinh nghiệm nhất định. Khó khăn là do nước ta còn nghèo nên trang thiết bị còn thiếu thốn. Tuy nhiên, khi có bệnh SARS, Nhà nước đã đầu tư ngay 30 tỷ để bước đầu cung cấp các phương tiện và thuốc men cần thiết để phòng chống. Tôi không bi quan nghĩ rằng nó sẽ trở thành đại dịch. Cụ thể là trong 1 tháng qua chúng ta đã và đang khu trú, khống chế tốt căn bệnh.
    - Nhiều nước khác rất lưu tâm tới việc ngăn chặn bệnh dịch ở các trường học. Bộ Y tế của ta đã tính đến việc hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai các chiến dịch kiểm soát và phòng chống tại hệ thống trường học ở VN chưa? (Huong Hong, 17 tuổi, Đà Nẵng)
    - Chúng tôi có khuyến cáo chung với việc phòng chống bệnh ở trong các cộng đồng lớn, đặc biệt là những nơi tập trung đông như trường học. Đây là một điểm rất nhạy cảm và phải được quan tâm tối đa.

Chia sẻ trang này