1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh viêm phổi cấp.

Chủ đề trong 'Ninh Bình' bởi i_mis_u_minki, 18/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamphuongthuy_nb

    lamphuongthuy_nb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    - Trung Quốc luôn lớn tiếng tuyên bố đã khống chế được SARS nhưng thực tế bệnh dịch vẫn lan tràn. Việt Nam cũng khẳng định đã khống chế được SARS trong khi nó đang bùng nổ ở hơn 30 nước. Vậy Việt Nam khác gì với Trung Quốc? (Hoang Hui, 33 tuổi, LonDon).
    - Chúng ta rất khiêm tốn khi thông báo với thế giới rằng đang kiểm soát chặt chẽ được bệnh này. Cũng không nên so sánh giữa nước này với nước kia.
    - Thưa GS, hiện nay những người bị nhiễm SARS vào bệnh viện có phải thanh toán tiền viện phí không? GS có đề nghị chính phủ biện pháp hỗ trợ khi SARS lan rộng và phần đông bệnh nhân là những người nghèo không có (hoặc không đủ) khả năng trả tiền cho các dịch vụ y tế? Tôi lo rằng nếu họ không có khả năng thanh toán viện phí mà "thà ở nhà chịu chết" thì nguy cơ không thể kiểm soát nổi SARS sẽ là rất cao. (Lê Tiến Dũng, 28 tuổi, Hàn Quốc)
    - Nhà nước ta đã tuyên bố là những người đã chuẩn đoán bị mắc SARS thì sẽ được điều trị miễn phí 100%.
    - Nếu sức khoẻ tốt thì khả năng nhiễm vius có ít hơn không? Có phải ai có tiếp xúc với người bệnh thì đều bị lây không? Đã xác định được chính xác nguyên nhân lây lan của loại virus này chưa?
    - Sự đáp ứng miễn dịch của mỗi cá thể là khác nhau nên khó có thể nói được ai là người đề kháng tốt với bệnh. Có lẽ chúng ta đều phải tự chủ động phòng vệ là tốt nhất. Virus này chắc chắn lây lan qua đường hô hấp.
    - Liệu Bộ Y Tế đã có danh sách chính xác những người đã tiếp xúc với ông Khiêm trong thời gian 1 tháng ủ bệnh không? (Hong Nhung, 25 tuổi, Hà Nội)
    - Thực ra ông ta ủ bệnh khoảng 18 ngày. Chúng tôi nắm khá chắc những người đã tiếp xúc, hiện khoảng 57 người.
    - Thưa giáo sư, Chính phủ đã tính đến khả năng phải hoãn SEA Games vì dịch bệnh SARS chưa? (Pham Quang Hoa, 50 tuổi, Hanoi)
    - Chính phủ hoàn toàn chưa đề cập đến vấn đề này, do thời điểm tổ chức SEA Games của chúng ta còn xa và bệnh SARS hiện nay ở VN cũng đang được kiểm soát tốt.
    - Thưa giáo sư, tình hình SARS ở Singapore cũng đang rất căng thẳng, mà học kỳ của cháu đã sắp hết. Nếu cháu muốn trở về Hà Nội vào tháng tới, liệu cháu có phải xin giấy tờ gì và có bị cách ly không ạ ? (Trần Nam Hưng, 19 tuổi, Singapore)
    - Tốt hơn hết là cháu hãy khai chính xác tờ khai sức khỏe tại sân bay. Nếu cháu khỏe mạnh thì chắc chắn cháu sẽ được nhập cảnh bình thường.
    - Điều trị bệnh SARS có tốn nhiều thời gian và tiền bạc không? Khả năng điều trị thành công có cao không? (Lê Bình, lenhbinh@yahoo.com)
    - SARS là một bệnh dịch đặc biệt nguy hiểm, hiện đã có trên 20 nước trên thế giới mắc với khoảng 2.600 bệnh nhân và gần 100 trường hợp tử vong. Đường lây qua hô hấp trực tiếp nên rất khó khăn trong phòng ngừa. Loài người đã trải qua hàng ngàn năm chống đỡ bệnh tật, chúng tôi tin chắc là chúng ta sẽ tìm được các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả. Chắc chắn sẽ đòi hỏi thời gian nghiên cứu và biện pháp phòng chống, và cũng chắc chắn tốn kém tiền của. Sự thành công có cao không là phụ thuộc vào tri thức khoa học của loài người. Chúng tôi không thể nói trước, nhưng nhất định là thành công. Vì sự tồn tại của sự sống là vĩ đại, và loài người chúng ta đang tiến những bước khổng lồ để thống trị thiên nhiên.
    - Xin giáo sư cho biết về môi trường lây nhiễm của bệnh SARS, các biện pháp ngăn ngừa khi sống trong môi trường có khả năng nhiễm bệnh? Loại khẩu trang trên thị trường (lọc được những vật kích thước 5 micron) có thể sử dụng để phòng bệnh SARS? (Nguyen Dinh, st027354@ait.ac.th)
    - Môi trường chật hẹp, không gian kín (phòng kín điều hòa nhiệt độ, thang máy, chung cư...) là nơi dễ lây nhiễm. Khẩu trang N95 là loại phòng và ngăn được virus và vi khuẩn.
    - Nghe nói virus có thể lây qua đường mắt, vậy nếu ngày nào cũng đi qua khu vực Bệnh viện Việt - Pháp và Bạch Mai thì phải phòng chống như thế nào? Phan Lâm Hương, lamhuong70@hotmail.com
    - Virus SARS có thể thâm nhập qua niêm mạc, nếu đi qua nguồn lây thì nên phòng vệ bằng đeo kính, đeo khẩu trang.
    - Thưa giáo sư, kể từ nay đến SEA Games, SARS có thể được kiểm soát hoàn toàn tại Việt Nam hay không? Và chúng ta đã có những dự định gì về việc kiểm soát SARS khi hàng nghìn khách nước ngoài sẽ vào Việt Nam thời điểm SEA Games được tổ chức? Nguyễn Hồng Phương, phuong2701@hotmail.com
    - Chúng ta rất hy vọng trước SEA Games, SARS có thể đã được khống chế. Hiện nay số lây bệnh vẫn chỉ giới hạn ổ lây nhiễm từ nguồn bệnh nhân đầu tiên ở bệnh viện Việt - Pháp, chưa phát hiện SARS trong cộng đồng và ở các địa phương. Các biện pháp phòng ngừa là: cách ly tuyệt đối với nguồn lây bệnh viện Việt - Pháp và Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới là 2 nơi điều trị các bệnh nhân SARS, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi bệnh, kiểm dịch biên giới, cửa khẩu nghiêm ngặt và tuyên truyền giáo dục nhân dân tự phòng vệ mình và bảo vệ cho mọi người (thí dụ áp dụng đeo khẩu trang nơi công cộng)
    - Sau đợt này, giáo sư có dự đoán nào về các loại virus mới không? Cháu được biết rất nhiều virus nguy hiểm đã nhiễm từ động vật sang người? Và trong tương lại gần liệu con người có thể tìm ra các loại vaccine hoặc là dược phẩm kháng virus không? Vì hiện nay nhiều virus con người chúng ta vẫn chưa tìm được loại thuốc hữu hiệu? Son Ng, son_jimmy@yahoo.com
    - Các virus, vi khuẩn gây bệnh và phòng dịch đã được mô tả trong các sách giáo khoa y học hoặc các y văn. Tuy nhiên là một vi sinh vật nên sự biến dị, biến chứng và thay đổi tính sinh học là rất cao, nhất là vì khí hậu trái đất đang có nhiều biến đổi. Khó có thể nói trước được là vi sinh vật nào trong tương lai gây tác hại. Chỉ biết trong 2 - 3 thập kỷ qua, con người đã phải đối phó với HIV, Ebôla, bệnh than biến chứng độc cực mạnh, bây giờ là viêm phổi cấp nặng (có thể là coronavirut) và tương lai chắc còn các vi sinh vật nguy hiểm khác nữa. Tự phòng vệ cho mình là biện pháp lúc nào cũng cần thiết. Từ khi tìm ra vi sinh gây bệnh đến chế tạo thành công vắc xin và thuốc chữa đặc hiệu là một thời gian dài (đối với HIV là một thí dụ).
    - Chúng ta nói rằng đã khống chế được dịch bệnh, nhưng đều căn cứ trên kết quả của các bệnh viện, cơ sở, trung tâm y tế? Giáo sư có cho rằng bệnh SARS rất có thể vẫn lan truyền âm ỉ đâu đó, từ những người bệnh đầu tiên, mà ngay chính Bộ Y tế đến nay vẫn chưa hề hay biết? (Thuy Ha, 36 tuổi, HN)
    - Nếu nói là lây nhiễm từ nguồn đầu tiên, tức thương gia người Mỹ Johnny Chong Cheng thì chúng tôi kiểm soát khá chặt chẽ và logic. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm là rất lớn vì nước ta có đường biên giới dài, việc nhập cảnh mỗi ngày rất cao, nên việc giám sát dịch tễ học là cần thiết, không phải chỉ lúc này mà luôn luôn là như vậy.
    - Ông và Bộ Y tế sẽ làm gì vào ngày mai để tiếp tục ngăn chặn căn bệnh này?
    - Chúng tôi họp ban chỉ đạo vào chiều thứ 4 hằng tuần. Các tiểu ban thì 2 lần 1 tuần. Tuy nhiên, bây giờ ban chỉ đạo và những người tham gia đều làm việc 80-100% thời gian để điều trị bệnh.
    - Ông đánh giá như thế nào về ý kiến của những người tham gia đặt câu hỏi về bệnh SARS trong cuộc phỏng vấn này?
    - Có thể nói chưa bao giờ có đông đảo bạn đọc và những người tham gia truy cập Internet quan tâm đến một căn bệnh mà nguy hại cho tính mạng của con người không chỉ ở VN mà trên thế giới. Và chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm này của các bạn đọc vì họ đã có ý thức bảo vệ mình. Qua cuộc phỏng vấn này chúng tôi học được rất nhiều điều, đồng thời, cũng nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi rất muốn chia sẻ với bạn bè quốc tế mối lo ngại về căn bệnh này.
  2. lamphuongthuy_nb

    lamphuongthuy_nb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Số người phải khu trú giám sát vì SARS ở Ninh Bình tăng
    Tối 6/4, thêm một người nữa có biểu hiện của bệnh lạ được chuyển từ Ninh Bình lên Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Đó là anh Cảnh, con rể bệnh nhân Khiêm. Đến nay, tổng số bệnh nhân nhiễm Hội chứng Hô hấp cấp Nặng (SARS) của tỉnh này là 6 người.
    Số người phải khu trú giám sát cũng tăng lên đáng kể trong hôm qua, hiện có khoảng hơn 60 người. Ông Vũ Văn Xuân, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình, cho biết, tất cả những người đang được theo dõi trên đều liên quan đến ông Khiêm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã lập 2 khu cách ly dành cho những người có biểu hiện SARS và 1 khu đệm để theo dõi bệnh nhân trước khi xuất viện. Các khu dân cư có người nghi mắc bệnh lạ đều đã được khử trùng.
  3. lamphuongthuy_nb

    lamphuongthuy_nb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2003
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, không còn ca bệnh SARS nguy kịch nào ở Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai. Tại cơ sở này chỉ có 15 bệnh nhân SARS đang điều trị, trong đó có 5 ca nặng. 13 người khác đã khỏi bệnh, đang chờ xuất viện. Từ tối 6/4, khả năng hô hấp của ông Khiêm - bệnh nhân SARS đầu tiên ở Ninh Bình - đã khá hơn; ông được chuyển sang chế độ thở máy ngắt quãng. Như vậy, hiện ở Việt Nam chỉ còn một bệnh nhân SARS đang ở trong tình trạng nguy kịch, nguy cơ tử vong cao. Đó là bác sĩ Bội ở Bệnh viện Việt - Pháp.
    Theo tin từ Bộ Y tế, Bộ đang hoàn thiện dự thảo quy trình xử lý kiểm dịch y tế. Theo đó, những người ở vùng có dịch sẽ bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam. Quy trình này sẽ được đưa ra lấy ý kiến của các bộ ngành liên quan trước khi trình lên Chính phủ.
  4. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Thêm 2 người Ninh Bình nhập viện vì bệnh SARSTối 8/4, Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới cho biết, đang chuẩn bị đón 2 bệnh nhân nữa có biểu hiện SARS đến từ Ninh Bình. Một trong số đó là người lái xe cho ông Nguyễn Đức Khiêm. Như vậy, số bệnh nhân của tỉnh phải nhập viện vì SARS đã lên tới 8 người.
    Theo nhận xét của các bác sĩ Viện Y học Lâm sàng các bệnh nhiệt đới, nhóm bệnh nhân đến từ địa phương này đang có xu hướng phục hồi nhanh hơn, tiến triển bệnh chậm và có vẻ nhẹ hơn so với các trường hợp trước đó. Ông Khiêm hiện đã có thể tự thở được trong thời gian dài hơn, lượng bão hòa ôxy trong máu đạt mức cao (95%). Ở các bệnh nhân Cường, Thanh, Hà, các đám mờ ở phổi lan chậm và chỉ khu trú trong một thùy phổi (trong khi ở các bệnh nhân trước đây, toàn bộ phổi trở nên trắng xóa chỉ trong vòng vài ngày). Theo các bác sĩ, nguyên nhân có thể là do bệnh nhân nhanh chóng nhập viện và được áp dụng các biện pháp điều trị tích cực, hoặc độc lực của virus qua nhiều vòng lây đã giảm đi.
    Tại Ninh Bình hiện đã có 109 người phải khu trú giám sát do có mối liên quan về dịch tễ với các bệnh nhân đã nhập viện. Để chống dịch SARS, UBND tỉnh này vừa quyết định chi gần 1,4 tỷ đồng để mua sắm hóa chất, thuốc men và trang thiết bị. Sở Y tế đã tổ chức tập huấn về các biện pháp chẩn đoán bệnh lạ cho cán bộ y tế trên địa bàn.
    Ông Vũ Văn Xuân, Giám đốc Sở Y tế Ninh Bình, cho biết, Ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh cũng đã lập ra 4 tiểu ban Giám sát dịch, Điều trị, Hậu cần và Truyền thông để tăng cường đối phó với SARS. Tỉnh đã in các tờ rơi tuyên truyền các thông tin về bệnh và bắt đầu phát cho người dân từ ngày 9/4.
    Hôm 8/4, Bộ Y tế và Tổng cục Du lịch đã phối hợp tập huấn về SARS cho những cán bộ của các công ty kinh doanh du lịch, công ty lữ hành và khách sạn. Để giảm bớt tình trạng các hợp đồng du lịch bị hủy bỏ vì lo sợ bệnh SARS, Tổng cục Du lịch đã cập nhật thông tin về kết quả phòng chống dịch ở Việt Nam lên trang Web www.vietnamtourism.com.
    Cùng ngày, Văn phòng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới ở Hà Nội đã tổ chức tưởng niệm bác sĩ Carlo Urbani, người có nhiều công lao trong chiến dịch chống lại bệnh SARS ở Việt Nam. Ông Carlo Urbani là người đầu tiên phát hiện virus SARS ở Việt Nam và đã đề xuất nâng cấp các biện pháp kiểm soát bệnh. Bác sĩ mất ngày 29/3 tại Thái Lan vì chính căn bệnh mà ông nghiên cứu.
    yêu một người , mãi yêu một người
    http://ninhbinh.ttvnonline.net
  5. i_mis_u_minki

    i_mis_u_minki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/12/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Tâm sự của người vừa chiến thắng bệnh SARS
    Từng là một trong những bệnh nhân SARS đầu tiên nặng nhất, điều trị cách ly tại Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới - BV Bạch Mai, tôi không nghĩ là có thể hoàn toàn bình phục. Khi thấy tên mình, Phùng Kim Thạch, trong danh sách được ra viện ngày 1/4, tôi thực sự vui mừng. Giúp tôi chiến thắng căn bệnh chết người này là tập thể các bác sĩ tận tụy và dũng cảm.
    Mọi việc bắt đầu kể từ ngày 25/2, khi vợ tôi vào Bệnh viện Việt - Pháp để sinh đứa con thứ hai. Vì vợ tôi sinh khó, các bác sĩ đã phải dùng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, cuối cùng thì cũng mẹ tròn con vuông, con trai tôi khoẻ mạnh, nặng 3 kg. Ngày 1/3 tôi đón vợ con về nhà trong niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng thật không ngờ, 4 ngày tôi lưu lại bệnh viện cũng chính là thời điểm virus lạ thâm nhập vào Việt Nam qua một người nước ngoài.
    Khoảng 6/3 tôi bắt đầu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, nhưng nghĩ là bị cảm thông thường nên không đi khám. Các triệu chứng sốt kéo dài và húng hắng ho, tôi liền dùng kháng sinh, nhưng không đỡ. Chiều 12/3 do sốt quá cao (trên 40 độ C) kèm theo khó thở, người nhà đã đưa tôi vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.
    Lúc này báo chí, truyền hình cả trong nước và thế giới bắt đầu nói nhiều đến một căn bệnh chết người do virus lạ gây ra - Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS).
    Sau khi nhập viện 1 ngày, các bác sĩ bắt đầu nghi ngờ tôi bị nhiễm SARS. Và ngày 15/3, một cuộc hội chẩn được tiến hành giữa Khoa Phổi và Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, họ kết luận tôi là một trong số những bệnh nhân đầu tiên ở VN nhiễm căn bệnh này. Cùng ngày y tá Lượng ở BV Việt - Pháp là người đầu tiên tử vong vì SARS.
    Mẹ tôi đã quỵ ngã khi biết tin, còn vợ tôi rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần cao độ. Hàng ngày cô ấy chỉ còn biết ôm lấy hai đứa con (1 gái 6 tuổi và 1 trai chưa đầy tháng) khóc và cầu cho tôi sớm tai qua nạn khỏi.
    Tôi tiếp tục sốt rất cao, thở khó và được chuyển sang phòng cấp cứu đặc biệt để thở ôxy; phim chụp phổi cho thấy cả 2 phổi đã bị trắng. Thể trạng hoàn toàn suy kiệt, mọi cử động đều phải có người giúp đỡ. Tôi bị cách ly hoàn toàn với gia đình và tinh thần thực sự hoang mang. Mối liên hệ duy nhất với thế giới bên ngoài là các cuộc điện thoại ngắn ngủi với người thân trong lúc tỉnh táo. Ơn trời, họ đã không bị SARS tấn công.
    Các biện pháp điều trị đặc biệt được tiến hành. Ngoài việc chườm đá kèm thuốc giảm sốt, tôi được tiêm và uống khá nhiều thuốc, vitamin...
    Cũng chính lúc đó, điều an ủi duy nhất, đem lại niềm tin cho tôi và cũng làm cho tôi thực sự ngạc nhiên, chính là đội ngũ các bác sĩ và y tá ở Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Dù báo chí có nói thế nào đi nữa về bệnh dịch, dù đâu đó số người tử vong vì SARS đang tăng lên, nhưng họ luôn làm việc khẩn trương mà bình tĩnh. Không nói nhiều về bệnh tình, trong những lần khám kiểm tra, các bác chỉ hỏi ngắn gọn và đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý. Các y tá thì luôn có mặt khi bệnh nhân cần giúp đỡ. Trong những bộ quần áo kín mít như từ vũ trụ trở về, nhưng đôi mắt của họ luôn như khẳng định rằng các bệnh nhân chắc chắn sẽ khỏi bệnh.
    Vào lúc tôi thực sự nản lòng trong cuộc đấu tranh với bệnh tật thì sự điềm tĩnh và tận tình của một bác sĩ nội trú tên Đức đã giúp vực dậy lòng tin của tôi. Sức làm việc của thanh niên 30 tuổi này khiến nhiều người phải thán phục: liên tục trong 3 ngày 3 đêm trực tại khu cấp cứu, nhưng lúc nào anh cũng tỉnh táo và ân cần.
    Ngày 18/3, tôi bắt đầu giảm sốt, tuy còn khó thở. Sức khỏe hồi phục dần. Tôi được chuyển sang khu đệm (dành cho các bệnh nhân đã đỡ), và sau đó được chuyển xuống phòng tầng 3 - phòng theo dõi sau bệnh.
    Cuối cùng, điều mà tôi và gia đình rất mong chờ đã đến - tôi nhận được quyết định ra viện. Cùng ra với tôi còn 3 người nữa, những bệnh nhân nặng nhất của đợt nhiễm đầu tiên. Tưởng như đã có lúc tuyệt vọng, đầu hàng số phận, vậy mà giờ đây chúng tôi đã chiến thắng SARS. Nhưng người thực sự làm nên chiến thắng đó của chúng tôi là các bác sĩ, y tá của Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 1/4, khi chia tay với họ, chúng tôi chỉ biết nói lời cảm ơn, nhưng điều đó có lẽ là chưa đủ.
    Hôm nay, khi chúng tôi được về nhà, khoẻ mạnh và đoàn tụ cùng gia đình, thì họ vẫn đang ở lại bên những bệnh nhân mới, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù giấu mặt.
    yêu một người /uploaded/i_mis_u_minki/daibang.gi mãi yêu một người
    http://ninhbinh.ttvnonline.net
  6. matnai84y

    matnai84y Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2003
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

    Thứ năm, 10/4/2003, 08:00 GMT+7
    Bộ Y tế bổ sung phác đồ điều trị bệnh SARS
    Trong cuộc họp chiều 9/4 với đại diện 12 tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã công bố phác đồ điều trị bệnh SARS mới trong đó bổ sung một số vấn đề về khử trùng bệnh viện và các thuốc điều trị cho bệnh nhân. Bộ cũng cho biết đang soạn thảo bản khuyến cáo của ngành y tế Việt Nam về căn bệnh SARS.
    Theo phác đồ điều trị mới, có thể dùng các kháng sinh nhóm Cephalosporine hoặc Quinolone, kết hợp với Aminoside (không dùng Quinolone cho trẻ dưới 15 tuổi). Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc kháng virus Ribavirin tối đa 1.200 mg/ngày. Không dùng thuốc này cho người dị ứng thuốc, thai phụ, bà mẹ cho con bú, người bị suy gan nặng hoặc xơ gan. Phụ nữ dùng nó không được có thai trong vòng 4 tháng để tránh nguy cơ quái thai.
    Bộ Y tế cũng cho biết vừa có thêm một bệnh nhân nghi ngờ mắc SARS nhập Viện Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Người này sinh sống tại Hà Nội, là em bệnh nhân Nguyễn Đức Khiêm (Ninh Bình). Hiện tại đây còn 27 bệnh nhân, 7 người trong số đó đang được tiếp tục điều trị, 20 bệnh nhân khác đã bình phục và chờ ra viện. Tại Bệnh viện Việt - Pháp, bác sĩ Nguyễn Hữu Bội vẫn trong tình trạng rất nặng.
    Theo Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Quân đội đã được chọn để thực hiện tẩy trùng cho Bệnh viện Việt -Pháp. Sau khi công việc hoàn tất và được Bộ Y tế thẩm định, kiểm tra, bệnh viện sẽ mở cửa trở lại. Cơ sở này đang kiến nghị các cơ quan chức năng Việt Nam để được vay 1 triệu USD, dùng trong việc chuẩn bị tái hoạt động. Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội cũng đã hứa hỗ trợ Việt - Pháp một khoản tín dụng trị giá 100.000 euro cho công tác này.
    Hôm qua, Đoàn công tác Bộ Y tế do giáo sư Hoàng Thủy Long dẫn đầu đã kiểm tra tình hình phòng ngừa SARS tại Đà Nẵng. Hiện nay, tại sân bay và cảng biển Đà Nẵng đã bố trí phòng cách ly cho bệnh nhân nghi nhiễm SARS. Tất cả những nơi có nhiều nguy cơ bệnh lạ xâm nhập đều đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng ứng phó. Khu vực phòng chờ sân bay được sát khuẩn mỗi ngày.
  7. rosebut_86

    rosebut_86 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.768
    Đã được thích:
    0
    bà con cẩn thận nghen ! Thông tin mới là dân tình ở NINH BÌNH bị nặng hơn ở HÀ NỘI cho nên có lẽ hè em ko về được ! Bà con ra đường nhớ pải đeo khẩu trang kín mặt cẩn thận đấy ! xấu đẹp koq uant rọng mà là sức khoẻ ? ở nhà thì phải diệt RÁN và nhất là giwũ gìn vệ sinh ! Boy nên cẩu thả luộm thuộm lắm hichic
    Dương Scarlet xxx
    Crazy , but that how it goes
    Millions of people living as foes
    May be it isn't too late
    To learn how to love
    And forget how to hate ..............
  8. Halley

    Halley Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2002
    Bài viết:
    2.661
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo ! Tui đang ở NB
    Thông báo phố của Halley@, Minki@, Friend_or_love@ thuộc diện nằm trong 3 phố nguy hiểm nhất TX.NB. Phố mình có 2 người đang trong diện cách ly. Một người do trực tiếp đi thăm lão Khiêm, còn một người đi thăm bác sỹ trực tiếp điều trị cho lão Khiêm. Đó là bác Cận hàng xóm của Halley@, ặc.. ặc... và bác Thu đối diện nhà thằng FOL@.Vậy nên halley@ đang ở nhà mà cứ lo nơm nớp. Thằng Minki@ ngày mai về phố mình thì nhớ đeo rọ mõm nhé.
    Thông tin trên được đảm bảo 100%.
    [​IMG]
  9. anhphuong86vn

    anhphuong86vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    0
    oé oé ..sợ wá ..nhà mình cũng chưa thuộc diện S.O.S hehhe
    phoenix 724119

    [side=3]don't leave me without my heart broken[/size=3]
  10. phovang_khongcoem

    phovang_khongcoem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    0
    ê về ninh bình có mấy hôm mờ sợ wá
    may mà nhà mình còn ổn lém chưa có ai bị cả hi` nhà quê mờ
    lê văn tuân

Chia sẻ trang này