1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bệnh xơ cứng bì toàn thể!!

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi MitDac147, 11/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MitDac147

    MitDac147 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bệnh xơ cứng bì toàn thể!!

    Chào các bác. Em muốn hỏi gấp về bệnh "xơ cứng bì toàn thể". Theo em biết thĩ triệu chứng của bệnh là ban đầu cứng da, sau đó lây sang nội tạng, rồi dần dần cả cơ thể... Em còn nghe nói là bệnh này nếu uống thuốc Tây thì rất có khả năng bị ung thư

    Có bác nào biết thêm thông tin về bệnh này, hoặc có cách nào để tìm thông tin, cách chữa không?
  2. MitDac147

    MitDac147 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết gì về bệnh này không? Các bác cho em xin chut thông tin đi
  3. heotocdo

    heotocdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Bệnh xơ cứng bì toàn thể là bệnh tự miễn dịch, đặc trưng bởi tình trạng da cứng, giảm hoặc mất độ chun giãn. Bệnh có thể gây tổn thương ở thực quản, phổi tim và thận. Bệnh thường gặp ở nữ giới tuổi 40-50 và hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
    Nguyên nhân gây bệnh: do các yếu tố như nội tiết, di truyền, môi trường. Trong đó, nội tiết là yếu tố làm khởi phát bệnh. Di truyền được tính đến khi trong gia đình có nhiều thành viên nhiễm bệnh hoặc các bệnh tự miễn khác. Điều đáng nói là những bất thường về nhiễm sắc thể xuất hiện trên 90% bệnh nhân xơ cứng bì. Nhiều trường hợp phát bệnh sau khi nhiễm độc một số hóa chất.
    Các biện pháp phòng tránh:
    - Phát hiện sớm triệu chứng bệnh, đặc biệt ở những gia đình có tiền sử bệnh, hoặc người làm việc trong môi trường độc hại.
    - Tránh hội chứng Raynaud bằng cách mặc ấm, đi găng tay, tất chân trong mùa lạnh, tránh stress. Không dùng thuốc như amphetamin, ergotamin, chẹn beta giao cảm.
    - Dùng một số biện pháp hỗ trợ tâm lý như thư giãn, tự luyện tập, tự làm tăng nhiệt độ da bằng cơ chế điều hòa ngược.
    - Tránh tổn thương da bằng cách hạn chế tiếp xúc với xà phòng và bôi thuốc mỡ. Tập thể dục thường xuyên để duy trì độ mềm dẻo của chi, ngón và độ nhạy cảm của da. Xoa bóp da vài lần mỗi ngày. Tránh tổn thương da, gây loét.
    - Đề phòng trào ngược thực quản, cần ăn nhiều bữa nhỏ, uống thuốc chống axit giữa các bữa ăn. Kê đầu cao khi nằm, tránh ăn đêm và không nằm ngay sau khi ăn. Tránh cà phê, chè, chocolate, do các chất này gây giảm cơ lực cơ tròn ở vùng thấp của thực quản.
    Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Ngọc, Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai
    (Theo Bác Sĩ Gia Đình)

Chia sẻ trang này