1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Best tank in WW2?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi levanle2001, 27/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy chúng ta đã bàn rải rác khá nhiều về các loại tăng trong WW2 cho nên thử tạo một chủ đề để chúng ta tập trung nghiên cứu về loại vũ khí quan trọng bậc nhất trong cuộc chiến tranh lớn nhất này của lịch sử loài người này.
    Có lẽ việc đánh giá thế nào là ?obest? rất khó, vì mỗi loại có một đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện của từng nước tham gia cuộc chiến. Nếu công nghệ cao thì sẽ khó sản xuất, hay hỏng hóc và số lượng sản xuất sẽ ít đi. Để dễ dàng sản xuất được hàng loạt (lên đến vài chục nghìn chiếc như T-34, Sherman) thì đôi khi phải dùng chiến thuật ?otank wave? để chiến thắng đối phương, chịu tổn thất rất nhiều cả về phương tiện và sinh mạng con người. Đó là chưa kể so sánh tăng hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng với nhau là rất khập khiễng. Rút cục thì có lẽ chúng ta sẽ lại thu về sở thích cá nhân thôi.
    Tuy nhiên qua trao đổi, tôi hy vọng nhận được thêm nhiều thông tin của các bác. Mong các bác vote và chia sẻ các thông tin sâu rộng của mình.
  2. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Cá nhân tôi thì xếp hạng như thế này:
    1. IS-2: loại heavy tank này quả là một sự kết hợp rất hợp lý giữa hỏa lực mạnh, bảo vệ tốt, tính cơ động và khả năng sản xuất hàng loạt dễ dàng. Súng 122mm của IS-2 không ngại bất cứ loại tăng nào khác trong phạm vi 1000m (là khoảng cách mà phần lớn các vụ đụng tăng trên chiến trường châu Âu diễn ra). Vỏ thép của IS-2 cũng bảo vệ rất tốt cho tổ lái, với độ dày và vát. Nhược điểm: Tốc độ bắn chậm (3 phát / phút), ngoài ra... ??? (có lẽ còn nữa nhưng mà ít).
    2. Tiger (Panzer VI), tuy ra đời từ 1942 nhưng cho đến cuối cuộc chiến vẫn còn là một trong nhưng loại nguy hiểm nhất. Súng 88mm của Tiger được sửa đổi từ súng phòng không của quân đội Đức, có khả năng bắn hạ bất kể loại xe nào từ khoảng cách 1000m. Sherman và T34 có thể bị xuyên thủng từ 1500m hoặc thậm chí 2000m. Sơ tốc cao giúp đường đạn bay thẳng, chính xác dù cự ly mục tiêu ở xa. Mặc dù ?ovuông thành sắc cạnh? nhưng vỏ thép của Tiger rất dày, đạn 76.2mm khó mà hạ được từ phía trước ngay cả trong vòng 3 - 400m. Hơn nữa Tiger được điều khiển bởi những tổ lái tinh nhuệ nhất của lực lượng SS trong quân đội Đức, chiến đấu cực kỳ táo bạo nên nó là nỗi khiếp sợ thường trực của mọi ?otanker? đối phương ở cả 2 mặt trận trong suốt cuộc chiến. Nhược điểm của Tiger là nặng nề (56 tấn), cơ động kém, quy trình sản xuất đòi hỏi nhiều công đoạn với trình độ kỹ thuật cao cho nên số lượng sản xuất không đủ.
    3. Panzer V (Panther): high tech tank. Nòng súng và đạn xuyên thép 75mm của Panther có sơ tốc cực cao, sức xuyên lớn hơn nhiều so với nhiều loại đạn cỡ lớn hơn khác, kể cả 90mm của Pershing và 85mm của T34-85. Vỏ thép bảo vệ (pha Wolfram?) cũng rất chắc chắn. Một số xe trong giai đoạn cuối còn được trang bị thiết bị nhìn đêm hồng ngoại. Nhược điểm: cũng giống như Tiger, quy trình sản xuất Panther phức tạp cho nên số lượng không bao giờ đủ để cung cấp cho ?othị trường?. Ngoài ra hay hỏng vặt, nhất là ở thời kỳ đầu mới xuất xưởng. Khả năng cơ động cũng không bằng các loại tăng hạng trung khác. Là loại ?omedium tank? mà nặng 44 tấn, tương đương IS-2.
    4. T34: cơ động cực tốt, hỏa lực tốt trong giai đoạn đầu và ?ochấp nhận được? trong giai đoạn sau của cuộc chiến, vỏ thép bảo vệ khá. T34 vượt trội hơn hẳn tất cả các loại tăng khác trong thời kỳ đầu chiến tranh. Có thể nói trong chiến dịch Barbarosa, đây là loại vũ khí duy nhất mà quân Đức sợ. Thiết kế vỏ thép với các mặt nghiêng giúp cho loại xe này được bảo vệ rất tốt trong những năm đầu của cuộc chiến. Đã có trận đánh (bảo vệ Kiev thì phải) trong đó một T34 bắn hạ 16 Panzer IV đồng thời cũng dính cả chục phát đạn mà không bị làm sao. Nhược điểm: thùng đạn rất dễ nổ khi xe bị trúng đạn, và trong giai đoạn đầu xe không được trang bị radio. Từ khi Tiger với khẩu 88mm ra đời (1942) thì T34 phải chuyển sang đánh theo số đông. Về sau T34-85 với nòng 85mm có cải thiện tình hình đôi chút nhưng T34 không còn là đối thủ đáng sợ trên chiến trường nữa.

    Le Van Le

  3. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.503
    Đã được thích:
    4.305
    cháu thì chả biết rộng hiểu nhiều nên kô dám nói lan man, nhưng một lần cháu xem kênh lịch sử, theo góc nhìn của bọn Mỹ về cuộc chiến ở Hàn Quốc, bọn nó gọi T-34 là finest tank in WWII, còn cái IS thì cháu chỉ nghe loáng thoáng trên này thôi! Có thể nó mạnh về hoả lực lẫn giáp nhưng kết hợp các yếu tố như giá thành, cơ động, ... thì có lẽ T-34 hơn.
    Còn chú bảo là T-34 là vũ khí duy nhất quân Đức sợ, nhưng theo cháu biết thì còn một thứ vũ khí nữa mà quân Đức còn sợ hơn cả T-34, chính là Kachiusa đó ạ.
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Thực ra nếu đem bọn Tank vào đấu với nhau theo kiểu đấu vỏ đài có thể chơi 1 chọi 1 hay 1 chọi 2 gì đó thì xắp hạng theo bác levanle dỉ nhiên là quá hợp lý hoặc nếu nhìn về mặt tính năng thì thứ hạng như thế không có gì phải thắc mắc nhưng vấn đề là trên chiến trường thì mọi chuyện không phải như thế
    IS2 hay King Tiger(60 tấn ) thì không có ai thắc mắc về hoả lực hay giáp của nó cả nhưng nó chưa hề lập công lớn trên chiến trường đơn giản vì nó quá ít sản xuất đòi hỏi nhiều công nghệ và vật liệu kỹ thuật cao thời gian sản xuất lâu và dỉ nhiên giá thành cao và khó bảo trì
    T34 sản xuất không dòi hỏi công nghệ cao không cần nhiều vật liệu đặc biệt hoặc kim loại quý hiếm trong WW2 đa số các xưởng cơ khí của LX đều có thể tham gia vào chế tạo 1 bộ phận nào đó hoặc sửa chửa T34 số lượng T34 sản xuất ra thì khỏi bàn vì giá nó rẻ sản xuất nhanh mà đơn giản .Giáp cũng tương đối tốt về sau hoả lực không còn tính uy hiếp nhưng cơ động số lượng đông chạy vào đánh càng đánh vòng đánh vượt vừa dắt mũi vừa đá hậu thì T34 dư sức làm và nó lập nhiều chiến công hiển hách cũng nhờ đó
    Về Kachiusa thì ta nên phong cho nó cái chức pháo trận địa tốt nhất WW2 còn pháo tầm xa là của Đức còn pháo dã chiến thì phải nói đến cây 76mm hay 88mm của Đức tuy nhiên khi quân LX xung trận thường dội bảo lửa xuống bọn pháo dã chiến thiệt hại nặng bộ binh thì núp nhưng cũng bị uy hiếp tinh thần và cũng chết phần nào còn bọn pháo chiến trận của Đức mà đấu pháo với Kachiusa thì chỉ có tự sát.
    Đọc trong 1 tài liệu nào đó lâu lắm rồi mô tả về 1 trận có 1 toán biệt kích LX đi thám thính phát hiện ra trong đêm quân Đức đang bí mật di chuyển 1 sư đoàn đánh vòng ra sau chiến tuyến LX nhằm làm rối loạn để giành lại thế tiến công .Tiếc là đội biệt kích hy sinh gần hết khi chạm trán với quân tuần tra nhưng cũng kịp báo cáo về chỉ huy Hồng Quân họ điều ngay 1 tiểu đoàn Kachiusa dội bảo lửa ngay trong đêm đó.Nuốt gần hết sư đoàn của Đức.Cuộc tiến công bị đập tan.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Chào bác bù lu bù loa,
    Bị gọi là chú thú thực là tôi ngượng lắm, không dám, không dám. Tôi nghĩ trên forum thì cứ "bác" với "tôi" cho nó "trung tính", không phân biệt tuổi tác, chức vụ, giới tính, quan điểm... Ngoài ra gọi như thế thì cũng tương đối thân mật mà vẫn tôn trọng nhau. Cái khoản đại từ nhân xưng tiếng Việt ta nó rắc rối thế đấy.
    Quay lại khoản tăng: xin giới thiệu một chút về IS-2, ít nổi tiếng hơn T-34 nhưng theo tôi thì hiệu quả hơn nhiều.
    ===================
    IS1 và 2 được phát triển từ loại xe hạng nặng KV-1 và hạng trung KV-13. Điều đặc biệt là người chỉ đạo thiết kế, N.V. Tseits, vừa được trả tự do từ trại gulag.
    Đặc điểm của KV-13 là cả tháp pháo và nhiều phần quan trọng của thân xe được đúc thành khối để tăng cường khả năng bảo vệ mà vẫn giữ được trọng lượng xe không lớn quá, đổi lại phải hy sinh bớt không gian bên trong xe.
    Ngay từ tháng 5 năm 1942, mẫu thử nghiệm đầu tiên của KV-13 đã hoàn thành và bắt đầu được thử tại nhà máy. Trong qua trình thử có nhiều vấn đề lần lượt nảy sinh và được khắc phục / cải tiến. Đến tháng 12/1942 thì một mẫu cải tiến mới ra đời với rất nhiều thay đổi, đặc biệt là tháp pháo được thiết kế lại hoàn toàn.
    Việc quân Đức tung ra loại xe Tiger đã có những tác động trực tiếp đến quá trình thiết kế của loại xe này. Theo nghị định 2943SS của GOKO (?), loại xe mới được gọi là loại IS (Ioseph Stalin), nhà máy Kirov ở Cheliabinsk và nhà máy số 100 của NKTP (?) được giao nhiệm vụ sản xuất 2 mẫu thử nghiệm. Mẫu trang bị súng 76.2mm được đặt là IS-1 và mẫu trang bị súng 122mm là IS-2. 2 mẫu này đều được thử nghiệm cùng nhau trong thời gian tháng 3, 4 năm 1943.
    Đầu tháng 4/1943, các thông số tin cậy về vỏ thép của Tiger được thu thập. Nhiệm vụ đặt ra cho nhóm thiết kế là chế tạo được một loại xe có khả năng đánh bại được Tiger.
    Kết quả thử nghiệm cho thấy loại súng 85mm là hiệu quả nhất, có thể xuyên qua vỏ thép phía trước của Tiger ở cự ly 1000m. Kết quả là JS-85 ra đời và được sản xuất hàng loạt cho Hồng quân. Lúc đó là tháng 9 năm 1943. Đồng thời, nhà máy số 100 cũng được lệnh thử nghiệm lắp loại súng 122mm trên xe IS. Mệnh lệnh này dựa trên kinh nghiệm chiến đấu trong chiến dịch Kursk, khi các lực lượng phòng thủ của Hồng quân phát hiện ra loại súng hiệu quả nhất để chống lại Tiger là súng chiến trường 122mm A-19 model 1931.
    Trong quá trình thử nghiệm, khẩu 122mm dễ dàng xuyên qua vỏ thép phía bên hông tháp pháo của Panther từ cự ly 1500m. Tuy nhiên sau đó thực tế chiến trường cho thấy loại đạn APHE BR471 chỉ xuyên được vỏ thép phía trước của Panther từ khoảng cách 6 - 700m. Đối với Tiger thì dễ dàng hơn, từ 1200m. Mặc dù vỏ thép dày hơn nhưng do được đặt theo chiều thẳng đứng nên khả năng bảo vệ của Tiger kém Panther.
    ===================
    (1h30?T sáng mất rồi, xin phép được tiếp tục với các bác sau)

    Le Van Le

    Được levanle2001 sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 28/06/2003
  6. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    Tôi thì không rành lắm về các loại xe tăng, nhưng có nghe nói giai đoạn cuối thế chiến 2, tụi Đức có chạy thử một mẫu Super Panzer zì đó với vỏ thép và hỏa lực không có đối thủ (anh nào chơi BLITZKRIEG sẽ thấy chiếc này (Maus Super Heavy Tank)).
    Trên trang web về lịch sử xe tăng hình như cũng có nói qua.
    Nhược điểm của nó là cơ động rất kém (tốc độ tối đa trên dưới 30km/h)
    Còn trong game thì tôi từng diệt gần 20 Pershing với Sherman bằng 1 chiếc Maus duy nhất (wá zữ:;))
  7. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.503
    Đã được thích:
    4.305

    .
    hic hic, khôn quá, đã làm chú rồi bây giờ lại còn đòi làm "bác" nữa, hic hic
    Thôi được rồi, thế thì cháu xin gọi bằng bác vậy, kô lên được chứ ông đâu đấy nhé! hic hic
    Đùa tí,
    Cháu thấy kiểu so sánh này kô hợp lý lắm. Nếu đem so sánh chỉ về hoả lực rồi giáp thì ... Thực chất đâu phải kô làm giáp khoẻ với cả súng khoẻ được đâu . Chứ nếu làm 1 con tank thành 1 cục, đi 5km/h , súng bắn đạn lõm lồi uran giàu nghèo vofram lẫn lộn bắn ra khỏi nòng cái ... rơi luôn thì mới là nhất à. Kỹ thuật hiện đại thì làm thế thừa sức, nhưng như cháu nói, nó cần phải kết hợp nhiều yếu tố chứ. Nhất là nó cần phải chứng minh khả năng chiến đấu của mình qua chiến tranh thì mới biết được!
  8. Mayxuc

    Mayxuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    He he bác Lê Văn Lê nhanh tay nhanh chân gớm nhẩy, đã kịp lập topic này rùi. Tôi xin bổ sung nhận địmh của bác. Theo bác nói xe tăng loại T34 là ngon nhất của Nga thời bấy giờ, nhưng theo những tài liệu tôi có thì T-34 chưa ngon, nó chỉ phổ biến hơn thui. Cho đến cuối TC2 thì Nga đã có nhiều loại tăng xịn rùi, mà đỉnh cao là loại tăng hạng nặng T44, và Tăng-Pháo tự hành Su-152. Nhưng để từ từ ta nói về các loại đời chót sau, trước hết xin giới thiệu theo thứ tự các loại xe từ đời đầu đã nhé.(Xin lỗi các bác không tải ảnh lên được, nhà server bảo rằng tính năng này đang nâng cấp, có gì tối em sẽ up lên.) Thời kỳ đầu, Hồng Quân(HQ) còn tồn tại trong biên chế của mình rất nhiều loại tăng, thiết giáp đã lỗi thời từ chiến tranh Mãn Châu, chiến tranh Phần Lan để lại. Những nhà chiến lược đã nhìn nhận sự cần thiết tăng cường lực lượng xe tăng trong bối cảnh nước Đức đang ra sức chuẩn bị cho chiến tranh, tuy nhiên việc này được tiến hành rất chậm chạp. Vì vậy khi quân Đức tiến công lãnh thổ LX với chiến dịch Barbarosa, để đương cự với các loại tăng và thiết giáp đời mới nhất của Đức thì Nga đưa ra những xe hạng nhẹ và trung như Bt2, Bt-5, Bt-7, Bt-8, T-24, T-26, T-28 và thậm chí loại xe tăng hạng nặng 5 tháp pháo T-32 (dùng để doạ bộ binh thì tốt) những chiếc xe lỗi thời này thua hẳn xe Đức về tính cơ động, hoả lực và khả năng chịu đạn vì hầu hết chúng không thể bắn khi đang vận hành mà phải đứng lại mới có khả năng bắn chính xác. Vì thế trong những ngày đầu cuộc chiến, những chiếc xe này bị gọi là "hộp diêm lưu động" tức là chỉ cần một mồi lửa là bùng cháy. Tuy nhiên cũng có vài loại xe "làm ăn được" là Kv-I(tăng hạng nặng) và 2 loại mới thử lửa lần đầu là Kv - II và T-34. Với 2 loại xe dòng Kv, chúng có vỏ thép dày mà pháo 75 ly bắn vào dội đạn ra, còn T-34 là xe tăng hạng trung với vỏ thép phía trước dày, tính cơ động cao, tốc độ bắn nhanh gấp 3 lần xe Đức vì vậy rất hợp với lối đánh khu vực rộng và đã gây cho tăng Đức những nỗi kinh hoàng đầu tiên. Tuy nhiên với số lượng ít (chiếm 10% tổng số xe tăng) nên T-34 không được chiến đấu thành từng đơn vị quy mô mà phải đánh theo kiểu "bánh kẹp" tức là đi kèm những loại xe như BT và T-24, 26 chính vì thế hạn chế rát nhiều khả năng của loại xe này và đẩy nó đến tình trạng bị đánh hội đồng sau khi những loại xe kia bị bắn cháy hết. (Sẽ gửi ảnh sau, phụ thuộc vào server)
    [blue]Ối giời ơi! Chim tôi đâu?[blue]
  9. spirou

    spirou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    2.819
    Đã được thích:
    1
    Đồng chí máy xúc lộn rồi, không có BT-8 và T-32 đâu, chắc T-35 đó. Mà KV-2 với pháo 152 nòng ngắn bắn chán lắm, lại nặng nề nữa. Ko phải là xe tăng hiệu quả. Về chiếc Is-2 thì em có lột hết đồ của nó bên mổ xẻ trang đầu ý, các bác sang đó coi.
    6 năm đợi chờ
  10. levanle2001

    levanle2001 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Ái dà, phe T34 có vẻ mạnh nhỉ, chiếm 67% vote rồi. Thế mà tôi đã dự đoán Tiger có thể chiếm số 1.
    Về Cachiusa: nối thôi nhớ không nhầm thì trong Barbarosa nó chưa ra đời. Chính thế tôi mới cho rằng nó là cái duy nhất quân Đức sợ trong chiến dịch này (đến cuối chiến dịch thì còn một thứ nữa, đó là mùa đông Nga). Tuy nhiên Cachiusa không phải là tăng cho nên không bàn thêm ở đây.
    (Ngoài ra tôi cũng không đưa vào danh sách các loại tank destroyer như ISU-100, 122, 152, Jadpanter, Jadtiger, v.v.. vì những loại này không được đa năng như tăng).
    Nhưng mà xin tiếp tục về IS-2 đã:
    Trong quá trình thử nghiệm, khẩu 122mm dễ dàng xuyên qua vỏ thép phía bên hông tháp pháo của Panther từ cự ly 1500m. Tuy nhiên sau đó thực tế chiến trường cho thấy loại đạn APHE (amor piercing high explosive) BR471 chỉ xuyên được vỏ thép phía trước của Panther từ khoảng cách 6 - 700m. Đối với Tiger thì dễ dàng hơn, từ 1200m. Mặc dù vỏ thép dày hơn nhưng do được đặt theo chiều thẳng đứng nên khả năng bảo vệ của Tiger kém Panther. Đạn xuyên thép (AP) đầu nhọn của IS-2 dễ dàng bị bật ra khỏi vỏ thép nghiêng của Panther.
    Tuy nhiên sau đó, người ta phát hiện ra đạn đầu tù có tác dụng tốt đối với vỏ thép vát. Nguyên nhân là vì hiệu ứng "bình thường hoá" (normalization) khi đạn high explosive bắn vào vỏ thép phía trước của Panther. Điều này gợi ý cho các nhà thiết kế một hướng mới khi giải quyết các vấn đề của IS-2.
    Nhưng đến hè 1944, vấn đề của đạn xuyên thép đã biến mất. Đạn BR-471 khi nảy ra khỏi vỏ thép Panther đã tạo nên vết nứt và lỗ lớn trên đó. Nguyên nhân là do người Đức bị cạn kiệt nguồn măng-gan và phải chuyển sang dùng thép hợp kim với hàm lượng cacbon cao cùng với nikel. Điều này làm cho vỏ thép rất giòn. Tuy nhiên các cuộc đụng độ trên chiến trường cũng cho thấy vỏ thép phía trước thân xe của IS-2 vẫn bị xuyên qua. Giải pháp là độ nghiêng của vỏ thép được tăng cường và thêm các gá để tổ lái treo xích dự trữ ở phía trước (cũng làm tăng khả năng bảo vệ phần nào).
    Từ đó cho đến hết chiến tranh IS2 không có thay đổi gì lớn.
    Số lượng IS-2 được sản xuất trong thời gian 1943 - 1944:
    Tháng 12/1943: 35
    T1/1944: 35
    T2: 75
    T3: 100
    T4: 150
    T5: 175
    T6: 200
    T7: 225
    T8: 250
    T9 - T12 / 1944: 250 xe / tháng
    Như vậy trong thời gian này có khoảng 2245 xe xuất xưởng, một con số lớn đối với bất kể loại heavy tank nào khác.
    IS-2 và các biến thể của nó vẫn còn được sử dụng cho đến năm 1982 trong quân đội Liên Xô.

    Le Van Le

Chia sẻ trang này