1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Best tank in WW2?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi levanle2001, 27/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamole

    lamole Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    1
    theo tui biết thì cầu trong tp chỉ có tải trọng khoảng 25-30t thui. zậy xe mà tới 40-50t làm sao qua cầu được. hông lẻ mỗi lần đánh nhau phải cử công binh đi trước làm cầu sẵn???
    ai biết chỉ zùm zới
  2. Cavalry

    Cavalry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2001
    Bài viết:
    3.062
    Đã được thích:
    0
    cầu thì có cầu lớn cầu nhỏ, xe thì có xe lớn xe nhỏ xe lội nước. chỗ nào cần làm cầu thì đã có công binh.
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Tải trọng cầu tính theo kiểu riêng của dân cầu đường, thường là theo tải trên trục hay cặp trục bánh xe, chứ không phải toàn tải của xe.
    Như các bác vẫn thấy, khánh thành hay thử tải cầu thường có một đoàn xe chở đầy cát đi theo đội hình qua cầu, cái đó dân cầu họ gọi là đoàn tải trọng tiêu chuẩn. Mỗi đoàn đó thường tổng trọng tải lên tới hàng trăm tấn chứ không đùa.
    So sánh về tải của xe tăng không hơn tải của xe sơmi rơ móc là mấy đâu bác ạ. Tải công 40feet tối đa được 47 tấn, cộng với xác xe quãng 20 tấn nữa là 67 tấn, nặng bằng tăng hiện đại rồi đấy chứ. Hơn nữa tốc độ qua cầu cũng rất quan trọng, nếu cầu thấy rung rung sắp sập thì chịu khó đi chậm lại chút và giãn cách đoàn xe dài ra là an toàn thôi!!!!
  4. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Em tưởng nếu nó sắp sập thì phải chạy nhanh lên chứ, khi xe dừng lại thì áp lực lên cầu là lớn nhất mà. Càng chạy nhanh thì lực li tâm càng tăng -> áp lực lên cầu giảm.
    Vietchess | Ván cờ hay | Chess puzzle
  5. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Nói chung nếu cầu rung rung nghĩa là yếu đi thì 2 việc cấm làm đó là tăng hay giảm tốc và việc còn lại là cho thêm tải trọng lên cầu.
    Khi tăng tốc hay giảm tốc thì lực tác động lên cầu là rất lớn còn cứ chạy đều đều thì không sao .Chạy nhanh chậm thì cũng có giới hạn của nó ,bán kính cầu rớt lớn ,tốc độ qua cầu đâu thể quá nhanh nên thực ra chạy nhanh chậm không ảnh hưởng nhiều chủ yếu là đừng rồ ga hay đạp thắng.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  6. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    hôm nay em xem Discovery, chương trình Clash of the Titans có so sánh giữa Tiger và Sherman. Ba yếu tố chính để đánh giá là hoả lực (fire power), giáp (armor) và độ cơ động (mobility).
    Hoả lực và giáp thì Tiger hơn hẳn. Không biết em nghe có nhầm không chứ nó nói Sherman phải vào trong tầm 300 feet (khoảng 90m) thì viên đạn bắn vào Tiger mới có hiệu quả.
    Một cựu chiến binh Mỹ là pháo thủ trên Sherman kể rằng khi tiến tới sát một chiếc xe tăng và quan sát thấy một anh chàng tóc vàng đang chải đầu thì cứ tưởng là đồng minh. Đến lúc chú kia chải đầu xong, đội mũ lên thì mới thấy đấy là quân Đức. Cùng lúc này thì chú kia cũng nhìn thấy chiếc Sherman. Chỉ huy chiếc Sherman ra lệnh lùi xe lại và quay tháp pháo, bắn vào chiếc Tiger. Viên đạn đập vào giáp trước của chiếc Tiger và ... bắn lên trời.
    Chiếc Tiger từ từ quay tháp pháo sang, hạ nòng và bắn trả. Viên đạn đi xuyên qua giáp trước, xuyên qua giáp bên, phá tung xích và bay ra ngoài chứ không nổ ở trong xe. Nhờ đó mà tổ lái thoát ra ngoài an toàn. Thế mới biết giáp mỏng cũng có lợi nhỉ
    Độ cơ động thì Sherman hơn vì nó nhẹ hơn nhiều (gần một nửa thì phải) và có thể đi được đa số địa hình trong khi Tiger nặng hơn thì đất yếu là chịu.
    Sherman còn có một lợi thế nữa là nó được chế tạo với các bộ phận từ ngành công nghiệp ô tô của Mỹ nên một chiếc Sherman bị hỏng có thể được sửa xong trong vòng 36 tiếng. Trong khi đó hầu hết các bộ phận của Tiger là phải sản xuất riêng. Thay vì sản xuất một chiếc Tiger, người Đức có thể sản xuất 3 chiếc Panther, yếu hơn một chút nhưng cũng rất lợi hại.
    Để diệt một chú Tiger, Mỹ sẽ phải dùng 4 chú Sherman. Tình huống như sau: 4 chú Sherman đi theo đội hình, thình lình chú Tiger nấp ở đâu đó bắn bùm một phát, xong phim chú Sherman đi đầu. Chú sherman đi thứ 2 bắn đại 1 phát về hướng mà chú này đoán là Tiger nấp. Lúc này chú Tiger nạp đạn xong rồi và bùm một phát nữa, chú thứ 2 đi tong. Chú thứ 3 lúc này đã phát hiện ra chỗ chú Tiger nấp, lấy xác 2 chú Sherman đã toi làm lá chắn chạy vòng vèo và bắn mấy phát về phía chú Tiger. Sau vài phát bắn chú Sherman này cũng toi nốt. Lúc này chú Sherman thứ 4 chạy vòng ra đằng sau, tiến đến sát chú Tiger. Chú Tiger phát hiện nhưng lúc này đã quá muộn (thời gian quay tháp pháo một vòng của Tiger bằng động cơ mất gần 30s thì phải) và chú Sherman bắn vào mông chú Tiger (giáp đằng sau mỏng hơn giáp đằng trước nhiều, cái này chắc ai cũng biết rồi)
    Trong trận chiến gì mà em không tài nào nhớ được tên hơn 200 chiếc Sherman bị bắn hạ mà chưa kịp bắn trúng chiếc Tiger nào (bắn trúng thôi chứ không phải bắn hạ nhé) mặc dù trước đó không quân đã bom rải thảm trận địa.
    Tuy nhiên bộ chỉ huy quân Mỹ thấy rằng dù có phải mất 3 chiếc Sherman và tổ lái (and its crew) cho một chiếc Tiger, họ vẫn có thể nhanh chóng thay thế thiệt hại trong khi quân Đức thì không thể.
    Kết luận là số lượng hơn chất lượng
    Vietchess | Ván cờ hay | Chess puzzle
  7. ucbu

    ucbu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    577
    Đã được thích:
    0
    Tiger và Sherman
    Vietchess | Ván cờ hay | Chess puzzle
  8. NGUYENHOANG2003

    NGUYENHOANG2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Tiger là xe tăng hạng nặng trong khi Sherman là xe tăng hang trung nên rõ ràng là pháo và giáp của Tiger lợi hại hơn.Diệt Tiger thì Mỹ và Ânh chủ yếu dung máy bay cường kích còn họ ít dùng xe tăng.
  9. NGUYENHOANG2003

    NGUYENHOANG2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2003
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Panther là loại xe tăng hang trung tốt nhât thế giới lúc đó nhưng do về thiết kế là bắt chiếc T34 nên người ta gọi T34 là finest tank(đặc biệt là loại giáp hình cầu phái trước và tháp pháo vát nhọn khiến khi đạn bắn sẽ bị vát đi chứ không xuyên thẳng vào).
    Đúng là vì điều kiện cầu phà nên các loại xe tăng hạng nặng như Tiger và KV1 IS2 ít được ưa chuộng.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Tui xin phép lôi cái này lên cho anh em đọc chưi:
    HÚC XE TĂNG
    7 giờ 45 phút ngày 22 tháng Sáu năm 1941, trung uý Gudzj, bị nhiều xe tăng địch vây quanh, đã tiêu diệt một xe địch bằng cách lái chiếc KV của mình húc vào nó. (Ở đây ta cần biết thêm là trình độ tác xạ của lính tăng Xôviết thời kỳ đầu rất kém, hầu hết họ mới làm quen với khí tài trước khi tham chiến chỉ vài giờ đồng hồ. Tôi xin trình bày cụ thể điều này trong các tư liệu sau ?" LTD).
    Đây có lẽ là vụ húc tăng đầu tiên được ghi nhận trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, tức là va chạm để tiêu diệt kẻ thù một cách có chủ đích. Thật ra, vấn đề không phải ở chỗ ai là người đầu tiên thực hiện mà quan trọng nhất là đây không phải là lần cuối cùng binh lính Xôviết húc xe mình vào tăng giặc.
    Ngày 16 tháng Ba năm 1945, trong trận chiến giành giật bàn đạp trên tuyến phòng thủ sông Oder, trung uý Neljubov, khi đã bắn hết đạn, lái thẳng chiếc T-34 của mình đâm vào chiếc Tiger trong một tình huống chạm trán bất ngờ. (Hãy tưởng tượng hòan cảnh chỉ vài ngày nữa là Chiến thắng. Về mặt kỹ thuật, loại xe T-34-76 chỉ có thể hạ được Tiger bằng một phát đạn bắn ngang hông ở khoảng cách 100-200m, còn T-34-85 (pháo 85mm) chỉ hạ Tiger ở cách 500m. Trong khi đó pháo 88 của Tiger cực kỳ chính xác, đồng thời sức công phá của nó có thể tiêu diệt T-34 ở cách xa 1000-2000m. So sánh trung bình thì 1 Tiger = 8 T-34. - LTD)
    Giữa hai trường hợp trên có khoảng hơn 160 vụ húc xe được ghi nhận. Sự căng thẳng và khốc liệt trong chiến tranh thật không thể tưởng tượng nổi.
    Các trận chiến giữa xe tăng Xôviết và xe tăng Đức kết thúc, theo đúng nghĩa đen, tới viên đạn cuối cùng và thậm chí còn tiếp diễn sau đó. Khi họ không thể nổ súng bởi đã hết đạn hoặc do xe tăng bị hư hỏng, hoặc tình hình không cho phép có lựa chọn nào khác, rất nhiều chiến sĩ xe tăng Xôviết đã đâm xe mình vào kẻ địch. Trong thực tế, có rất nhiều tình huống đã dẫn tới việc va chạm mà ta có thể liệt kê ra đây: hết đạn, chạm trán đột xuất ngoài dự kiến mà không đủ thời gian để nạp đạn pháo và rất nhiều lý do khác nữa.
    Xe tăng có thể sử dụng để tiêu diệt gần như bất kỳ loại mục tiêu nào: ụ pháo, đội hình hành quân của địch, xe tăng, máy bay đậu trên mặt đất v.v. Mọi loại SU, T-34. IS, KV, ISU, tất cả đều thực hiện được các nhiệm vụ trên. Thông thường, theo ta có thể suy luận, kẻ thù thường bị húc bởi T-34 và KV. (Đây là hai loại tăng xung kích. KV thường được sử dụng thời kỳ đầu chiến tranh, còn T-34 là xe tăng hạng trung dẫn đầu các mũi xung kích ?" LTD)
    Hãy tưởng tượng hàng chục tấn giáp thép lao với tốc độ cao đâm vào xe tăng địch và cảnh tượng xảy ra sau đó ... vỏ thép vỡ tung, chiếc xe tăng Đức bị móp méo và nghiền nát ... và thông thường là một tiếng nổ nhận chìm cả hai chiếc tăng, chôn vùi hai tổ lái trong một nấm mồ rực lửa ... Hoặc cảnh tượng một chiếc xe tăng húc tung cả một đội hình hành quân. Năm 1941, chiếc T-34 dưới sự chỉ huy của Grigorij Zubov đã tiêu diệt 2 khẩu pháo chống tăng và 30 xe tải trong một tình huống như vậy. Ngày 16 tháng Giêng năm 1945, tại Ba Lan, xe tăng của Grigorij Vinogradov nghiền nát cả một đội hình hành quân gồm 2 tăng, 6 pháo, 60 xe tại. 80 lính bộ binh Đức bị tiêu diệt trong vụ này. Vinogradov sau đó đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
    "Bất cứ thằng ngốc nào cũng có thể rồ ga cho xe mình phóng thật nhanh và đâm vào xe tăng địch, vấn đề là ở chỗ làm thế nào để đâm được vào nó sao cho sau đó xe của anh vẫn còn nguyên vẹn? ?" trích lời một người lính lái tăng đã tham chiến.
    Song song với những ghi nhận trên là những vụ ?ohúc xe trong khi bốc cháy?, tức điên cuồng húc chiếc xe đang bốc cháy của mình vào địch. Chiếc xe tăng đang cháy nghiền nát, đâm vỡ và va chạm với mọi thứ và xông vào vào bất cứ thứ gì cho tới khi, thông thường là tới khi đạn pháo trong xe phát nổ thổi tung chiếc xe và tổ lái. Đây không hề là hành động kamikaze của lính tăng Xôviết (lính Nhật hành động như vậy do họ bị vượt trội về cả chất lượng lẫn số lượng ?" LTD). Húc xe khi bốc cháy chỉ xảy ra khi chiếc tăng đã trúng đạn, thường là vào những giây phút cuối cùng trước khi đạn pháo bắt lửa nổ tung. Thông thường, tổ lái gần như không có cơ hội sống sót, thậm chí ngay cả khi những thành viên sống sót chui được ra khỏi chiếc xe. (Xin nói thêm, theo hồi ức của Dmitri Loza, chỉ huy một quân đoàn tăng Xôviết - loại M4 Sherman do Mỹ cung cấp, T-34 trúng đạn bốc cháy thường sẽ nổ tung và giết chết các lính tăng đã bò được ra ngoài nấp xung quanh - họ không thể bò xa hơn do đạn súng máy địch uy hiếp ?" trong khi xe M4 Sherman thì không. Thường là xe Mỹ cháy cho tới khi tắt nhưng không phát nổ. Lý do là thuốc nổ trong đạn pháo của T-34 không tinh chất như đạn Mỹ. Người Nga làm vậy để đạn của họ có sức nổ mạnh hơn.) Trong trận phòng thủ Stalingrad, đại uý Putin trong chiếc KV của mình đã tiêu diệt một đội hình hành quân của địch. Chiếc KV bị trúng đạn và bốc lửa. Hát vang bài ?oQuốc tế ca?, tổ lái ở lại trong chiếc xe bốc cháy, đang bị quân thù vây quanh. (Trong thời kỳ đầu, KV chỉ bỉ xuyên thủng bởi pháo phòng không 88mm của Đức. Loại này khá đắt và hiếm. Do đó, trong chỉ dẫn chiến trường của Đức, lính Đức dùng pháo nhỏ bắn cấp tập uy hiếp tinh thần tổ lái buộc họ phải đầu hàng hoặc bỏ xe, hoặc rút lui. Nếu tổ lái vẫn xông tới thì dùng chai cháy. Theo tôi biết, tinh thần lính tăng Nga nói chung khá kém và chiến thuật trên của Đức thường là thành công. ?" LTD). Trong hơn 160 trường hợp húc xe được ghi nhận, húc xe khi bốc cháy chiếm khoảng 10 %.
    Không như Không quân Sôviết, húc xe tăng xảy ra trong suốt chiều dài toàn cuộc chiến với cao điểm là năm 1943.
    G.K. Zhukov trên đường tới Sở chỉ huy đã dừng lại tại chiến trường Prokhorovka và đã im lặng quan sát trong suốt mấy phút cảnh tượng cánh đồng rải đầy những đống sắt cháy đen của những chiếc tăng cháy rụi, nổ tung và móp méo. Khắp nơi ngổn ngang mảnh giáp sắt vỡ, mảnh xích xe ... Ngay sát ông là một chiếc Panther bị một chiếc T-70 húc vào hông. Cách đó khoảng 20 m - một Tiger và một T-34 trong tư thế nhảy cuối cùng, cả hai đều nổ tung.
    Zhukov nói, như thể tự nhủ, "Đây là một trận chiến giáp lá cà ...?
    Dưới đây là thống kê các vụ húc xe:
    1941: 24 vụ
    1942: 12 vụ
    1943: 52 vụ
    1944: 42 vụ
    1945: 31 vụ
    Có khá ít trường hợp được ghi nhận trong thời kỳ 1941-1942. Có lẽ, đó là do tình hình chung không cho phép ghi nhận những trường hợp xảy ra trong các trận chiến khi các binh đoàn và lữ đoàn tăng bị tiêu diệt hoàn toàn không một lời trăn trối. Tuy nhiên, sự vượt trội về thông số kỹ thuật (giáp thép và máy móc - LTD) và sự thiếu đạn dẫn tới các vụ húc xe. Thêm vào đó, như ta đã biết, hầu hết lính tăng Sôviết thời kỳ đầu chiến tranh không phải là những thiện xạ. Thêm nữa, như một thông lệ, một đại đội sẽ theo sau chiếc xe chỉ huy trong trận tiến công. Các sách cẩm nang khuyến cáo dẫn đại đội theo hướng, lấy ví dụ, lái thẳng về phía mục tiêu. (có lẽ do kỹ thuật thông tin kém. Máy bộ đàm chỉ được lắp trong xe ở giai đoạn sau của chiến tranh, và chất lượng truyển tin cũng không tốt. ?" LTD). Tính thêm vào đây sự cương quyết chấp hành lệnh của lính tăng Sôviết, thật dễ để kết luận rằng những cuộc chạm trán sẽ kết thúc bằng việc húc xe hoặc đơn giản là va chạm giữa hai đối thủ. Tóm lại, chắc hẳn đã có rất nhiều vụ húc xe mà không ai báo cáo lại.
    Trong chuyển biến chung của tình hình ngoài chiến trường, số các vụ được báo cáo lại đã tăng lên. Liên tiếp, những xe Tiger của Đức chiếm đầu sổ là mục tiêu của những vụ húc tăng. Đỉnh điểm của năm 1943 cho thấy không chỉ do trong năm này diễn ra những trận đấu tăng lớn, mà cả cho thấy thực tế là tăng Sôviết đã hoàn toàn mất đi ưu thế về kỹ thuật và phải chiến đấu trong tầm gần bằng cách húc xe, có lẽ đó là cách hiệu quả nhất để phá huỷ một xe tăng hạng nặng của Đức (Tiger).
    Trong thời kỳ 1944-45, có rất nhiều vụ húc xe vào các ụ hỏa điểm, ụ phòng thủ.
    Đôi khi kết quả một vụ húc xe thật bất ngờ. Ngày 26 tháng Sáu 1941, chiếc KV của Lữ đoàn xe tăng số 8 dưới sự chỉ huy của trung uý Zhegan đã húc và phá huỷ một Pz. IV. Sau cú va chạm, chiếc KV bị chết máy, tổ lái bị bất tỉnh. Một chiếc Pz. IV khác quyết định đây là cơ hội tốt để bắt sống chiếc KV. Ý kiến tưởng chừng tuyệt diệu này hóa ra lại hại chính họ. Tiếng động gây ra do chiếc Pz. IV khi kéo chiếc Kv đã làm hồi tỉnh những lính Nga và họ đã có thể khởi động lại máy. Chiếc KV nặng hơn và máy có công suất cao hơn. Tổ lái Đức vội bò ra ngoài và chiếc xe tăng Đức đã được kéo về vị trí đóng quân của phía Nga. (Nhưng dây cáp kéo của Đức quả tốt thật!)
    Ngày 21 tháng Ba 1944, tiểu đoàn của thiếu tá Nikonov đối đầu với 14 chiếc Panther đang bảo vệ một ngôi làng. Những chiếc T-34 lao tới với tốc độ tối đa và bắn cháy 4 chiếc Panther. (Panther là xe hạng trung của Đức, lấy mẫu từ T-34 nhưng giáp thép dầy hơn, gắn pháo 88 uy lực và chính xác hơn ?" LTD). Quân Đức rút lui. Đuổi theo họ, tiểu đoàn tiến vào ngôi làng. Chiếc Panther cuối cùng, sợ hãi trước nỗi lo bị húc bởi chiếc T-34 đang lao với tốc độ tối đa, đã đầu hàng. Trong trận này, trung sĩ Garaschenko được báo cáo là đã húc và làm hỏng một chiếc Tiger. Garaschenko chạy lại chiếc Tiger và đập lên tháp pháo của nó, hô to ?oHitler kaput, Pather kaput, alles kaput!? (Hitler chết, Panther chết, tất cả chúng mày chết hết! ?" LTD) và bắt sống tổ lái chiếc Tiger.
    Ngày 26 tháng Sáu năm 1944, trung uý S. Mitta trong trận đánh tại Belorussia đã nêu một ví dụ tiêu biểu cho việc ?ohúc xe đang bốc cháy?. Anh được giao nhiệm vụ phải ngăn địch phá huỷ một chiếc cầu bắc ngang sông Odrov để lực lượng chủ lực mau chóng tiến qua và cắt đứt con đường Minsk-Brest, đóng kín ngã rút của quân Đức. Đầu cầu được một khẩu đội dã pháo và mấy chiếc StuG (pháo tự hành) bảo vệ. Ba chiếc T-34 phóng nhanh tới chiếc cầu, trên đường tiến đã tiêu diệt một chiếc Panther và vài khẩu pháo chống tăng cùng xe kéo pháo. Gần cây cầu, các chiến sĩ tăng Xôviết bắn cháy 5 trong số 8 chiếc StuG và diệt luôn khẩu đội pháo. Chiếc tăng của Mitta đã bốc cháy nhưng anh chợt trông thấy đám lính gài mìn Đức trên chiếc cầu. Chiếc xe đang cháy lao tới nhóm lính và nghiền nát chúng. Chiếc tăng đang ở trên cầu và có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Xe tăng nổ sẽ làm phá huỷ chiếc cầu. Quyết định của anh thật đáng sợ: Mitta lái chiếc tăng của mình lao thẳng từ cầu xuống sông. Nhiệm vụ được hoàn thành với giá phải trả là mạng sống của những người lính Xôviết. Các xe tăng của Binh đoàn tăng Cận vệ số 4 băng qua sông và hoàn tất nhiệm vụ của họ.
    Câu chuyện vẫn tiếp diễn, mỗi vụ húc tăng đều đòi hỏi sự dũng cảm, cương nghị và sẵn sàng xả thân.

Chia sẻ trang này