1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Best tank in WW2?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi levanle2001, 27/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    NHỮNG ĐOẠN TRÍCH TỪ CẨM NANG DÀNH CHO LÍNH TĂNG XÔVIẾT PHÁT HÀNH NĂM 1944
    Những đoạn dưới đây được trích từ cẩm nang dành cho lính xe tăng Xôviết phát hành năm 1944.
    Muôn năm chiếc xe tăng anh dũng!
    Chiếc T-34-85 của trung uý Sinitzyn bị hỏng trong chiến đấu: mảnh đạn khoét một lỗ trên nòng pháo. lỗ thủng cách đầu nòng khoảng 15cm. Bạn cho rằng chiếc xe tăng sẽ lập tức chạy về phía sau để sửa chữa? Không hề! Tổ lái trong suốt đêm đã cắt rời phần nòng pháo bị hỏng và tới sáng hôm sau chiếc tăng đã sẵn sàng chiến đấu. Thực ra, nòng pháo ngắn hơn chỉ ảnh hưởng tí chút tới phát đạn.
    Nấp và bắn
    Hai chiếc T-34 dưới sự chỉ huy của trung uý Pavlov được giao nhiệm vụ lập một chốt phục kích bọn Đức đang rút lui. Địa hình không cho phép ngụy trang xe tăng. Tuy nhiên, Những khảo sát chi tiết thực địa cho thấy kẻ thù sẽ không thể phát hiện ra xe tăng của họ nếu họ nấp giữa dòng sông (độ sâu của sông cho phép làm điều này). Và họ đã làm đúng như vậy. Người quan sát chọn vị trí trong một bụi rậm gần đó. Một lúc sau một nhóm gồm 10 xe tải và một Panther xuất hiện trên con đường. Ngay khi mục tiêu đã vào đúng vị trí thuận lợi, những chiếc tăng Nga thình lình xuất hiện giữa dòng sông. Chiếc Panther bị hạ từ tầm gần và đám T-34 thanh toán gọn những xe tải còn lại một cách dễ dàng.
    Bắn rồi nấp
    Hai khẩu pháo tự hành Nga (trong đây không ghi chú chúng thuộc kiểu gì, có lẽ là loại SU-76mm ?" Alexei Nikiforov) phục kích giữa một dãy đồi thấp đã phát hiện thấy 3 khẩu pháo tự hành Đức tiến trên đường. Những chiếc SU Nga lăn lên dốc và từ trên đỉnh đồi nã đạn vào bọn Đức. Trước khi chúng kịp phản pháo, những chiếc SU lăn bánh nấp trở lại dưới chân đồi. Sau vài lần lăn lên lăn xuống, cả ba chiếc StuG của Đức đều bị phá huỷ. Bọn Đức đã không tài nào bắn trúng những cỗ máy Nga luôn thay đổi vị trí kia.
    Những cái cây phản thùng
    Một khẩu đội cối Đức dội lửa dữ dội lên bộ binh Xôviết đang tiến công bên bờ bên kia con sông. Chiếc T-34 của trung uý Pavlov nhận lệnh phải áp chế khẩu đội đó. Đạn bắn thẳng không thể trúng được mục tiêu đang nấp kín dưới các tán cây mà các chiến sĩ lái tăng trông thấy. Các chiến sĩ tăng liền bắn thẳng vào các ngọn cây ở gần khẩu đội địch. Phát đạn thứ hai bắn trúng thân cây và nổ tung. Các nhanh cây đã rơi trúng khẩu đội địch. Nhiệm vụ được hoàn thành xuất sắc.
    Nguồn:
    http://pkka.narod.ru/home.htm
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327

    "Tăng Đức trúng đạn!" - Nhìn từ trong tháp pháo một chiếc SU-85
    QUÁI VẬT TRÊN ĐƯỜNG
    Ngày 23-24 tháng Sáu 1941 một chiếc KV-2 của Sư đoàn tăng số 2 đã án ngữ con đường thuộc khu vực Nam Lithuania (gần thị trấn Rassayniay), chặn đứng đường tiến của quân Đức. Lính Đức thực sự hoảng loạn sau khi bị tiêu diệt hoàn toàn một đoàn xe vận tải. Tất cả những đợt phản kích nhằm làm im tiếng chiếc xe tăng Nga được tiến hành bởi một khẩu đội pháo chống tăng 50mm (bị tiêu diệt ở khoảng cách 500m), một khẩu pháo phòng không Flak 88 (những chiến sĩ Xôviết đã để cho nó lại gần tới khoảng cách 700m và nó bắt đầu bố trí thì nổ súng tiêu diệt) và của một đơn vị công binh đều thất bại. Loạt đạn của một khẩu đại bác 105mm cuối cùng đã bắn trúng xích làm cho chiếc KV trở nên bất động. Việc chiếc xe tăng hạng nặng án ngữ trên con đường duy nhất bị bao quanh bởi đầm lầy này khiến việc vận tải (chở đạn dược, nhiên liệu và lương thực) và sơ tán thương binh Đức không tài nào thực hiện được. Quân Đức bắt buộc phải thực hiện mưu mẹo sau: cho 50 chiếc xe tăng (!) giả vờ thực hiện một cuộc tiến công nghi binh, đồng thời cho bố trí một khẩu phòng không 88mm khác, khẩu pháo này cuối cùng cũng tiêu diệt được chiếc xe tăng sau hai ngày cuộc tiến công của toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 bị chặn đứng.
    Máy bay cường kích mặt đất Stuka không được sử dụng để can thiệp bởi chỉ huy Đức không cho phép thực hiện cả một phi vụ chỉ để ?ochống lại một chiếc tăng duy nhất?.
    Theo tài liệu của phía Đức, tổ lái dũng cảm này hoàn toàn có thể dễ dàng trốn thoát rất nhiều lần trước khi đợt tiến công cuối cùng kia bắt đầu, tuy nhiên những người anh hùng luôn tự quyết định số phận của riêng mình...
    1 CHỐNG LẠI 43
    Tổ lái của Kolobanov
    Ngày 18 tháng Tám 1941, một chiếc KV-1 duy nhất (mang số 864, chỉ huy là trung uý Kolobanov) nguỵ trang và mai phục trong ụ chiến đấu ở gần thị trấn Krasnogvardeysk (thuộc vùng Leningrad). Chiếc xe này được lệnh phải bảo vệ con đường dẫn tới Kinigsep. Đồng thời bốn chiếc KV nữa cũng được lệnh phải bảo vệ hai ngã đường khác. Tất cả những chiếc tăng này đều được nhận gấp đôi cơ số đạn, trong đó 2/3 là đạn xuyên giáp thép. Họ chờ đợi một cuộc tiến công của Sư đoàn xe tăng số 8 của Đức. Chiếc KV của Kolobanaov phục kích ở vị trí rất thuận lợi trong khu rừng trên một ngọn đồi, phía dưới là ngã tư đường và bao quanh là đầm lầy. Ngày hôm sau lính bộ binh trinh sát đi môtô của Đức, xe thiết giáp và một xe xích kéo loại nhẹ xuất hiện trên đường. Năm phút sau đội hình hành quân được mong chờ gồm 43 xe tăng xuất hiện. Viên đạn Xôviết đầu tiên đốt cháy chiếc xe tăng đi đầu, và hai phát kế tiếp kết liễu chiếc xe tăng thứ hai. Và rồi Kolobanov nã đạn vào đuôi đoàn xe và đốt cháy chiếc xe tăng đi cuối: bọn Đức đã bị khóa chặt. Chúng thậm chí không thể phát hiện ra chiếc xe tăng Xôviết và nã đạn tán loạn. Trong lúc cố gắng chạy trốn, một vài chiếc đã bị lọt xuống đầm lầy. Sự hỗn loạn bắt đầu. Các chiến sĩ xe tăng Xôviết hạ được 22 chiếc xe tăng Đức trong vòng 30 phút. Sau đó chiếc KV bị bọn Đức phát hiện và chúng bắt đầu nã đạn một cách chính xác. Mặc dù đạn pháo của bọn Đức không thể xuyên thủng vỏ thép dày của chiếc KV, chấn động của chúng cũng làm tổ lái rất vất vả. Một phát đạn của Đức bắn trúng vào khe hở giữa tháp pháo và thân xe và chiếc KV buộc phải rời ụ chiến đấu để tiến công bằng cách quay toàn bộ thân xe để nhắm bắn. Thế rồi các chiến sĩ Xôviết phát hiện ra hai khẩu pháo bọn Đức vừa kéo tới bố trí ngay ngã tư đường. Viên đạn đầu tiên phá hỏng khẩu pháo thứ nhất, nhưng khẩu thứ hai đã kịp khai hỏa và làm hỏng kính ngắm của chiếc KV. Khẩu pháo này cũng lập tức bị tiêu diệt. Đạn cũng đã sắp hết, Kolobanov nhận được lời chúc mừng qua sóng radio và được lệnh phải quay về. Ba chiếc KV khác đã lên đường tới bãi chiến trường và tiếp tục tiêu huỷ thêm 20 xe tăng Đức nữa.
    Tổng cộng có 42 xe tăng và 2 khẩu pháo của Đức bị tiêu diệt. Chiếc tăng của Kolobanov đã hứng chịu 135 phát đạn, nhưng không phát nào xuyên qua được vỏ thép.
    Kolobanov được trao tặng Huân chương Lenin, Usov (người lái xe) được nhận Huân chương Cờ Đỏ.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327

    Xe tăng PzKpfwVIH Tiger bị tiêu diệt
    Ngày 23 tháng Tám 1942, bốn chiếc xe tăng PzKpfwVIH (Tiger-Con cọp ?" LTD) đầu tiên được chuyển tới đơn vị sPzAbt502 (đóng ở ga Mga gần Leningrad). Những chiếc xe tăng này nã đạn từ khoảng cách rất xa vào bộ binh Xôviết đóng ở làng Sinjavino nhưng không gây thiệt hại gì. Sau đó những xe tăng này cố gắng tiến lên, nhưng ba chiếc trong số đó phải dừng lại do trục trặc kỹ thuật. Quân Đức đã chuyển được những chiếc Tiger này đi trong đêm, nhưng chúng chỉ được sửa xong ngày 15 tháng Chín. Mờ sáng ngày 22 tháng Chín, bốn chiếc Tiger và một chiếc PzKpfwIII tiến hành một đợt tấn công vào làng Gaytolovo. Chúng bị chặn lại bởi đạn pháo và chiếc PzKpfwIII ngay lập tức bốc cháy. Kế rồi chiếc xe tăng chỉ huy bị trúng đạn, (và máy xe bị chết) và tổ lái phải bỏ xe. Sau đó hai chiếc Tiger nữa bị diệt, và chiếc cuối cùng phải dừng lại giữa bãi lầy. Thế là cả năm chiếc đều bị tiêu diệt.
    Tới thời điểm này thì việc sơ tán những chiếc xe tăng trên không thể thực hiện được. Hai ngày sau, quân Đức đưa tới đây tất cả khí tài chúng có trong tay và phá nổ những chiếc xe tăng trên.
    Lính Xôviết chỉ bắt sống được một chiếc Tiger ngày 17 tháng Giêng năm 1943, khi họ đang tiến công giải vây cho Leningrad
    Xe tăng PzKpfwVIB KingTiger bị tiêu diệt tại Mặt trận phía Đông
    Tháng Tám 1944, một chiếc T-34/85 Xôviết được yểm trợ bởi một trung đội súng máy, trấn giữ tuyến phòng thủ gần làng Ogledow, thuộc Ba Lan. Trong khi đó, đơn vị sPzAbt501 của Đức vừa nhận được 45 chiếc xe tăng hạng nặng kiểu mới thuộc loại PzKpfwVIB. Sau chặng đường hành quân dài 50km, 37 chiếc (!) trong số đó phải dừng lại vì trục trặc kỹ thuật. Ngày 10 tháng Tám, những chiếc KingTiger còn lại tiến tới Ogledow. Sáng hôm sau ba chiếc KingTiger bắt đầu tấn công một chiếc cầu bắc qua sông Vislula. Trung uý Cận vệ Oskin (chỉ huy những chiếc tăng Xôviết) phát hiện những chiếc tăng Đức có hình dáng lạ lùng xuất hiện trên đường. Chiếc T-34/85 được nguỵ trang rất kín đáo, do đó Oskin quyết định chờ thêm một lúc nữa. Khi bọn Đức tiến tới khoảng cách dưới 200m, lính Xôviết khai hỏa bằng loại đạn APDS (xuyên giáp đặc biệt) và AP (xuyên giáp) thông thường để bắn xuyên giáp hông. Một chiếc KingTiger bùng cháy sau khi trúng ba phát đạn, trong khi quân Đức không thể xác định vị trí đối phương. Một chiếc PzKpfwVIB khác trúng ba phát đạn, nhưng vỏ thép không bị xuyên thủng. Phát thứ tư trúng ngay dưới tháp pháo, và nạn nhân này nổ tung. Chiếc KingTiger cuối cùng cố gắng rútlui, nhưng không kịp. Chiếc T-34 bắn một phát đạn khói, và rồi áp sát và tiêu diệt nó.
    Kết quả: 11 thành viên các tổ lái Đức bị tiêu diệt, một bị lính của trung đội súng máy bắt sống; hai chiếc KingTiger bị phá huỷ hoàn toàn và chiếc còn lại được sửa chữa và chuyển về Trung tâm thử nghiệm Xôviết Kubinka (tại đó nó được nghiên cứu). Quân Đức báo cáo về một ?otuyến phòng thủ chống tăng dày đặc của quân Nga, không thể đột phá được bằng những lực lượng hiện có?. Sau đó, 3 chiếc PzKpfwVIB nữa bị bắt sống ở Ogledow.
    Tổ lái Oskin
    Trung uý Cận vệ Oskin được trao tặng Ngôi Sao vàng Anh hùng Liên Xô, những thành viên còn lại của tổ lái (gồm cả người pháo thủ thiện xạ trung sĩ Abubakir Merkhaydarov và người tiếp đạn A. Khalyshev) đều được khen thưởng huân chương.
    (Xin nói thêm, trận đánh KingTiger nói trên nằm trong một trận giao chiến lớn hơn giữa tăng Xôviết với KingTiger của sPzAbt501, trong đó có sự tham gia của nhiều T-34-85 và IS-2 khác. Trong trận này, quân Đức bị thiệt hại nặng và KingTiger hầu như không còn được đối đầu với tăng LX nữa mà chuyển sang mặt trận phía Tây. HÌnh như trận trên quân Nga thắng nhờ có tin tình báo biết trước về mũi tiến công của Đức. Nếu có dịp, tôi sẽ dịch thêm về trận đấu trên ?" LTD)
    Nguồn:
    http://wio.ru/tank/ww2tank.htm#t2
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    KHẢ NĂNG CHIẾN ĐẤU CỦA XE TĂNG KV
    Tướng Đức Reinhardt, binh đoàn trưởng Binh đoàn xe tăng 41 (41st PzKorp), thuật lại trận đánh bên sông Dubissa diễn ra ngày 23 tháng Sáu 1941 giữa 80 xe tăng BT và 20 chiếc KV thuộc Sư đoàn thiết giáp Xôviết số 2 với toàn bộ Sư đoàn xe tăng số 6 (Đức) trang bị xe tăng PzKpfw IV (tăng hạng trung) và PzKpfw 35(t) (tăng hạng nhẹ):
    "Một trăm xe tăng của quân ta, trong đó khoảng một phần ba là PzKpfw IV, chiếm lĩnh vị trí chuẩn bị chống lại đợt phản công của địch. Một phần lực lượng ta đối mặt với chính diện của địch, nhưng phần lớn lực lượng bố trí bên sườn đối phương. Họ bắn trúng những con quái vật thép từ cả ba phía, nhưng những cố gắng để tiêu diệt chúng đều không thành công. Ngược lại, chính xe tăng của ta là những người bị hạ. Sau một hồi lâu chiến đấu với đám khổng lồ Xôviết, các đơn vị thiết giáp Đức bắt đầu phải rút lui để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn. [...] Một chiếc trong số chúng [xe KV] tiến gần một xe tăng của ta đang bị mắc kẹt. Không hề chần chừ, con quái vật đen ngòm lăn bánh qua nó (chiếc xe tăng Đức), nghiền nát nó hoàn toàn. Tới lúc này, một khẩu đại bác 105mm Đức đã được đưa tới; chỉ huy của nó, trông thấy xe tăng địch ngay đấy, đã hạ lệnh nã đạn cấp tập, tuy vậy không hề gây thiệt hại gì cho địch. Một chiếc trong số chúng (loại KV), tiến lại gần cách khẩu 105mm khoảng 100m, khi nó vừa bắn tiếp một phát đạn và viện đạn đập trúng chiếc xe tăng với toàn bộ sức công phá mạnh nhất. Chiếc tăng dừng lại sau khi trúng quầng chớp của phát đạn. ?oTa hạ được nó rồi!? đám pháo thủ hét lớn. "Đúng, ta đã hạ được nó!!!", viên đại uý chỉ huy khẩu pháo nói. Nhưng sắc mặt của họ lập tức thay đổi khi một người trong bọn hét lên: "Nó lại chuyển động!!". Không còn nghi ngờ gì nữa, chiếc xích sắt lấp lóa lăn tới gần khẩu đại bác và nghiền nát nó như một thứ đồ chơi, rồi tiếp tục di chuyển như thể chưa hề có chuyện gì xảy ra.?
    Trong trận đánh này, những xe tăng KV của Sư đoàn thiết giáp số 2 được báo cáo là đã tiêu diệt 40 xe tăng và 40 pháo của Đức (hầu hết là pháo chống tăng loại 37mm, đều bị nghiền nát cùng một kiểu với khẩu đại bác nói trên).
    Tướng Morgunov (chỉ huy trưởng lực lượng thiết giáp của Ukraina năm 1941) báo cáo:
    "Cần nhận thấy rằng thành công do các lữ đoàn thiết giáp số 4, số 8 và số 15 chứng tỏ trong chiến đấu chỉ một tăng KV duy nhất cũng tương đương với 10-14 xe tăng địch.?
    Tướng Konstantin Rokossovsky kể lại trong hồi ký của mình về năm 1941:
    "Xe tăng KV đem lại kinh hoàng thực sự cho kẻ địch. Chúng (KV) chống được đạn của bất kỳ loại đại bác nào mà xe tăng Đức có thể trang bị được. Tuy nhiên, cảnh khi chúng quay về sau một trận đánh thật ấn tượng! Bộ giáp của chúng lỗ chỗ khắp nơi những vết đạn, và đôi khi có cả những lỗ thủng trên đó.?
    Vào khoảng cuối tháng Bảy năm 1941, Trung tướng A. Yeremenko gửi một báo cáo tới D.G.Pavlov, Tư lệnh Phương diện quân Miền Tây: "Trong khu vực của Sư đoàn 107, chúng tôi đã cho một chiếc KV đi tới tiêu diệt một khẩu đội chống tăng của địch. Nó (chiếc KV) nghiền nát khẩu pháo, lăn tới lui trên khắp vị trí bố trí các khẩu pháo của địch, bị trúng khoảng 200 phát đạn, nhưng vỏ thép không hề bị xuyên thủng, thậm chí cả khi bị bắn bởi tất cả các loại pháo.?
    Nguồn:
    http://wio.ru/tank/kv.htm
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    THẾ HỆ THIẾT GIÁP XÔVIẾT MỚI ĐỐI CHỌI VỚI TĂNG TIGER
    Tác giả: Dmitry Pyatakhin
    Hiệu đính: Joe Koss & George Parada
    Dịch từ Anh sang Việt: Lý Thế Dân
    Nguồn: www.achtungpanzer.com
    Lần xuất hiện đầu tiên của tăng Tiger tại mặt trận phía Đông không thành công. Những chiếc Tigers đầu tiên được chuyển cho Trung đội 1 của Tiểu đoàn tăng nặng 502 (Schwere Panzer Abteilung 502). Ngày 29 tháng Tám năm 1942, bốn chiếc Tigers đã tới nhà ga Mgaảơ gần khu vực Leningrad. Mờ sáng cùng ngày, những tăng này được xuống tàu và chuẩn bị để sẵn sàng chiến đấu. Tới 11:00 sáng, những chiếc Tiger tiến vào vị trí chiến đấu. Thiếu tá Richard Merker chỉ huy trung đội, bao gồm bốn Tigers, sáu PzKpfw III Ausf. L và J, hai đại đội bộ binh và nhiều xe tải thuộc đội hỗ trợ kỹ thuật. Một đại diện của công ty Henshel, Hans Franke, đi theo đơn vị này trong một chiếc VW Kubelwagen ngay sau chiếc Tiger đi đầu. Sau trận tấn công, một sai lầm khi cố sử dụng xe tăng nặng Tiger trên địa hình đất yếu đã xảy ra, do khả năng cơ động của chúng bị cản trở.
    Bộ binh Nga rút lui, pháo binh của họ trút đạn như mưa để yểm trợ bộ binh. Đơn vị của thiếu tá Merker, chia thành hai nhóm, bắt đầu tấn công dọc hai con đường song song nhau. Ngay lập tức họ đã phải bỏ lại một chiếc Tiger vì lỗi ở bộ truyền động. Chiếc thứ hai bị bỏ lại vài phút sau vì vì hư hỏng ở động cơ. Mặc cho đạn của lính Nga bắn, viên đại diện của Henschel cố gắng kiểm tra chiếc tăng, nhưng ngay sau đó Merker lái chiếc Tiger của mình đi ngang qua và báo rằng chiếc tăng thứ ba đã bất động do bộ phận lái bị hỏng. Trong đêm, cả ba chiếc Tigers bị hỏng đều được chuyển đi nhờ sử dụng những xe kéo xích Sd Kfz 9 ?" cứ ba chiếc kéo một tăng. May cho người Đức là quân Nga không thể làm bất cứ chuyện gì để chiếm lấy những chiếc tăng đã bất động. Sau khi kiểm tra, các bộ phận dự trữ cho mấy chiếc Tiger được chuyển tới bằng máy bay từ xưởng của cty Henshel đặt tại Kassel và tới 15 tháng Chín tất cả bốn chiếc Tiger đều được sửa xong và sẵn sàng chiến đấu.
    Trận chiến thứ hai của những xe Tiger cũng không thành công hơn lần đầu. Ngày 22 tháng Chín, cả bốn chiếc Tigers, đi kèm là những chiếc tăng nhẹ PzKpfw III, hỗ trợ Sư đoàn bộ binh 170 tấn công Tập đoàn quân Xôviết số 2. Mặt đất rất xấu, đất quá mềm sau những cơn mưa, và Thiếu tá Merker đã phản đối việc dùng xe Tigers trong chiến dịch này. Sau một mệnh lệnh trực tiếp từ Hitler, những xe Tigers tiến vào trận đánh. Ngay sau khi trận chiến bắt đầu, chiếc Tiger đầu tiên bị trúng một phát đạn bắn thẳng vào giáp trước. Viên đạn không xuyên qua, nhưng động cơ bị chết và không có đủ thời gian để khởi động lại. Tổ lái rời bỏ chiếc Tiger và ném lựu đạn vào bên trong xe. Ba chiếc Tiger còn lại tới được chiến hào quân Nga nhưng ngay lập tức bị phá huỷ do đạn pháo Nga bắn chéo sườn khi chúng bị mất cơ động trên mặt đất ướt. Sau đó, ba chiếc Tiger đã được sơ tán, và các công binh Đức phá huỷ chiếc thứ tư để ngăn nó bị chiếm mất.
    Tướng xe tăng Guderian: "Đó không chỉ là thiệt hại nặng mà còn đánh mất tính bí mật và chủ động trong tương lai.?
    Tăng Tigers đã thành công trong trận đánh thứ ba. Ngày 12 tháng Giêng 1943, tiểu đoàn 502 yểm trợ Sư đoàn bộ binh 96 chống lại cuộc tấn công của xe tăng Nga. Bốn chiếc Tiger tiêu diệt 12 tăng Nga T-34/76 và số tăng Nga còn lại bị buộc phải rút chạy.
    Ngày 16 tháng Giêng 1943, quân Nga bắt sống được chiếc Tiger đầu tiên trong một cuộc tấn công của quân Đức diễn ra gần Shlisselburg thuộc mặt trận Leningrad. Chiếc tăng bị chiếm lập tức được chuyển về Bãi thử Kubinka và được kiểm tra bởi các công trình sư Xôviết. Tăng Tiger không còn là thứ vũ khí bí mật nữa.
    Đầu năm 1943, Hồng quân không có thứ vũ khí nào sánh được với hỏa lực của khẩu pháo 8.8cm KwK 36 L/56 của tăng Tiger hoặc có vỏ thép dày bằng. Để đánh cận chiến, bộ binh Hồng quân sử dụng loại súng chống tăng PTRD-41 và PTRS-41 với nòng dài 1,2 mét, bắn đạn chống tăng lõi tungsten. Loại vũ khí này không thể hạ được Tiger, nhưng mặt khác có thể phá huỷ thiết bị quan sát hoặc làm đứt xích xe. Tuy nhiên, nó trở nên vô ích khi chống lại xe tăng hạng nặng của Đức, và về sau bộ binh Xôviết đành sử dụng súng chống tăng Panzerfaust chiếm được của Đức.
    Pháo trở thành thứ vũ khí chủ yếu của Hồng quân. Không phải loại pháo nào của Nga cũng bắn thủng được vỏ thép xe Tiger, nhưng bắn tập trung hỏa lực của tất cả pháo binh có trong tay vào xe tăng có thể làm hư hỏng nặng chúng, thậm chí có thể làm chết động cơ hoặc gây nổ khoang chứa đạn. Pháo 76.2mm ZIS-3, bắn đạn chống tăng, có thể xuyên thủng gíáp hông của Tiger từ cách 300-400 mét hay làm hỏng hộp số, nhưng không thể bắn thủng giáp phía trước xe. Do cơ động kém, xe Tiger dễ trở thành mục tiêu của pháo chống tăng phục kích phòng thủ. Chỉ có pháo phòng không 85mm và đặc biệt là đại bác 122mm A-19 là có thể tiêu diệt Tiger ở tầm xa hơn. Cho tới cuối cuộc chiến, Liên Xô đã chế tạo rất nhiều kiểu pháo chống tăng, lên tới cỡ 100mm đường kính lỗ nòng.
    Otto Carius: "Thậm chí ngay quân Mỹ, đối thủ mà tôi biết rất rõ sau này trên Mặt trận phía Tây, cũng không thể sánh được với quân Nga. Bọn Ivan bắn vào vị trí chúng tôi bằng tất cả mọi loại pháo, từ súng cối hạng nhẹ cho tới đại bác hạng nặng. Chúng tôi không thể nào chạy ra khỏi hầm trú ẩn để kiểm tra xe Tiger của mình được. Không có gì lạ là quân Nga đã dễ dàng phá vỡ phòng tuyến chúng tôi sau những đợt pháo kích dữ dội như vậy.?
    Otto Carius: "Việc tiêu diệt một khẩu pháo chống tăng thường làm tốn mất một vài xe tăng của ta, bởi chúng rất nhỏ, nguỵ trang khéo và chủ động phục kích chờ xe tăng đi qua. Thường thì chúng (pháo chống tăng Nga) là kẻ bắn trước. Nếu tổ pháo thủ có kinh nghiệm, chúng có thể hạ gục được chiếc Tiger. Nếu chúng không tiêu diệt được tăng của anh bằng phát đạn đầu tiên thì anh cũng không có nhiều thời gian để phản ứng trước khi anh phải lãnh phát đạn thứ hai.?
    Michael Wittmann:[i] "Khẩu pháo chống tăng khó bị phát hiện hơn xe tăng [địch]. Khẩu pháo có thể bắn rất nhiều phát trước khi tôi xác định được nó.?
    Pháo binh dã chiến của Hồng quân hỗ trợ hỏa lực chống tăng chính cho bộ binh. Khi chiếc Tiger I đầu tiên xuất hiện tại Mặt trận phía Đông, Hồng quân đang có trong tay loại tăng T-34/76 và rất nhiều kiểu phiên bản của KV-1. Cho tới mùa thu 1943, Hồng quân chỉ có hai kiểu pháo tự hành: chiếc SU-122 pháo tự hành hạng trung và SU-76 pháo tự hành hạng nhẹ. Cả hai loại này đều không hiệu quả khi chống lại tăng Tiger trong khoảng cách trên 500 mét. Tăng Tiger chiếm ưu thế lớn từ tầm xa. Trong trận đấu tăng nổi tiếng gần Prokhorovka, các chỉ huy Xôviết cố gắng khai thác ưu thế cơ động cao của tăng T-34 và pháo tự hành bằng cách áp sát và bắn vào giáp hông của của Tiger. Kết quả của trận đánh là các xe tăng loại mới của Đức trở thành tương đương với xe tăng kiểu cũ của Xôviết nhờ sự lựa chọn nhận định chính xác trên chiến trường. Đó là tài năng thao lược sáng giá của Đại tướng Rotmistrov và Trung tướng Zhadov. TRận đánh kết thúc với thiệt hại hai bên ngang nhau, nhưng phía Xôviết giữ được nhiều xe tăng hơn trong đội hình dự bị để phản công, trong khi quân Đức không thể tiếp tục đợt tấn công của mình.
    Tháng Hai năm 1944, tăng T-34 được gắn khẩu pháo nòng dài loại mới S-53 85mm và tới giữa năm 1944 là pháo ZIS-S-53 85mm. Loại pháo mới này có thể bắn thủng giáp hông của Tiger I từ khoảng cách 800 mét và vỏ hông tháp pháo từ khoảng cách 600 mét. Như thế vẫn chưa đủ - vẫn như trước, tăng Tiger có thể tiêu diệt T-34 từ khoảng cách 1500 cho tới 2000 mét. Pháo phòng không 85mm chỉ là loại pháo phòng không đơn thuần không có cải tiến gì đặc biệt. Khẩu S-53 là bản thiết kế cải tiến do Viện Thiết kế F. F. Petrov thiết kế được gắn trên tháp pháo của T-34-85. Khẩu ZiS-S-53 là phiên bản của S-53 do Viện thiết kế Grabin thiết kế nhằm đơn giản hóa khẩu pháo và giảm giá thành sản xuất, trong khi đạn đạo của cả hai khẩu tương tự nhau.
    Từ đầu năm 1943 cho tới giữa 1944, đối thủ chính của chiếc Tiger tại Mặt trận phía Đông là khẩu pháo tự hành dựa trên phần khung xe T-34 và KV-1. Khi nhận ra rằng kiểu pháo tự hành SU-76 và SU-122 hiện có không thể bắn thủng giáp của Tiger từ khoảng cách trên 1,000 mét, Liên Xô quyết định thiết kế kiểu pháo tự hành mới, SU-85, trang bị một mô phỏng của khẩu pháo phòng không 85mm. Sản lượng SU-122 bị ngưng và SU-85 thế vào chỗ của nó. Sau đó nó được nối tiếp bằng khẩu pháo tự hành hạng trung SU-100. Tới giữa năm 1943, khẩu pháo tự hành hạng nặng SU-152 xuất hiện trên chiến trường. Nó dựa theo chiếc tăng nặng KV-1 và gắn khẩu đại bác 152mm. Nó được đặt biệt hiệu là Zveroboi (Người giết thú). Tới cuối năm 1943, một loại pháo tự hành mới, chiếc ISU-152, dựa trên loại tăng hạng nặng IS-2 được đưa vào sản xuất. Nó trang bị một kiểu đại bác 152mm rất mạnh. Phát đạn từ khẩu pháo này có thể xuyên qua bất cứ bộ phận nào trên vỏ thép xe Tiger và thậm chí có thể bắn tung tháp pháo khỏi thân xe. Khẩu pháo tự hành này có biệt hiệu là "Người Săn thú". Trọng lượng viên đạn xuyên thép AP của nó là 48kg, trong khi đạn phá HE là 41kg. (Xin xem lại hồi ức của Dmitri Loza - LTD)
    Otto Carius: "Viên đạn xé tan phần bên phải của vòm tháp chỉ huy của xe tăng. Tôi không bị đứt đầu chỉ nhờ đã cúi người xuống để châm lửa điếu thuốc lá trên môi. Đột nhiên khẩu pháo tự hành Nga xuất hiện và tôi ra lệnh cho người pháo thủ khai hỏa. Kramer bắn, và phát đạn thứ hai, bắn từ một khẩu pháo tự hành khác, đập trúng vào tháp pháo. Tôi không thể nhớ bằng cách nào mình đã thoát khỏi chiếc Tiger nữa. Chiếc tai nghe là vật duy nhất tôi còn lại được từ chiếc Tiger đã bị phá huỷ của mình.?[/i]
    Khai thác tối đa khả năng của pháo tự hành, Hồng quân chiến đấu để giành lấy thời gian cần thiết cho việc phát triển một loại tăng mới sánh được với chiếc Tiger. Tới cuối năm 1943, chiếc tăng mới IS-1 được thiết kế và Hồng quân nhận được những xe tăng đầu tiên thuộc loại này vào tháng Hai năm 1944. Tiếp theo nó là loại tăng hạng nặng nổi tiếng IS-2. Dòng xe tăng IS (tức Iosif Stalin, do bảng chữ cái Kirin (chữ cái Hy Lạp - LTD) không có ký tự ?oJ?, phương Tây phiên thành Joseph Stalin) có tiết diện ngang thấp hơn chiếc Tiger và Sherman. Tháp pháo và giáp trước dày tới 100mm. Giáp hông dày 75mm. Loại tăng này trang bị khẩu pháo đầy uy lực 122mm D25T có nòng dài năm mét. Tăng IS có một ưu thế vượt trội so với Tiger do giáp trước thiết kế với độ nghiêng lớn. Với loại tăng này, Hồng quân cuối cùng đã có loại thiết giáp tốt hơn hẳn xe Tiger I và nagng bằng xe King Tiger (Tiger II) trên rất nhiều phương diện. Tháng Ba năm 1944, những chiếc IS-2 đầu tiên được thử nghiệm trong thực tế và đã chứng tỏ sức mạnh của mình. Hơn 3,000 xe tăng IS-2 được sản xuất cho tới cuối chiến tranh. Theo ý kiến của Hasso von Manteuffel, lính tăng Át của quân Đức, đây là loại xe tăng tốt nhất trong Thế chiến II.
    Trong chiến tranh, Liên Xô sản xuất được hơn 125,000 xe tăng và thiết giáp. Nước Đức sản xuất được 89,000 chiếc và chỉ có 2,000 trong số đó là Tigers và King Tigers. Không có cơ hội nào cho nước Đức để giành chiến thắng trước sức mạnh của Hồng quân trong cuộc chiến tại Mặt trận phía Đông.
    Nguồn:
    H. Guderian: "Memories of a Soldier", Moscow Voenizdat 1962;
    F. Mellenthin: "Panzer Battles 1939-1945", Moscow, AST 1998;
    E. Middeldorf: "Russian Campaign Tactics and Weapons", Moscow, AST 1999;
    D. Crow: "Armored Fighting Vehicles of Germany", Chancellor Press, London 1973;
    J. Ledwoch: "Tiger", Wydawnictwo Militaria, Warsaw;
    B. Culver: "Tiger in Action", Squadron Publication, London 1980;
    M. Svirin: "IS Tanks", Moscow, Armada 1998;
    Dịch từ bản tiếng Anh: Lý Thế Dân
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    TRÍCH HỒI ỨC MỘT SỐ LÍNH TĂNG XÔVIẾT:
    DMITRI LOZA:
    "- Dmitriy Fedorovich, ông đã chiến đấu trên loại xe tăng Mỹ nào?
    - Loại Shermans. Chúng tôi gọi chúng là "Emchas", do tên đúng của chúng là M4 [tiếng Nga đọc là ?oem chetyrye?]. Ban đầu là loại gắn pháo nòng ngắn, và về sau người ta bắt đầu chuyển tới loại có pháo nòng dài có gắn mũi giảm chấn. Trên tấm giáp nghiêng phía trước xe có gắn một bộ phận gài để khóa bảo vệ nòng súng trong quá trình di chuyển hành quân. Khẩu pháo chính trên xe có nòng khá dài. Nói chung, đó là xe tốt nhưng, cũng như bất cứ loại xe tăng nào, nó có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Khi có ai đó nói với tôi đó là loại tăng tồi, tôi luôn trả lời: ?oXin lỗi nhé!?. Không ai có thể nói đó là loại tăng tồi được. Tồi khi so với cái gì?
    - Dmitriy Fedorovich, trong đơn vị các ông chỉ có loại tăng của Mỹ thôi sao?
    - Tập đoàn quân xe tăng số 6 chúng tôi (vâng, chúng ta có 6 tập đoàn quân xe tăng) đã chiến đấu tại Ukraine, Romania, Hungary, Tiệp Khắc và Áo. Chúng tôi đã kết thúc chiến tranh tại Tiệp Khắc. Và rồi ngừơi ta vội vã chuyển chúng tôi về Viễn Đông và chúng tôi đã đánh nhau với Nhật Bản. Tôi cần nhắc cho anh rõ là tập đoàn quân này bao gồm hai lữ đoàn: Lữ đoàn xe tăng Cận vệ Stalingrad số 5 trang bị loại T-34 của ta và Lữ đoàn cơ giới số 5 mà tôi chiến đấu trong biên chế của nó. Ban đầu lữ đoàn này trang bị loại tăng Anh Matilda, Valentine và Churchill.
    - Sau này họ mới chuyển tới loại Churchill.
    - Đúng, một thời gian sau. Sau năm 1943 chúng ta ngưng dùng toàn bộ xe tăng của Anh bởi chúng có quá nhìều nhược điểm. Nhất là chúng chỉ có công suất 12-14 mã lực trên một tấn trọng lượng trong thời điểm mà một chiếc tăng được gọi là tốt, hiệu quả cần có công suất 18-20 mã lực trên một tấn. Trong số ba loại tăng Anh nói trên, loại tốt nhất là chiếc Valentine sản xuất tại Canada. Vỏ thép của nó được thiết kế nghiêng nhưng quan trọng hơn là nó gắn loại pháo nòng dài 57mm. Đơn vị chúng tôi chuyển sang dùng loại tăng Sherman của mỹ vào cuối năm 1943. Sau chiến dịch Kishinev lữ đoàn tôi được đổi tên thành Lữ đoàn cơ giới Cận vệ số 9. Tôi quên chưa nói với anh rằng mỗi lữ đoàn gồm có bốn binh đoàn. Lữ đoàn cơ giới chúng tôi gồm ba binh đoàn cơ giới và một binh đoàn xe tăng (tôi chiến đấu trong binh đoàn tăng này). Vâng, thế là chúng tôi có loại tăng Sherman trong binh đoàn bắt đầu từ cuối năm 1943.
    - Nhưng các xe tăng do Anh chế tạo vẫn không bị rút ra khỏi biên chế, chúng phải chiến đấu cho tới khi nào hư hỏng hết. Có khi nào lữ đoàn của ông gồm một hỗn hợp nhiều loại tăng, cả của Anh lẫn Mỹ không? Có vấn đề gỉ xảy ra khi phải phối hợp nhiều loại khí cụ do nhiều nước sản xuất như vậy không? Ví dụ như vấn đề về tiếp liệu và bảo trì chẳng hạn?
    - Vâng, luôn luôn có vấn đề xảy ra. Nói chung, không còn nghi ngờ gì nữa, Matilda là một loại xe tăng rất vô dụng! Tôi xin ví dụ một nhược điểm của xe Matilda đã gây rất nhiều rắc rối cho chúng tôi. Có một thằng dở người nào đó ở Sở chỉ huy đã lập kế hoạch một chiến dịch tấn công và chuyển lữ đoàn chúng tôi tới vùng Yelnya, Smolensk và Roslavl. Địa hình ở đây rất nhiều đầm lầy và rừng rậm. Xe Matilda lại có giáp che hai bên bánh xích. Chúng được thiết kế giành cho các chiến dịch tại vùng sa mạc. Những tấm giáp này hữu dụng tại sa mạc-cát sẽ luồn gọn qua cái khe giữa giáp và bánh xích. Nhưng giữa vùng rừng đầm lầy nước Nga, bùn sẽ mắc kẹt vào cái khe đó. Bộ truyền động của xe Matilda có một phần phụ để dễ sang số. Trong điều kiện địa hình này bộ phận đ1o trở nên rất yếu, thường bị quá tải, nóng lên rồi hỏng. Chuyện này đối với người Anh thì khá dễ. Năm 1943 họ đã lập ra những bộ phận sửa chữa mà chỉ cần đơn giản là tháo 4 cái chốt sắt, lôi bộ phận máy cũ ra rồi lắp bộ mới vào. Trò này không phải lúc nào cũng phù hợp với chúng tôi. Trong tiểu đoàn tôi có tay thượng sĩ (tiếng Nga: Starshina) Nesterov, một cựu tài xế lái máy cày nông trang, chịu trách nhiệm chuyên viên cơ khí của tiểu đoàn. Ở cấp lữ đoàn chúng tôi cũng có một người đại diện (tôi đã quên mất tên anh ta rồi) của cái công ty Anh đã sản xuất ra những chiếc xe tăng này. Đã có lần tôi ghi lại tất cả những điều này, nhưng rồi khi xe tăng của tôi bị trúng đạn, tất cả vật dụng của tôi trong đó đều cháy sạch - ảnh chụp, giấy tờ tài liệu và cả quyển sổ ghi chép. Chúng tôi bị cấm giữ những sổ ghi chép khi ra chiến trường, nhưng tôi vẫn ranh mãnh tìm cách đem theo. Dù sao, tay đại diện người Anh đấy cũng thường xuyên can thiệp vào các cố gắng của chúng tôi nhằm sửa chữa cac bộ phận riêng biệt của chiếc tăng. Anh ta nói: "Ở đây có dấu niêm phong của xưởng chế tạo. Các anh không nên mó tay vào nó!? Chúng tôi đã tìm được cách tháo ra một chiếc và rồi lắp lại thành một cái mới. Nesterov đã sửa được một cách dễ dàng tất cả những bộ truyển động ấy. Một lần tay đại diện Ăng lê kia tới bên Nesterov rồi hỏi: "Anh đã từng học ở Đại học nào vậy?? Nesterov trả lời: "Ở nông trang đấy!"
    Loại tăng Sherman được đánh giá cao hơn. Anh có biết rằng một trong những người thiết kế xe Sherman là một kỹ sư người Nga, tên là Timoshenko không? Anh ta còn có họ hàng xa với Nguyên soái S. K. Timoshenko đấy.
    Xe Sherman cũng có những điểm yếu của nó, nhất là nó có trọng tâm rất cao. Nó thường hay lật nghiêng qua một bên như búp bê Matryoshka. Nhưng tôi còn sống sót tới ngày nay cũng là nhờ chính cái nhược điểm ấy. Tháng Mười Hai năm 1944 chúng tôi đang chiến đấu ở Hungary. Tôi đang dẫn đầu tiểu đoàn và khi tới một khúc rẽ, người lái xe của tôi lái trượt lên trên lề đường. Chiếc tăng của tôi đổ nghiêng một bên. Chúng tôi bị bắn tung lên nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Trong khi đó bốn chiếc xe tăng của chúng tôi vẫn đi tiếp và bị lọt vào một ổ phục kích. Tất cả bọn họ đều bị tiêu diệt.
    - Dmitriy Fedorovich, xe Sherman có các mắt xích xe bọc cao su. Vài nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng đó là một điều bất lợi do trong chiến đấu cao su rất dễ bắt lửa. Khi chiếc tăng bị lột lớp cao su ấy ra thì không thể di chuyển được nữa. Ông có nhận xét gì về điều này?
    - Xét về mặt khác các mắt xích có bọc cao su lại là một lợi điểm lớn. Trước tiên, các mắt xích này có tuổi thọ gấp khoảng tới hai lần mắt xích thép bình thường. Có thể tôi không chính xác lắm, nhưng tôi tin rằng tuổi thọ của xích xe T-34 là 2500 cây số. Tuổi thọ xích xe Sherman lên tới 5000 kilômét. Thứ đến, xe Sherman chạy như một chiếc ôtô trên những bề mặt cứng, trong khi xe T-34 của ta kêu ồn tới mức có quỷ mới biết cách xa bao nhiêu cây số đã nghe thấy tiếng ầm ầm của nó rồi. Còn nhược điểm của xích xe Sherman là gì? Trong cuốn sách của tôi, cuốn ?oCommanding the Red Army''''s Sherman Tanks?, có hẳn một chương nhan đề là "Đi chân trần". Trong đó tôi viết về một sự cố xảy ra vào tháng Tám năm 1944 tại Romania, trong Chiến dịch Jassy-Kishinev. Trời nóng ghê gớm, có nơi lên tới khoảng 30° C. Chúng tôi đã phải chạy gần 100 km trên đường nhựa trong chỉ một ngày. Lớp cao su bọc các bánh xích phụ nóng đến nỗi cao su chảy ra và dính xuống thành những vệt dài. Lữ đoàn của chúng tôi phải dừng lại khi chỉ còn cách Bucharest không xa. Lớp cao su chảy hết, bánh xích bắt đầu kẹt lại, tiếng động phát ra thật khủng khiếp, và cuối cùng chúng tôi phải dừng lại hẳn. Chuyện này được báo cáo lập tức về Maskva. Có phải là chuyện đùa không hử, cả một lữ đoàn phải dừng lại? Thật ngạc nhiên là sau đó người ta đã lập tức chuyển tới cho chúng tôi những bánh xích mới và chúng tôi chỉ mất có ba ngày để lắp chúng vào. Tôi không biết họ tìm đâu ra nhiều bánh xích trong một thời gian ngắn đến vậy. Và còn một tiểu tiết nữa về loại xích bọc cao su ấy. Thậm chí cả khi đi trên đất có phủ một lớp tuyết mỏng thôi chiếc tăng cũng bị trượt cứ như một con bò mập ị. Khi trò này diễn ra, chúng tôi đã phải buộc dây kẽm gai quanh xích xe hoặc buộc thêm những dây cáp và chốt sắt vào, từc làm bất cứ thứ gì để xe không bị trượt. Nhưng đó chỉ là đợt tăng chuyển tới đầu tiên thôi. Sau khi phát hiện chuyện đó, tay đại diện người Mỹ đã báo cáo về công ty của anh ta và đợt chuyển tăng kế tiếp đã có kèm những xích xe có gắn thêm chông và chốt sắt. Theo như tôi nhớ, có tới bảy bộ chốt cho mỗi bên xích, tổng cộng có mười bốn bộ cho mỗi chiếc tăng. Chúng tôi đem theo chúng trong thùng phụ tùng trên xe. Nhìn chung viên đại diện Mỹ làm việc rất hiệu quả. Bất cứ nhược điểm nào biết được anh ta đều lập tức báo cáo và chúng đều được sửa chữa ngon lành.
    Một nhược điểm khác của tăng Sherman là cấu tạo của nắp cửa cho vị trí của người lái xe. Nắp cửa của loạt xe Sherman thuộc đợt hàng tàu đầu tiên bố trí nằm trên nóc của thân trước xe và được mở thẳng lên phía trên. Thường người thợ lái hay mở nó ra để quan sát được tốt hơn. Đã có rất nhiều trường hợp trong khi tháp pháo đang quay thì nòng pháo va vào cái nắp này và đập lên đầu người lái. Đơn vị tôi cũng gặp phải trường hợp này một hoặc hai lần rồi. Về sau người Mỹ đã sửa được nhược điểm này. Giờ thì cái nắp được đẩy lên và gạt một cách gọn gàng sang một bên, giống như trên những xe tăng hiện đại ngày nay.
    Tuy nhiên có một ưu điểm lớn của chiếc Sherman là việc sạc ắcquy cho xe. Trên xe T-34 của ta, để làm việc này cần phải mở máy và cho chạy hết tất cả công suất 500 mã lực của nó để sạc ắcquy. Trong khoang lái của chiếc Sherman có một động cơ phụ dùng xăng, nhỏ chỉ bằng bộ máy của xe môtô. Cứ bật nó lên và để kệ cho nó tự sặc ắcquy là xong. Vụ này quả là vô cùng tiện lợi cho chúng tôi!
    Suốt một thời gian dài sau chiến tranh, tôi đi tìm câu trả lời cho một thắc mắc. Tại sao khi xe T-34 bốc cháy, chúng tôi phải cố chạy thật xa khỏi xe càng tốt, ngay cả khi điều đó vẫn bị cấm ngặt. Đạn trên xe lập tức phát nổ. Trong một thời gian khoảng 6 tuần, tôi đã chiến đấu trên một chiếc T-34 quanh vùng Smolensk. Xe của một đại đội trưởng của một trong những đại đội của chúng tôi bị trúng đạn. Tổ lái nhảy khỏi xe nhưng không thể chạy ra xa bởi bọn Đức dúi đầu họ xuống bằng súng máy. Họ phải nằm lại trên cánh đồng lúa mì trong khi chiếc tăng bốc cháy và nổ tung. Tới chiều, khi trận đánh đã kết thúc, chúng tôi tìm tới chỗ họ. Tôi nhận ra người đại đội trưởng nằm gục trên mặt đất cùng một mảnh vỏ thép xe cắm trên đầu. Khi chiếc Sherman cháy, đạn pháo không khi nào phát nổ. Sao vậy nhỉ?
    Một trường hợp tương tự đã xảy ra với tôi tại Ukraina. Xe tăng của tôi bị trúng đạn. Chúng tôi nhảy khỏi xe nhưng bọn Đức nã cối như mưa quanh chúng tôi. Chúng tôi đang nằm dưới gầm xe tăng trong khi nó phát hỏa và bùng cháy. Chúng tôi nằm đó rất lâu mà không biết phải chạy đi đâu. Quân Đức nã súng máy và đạn cối vung vãi khắp cánh đồng trống xung quanh chiếc xe tăng. Chúng tôi buộc phải nằm đó. Lớp quân phục trên lưng tôi bắt đầu nóng bỏng lên do sức nóng từ chiếc xe đang bốc lửa. Chúng tôi đều cho mình chắc là tiêu phen này! Chúng tôi chờ nghe thấy tiếng nổ lớn và thế là tất cả chấm hết! Một nấm mồ chung cho anh em tổ lái! Chúng tôi nghe thấy rất nhiều thùm thụp rất lớn phát ra từ trong tháp pháo. Đó là số đạn xuyên thép bị bung ra khỏi thùng đạn. Lửa sẽ lan tới tiếp chỗ đạn phá (HE) và địa ngục sắp sụp xuống ngay bây giờ đây này! Nhưng không có chuyện gì xảy ra hết. Tại sao vậy nhỉ? Do loại đạn phá của ta thì phát nổ còn đạn của Mỹ thì không chăng? Hóa ra đó là do đạn của người Mỹ chứa loại thuốc nổ tinh khiết hơn. Đạn của ta chứa thêm thành phần gì đó làm tăng sức công phá của cú nổ lên gấp một lần rưỡi, nhưng đồng thời lại tăng độ nguy hiểm khi đạn phát nổ.
    - Có ý kiến đáng chú ý rằng trang bị bên trong của tăng Sherman rất tuyệt. Có thật vậy không?
    - Đúng vậy. Không thể tả được! Chúng thật đẹp mắt! Với chúng tôi thì rất đáng kể. Như ngày nay người ta thường nói, ?otiêu chuẩn Âu Châu?. Nó như một bức tranh ảnh Tây Âu vậy! Trướt hết, bên trong xe được sơn màu sắc rất đẹp. Kế đến, ghế ngồi rất thoải mái, bọc bằng thứ da nhân tạo rất tuyệt. Nếu một xe tăng loại này bị bắn tan hay bị phá hỏng, và nếu nó không được canh chừng thì đúng là chỉ cần vài phút sau là đám bộ binh đã lột sạch mọi thứ đồ đạc trong xe. Thứ đó để đóng giày thì tuyệt! Đẹp vô cùng! (Tương tự như trong hồi ức của lính thông tin Koriakin hay của phi công Khukhrikov, trong đó kể các tướng lĩnh Xôviết đều mặc thứ áo da làm từ thứ da lột từ đệm xe Sherman. Cái này cũng tương tự trong Chiến tranh chống Mỹ khi dân ta đi lột trang bị trên máy bay Mỹ bị hạ - LTD)
    - Ông nhận xét thế nào về loại tăng Tiger của Đức?
    - Đó là một chiếc xe cực kỳ nặng nề. Xe Sherman sẽ không thể nào hạ được một chiếc Tiger với chỉ một phát đạn vào tấm giáp phía trước. Chúng tôi phải buộc cho chiếc Tiger phơi sườn của nó ra. Nếu chúng tôi đang phòng ngự và bọn Đức đang tấn công, chúng tôi dùng một chiến thuật đặc biệt. Hai chiếc Sherman dùng để đánh một chiếc Tiger. Chiếc Sherman đầu tiên nã đạn vào xích xe và bắn đứt nó. Chiếc tăng hạng nặng kia vẫn tiếp tục lăn được một quãng nữa bằng một bên bánh xích, do đó nó sẽ quay ngang ra. Ngay lúc đó chiếc Sherman thứ hai sẽ bắn vào sườn nó, cố gắng bắn sao cho trúng vị trí thùng xăng. Cách làm của chúng tôi là vậy đó. Một chiếc tăng Đức bị hạ bởi hai chiếc của ta, do đó chiến công được ghi nhận cho cả hai tổ lái. Đó là câu chuyện có tựa đề "Đi săn với chó Borzois" trong cuốn sách của tôi.
    phát đạn của xe JS quá uy lực đến nỗi chỉ trúng một phát là đủ. Khi chúng tôi tiến vào Vienna, người ta bố trí thêm cho chúng tôi một khẩu đội JSU-152 hạng nặng, gồm ba chiếc (trong cuốn sách của mình, Loza gọi chúng là SAU-152, tôi đã hỏi riêng ông về tên những chiếc xe này và ông trả lời rằng chúng được đặt trên khung loại xe JS, do đó theo tôi chúng hẳn là loại JSU-152. ?" Valera Potapov). Chúng làm chậm bước chúng tôi biết bao! Trên xa lộ chúng tôi có thể chạy tới 70 km/h trên chiếc Sherman còn đám JSU chỉ bò như rùa. Khi tiến vào Vienna, có một sự cố xảy ra mà tôi cũng đã kể lại trong cuốn sách của mình. Bọn Đức phản công chúng tôi bằng nhiều chiếc Panther. Panther là một loại tăng hạng nặng. Tôi ra lệnh đưa một chiếc JSU lên phía trước để chọi với đám tăng Đức. ?oTốt, bắn chúng nó đi!?. Và ú ù, cú bắn đáng đồng tiền bát gạo! Tôi muốn nói thêm là phố xá ở Vienna rất chật hẹp, các tòa nhà thì cao, và rất nhiều người muốn ra mục kích cảnh đối đầu giữa một chiếc Panther và một chiếc JSU. Chúng gặp nhau trên đường. Chiếc JSU nã đạn và sức nổ tống chiếc Panther bật lùi về sau (bắn từ khoảng cách 400-500 mét). Tháp pháo của nó văng khỏi thân rồi rơi xuống cách đó mấy mét. Nhưng kết quả của phát đạn là cửa kính vỡ rơi rầm rầm từ trên đầu xuống. Thành Vienna có vô số cửa sổ kính màu khung chì (cửa kính ghép những mảnh kính màu nhờ các dải chì, tạo thành các hoa văn, họa tiết và hình vẽ, như trong các nhà thờ - LTD) và tất cả những thứ đó trút như mưa lên đầu chúng tôi. Tới tận giờ này tôi vẫn tự trách mình rằng tại sao đã không thấy trước điều đó! Rất nhiều người trong chúng tôi bị thương vì thế! Còn may là chúng tôi đang đội mũ sắt, nhưng tay và vai thì bị rạch đứt hết lượt. "
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    SEMON ARIA:
    "Ông có thể chỉ ra điểm yếu nhất trong một chiếc T-34 không?
    Hoàn toàn thiếu tiện nghi cho tổ lái. Tôi từng vào trong xe tăng Mỹ và Anh. Tổ lái trong đó thao tác ở điều kiện thật thoải mái: trong xe được sơn những màu sáng, ghế ngồi khá êm, có cả tay vịn. Khác hẳn với T-34. Trong đó tiện nghi cho tổ lái chỉ ở mức tối thiểu. Thật khó để tôi bình luận gì thêm, tôi đâu có phải là kỹ sư thiết kế.

    Có lẽ ông cũng từng tham gia sửa chữa bên trong xe tăng? Bộ phận nào là kém ổn định nhất: hộp số, hay bộ truyền động?
    Tôi chưa gặp phải bất cứ thiếu sót nghiêm trọng nào trong thiết kế hay kỹ thuật của chiếc xe tăng (T-34). Xe này rất tốt, đáng tin cậy.
    Có ý kiến cho rằng xe Matilda của Anh dùng động cơ xăng nên dễ bốc cháy hơn xe của ta dùng động cơ chạy dầu diesel?
    Xe tăng Mỹ cũng dùng động cơ xăng. Chúng bốc cháy tựa những bó đuốc. Thế đấy, một mặt - rất quan tâm tới tiện nghi cho tổ lái, mặt khác - lại không thèm bảo vệ cho họ. GIải thích điều này thế nào? Tôi thật khó mà nói được. Hơn nữa, mặt chân đế xe của họ rất hẹp, do đó xe hay đổ sang một bên khi chạy trên các sườn dốc. Chúng có những sai sót kỳ lạ, không thể hiểu nổi.
    Thiết bị điện của T-34 có ổn định không?
    Ổn định. Vũ khí của xe hơi thiếu bởi hai khẩu súng máy trên xe tăng không tạo được một hỏa lực có tầm hoạt động đủ rộng, do cả hai khẩu đều chĩa về phía trước. Tuy thế, ta cũng có thể quay tháp pháo để tăng tầm sát thương, nhưng như vậy thì quá mất công.
    Súng máy của xe tăng có hiệu quả không? Nó có được sử dụng thường xuyên không?
    Rất thường xuyên. Một khẩu súng máy gắn trên tháp pháo, người tiếp đạn sử dụng nó, khẩu kia gắn vào một ụ tròn trên thân trước xe. Khẩu này được sử dụng bởi người điện đài viên kiêm xạ thủ súng máy. Khẩu trên tháp pháo cũng gắn vào một ụ tròn, nhưng ụ này có góc tác xạ theo phương ngang rất nhỏ, tuy vậy khẩu ở dưới có góc tác xạ rất tốt ?" nó xoay được tới 45, thậm chí có thể tới 60 độ, hơn nữa tháo nó ra rất dễ. "
    NIKOLAI ZHELEZNOV:
    "Tăng Matilda đơn giản chỉ là một cái đích ngắm khổng lồ! Nó có giáp dày, nhưng pháo trên xe chỉ là khẩu 42mm với tầm nhìn hẹp. Loại tăng này nói chung là kém cơ động, do máy xe gồm hai động cơ loại Layland quá yếu, có 90 mã lực, tức là tổng cộng 180 mã lực cho trọng lượng 15 tấn của xe. Xe rất chật vật mới đạt được 25 kilômét/giờ trên đường nhựa, còn trên đường đất thì thậm chí còn chậm hơn thế!
    Valentine là chiếc tăng thành công hơn, kích thước nhỏ, khả năng cơ động rất tốt. Đôi khi ta có thể tiến lại gần một Tiger trên xe Valentine mà không hề bị phát hiện. Có một trường hợp như thế đã xảy ra tong Chiến dịch Kamenets-Padol?Tskii. Một trung đội xe tăngtiến hành trinh sát ?" ba chiếc T-34. Len lỏi giữa các bụi rậm, chúng chạy thẳng vào tầm một chiếc Tiger Đức đang phục kích, nó bắn hạ tất cả sau khi để chúng tiến gần tới khoảng cách dưới 500 mét. Thế rồi chúng tôi đưa tới một chiếc Valentine 57mm, nó đánh tạt sườn chiếc Tiger, lặng lẽ di chuyển qua những bụi cây cho tới khoảng cách 250-300 mét, rồi tiêu diệt đối thủ với chỉ một phát đạn. Chiếc Tiger cháy bùng lên, và đường đi của chúng tôi thế là đã thông! "
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Mời các bác vào đây xem thêm:
    http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/463151.ttvn
    Và :
    http://ttvnol.com/lichsu_vanhoa/448977.ttvn
    Hè hè nhân khi vợ vắng nhà ta khủng bố cái box này tí!
  9. dongadoan

    dongadoan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2004
    Bài viết:
    2.508
    Đã được thích:
    3
    Giúp 1 tay cho tên " khủng bố " danngoc :

    Không biết con này có phải là con tank bạn gì hỏi không nhỉ ?

  10. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Theo tôi thì Tiger mạnh hơn. Đánh tay đôi thì không có tay nào dám chơi hết. Xe Tiger được sản xuất ít 1 phần là kỹ thuật,nhưng lý do quan trọng hơn là từ 1944 trở đi. Đức bị ném bom thê thảm nên các nhà máy lần lượt bị thiệt hại. Nên Đức không bao giờ chế được số nhiều. Coi những website cũng như phim, từ 1943 trở đi, lúc nào quân đồng minh (bao gồm LX) cũng áp đảo quân đức về số lượng. Tiger nói riêng và xe tăng nói chung lúc nào cũng bị đè hội đồng.
    Cái khẩu Kachiusa (không biết viết sao đúng) chỉ có hiệu quả khi địch không có hầm trú ẩn. Quân Đức sợ pháo hạng nặng của LX nhiều hơn là Kachiusa.

Chia sẻ trang này