1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí ẩn của các vì sao! (danh sách và hình ảnh của các chòm sao, tinh vân... - mục lục trang 10)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kho_khan, 30/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Topic này khá hay và cơ bản, để các bạn tiện theo dỗi, dưới đây là mục lục những gì đã có trong topic này:
    1 - Các khái niệm cơ bản về ngôi sao và thiên cầu. : [url=''http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/273027.ttvn"]trang 1,2,3[/url]
    2- Các ngôi sao sáng nhất trời đêm, danh mục tinh vân Messier : trang 4
    3- Bảng danh sách 88 chòm sao : trang 5
    4- Khái niệm tinh vân, hình ảnh về 110 tinh vân Messier : trang 7,8,9
    Ngoài ra còn một số bài viết nhỏ nữa ở khoảng trang4,5 gì đó nữa.
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nói qua một chút nữa về sự hình thành của một ngôi sao:
    Như chúng ta đã biết, mỗi ngôi sao đều là một khối cầu khí khổng lồ, chúng hình thành từ các đám khí bụi trong không gian gọi chung là tinh vân hành tinh (planetary Nebula). Các đám khí bụi này do đâu mà có?
    Chúng có thể là một đám bụi tàn của một ngôi sao đã chết, được phóng ra sau một vụ nổ super nova (sao siêu mới), cũng có thể là một đám bụi bất kì trong thiên hà, nhơ fcó hấp dẫn, chúng liên tục bắt thêm các bụi mới trôi dạt qua để trở thành một đám bụi khổng lồ (việc này mất rất nhiều thời gian vì mật độ bụi trong các khoảng trống trong lòng các thiên hà là rất nhỏ)
    Lại cũng chính là hấp dẫn, loại tương tác phổ biến nhất mà chúng ta biết đến, tập hợp đám bụi của chúng ta lại. Dưới hấp dẫn bản thân, đám khí - bụi được kéo lại gần nhau hơn và mật độ của chúng tăng dần. Mặt khác lực hấp dẫn giảm theo bình phương khoảng cách, có nghĩa là khi khoảng cách giảm thì lực sẽ tăng rất mạnh và do đó khi đám bụi càng lại gần nhau thì chúng càng nén lại mạnh mẽ hơn. Và cuối cùng kết quả là một khối khí có mật độ rất rất lớn ở tâm và giảm dần mật độ ra các lớp bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với áp suất ở tâm là lớn nhất, áp suất này làm nhiệt độ cũng tăng lên khủng khiếp biến vật chất hoàn toàn trở thành các thể lỏng và thế khí và cuói cùng là một trạng thái vật chất hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thường ngày của chúng ta : Plasma. Đây là trạng thái vật chất có được khi nhiệt độ đủ cao để tiếp thêm động năng cho các electron để chúng thắng được các lực điện từ giữ chúng chuyển động quanh hạt nhân, các e bứt ra khổi hạt nhân và nguyên tử không còn tồn tại, tất cả là một đám hỗn loạn của điện tử và hạt nhân. Tuy nhiên các lực hấp dẫn hướng tâm vẫn chưa tha. chúng tiếp tục nén và lúc này nhiệt độ và áp suất đều có thể được đo bằng con số hàng triệu (K và atm).
    Chúng ta đã biết rằng nguyên tố đơn giản nhất (hạt nhân đơn giản nhất) là Hydro và nó chiếm phổ biến nhất trong vũ trụ. Trong thành phần của một ngôi sao, H cũng là loại vật chất chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 90%). Nhiệt độ và áp suất nói trên đủ lớn để gia tốc cho các hạt nhân H đến một tốc độ đủ lớn để chúng thắng được các lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt nhân. Chúng va chạm mạnh với nhau và chúng ta biết đến phản ứng nhiệt hạch (nổ hạt nhân), đầu tiên là 2 hạt nhân H kết hợp với nhau để tạo thành các hạt nhân Deutri (H nặng), tiếp đó các hạt này lại tiếp tục kết hợp đểtạo ra các hạt nhân Triti (H siêu nặng) và giải phóng ra proton. Sự kết hợp các hạt nhân Triti này toạ ra Heli4 và đó là toàn bọ quá trình của phản ứng nhiệt hạt nhân trong lòng các ngôi sao. Phản ứng này giải phóng ra một năng lượng rất lớn (lớn hơn 1000 lần sức công phá của bomb nguyên tử - tận dụng năng lượng của sự phân hạch- với khối lượng tương đương). Năng lượng được giải phóng này truyền từ tâm ngôi sao lên các lớp bề mặt, một phần bị hấp thụ, phần còn lại phóng ra dưới dạng các bức xạ với nhiều bước sóng (trong đó hiển nhiên có các bước sóng nhìn thấy), và như vậy là vòng đời của một ngôi sao bắt đầu.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nói qua một chút nữa về sự hình thành của một ngôi sao:
    Như chúng ta đã biết, mỗi ngôi sao đều là một khối cầu khí khổng lồ, chúng hình thành từ các đám khí bụi trong không gian gọi chung là tinh vân hành tinh (planetary Nebula). Các đám khí bụi này do đâu mà có?
    Chúng có thể là một đám bụi tàn của một ngôi sao đã chết, được phóng ra sau một vụ nổ super nova (sao siêu mới), cũng có thể là một đám bụi bất kì trong thiên hà, nhơ fcó hấp dẫn, chúng liên tục bắt thêm các bụi mới trôi dạt qua để trở thành một đám bụi khổng lồ (việc này mất rất nhiều thời gian vì mật độ bụi trong các khoảng trống trong lòng các thiên hà là rất nhỏ)
    Lại cũng chính là hấp dẫn, loại tương tác phổ biến nhất mà chúng ta biết đến, tập hợp đám bụi của chúng ta lại. Dưới hấp dẫn bản thân, đám khí - bụi được kéo lại gần nhau hơn và mật độ của chúng tăng dần. Mặt khác lực hấp dẫn giảm theo bình phương khoảng cách, có nghĩa là khi khoảng cách giảm thì lực sẽ tăng rất mạnh và do đó khi đám bụi càng lại gần nhau thì chúng càng nén lại mạnh mẽ hơn. Và cuối cùng kết quả là một khối khí có mật độ rất rất lớn ở tâm và giảm dần mật độ ra các lớp bên ngoài. Điều này đồng nghĩa với áp suất ở tâm là lớn nhất, áp suất này làm nhiệt độ cũng tăng lên khủng khiếp biến vật chất hoàn toàn trở thành các thể lỏng và thế khí và cuói cùng là một trạng thái vật chất hoàn toàn xa lạ với cuộc sống thường ngày của chúng ta : Plasma. Đây là trạng thái vật chất có được khi nhiệt độ đủ cao để tiếp thêm động năng cho các electron để chúng thắng được các lực điện từ giữ chúng chuyển động quanh hạt nhân, các e bứt ra khổi hạt nhân và nguyên tử không còn tồn tại, tất cả là một đám hỗn loạn của điện tử và hạt nhân. Tuy nhiên các lực hấp dẫn hướng tâm vẫn chưa tha. chúng tiếp tục nén và lúc này nhiệt độ và áp suất đều có thể được đo bằng con số hàng triệu (K và atm).
    Chúng ta đã biết rằng nguyên tố đơn giản nhất (hạt nhân đơn giản nhất) là Hydro và nó chiếm phổ biến nhất trong vũ trụ. Trong thành phần của một ngôi sao, H cũng là loại vật chất chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 90%). Nhiệt độ và áp suất nói trên đủ lớn để gia tốc cho các hạt nhân H đến một tốc độ đủ lớn để chúng thắng được các lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt nhân. Chúng va chạm mạnh với nhau và chúng ta biết đến phản ứng nhiệt hạch (nổ hạt nhân), đầu tiên là 2 hạt nhân H kết hợp với nhau để tạo thành các hạt nhân Deutri (H nặng), tiếp đó các hạt này lại tiếp tục kết hợp đểtạo ra các hạt nhân Triti (H siêu nặng) và giải phóng ra proton. Sự kết hợp các hạt nhân Triti này toạ ra Heli4 và đó là toàn bọ quá trình của phản ứng nhiệt hạt nhân trong lòng các ngôi sao. Phản ứng này giải phóng ra một năng lượng rất lớn (lớn hơn 1000 lần sức công phá của bomb nguyên tử - tận dụng năng lượng của sự phân hạch- với khối lượng tương đương). Năng lượng được giải phóng này truyền từ tâm ngôi sao lên các lớp bề mặt, một phần bị hấp thụ, phần còn lại phóng ra dưới dạng các bức xạ với nhiều bước sóng (trong đó hiển nhiên có các bước sóng nhìn thấy), và như vậy là vòng đời của một ngôi sao bắt đầu.
  4. ichi_fuu

    ichi_fuu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    xin chào tôi là thành viên mới
    còn nhiều bỡ ngỡ mong được mọi người chỉ bảo
  5. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi nhé, không phải là tớ spam bài đâu, chẳng qua là tớ thấy cái topic này hay quá mà nó lại cũng tụt lùi quá sâu. Vậy thì tớ lôi lên để cho mọi người cùng xem thôi.
    Các bạn nếu có gì thắc mắc về các ngôi sao, các tinh vân, các thiên hà..... thì hãy vào đây để xem nhé .
  6. thanh06

    thanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    tớ kiếm dc mấy cái hình ......... coi chơi nhé !
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    đẹp ko ?
  7. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Rất đẹp bạn ạ. Cảm ơn bạn nhiều
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp sao Sirius A và sao Sirius B của kính Hubble​
    Hệ sao đôi Sirius A và B cách Trái Đất 8.6 năm ánh sáng. Hai ngôi sao quay quanh nhau theo chu kỳ 50 năm. Sirius A là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, sao Sirius B là một ngôi sao lùn trắng, mờ hơn Sirius A 10000 lần. Sirius B có đường kính chỉ khoảng 7500 dặm (mile)
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2005/36/image/a
  9. kittyone

    kittyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Xin góp vài dòng cùng mọi người bằng tấm ảnh mà mình rất thích có tên gọi là Pillar of Creation.Hình do Hubble telécope chụp
    [​IMG]
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp sao Betelguese​
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp sao Betelguese (trong chòm sao Lạp Hộ) năm 1995. Đây là ngôi sao đầu tiên ngoài Mặt trời được Hubble chụp ảnh một cách trực tiếp.
    Betelguese là một ngôi sao siêu khổng lồ đỏ, đang ở giai đoạn cuối trong cuộc đời của một ngôi sao. Nếu đặt ngôi sao này vào vị trí của Mặt Trời, bề mặt khí quyển của nó sẽ vươn tới quỹ đạo của Sao Mộc

    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/1996/04/image/a

Chia sẻ trang này