1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí ẩn của các vì sao! (danh sách và hình ảnh của các chòm sao, tinh vân... - mục lục trang 10)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kho_khan, 30/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Vì lazy, nên tôi không muốn xóa những chú thích bằng tiếng anh trong các anh tôi post lên, và cũng vì nó ghi chú về hình rất rõ, nếu ... không hiểu kỹ, xin bạn cứ ... théc méc nhé!
    ---------------------------------------------------
    Open your eyes, look up the sky & see
  2. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Sau khi các bạn (mới) đã làm quen với việc "ngôi sao là gì" thì tôi cũng đoán rằng các bạn đã suy ra được những ngôi sao mà chúng ta thường thấy trên bầu trời là ngôi sao loại gì & nó đang trong qúa trình nào rồi. Thực vậy, những ngôi sao mà chúng ta thấy được hàng đêm là những ngôi sao thực thụ (Main sequence star) đang trong quá trình tồn tại của nó và phát ra năng lượng liên tục, ánh sáng - một dạng năng lượng mà chúng phát ra có màu sắc tuỳ thuộc vào nhiệt độ của chúng, qúa trình này kéo dài hàng trăm triệu cho đến trăm tỉ năm, nên bạn sẽ không phải lo rằng nó sẽ biến mất trước khi bạn nhìn thấy nó đâu. Còn những lỗ đen, sao neutron hay những black draft... không phải là ... hàng hiếm trong thiên hà chúng ta hay lân cận, nhưng thật không dể để phát hiện ra chúng bằng mắt thường đâu. Còn những Supernova, hay Planetary Nebula... thì cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta càng không dễ có cơ hội chúng kiến những phút giây kỳ diệu của vũ trụ đó đâu, mà nếu có thì có lẽ chúng ta cũng .. bó mắt, vì làm gì có đủ thiết bị mà quan sát chúng cơ chứ. Và thường do thiên hà chúng ta đã ổn định, toàn là các sao trẻ, các qúa trình hình thành sao trong thiên hà chúng ta cũng ít và hầu như không còn xảy ra nữa, chỉ ở các anh hàng xóm thôi! Vả lại tôi cũng không mong nó xảy ra trong thiên hà của chúng ta đâu, vì sao ư? Hậu qủa tàn khốc lắm à nghen, chỉ vài cơn bão từ của các chàng sao lang bạt nào đó từ những anh láng giềng của chúng ta thì cũng mệt rồi, chú nói chi đến năng lượng và ánh sáng của chúng mà đến gần với chúng ta! Bạn cứ thử hình dung việc đó sẽ như là việc đem mặt trời - ngôi sao gần chúng ta nhất - đặt ngay bên cạnh trái đất vậy đó. Hehe! tôi nói có đúng không các bác nhỉ!
    Những gì hiện ra trên bầu trời chúng ta đã biết, vậy làm thế nào để chúng ta biết được sao nào thuộc chòm sao nào, chúng xuất hiện trên bầu trời chúng ta như thế nào, chúng đi đâu về đâu, có hơn nữa tá các bạn khi bắt đầu với việc quan sát sao đều bị rối tung lên và hoa cả mắt trước bầu trời sao bao la kia (cả bản thân tôi nữa). Tôi xin cược là dù trong tay bạn lúc đó có cả bản đồ sao nhưng bạn cũng đã phải vã mồ hôi mới tìm được chòm sao mà mình muốn thấy, và hôm sau sẽ lại kêu lên "Quái! hôm qua chúng mới ở đây mà!"....
    Để giúp bạn tránh được cái rắc rối đó, tôi xin được tiếp tục bằng bài tiếp theo sau đây.
    -------------------------------------------------------------
    Together, our sky is limitted
  3. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Sau khi các bạn (mới) đã làm quen với việc "ngôi sao là gì" thì tôi cũng đoán rằng các bạn đã suy ra được những ngôi sao mà chúng ta thường thấy trên bầu trời là ngôi sao loại gì & nó đang trong qúa trình nào rồi. Thực vậy, những ngôi sao mà chúng ta thấy được hàng đêm là những ngôi sao thực thụ (Main sequence star) đang trong quá trình tồn tại của nó và phát ra năng lượng liên tục, ánh sáng - một dạng năng lượng mà chúng phát ra có màu sắc tuỳ thuộc vào nhiệt độ của chúng, qúa trình này kéo dài hàng trăm triệu cho đến trăm tỉ năm, nên bạn sẽ không phải lo rằng nó sẽ biến mất trước khi bạn nhìn thấy nó đâu. Còn những lỗ đen, sao neutron hay những black draft... không phải là ... hàng hiếm trong thiên hà chúng ta hay lân cận, nhưng thật không dể để phát hiện ra chúng bằng mắt thường đâu. Còn những Supernova, hay Planetary Nebula... thì cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta càng không dễ có cơ hội chúng kiến những phút giây kỳ diệu của vũ trụ đó đâu, mà nếu có thì có lẽ chúng ta cũng .. bó mắt, vì làm gì có đủ thiết bị mà quan sát chúng cơ chứ. Và thường do thiên hà chúng ta đã ổn định, toàn là các sao trẻ, các qúa trình hình thành sao trong thiên hà chúng ta cũng ít và hầu như không còn xảy ra nữa, chỉ ở các anh hàng xóm thôi! Vả lại tôi cũng không mong nó xảy ra trong thiên hà của chúng ta đâu, vì sao ư? Hậu qủa tàn khốc lắm à nghen, chỉ vài cơn bão từ của các chàng sao lang bạt nào đó từ những anh láng giềng của chúng ta thì cũng mệt rồi, chú nói chi đến năng lượng và ánh sáng của chúng mà đến gần với chúng ta! Bạn cứ thử hình dung việc đó sẽ như là việc đem mặt trời - ngôi sao gần chúng ta nhất - đặt ngay bên cạnh trái đất vậy đó. Hehe! tôi nói có đúng không các bác nhỉ!
    Những gì hiện ra trên bầu trời chúng ta đã biết, vậy làm thế nào để chúng ta biết được sao nào thuộc chòm sao nào, chúng xuất hiện trên bầu trời chúng ta như thế nào, chúng đi đâu về đâu, có hơn nữa tá các bạn khi bắt đầu với việc quan sát sao đều bị rối tung lên và hoa cả mắt trước bầu trời sao bao la kia (cả bản thân tôi nữa). Tôi xin cược là dù trong tay bạn lúc đó có cả bản đồ sao nhưng bạn cũng đã phải vã mồ hôi mới tìm được chòm sao mà mình muốn thấy, và hôm sau sẽ lại kêu lên "Quái! hôm qua chúng mới ở đây mà!"....
    Để giúp bạn tránh được cái rắc rối đó, tôi xin được tiếp tục bằng bài tiếp theo sau đây.
    -------------------------------------------------------------
    Together, our sky is limitted
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    rất hoan nghênh,bác đã tạo nên 1 chủ đề về các ngôi sao rất hay và lôi cuốn. Mong bác tiếp tục đóng góp cho box những chủ đề hay như vậy. Vote cho bác 5*
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  5. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    rất hoan nghênh,bác đã tạo nên 1 chủ đề về các ngôi sao rất hay và lôi cuốn. Mong bác tiếp tục đóng góp cho box những chủ đề hay như vậy. Vote cho bác 5*
    Câu lạc bộ Thiên Văn Học
  6. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA CẦU TRỜI
    Tất cả mọi vật thể trời dường như được đính vào một qủa cầu vô hình có cùng tâm với trái đất và có một kích thước vô hạn. Do trái đất tự quay quanh trục của nó nên chúng ta có cảm tưởng qủa cầu này cũng đang xoay quanh trái đất một vòng trong một ngày từ Đông sang Tây, chính xác là 23h 56?T. Sự tồn tại của địa cầu trời là phụ thuộc vào vĩ độ quan sát, thời gian trong đêm và thời gian trong năm.

    Cũng như là trái đất, địa cầu trời cũng có nhiều điểm và đường định hình quan trọng. Phía trên địa cực của trái đất là địa cực trời, là điểm mà địa cầu trời xoay xung quanh mỗi ngày. Và tương tự, nó cũng có một xích đạo trời nằm ngay bên trên xích đạo của trái đất. Ngoài ra, ta còn một đường quan trọng khác đó là hoàng đạo (hoàng đới), là đường đại diện cho sự "chuyển động" của mặt trời quanh địa cầu trời hàng năm, dĩ nhiên tôi nói "chuyển động" đây là do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời, và tia nhìn từ trái đất đến mặt trời tạo nên một đường quét tưởng tượng vào không gian, tia quét này đi qua một số chòm sao nhất định, cho ta có cảm giác là mặt trời chuyển động trên đường quét tưởng tượng đó. Và đường quét tưởng tượng đó chính là hoàng đạo. Nói cách khác hoàng đạo chính là hình chiếu của mặt phẳng qũy đạo trái đất lên địa cầu trời.


    1. VĨ ĐỘChúng ta nhìn được mấy phần của địa cầu trời là tùy thuộc vào vĩ độ của vị trí chúng ta trên trái đất. Ở cả 2 cực, chúng ta chỉ nhìn được một nửa bầu trời, trong đêm, các vật thể trời xoay quanh địa cực trời nhưng chúng không mọc hay lặn mà ở quanh cực. Tại xích đạo, cả địa cầu trời có thể được nhìn thấy quanh năm. Chúng ta xem biểu đồ dưới đây
    Do Việt Nam có vị trí gần với xích đạo nên ta sẽ nhìn thấy bầu trời sao chuyển động như hình ở giữa (MID-LATTITUDE), do vậy sẽ có một số sao không bao giờ lặn trên bầu trời nước ta, thường là các sao gần với địa cực trời Bắc. Vì sao Alpha của chòm Tiều Hùng nằm gần với địa cực trời Bắc, nên chúng ta coi nó là sao Bắc Cực (hay sao Bắc Đẩu). Và ta sẽ thấy các chòm sao khác luôn xoay quanh sao Bắc Cực này, mỗi tối chúng sẽ chuyển động từ Đông sang Tây khi ta nhìn về hướng Bắc. Vậy câu hỏi đặt ra là ban ngày các sao đi đâu? Xin thưa rằng ban ngày các chòm sao vẫn chuyển động theo qui luật trên nhưng do cường độ ánh sáng của mặt trời qúa mạnh, nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng mà thôi.
    Việc hình dung ra chuyển động của bầu trời sao sẽ rất hữu ích cho chúng ta trong việc định hướng và định vị các chòm sao trong đêm. Hãy đọc kỹ lại phần này nếu bạn chưa thực sự hiểu nó.
  7. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    ĐỊA CẦU TRỜI
    Tất cả mọi vật thể trời dường như được đính vào một qủa cầu vô hình có cùng tâm với trái đất và có một kích thước vô hạn. Do trái đất tự quay quanh trục của nó nên chúng ta có cảm tưởng qủa cầu này cũng đang xoay quanh trái đất một vòng trong một ngày từ Đông sang Tây, chính xác là 23h 56?T. Sự tồn tại của địa cầu trời là phụ thuộc vào vĩ độ quan sát, thời gian trong đêm và thời gian trong năm.

    Cũng như là trái đất, địa cầu trời cũng có nhiều điểm và đường định hình quan trọng. Phía trên địa cực của trái đất là địa cực trời, là điểm mà địa cầu trời xoay xung quanh mỗi ngày. Và tương tự, nó cũng có một xích đạo trời nằm ngay bên trên xích đạo của trái đất. Ngoài ra, ta còn một đường quan trọng khác đó là hoàng đạo (hoàng đới), là đường đại diện cho sự "chuyển động" của mặt trời quanh địa cầu trời hàng năm, dĩ nhiên tôi nói "chuyển động" đây là do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời, và tia nhìn từ trái đất đến mặt trời tạo nên một đường quét tưởng tượng vào không gian, tia quét này đi qua một số chòm sao nhất định, cho ta có cảm giác là mặt trời chuyển động trên đường quét tưởng tượng đó. Và đường quét tưởng tượng đó chính là hoàng đạo. Nói cách khác hoàng đạo chính là hình chiếu của mặt phẳng qũy đạo trái đất lên địa cầu trời.


    1. VĨ ĐỘChúng ta nhìn được mấy phần của địa cầu trời là tùy thuộc vào vĩ độ của vị trí chúng ta trên trái đất. Ở cả 2 cực, chúng ta chỉ nhìn được một nửa bầu trời, trong đêm, các vật thể trời xoay quanh địa cực trời nhưng chúng không mọc hay lặn mà ở quanh cực. Tại xích đạo, cả địa cầu trời có thể được nhìn thấy quanh năm. Chúng ta xem biểu đồ dưới đây
    Do Việt Nam có vị trí gần với xích đạo nên ta sẽ nhìn thấy bầu trời sao chuyển động như hình ở giữa (MID-LATTITUDE), do vậy sẽ có một số sao không bao giờ lặn trên bầu trời nước ta, thường là các sao gần với địa cực trời Bắc. Vì sao Alpha của chòm Tiều Hùng nằm gần với địa cực trời Bắc, nên chúng ta coi nó là sao Bắc Cực (hay sao Bắc Đẩu). Và ta sẽ thấy các chòm sao khác luôn xoay quanh sao Bắc Cực này, mỗi tối chúng sẽ chuyển động từ Đông sang Tây khi ta nhìn về hướng Bắc. Vậy câu hỏi đặt ra là ban ngày các sao đi đâu? Xin thưa rằng ban ngày các chòm sao vẫn chuyển động theo qui luật trên nhưng do cường độ ánh sáng của mặt trời qúa mạnh, nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng mà thôi.
    Việc hình dung ra chuyển động của bầu trời sao sẽ rất hữu ích cho chúng ta trong việc định hướng và định vị các chòm sao trong đêm. Hãy đọc kỹ lại phần này nếu bạn chưa thực sự hiểu nó.
  8. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    THỜI GIAN
    Khi trái đất xoay, các ngôi sao cũng cùng chuyển động trên bầu trời, do đó vị trí của chúng thay đổi theo tiến trình của đêm. Thời gian để trái đất hoàn thành một vòng quay của nó so với địa cầu trời là 23h56'', do đó bầu trời sao sẽ mọc sớm hơn 4'' mỗi đêm nếu so với thời gian trên trái đất. Do trái đất xoay quanh mặt trời, nên nếu một chòm sao xuất hiện và nhìn được vào trong đêm thì sáu tháng sau, nó sẽ xuất hiện vào ban ngày (4'' x 30 ngày x 6 tháng = 720'' = 12h)

    3. CUNG HOÀNG ĐẠO
    Trong hành trình một năm, mặt trời "chuyển động" qua một dải các chòm sao dọc theo hoàng đạo (xem lại phần trên), gọi chung là Cung hoàng đạo, chúng tạo thành một khu vực mà trong đó các chòm sao cố định luôn nhìn thấy được theo một thời gian xác định trong năm
    ** Cũng còn một nguyên nhân nữa là trước khi thuyết nhật tâm ra đời, mọi người đều nghĩ trái đất là trung tâm của vũ trụ, nên họ cho rằng cả mặt trời cũng xoay quanh trái đất, nên ngày nay đâu đó chúng ta vẫn hay nghe nói hoàng đạo là đường đi của mặt trời quanh trái đất. Và nữa, tôi thấy một số sách hay viết và chúng ta cũng thường hay nói là "đường hoàng đạo" thì cũng không đúng lắm, vì đạo = đường rồi, nên tôi gọi chỉ dùng là hoàng đạo. Và cùng không gian chung quanh nó thì gọi là cung hoàng đạo (hay hoàng đới)

    4. TỌA ĐỘ TRỜI
    Vị trí của một vật thể trên địa cầu trời được xác định bằng hệ tọa độ gọi là RA (Right Ascension - góc tăng dần qua phải, gọi tắt là góc) và Dec (declination - độ lệch).
    RA chính là độ kinh của trái đất, nó được tính bằng giờ, và có chiều ngược chiều kim đồng hồ trên xích đạo trời. Gốc được tính từ điểm xuân phân, nơi mặt trời di chuyển về hướng bắc.
    Dec chính là độ vĩ của trái đất, nó có số đo từ 0 - 90 độ (từ xích đạo trời - địa cực trời)
    VD toạ độ sao Vega
    RA = 18 h 37 m 3.3 s
    Dec = 38 ° 47 '' 24.2 ''''
  9. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    THỜI GIAN
    Khi trái đất xoay, các ngôi sao cũng cùng chuyển động trên bầu trời, do đó vị trí của chúng thay đổi theo tiến trình của đêm. Thời gian để trái đất hoàn thành một vòng quay của nó so với địa cầu trời là 23h56'', do đó bầu trời sao sẽ mọc sớm hơn 4'' mỗi đêm nếu so với thời gian trên trái đất. Do trái đất xoay quanh mặt trời, nên nếu một chòm sao xuất hiện và nhìn được vào trong đêm thì sáu tháng sau, nó sẽ xuất hiện vào ban ngày (4'' x 30 ngày x 6 tháng = 720'' = 12h)

    3. CUNG HOÀNG ĐẠO
    Trong hành trình một năm, mặt trời "chuyển động" qua một dải các chòm sao dọc theo hoàng đạo (xem lại phần trên), gọi chung là Cung hoàng đạo, chúng tạo thành một khu vực mà trong đó các chòm sao cố định luôn nhìn thấy được theo một thời gian xác định trong năm
    ** Cũng còn một nguyên nhân nữa là trước khi thuyết nhật tâm ra đời, mọi người đều nghĩ trái đất là trung tâm của vũ trụ, nên họ cho rằng cả mặt trời cũng xoay quanh trái đất, nên ngày nay đâu đó chúng ta vẫn hay nghe nói hoàng đạo là đường đi của mặt trời quanh trái đất. Và nữa, tôi thấy một số sách hay viết và chúng ta cũng thường hay nói là "đường hoàng đạo" thì cũng không đúng lắm, vì đạo = đường rồi, nên tôi gọi chỉ dùng là hoàng đạo. Và cùng không gian chung quanh nó thì gọi là cung hoàng đạo (hay hoàng đới)

    4. TỌA ĐỘ TRỜI
    Vị trí của một vật thể trên địa cầu trời được xác định bằng hệ tọa độ gọi là RA (Right Ascension - góc tăng dần qua phải, gọi tắt là góc) và Dec (declination - độ lệch).
    RA chính là độ kinh của trái đất, nó được tính bằng giờ, và có chiều ngược chiều kim đồng hồ trên xích đạo trời. Gốc được tính từ điểm xuân phân, nơi mặt trời di chuyển về hướng bắc.
    Dec chính là độ vĩ của trái đất, nó có số đo từ 0 - 90 độ (từ xích đạo trời - địa cực trời)
    VD toạ độ sao Vega
    RA = 18 h 37 m 3.3 s
    Dec = 38 ° 47 '' 24.2 ''''
  10. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đây là ảnh thêm về hoàng đạo nữa nè!

Chia sẻ trang này