1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí ẩn của các vì sao! (danh sách và hình ảnh của các chòm sao, tinh vân... - mục lục trang 10)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kho_khan, 30/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. as2

    as2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    ở vị trí nước ta có thấy được sao bắc đẩu không hả các bác, em nghe nói là nước ta chỉ thấy được các chòm sao nằm về cực nam thôi
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Ngược lại một số nước phải ghen tị với Việt Nam, ở vĩ độ gần xích đạo nên hầu như tất cả các chòm sao đều thấy được (một số chòm ở cực nam miền bắc khá thấp chân trời nên cũng khó nhìn).
    Còn sao bắc cực thuộc chòm gấu nhỏ ở miền bắc cao chừng 20 độ rất đễ thấy. ở miền nam thì chỉ khonảg 10 độ nên nhìn hơi "mệt.
    Bắc đẩu không phải 1 ngôi sao mà là một chòm sao là chòm Gấu Lớn rất dễ nhìn.
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Do Việt Nam nằm trọn vẹn trên Bắc bán cầu nên người quan sát đứng ở bất cứ vị trí nào trên đất nước ta đều có thể quan sát được toàn bộ Bán thiên cầu bắc. Tuy nhiên, tại nước ta không thể quan sát trọn vẹn Bán thiên cầu nam:
    + Người quan sát tại Hà Nội không thể nhìn thấy vùng trời trong phạm vi khoảng 21o02?T xung quanh Thiên cực nam
    [​IMG]
    + Người quan sát tại thành phố Hồ Chí Minh không thể nhìn thấy vùng trời trong phạm vi khoảng 10o47?T xung quanh Thiên cực nam
    [​IMG]
    + Người quan sát tại cực nam đất nước (khoảng 8o02?T độ vĩ bắc) không thể nhìn thấy vùng trời trong phạm vi khoảng 8o02?T xung quanh Thiên cực nam
    [​IMG]
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 06/08/2006
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Vành đai bụi xung quanh sao Fomalhaut​
    Kính thiên văn hồng ngoại Spitzer phát hiện các bằng chứng rõ ràng về vành đai bụi xung quanh sao Fomalhaut. Fomalhaut là sao sáng thứ 18 trong bầu trời đêm, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng, nằm trong chòm Piscis Austrinus.
    Hơn 20 năm trước, vệ tinh thiên văn hồng ngoại (Infrared Astronomical Satellite) đã phát hiện cường độ tia hồng ngoại phát đi từ sao Fomalhaut lớn hơn nhiều so với các sao cùng loại. Giả thiết về việc tồn tại vành đai bụi bao quanh sao đã được đặt ra tuy nhiên do trình độ kỹ thuật của 20 năm trước còn hạn chế nên điều này chưa được kiểm chứng. Các dữ liệu thu được từ kính thiên văn hồng ngoại Spitzer trong tháng 11 năm 2003 đã khẳng định sự tồn tại của vành đai bụi có đường kính khoảng 370 đơn vị thiên văn (khoảng 56 tỉ km) xung quanh sao Fomalhaut
    [​IMG]
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2003-06i
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 09/09/2006
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Vành đai bụi xung quanh sao Vega​
    Với các kết quả quan sát tại bước sóng 24 micron và 70 micron, kính thiên văn hồng ngoại Spitzer cho thấy vành đai bụi xung quanh sao Vega có đường kính rất lớn, khoảng 815 đơn vị thiên văn (150 triệu km).
    Vega là sao cấp 1, cách Trái Đất 25 năm ánh sáng, thuộc chòm Lyra
    [​IMG]
    Nguồn: http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-01a
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Eta Carinae ?" ngôi sao sắp nổ​
    [​IMG]
    Eta Carinae là ngôi sao có độ trưng lớn nhất mà con người đã quan sát được trong Ngân Hà. Năng lượng phát ra của nó gấp 5 triệu lần Mặt Trời. Các quan sát cho thấy Eta Carinae là một ngôi sao không ổn định và sẽ có thể sẽ nổ dưới dạng một supernova bất cứ lúc nào. Nằm trong chòm sao Carina, với khoảng cách 7000 năm ánh sáng, nếu ngôi sao này nổ thì sẽ dễ dàng quan sát được và không ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Kết quả quan sát Eta Carinae tại các bước sóng: tia X, biểu kiến, hồng ngoại, radio
    Nguồn:
    http://chandra.harvard.edu/photo/1999/0099/
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 13/09/2006
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Eta Carinae ?" Ngôi sao biến quang kỳ lạ​
    Eta Carinae là một trong những ngôi sao đáng được chú ý nhất trên bầu trời. Năm 1677, eta Carinae được đưa vào danh mục sao của Edmond Halley như là một ngôi sao cấp 4. Tuy nhiên, cấp sao của eta Carinae liên tục có những biến đổi rõ rệt:
    - Năm 1730: đạt đến độ sáng của một sao cấp 2
    - Năm 1782: độ sáng giảm xuống cấp 4
    - Năm 1801: độ sáng bắt đầu tăng nhanh rõ rệt
    - Năm 1811: độ sáng lại giảm xuống cấp 4
    - Năm 1820: độ sáng bắt đầu tăng nhanh
    - Năm 1822: độ sáng đạt đến cấp 2
    - Năm 1827: độ sáng đạt đến cấp 1
    Sau khi đạt đến cấp 1 vào năm 1827 (lần cực đại thứ nhất), độ sáng của sao eta Carinae giảm nhanh xuống cấp 2 trong vòng 5 năm, nhưng sau đó lại tăng lên xấp xỉ cấp 0. Trải qua một lần giảm độ sáng không đáng kể, cấp sao của eta Carinae gần đạt đến -1 vào tháng 4/1843. Lúc này, eta Carinae trở thành ngôi sao sáng thứ 2 trên bầu trời, chỉ sau mỗi sao Sirius.
    Sau khi đạt đến cấp -1, độ sáng của eta Carinae giảm một cách liên tục và trở nên không nhìn thấy được bằng mắt thường vào năm 1868. Mặc dù có tăng lên một chút vào những năm 1870 và 1889 do hai vụ nổ nhỏ nhưng độ sáng của eta Carinae vẫn tiếp tục giảm và trở thành một sao cấp 8 vào năm 1900. Eta Carinae duy trì độ sáng cấp 8 đến năm 1941 và lại bắt đầu sáng trở lại:
    - Năm 1953: độ sáng đạt cấp 7
    - Đầu những năm 1990: độ sáng đạt cấp 6, bắt đầu lại có thể quan sát được bằng mắt thường.
    - Giai đoạn: 1998 ?" 1999: độ sáng đột ngột tăng lên cấp 2
    Nguyên nhân của sự biến quang kỳ lạ trên là do các vụ nổ xảy ra trên bề mặt eta Carinae. Vụ nổ gần đây nhất xảy ra trong thời gian từ năm 1835 đến năm 1855 với cực đại đạt được vào năm 1843. Bất chấp khoảng cách 7500 năm ánh sáng (khoảng cách từ eta Carinae đến Trái Đất được ước lượng trong khoảng từ 7500 đến 10000 năm ánh sáng), ngôi sao này nhanh chóng trở thành ngôi sao sáng thứ 2 trên bầu trời (sao Sirius chỉ cách Trái Đất khoảng 8.6 năm ánh sáng).
    Những kết quả quan sát eta Carinae của kính thiên văn Hubble tại bước sóng biểu kiến cho thấy dấu tích của vụ nổ xảy ra hơn 150 trước. Vật chất phun ra dưới dạng 2 hình cầu bắt nguồn từ 2 cực và một đĩa dẹt đi qua xích đạo.Vùng màu nâu nhạt xung quanh ngôi sao là luồng vật chất (chủ yếu là các nguyên tố trong lòng ngôi sao) bắn ra từ eta Carinae với vận tốc rất lớn (hơn 2000 dặm một giờ). Phần màu trắng xanh cũng là những vật chất bắn ra từ eta Carinae, tuy nhiên, đây là những đám bụi có khả năng phản chiếu ánh sáng. Vùng vật chất bắn ra từ vụ nổ có kích thước xấp xỉ hệ Mặt Trời, có khối lượng khoảng 2 đến 3 khối lượng hệ Mặt Trời.
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.seds.org/messier/xtra/ngc/etacar.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 10:55 ngày 15/09/2006
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Pistol Star ?" Một trong những ngôi sao lớn nhất dải Ngân Hà​
    Nằm trong vùng trung tâm của Ngân Hà, Pistol Star là một trong những ngôi sao có khối lượng lớn nhất, độ trưng lớn nhất trong dải Ngân Hà (thậm chí trong cả cụm thiên hà địa phương). Đường kính của Pistol Star lớn hơn quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời, cường độ phát xạ gấp 10 triệu lần Mặt Trời (L=10^6.3). Các nhà khoa học ước tính rằng năng lượng phát ra của Pistol Star trong vòng 6 giây tương đương với năng lượng phát ra của Mặt Trời trong vòng 1 năm.
    [​IMG]
    Khối lượng hiện tại của Pistol Star được ước lượng vào khoảng 150 lần khối lượng Mặt Trời. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng khối lượng ban đầu của Pistol Star vào khoảng 200 đến 250 lần khối lượng Mặt Trời, sau một vụ nổ diễn ra cách đây vào khoảng 4000 đến 6000 năm, một phần vật chất của Pistol Star bị bắn ra, tạo thành tinh vân Pistol (Pistol Nebula). Tinh vân Pistol trải dài trên một khu vực có kích thước khoảng 4 năm ánh sáng, bằng khoảng cách từ Trái Đất đến sao alpha Centauri.
    Bất chấp khoảng cách 25000 năm ánh sáng cách xa Trái Đất, Pistol Star sẽ là một ngôi sao cấp 4 nếu có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, do bị các đám bụi ngăn chặn nên ánh sáng biểu kiến từ Pistol Star không đến được Trái Đất. Pistol Star được xếp vào dạng sao biến quang với tên gọi V4647 Sgr (thuộc chòm sao Sagittarius).
    Cũng như các ngôi sao siêu khổng lồ xanh khác, Pistol Star có tuổi đời rất ngắn. Đây là một ngôi sao trẻ (1.7 đến 2.1 triệu tuổi), tuy nhiên, Pistol Star sẽ nổ dưới dạng supernova trong khoảng 3 triệu năm nữa.
    Nguồn:
    http://teacherlink.ed.usu.edu/tlnasa/pictures/litho/pistol/index.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 24/09/2006
  9. hoanggiao

    hoanggiao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    khó tìm được cuốn sách nào chi tiết và đầy đủ về sao như chủ đề này. Ngay đến các danh mục cũng chi tiết mà không mấy sách vở thống kê hết, tôi thắc mắc tại sao topic này chìm sâu như thế mà không được mod để mắt và keolến cho mọi người tham khảo. Ở trang 5 không hề thấy cái danh mục chòm sao nào như mục lục nhắc tới là sao nhỉ
    Ấn tượng nhất là các bài viết đầu tiên của kho_khan, rất hay, đầy đủ nhưng lại dễ hiểu như một cuốn sách giáo khoa
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    - Mọi thành viên đều có thể biết đến và tham khảo topic này trong topic mục lục của box dính bên trên
    Topic này đã trải qua nhiều quá trình ghép/di chuyển nên các thông tin từ những bài viết cũ đôi khi không chính xác nữa. Danh mục sao thì bạn có thể tìm thấy ở trang 3
    (Tuy nhiên, cần lưu ý là trong danh mục này đã liệt kê thừa một chòm sao: Argo Navis. Chòm sao này đã được chia nhỏ ra thành 3 chòm: Carina, Puppis, Vela)
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 11:34 ngày 18/08/2007

Chia sẻ trang này