1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí ẩn của các vì sao! (danh sách và hình ảnh của các chòm sao, tinh vân... - mục lục trang 10)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kho_khan, 30/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tui trở lại đây!
    Sau dây tui sẽ gửi cho các bạn một số cách định vị các chòm sao trên trời thông qua một vài chòm dễ nhìn nhất.
    -----------------------------------------------------------------------------------------------
    QUAN SÁT NHỮNG NGÔI SAO
    Việc xác định những ngôi sao trên bầu trời vào ban đêm trong lần đầu tiên thường dễ làm nản lòng người quan sát. Một cách tốt nhất để bắt đầu là tìm ra những ngôi sao sáng trong chòm và khoảng cách giữa những ngôi sao đó với nhau & với những ngôi sao sáng trong chòm khác. Đó lá cách "giải" một chòm sao. Một khi ta đã tìm được những điểm mốc của chòm, thì ta vạch tiếp những đường gióng tưởng tượng từ chúng đến những ngôi sao khác để hình thành nên hình dạng của chòm sao. Và cứ thế ta tiếp tục lần ra những chòm sao khác, dĩ nhiên để làm được điều này ngoài việc bỏ công quan sát, ta cũng phải biết một số qui tắc chung về vị trí của chòm sao ta định quan sát, rồi từ đó có thể tìm ra một cách định dạng thích hơp nhất cho mình.
    1. Tỉ Lệ TRÊN BầU TRờI
    Đơn vị để chúng ta đo độ rộng cùa chòm sao hay khoảng các ngôi sao được dùng là độ kinh vĩ (kinh độ & vĩ độ).
    Thật khó mà đoán được kích thước của một vật thể khi chỉ nhìn chúng trên bản đồ, may sao, chúng ta có một cây thước tỉ lệ rất tuyệt vời đó chính là bàn tay của chúng ta. VD ngón trỏ của chúng ta vừa đủ để che phủ mặt trời hay mặt trăng, những vật thể chỉ rộng 0.5 độ ngang. Mu bàn tay rộng 10 độ bằng với rộng của cái cày (Plough, Big Dipper) trong chòm Đại Hùng. Khi xoè ra, độ rộng của bàn tay tính từ ngón út đến ngón cái là 16 độ.
    Lưu ý: khi ước lượng khoảng cách, ta để tay duỗi thẳng ra trước tầm mắt
    2. MộT Số Vị TRÍ ĐặC BIệT Để ĐịNH Vị CÁC CHÒM SAO
    Tuỳ theo vị trí của người quan sát trên trái đất, mà ta chia ra từng bầu trời quan sát cụ thể.
    BẦU TRỜI PHƯƠNG BẮC
    7 ngôi sao tạo thành hình cái cái cày hay cái muỗng trong chòm Đại Hùng nằm ở phía cao của bán cầu phía bắc vào mùa xuân là "chìa khoá" để giải ra các vị trí của những chòm sao khác ở trên bầu trời phương bắc.
    Đường nối dài của 2 ngôi sao Alpha & Beta nằm ở ngoài cùng (cạnh đứng của phần có hình dạng như cái bát) của chòm Đại Hùng này sẽ chỉ thẳng đến sao Bắc cực (Polaris), ngôi sao cách đó một khoảng cách bằng 5 lần chiều dài đường nối trên.
    Phần nối dài của cạnh đứng còn lại của cái bát về phía trên cũng sẽ chỉ đến sao Vega của chòm Lyra (Thiên Cầm) (Vega lệch đi vài độ về hướng tây so với phần nối dài này), ngôi sao nổi bật trên bầu trời vào mùa hè nhất.
    Còn nếu kéo dài xuống dưới (phía Nam) thì đường nối đó sẽ chỉ ra ngôi sao Regulus trong chòm Leo (Sư Tử).
    Khi ta kéo dài cái đuôi của cái muỗng thành một cung tròn về hướng Tây nam thì nó sẽ lần lượt đi qua sao Arcturus của chòm Bootes & sao Spica của chòm Virgo (Xữ Nữ)...
    Đối với nước ta thì sao Bắc Cực không bao giờ lặn mà nó luôn ở vị trí cách chân trời (đơn vị vĩ tuyến bầu trời):
    - TP HCM: 11 độ
    - Hà Nội: 21 độ
    (huhu! tui ở SG đây có bao giờ được nhìn thấy Sao Bắc cực bao giờ đâu, nó thấp qúa, ánh điện che hết trơi rùi)
  2. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    BẦU TRỜI Ở GIỮA (NGAY TRÊN XÍCH ĐẠO)
    Orion là chòm nổi bật nhất vào tối trên bầu trời bắc vào mùa đông & bầu trời nam vào mùa hạ. Đường nối 3 ngôi sao thắt lưng của Orion xuống phía tây nam sẽ chỉ vào ngôi sao Sirius, sao sáng nhất trên bầu trời của chòm Canis Major (Đại Cẩu).
    Sirius là một điểm của tam giác khổng lồ hình thành bởi sao Procyon của chòm Canis Minor (Tiểu Cẩu) và sao Betelguese của Orion, đây còn gọi là Tam Giác Mùa Đông ở Bắc bán cầu.
    Ngôi sao Rigel cũng là một ngôi sao nổi tiếng khác trong chòm Orion, phần kéo dài của đường nối từ nó đến Betelguese sẽ chỉ đến 2 ngôi sao Castor & Pollux nằm cạnh nhau của chòm Gemini (Song Nam)
    Nhìn lên hướng vung khiên từ sao Aldebaran của Orion ta sẽ thấy sao Pleiades, sao sáng nhất trong chòm Taurus (Kim Ngưu)
    Nếu nhìn thẳng lên theo hướng từ sao ngoài cùng của thắt lưng đến đỉnh đầu của Orion, ta sẽ có được sao Capella của chòm Auriga (Ngư Phụ)
    BẦU TRỜI PHƯƠNG NAM
    Thôi giải thích nhều rồi, mỏi tay qúa, các bác cứ trông hình là khắc hình dung ra! hehe! cho tui làm biếng chút nhá!
  3. kho_khan

    kho_khan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    BẦU TRỜI Ở GIỮA (NGAY TRÊN XÍCH ĐẠO)
    Orion là chòm nổi bật nhất vào tối trên bầu trời bắc vào mùa đông & bầu trời nam vào mùa hạ. Đường nối 3 ngôi sao thắt lưng của Orion xuống phía tây nam sẽ chỉ vào ngôi sao Sirius, sao sáng nhất trên bầu trời của chòm Canis Major (Đại Cẩu).
    Sirius là một điểm của tam giác khổng lồ hình thành bởi sao Procyon của chòm Canis Minor (Tiểu Cẩu) và sao Betelguese của Orion, đây còn gọi là Tam Giác Mùa Đông ở Bắc bán cầu.
    Ngôi sao Rigel cũng là một ngôi sao nổi tiếng khác trong chòm Orion, phần kéo dài của đường nối từ nó đến Betelguese sẽ chỉ đến 2 ngôi sao Castor & Pollux nằm cạnh nhau của chòm Gemini (Song Nam)
    Nhìn lên hướng vung khiên từ sao Aldebaran của Orion ta sẽ thấy sao Pleiades, sao sáng nhất trong chòm Taurus (Kim Ngưu)
    Nếu nhìn thẳng lên theo hướng từ sao ngoài cùng của thắt lưng đến đỉnh đầu của Orion, ta sẽ có được sao Capella của chòm Auriga (Ngư Phụ)
    BẦU TRỜI PHƯƠNG NAM
    Thôi giải thích nhều rồi, mỏi tay qúa, các bác cứ trông hình là khắc hình dung ra! hehe! cho tui làm biếng chút nhá!
  4. Margrit_Gochie

    Margrit_Gochie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Sao chủ đề này lại bị đẩy xuống trang hai zdậy ?? Anh kho_khan post tiếp bài đi ạ !! Bọn ma mới chúng em đang chờ bài của anh nè !!
    *** *** *** *** *** *** ***
    Intodreams nè !! He he, dreams coming true !! ​
  5. Margrit_Gochie

    Margrit_Gochie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Sao chủ đề này lại bị đẩy xuống trang hai zdậy ?? Anh kho_khan post tiếp bài đi ạ !! Bọn ma mới chúng em đang chờ bài của anh nè !!
    *** *** *** *** *** *** ***
    Intodreams nè !! He he, dreams coming true !! ​
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Em phải thành thật xin lõi các bác đặc biệt là anh kho_khan. Không biết làm sao mà mình lại quan liêu thế nhỉ, chủ đề hay thế này mà để hơn 1 tháng bây giờ mới nhìn lần đầu mới chết, anh kho_khan post tiếp đi chứ, hay lắm. Định vote anh 5* nhưng lại vote mất từ hôm trước rồi.
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
    Niềm tin cho ta tất cả!
     
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Em phải thành thật xin lõi các bác đặc biệt là anh kho_khan. Không biết làm sao mà mình lại quan liêu thế nhỉ, chủ đề hay thế này mà để hơn 1 tháng bây giờ mới nhìn lần đầu mới chết, anh kho_khan post tiếp đi chứ, hay lắm. Định vote anh 5* nhưng lại vote mất từ hôm trước rồi.
    Thời gian luôn trôi đi, tất cả đều có thể xảy đến nhưng tình yêu tôi dành cho em sẽ không bao giờ có gì thay đổi được!
    Niềm tin cho ta tất cả!
     
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong hình vẽ minh họa bầu trời Phương Nam (bài viết ngày 17/10/2003) của anh kho_khan có đề cập đến các ngôi sao rất sáng (đều thuộc top ten) của bầu trời đêm.
    Đó là các sao :
    + Sirius (alpha Canis Majoris, Thiên Lang) : cấp sao -1.46, ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm
    + Canopus (alpha Carinae, Lão Nhân) : cấp sao -0.72, ngôi sao sáng thứ hai trong bầu trời đêm
    + Rigel Kentaurus (alpha Centauri, Cận Tinh) : cấp sao -0.27, ngôi sao sáng thứ ba trong bầu trời đêm, là ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường gần Thái Dương Hệ nhất
    + Archenar (alpha Eridani, Thủy Ủy) : cấp sao 0.46, ngôi sao sáng thứ 9 của bầu trời đêm
    Sao Sirius nằm ở 16 độ Nam, ở Hà Nội có thể bắt đầu quan sát từ cuối tháng 7 (vào lúc sáng sớm) đến khoảng tháng 4, tháng 5 năm sau (vào lúc chiều tối). Nói chung thì xác định ngôi sao này tương đối dễ, nhiều khi trên bầu trời mùa đông, mùa xuân chỉ có thể nhìn thấy mỗi sao này và chòm Lạp Hộ
    Ba ngôi sao còn lại đều nằm ở các vĩ độ cao ở Bán Cầu Nam (Canopus : 53 độ Nam; Rigel Kentaurus : 60 độ Nam; Archenar : 57 độ Nam), vì vậy sẽ rất khó hoặc thậm chí không thể quan sát được tại các địa điểm thuộc Bắc Bán Cầu. Tuy nhiên, người quan sát tại Hà Nội có thể nhìn thấy được các sao trên nếu điều kiện thời tiết tốt (vì các sao này đều mọc rất sát với đường chân trời phía Nam).
    Hiện giờ thì không thể quan sát sao Cận Tinh (thời điểm quan sát sao Cận Tinh cùng với chòm Chữ Thập Phương Nam - Crux tại Hà Nội có lẽ tốt nhất là vào tháng 5, tháng 6).
    Sao Archenar thì có thể nhìn thấy (tại Hà Nội) bắt đầu từ các buổi sớm tháng 7 ở phía Đông Nam. Hiện nay (cuối tháng 11, đầu tháng 12), sao này có thể nhìn thấy từ chập tối ở gần đường chân trời phía Nam, đến khoảng 22h thì nó ở gần như chính Nam, đến khoảng 1h thì không thể nhìn thấy nó nữa. Theo kinh nghiệm thì nếu thấy chòm Lạp Hộ "nằm ngang" phía trên đường chân trời phía Đông thì nhìn xuống khu vực đường chân trời phía Đông Nam sẽ thấy một ngôi sao sáng (và có lẽ cũng chỉ có thể nhìn thấy một ngôi sao sáng duy nhất), đó là sao Archenar
    Sao Canopus có thể nhìn thấy (tại Hà Nội) bắt đầu từ khoảng thời gian này. Vào lúc 2h sáng, có thể nhìn thấy nó ở gần như chính Nam. Nếu theo lý thuyết thì suy ra có thể bắt đầu nhìn thấy nó ở chân trời phía Đông Nam từ khoảng 0h hoặc 0h30 tuy nhiên tôi chưa có điều kiện quan sát bầu trời Đông Nam tháng 11 vào khoảng thời gian này cho nên tôi không dám khẳng định. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì cứ khi nào thấy chòm sao Lạp Hộ "đứng thẳng" ở bầu trời phía Nam thì ở sát đường chân trời chính Nam sẽ thấy một ngôi sao sáng (và có lẽ cũng chỉ có thể nhìn thấy một ngôi sao sáng duy nhất), đó là sao Canopus (Lần đầu tiên tôi "xác định" được sao Canopus là vào 21h ngày 16/2/1998, lúc đó chòm Lạp Hộ ở cao trên bầu trời phía Nam, lưng chừng trời phía Nam là sao Sirius, sát đường chân trời phía Nam là sao Canopus)
    Thật ra, tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy đồng thời cả hai sao Archenar và Canopus. Hy vọng là sau này sẽ có dịp đến các vùng đất Nam Bán Cầu để thấy được vẻ đẹp rực rỡ của hai sao trên (hai ngôi sao trên dù trong điều kiện quan sát rất hạn chế vẫn rất sáng và gần như là hai "ngôi sao cô đơn" trên đường chân trời phía Nam đối với người quan sát tại Hà Nội). Tuy nhiên, khó khăn trên cũng chủ yếu là do vị trí quan sát là ở Hà Nội, tại các địa điểm phía Nam chắc sẽ quan sát dễ dàng hơn (và tất nhiên là ở những địa điểm ở phía Bắc so với Hà Nội thì sẽ khó hơn)
    /***********************************/
    Trong các ngày 18/11/2003 và 19/11/2003, thời tiết rất tốt cho phép quan sát hầu hết các chòm sao mùa đông. Với mục đích chính là quan sát mưa sao băng chòm Sư Tử - Leonids, tôi đã tiến hành quan sát trong hai khoảng thời gian sau :
    + Từ 22h đến 23h30 ngày 18/11/2003, thật ra ban đầu tôi chỉ có ý định xem bầu trời lúc đó như thế nào (vì sáng ngày 18 trời mưa). Tuy nhiên lúc đó trời rất đẹp và có thể nhìn thấy hầu như toàn bộ các chòm sao
    + Từ 2h đến 4h ngày 19/11/2003 : tập trung quan sát vùng trời chòm sao Sư Tử nhưng trong hai tiếng này chỉ thấy đúng 3 ngôi sao băng : một ngôi sao băng khá sáng vào lúc 2h40 tại chòm Sư Tử và hai sao băng liên tiếp vào 3h26 tại vùng trời chòm Tiểu Khuyển (Canis Minor). Thật ra thì tôi cũng đã search để tìm xem thời gian quan sát tốt nhất tại Hà Nội là vào lúc nào, tuy nhiên tôi đã không tìm được trang Web nào chứa thông tin này. Nếu trong khoảng thời gian từ 4h đến 5h30 mà xuất hiện liên tiếp nhiều sao băng thì thật là tiếc
    /***********************************/
    Sau đây là các vị trí của các chòm sao mà tôi quan sát được trong hai khoảng thời gian trên. Có thể coi đó là bài viết "mô tả bầu trời Hà Nội cuối tháng 11". Trong phần tiếp theo, tôi chỉ mô tả những ngôi sao, chòm sao mà tôi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, còn tất nhiên là tại một thời điểm cố định và với một ví trí quan sát cố định thì các chòm sao là hoàn toàn xác định . Tuy nhiên mùa đông Hà Nội, dù trời không có mây thì sương mù cũng không cho phép có được một bầu trời trong vắt như mùa thu, mùa hạ, vì vậy chỉ có thể nhìn thấy rõ các ngôi sao sáng (ví dụ như các ngôi sao của chòm Kỳ Lân - Monoceros thì hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường, mặc dù nó nằm ngay bên trái của chòm Lạp Hộ)
    /**/
    22h ngày 18/11/2003
    Thời tiết rất thuận lợi cho việc quan sát. Trời quang, không có mây và rất im gió. Tuy nhiên bầu trời không được trong như mùa hè và mùa thu
    + Thiên Đỉnh : Lúc này trên thiên đỉnh là chòm sao Bạch Dương - Aries (đây là chòm sao đầu tiên trong 12 chòm sao Hoàng Đạo và có hình tượng là con cừu).
    +Phía Đông : Ở khá cao trên vùng trời phía đông là chòm sao Kim Ngưu - Taurus, khoảng 1/3 đường lên thiên đỉnh là chòm sao Lạp Hộ - Orion. Bên trái chòm Lạp Hộ là chòm Song Tử - Gemini và sao Thổ màu hơi xám. Gần sát chân trời phía Đông Nam là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm : sao Thiên Lang - Sirius thuộc chòm Đại Khuyển - Canis Major. Vùng trời thuộc các chòm Lạp Hộ, Kim Ngưu rất trong, có thể nhìn thấy sao Tua Rua - Pleiades và tinh vân Lạp Hộ - M42
    + Phía Bắc : Ở tương đối thấp phía Đông Bắc là chòm Ngự Phu - Auriga với sao Capella màu cam. Ở lưng chừng trời phía Bắc hơi lệch sang phía Đông là chòm Anh Tiên - Perseus, hơi lệch sang phía Tây là chòm Tiên Hậu - Cassiopea. Trong vùng trời hướng Tây Bắc, bên trái chòm Tiên Hậu và gần với thiên đỉnh là chòm Tiên Nữ - Andromeda. Ở thấp gần sát với đường chân trời phía Tây Bắc có thể nhìn thấy sao Deneb (sao alpha của chòm Thiên Nga - Cygnus). Vùng trời lân cận thiên cực Bắc khá trong, có thể nhìn thấy sao Bắc Cực - alpha Ursae Minoris. Tuy nhiên xung quanh sao Bắc Cực không thể nhìn thấy thêm một ngôi sao nào cả
    + Phía Tây : Ở gần như hướng chính Tây, lưng chừng trời là chòm sao Phi Mã - Pegasus.Từ chòm sao Phi Mã xuống sát đường chân trời hầu như không thể nhìn thấy thêm ngôi sao nào nữa. Sao Hỏa cô độc nằm ở lưng chừng trời phía Tây Nam
    + Phía Nam : Vùng trời phía Nam thuộc các chòm Kình Ngư - Cetus, Ba Giang - Eridanus, Song Ngư - Pieces, Bảo Bình - Aquarius ... thì hầu như không nhìn thấy một ngôi sao nào. Ở gần như chính Nam, thấp sát đường chân trời là sao Thủy Ủy - Archenar. Vào thời điểm này, toàn bộ chòm sao Ba Giang (sóng sông) - Eridanus. trải dài trên một vùng trời rộng lớn từ phía Nam chòm Lạp Hộ đến sát chân trời phía chính Nam. Nếu nhìn trên bản đồ sao sẽ thấy các ngôi sao thuộc chòm Ba Giang được nối liên tiếp với nhau thành một hàng rất dài với một đầu là sao beta Eridani nằm ngay cạnh sao Rigel của chòm Lạp Hộ. Đầu kia chính là sao Thủy Ủy - Archenar. Tuy nhiên ngoài hai sao trên, các sao khác đều rất mờ vì vậy rất khó hình dung toàn bộ chòm sao trên. Trước đây, khi lần đầu tiên xác định được chòm Bọ Cạp - Scorpius, tôi đã thực sự "bàng hoàng" trước độ lớn của nó, nhưng nếu nhìn trên bản đồ sao thì chòm Ba Giang còn lớn hơn nhiều. Hy vọng sau này sẽ có dịp đi đến
    các vùng đất ở Nam Bán Cầu để nhìn chòm sao này rõ hơn
    //////////////////////////////////////////////////////////////////
    2h ngày 19/11/2003
    Lúc này tại các vùng trời thấp phía Bắc, phía Tây, Đông Nam đều không thể nhìn thấy một ngôi sao nào. Các vùng trời khác vẫn quang mây nhưng cũng chỉ có thể nhìn thấy rõ các sao sáng. Trên thiên đỉnh là vùng trời thuộc chòm sao Song Tử - Gemini với sao Thổ - Saturn. Chòm Thiên Hậu đã lệch hẳn về phía Tây Bắc, chòm Ngự Phu ở lưng chừng trời chính Bắc. Chòm sao Kim Ngưu đã đi qua thiên đỉnh và lệch xuống phía Tây. Chòm sao Lạp Hộ ở khá cao trên bầu trời phía chính Nam. Phía dưới chòm Lạp Hộ có thể nhìn thấy một số sao thuộc chòm Thiên Thỏ - Lepus và Đại Khuyển - Canis Major. Phía dưới sát đường chân trời chính Nam là sao Lão Nhân -
    Canopus. Phía Đông, toàn bộ chòm sao Sư Tử - Leo đã xuất hiện. Tuy nhiên lúc này Mặt Trăng mọc ngay ở phần đuôi của chòm Sư Tử cho nên hầu như cả chòm này chỉ có thể nhìn thấy sao Regulus - alpha Leonis. Sao Mộc - Jupiter mọc sát ngay bên phải Mặt Trăng
    Đến khoảng 3h30, ở tương đối thấp phía Đông Bắc đã có thể nhìn thấy một phần của 7 ngôi sao Bắc Đẩu, đó là 4 ngôi sao alpha, beta, gamma và epsilon Ursae Majoris
    //////////////////////////////////////////////////////////////////
    Dưới đây là hình vẽ minh họa vùng trời trải dài từ thiên đỉnh xuống chân trời phía Nam vào lúc 2h15 ngày 19/11/2003. Mục đích chính của hình vẽ là mô tả vị trí tương đối của các sao sáng cho nên tôi không vẽ chi tiết các chòm sao.


    Zeratul - The Chief of DarkTemplar
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong hình vẽ minh họa bầu trời Phương Nam (bài viết ngày 17/10/2003) của anh kho_khan có đề cập đến các ngôi sao rất sáng (đều thuộc top ten) của bầu trời đêm.
    Đó là các sao :
    + Sirius (alpha Canis Majoris, Thiên Lang) : cấp sao -1.46, ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm
    + Canopus (alpha Carinae, Lão Nhân) : cấp sao -0.72, ngôi sao sáng thứ hai trong bầu trời đêm
    + Rigel Kentaurus (alpha Centauri, Cận Tinh) : cấp sao -0.27, ngôi sao sáng thứ ba trong bầu trời đêm, là ngôi sao có thể nhìn thấy bằng mắt thường gần Thái Dương Hệ nhất
    + Archenar (alpha Eridani, Thủy Ủy) : cấp sao 0.46, ngôi sao sáng thứ 9 của bầu trời đêm
    Sao Sirius nằm ở 16 độ Nam, ở Hà Nội có thể bắt đầu quan sát từ cuối tháng 7 (vào lúc sáng sớm) đến khoảng tháng 4, tháng 5 năm sau (vào lúc chiều tối). Nói chung thì xác định ngôi sao này tương đối dễ, nhiều khi trên bầu trời mùa đông, mùa xuân chỉ có thể nhìn thấy mỗi sao này và chòm Lạp Hộ
    Ba ngôi sao còn lại đều nằm ở các vĩ độ cao ở Bán Cầu Nam (Canopus : 53 độ Nam; Rigel Kentaurus : 60 độ Nam; Archenar : 57 độ Nam), vì vậy sẽ rất khó hoặc thậm chí không thể quan sát được tại các địa điểm thuộc Bắc Bán Cầu. Tuy nhiên, người quan sát tại Hà Nội có thể nhìn thấy được các sao trên nếu điều kiện thời tiết tốt (vì các sao này đều mọc rất sát với đường chân trời phía Nam).
    Hiện giờ thì không thể quan sát sao Cận Tinh (thời điểm quan sát sao Cận Tinh cùng với chòm Chữ Thập Phương Nam - Crux tại Hà Nội có lẽ tốt nhất là vào tháng 5, tháng 6).
    Sao Archenar thì có thể nhìn thấy (tại Hà Nội) bắt đầu từ các buổi sớm tháng 7 ở phía Đông Nam. Hiện nay (cuối tháng 11, đầu tháng 12), sao này có thể nhìn thấy từ chập tối ở gần đường chân trời phía Nam, đến khoảng 22h thì nó ở gần như chính Nam, đến khoảng 1h thì không thể nhìn thấy nó nữa. Theo kinh nghiệm thì nếu thấy chòm Lạp Hộ "nằm ngang" phía trên đường chân trời phía Đông thì nhìn xuống khu vực đường chân trời phía Đông Nam sẽ thấy một ngôi sao sáng (và có lẽ cũng chỉ có thể nhìn thấy một ngôi sao sáng duy nhất), đó là sao Archenar
    Sao Canopus có thể nhìn thấy (tại Hà Nội) bắt đầu từ khoảng thời gian này. Vào lúc 2h sáng, có thể nhìn thấy nó ở gần như chính Nam. Nếu theo lý thuyết thì suy ra có thể bắt đầu nhìn thấy nó ở chân trời phía Đông Nam từ khoảng 0h hoặc 0h30 tuy nhiên tôi chưa có điều kiện quan sát bầu trời Đông Nam tháng 11 vào khoảng thời gian này cho nên tôi không dám khẳng định. Tuy nhiên theo kinh nghiệm thì cứ khi nào thấy chòm sao Lạp Hộ "đứng thẳng" ở bầu trời phía Nam thì ở sát đường chân trời chính Nam sẽ thấy một ngôi sao sáng (và có lẽ cũng chỉ có thể nhìn thấy một ngôi sao sáng duy nhất), đó là sao Canopus (Lần đầu tiên tôi "xác định" được sao Canopus là vào 21h ngày 16/2/1998, lúc đó chòm Lạp Hộ ở cao trên bầu trời phía Nam, lưng chừng trời phía Nam là sao Sirius, sát đường chân trời phía Nam là sao Canopus)
    Thật ra, tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy đồng thời cả hai sao Archenar và Canopus. Hy vọng là sau này sẽ có dịp đến các vùng đất Nam Bán Cầu để thấy được vẻ đẹp rực rỡ của hai sao trên (hai ngôi sao trên dù trong điều kiện quan sát rất hạn chế vẫn rất sáng và gần như là hai "ngôi sao cô đơn" trên đường chân trời phía Nam đối với người quan sát tại Hà Nội). Tuy nhiên, khó khăn trên cũng chủ yếu là do vị trí quan sát là ở Hà Nội, tại các địa điểm phía Nam chắc sẽ quan sát dễ dàng hơn (và tất nhiên là ở những địa điểm ở phía Bắc so với Hà Nội thì sẽ khó hơn)
    /***********************************/
    Trong các ngày 18/11/2003 và 19/11/2003, thời tiết rất tốt cho phép quan sát hầu hết các chòm sao mùa đông. Với mục đích chính là quan sát mưa sao băng chòm Sư Tử - Leonids, tôi đã tiến hành quan sát trong hai khoảng thời gian sau :
    + Từ 22h đến 23h30 ngày 18/11/2003, thật ra ban đầu tôi chỉ có ý định xem bầu trời lúc đó như thế nào (vì sáng ngày 18 trời mưa). Tuy nhiên lúc đó trời rất đẹp và có thể nhìn thấy hầu như toàn bộ các chòm sao
    + Từ 2h đến 4h ngày 19/11/2003 : tập trung quan sát vùng trời chòm sao Sư Tử nhưng trong hai tiếng này chỉ thấy đúng 3 ngôi sao băng : một ngôi sao băng khá sáng vào lúc 2h40 tại chòm Sư Tử và hai sao băng liên tiếp vào 3h26 tại vùng trời chòm Tiểu Khuyển (Canis Minor). Thật ra thì tôi cũng đã search để tìm xem thời gian quan sát tốt nhất tại Hà Nội là vào lúc nào, tuy nhiên tôi đã không tìm được trang Web nào chứa thông tin này. Nếu trong khoảng thời gian từ 4h đến 5h30 mà xuất hiện liên tiếp nhiều sao băng thì thật là tiếc
    /***********************************/
    Sau đây là các vị trí của các chòm sao mà tôi quan sát được trong hai khoảng thời gian trên. Có thể coi đó là bài viết "mô tả bầu trời Hà Nội cuối tháng 11". Trong phần tiếp theo, tôi chỉ mô tả những ngôi sao, chòm sao mà tôi có thể nhìn thấy bằng mắt thường, còn tất nhiên là tại một thời điểm cố định và với một ví trí quan sát cố định thì các chòm sao là hoàn toàn xác định . Tuy nhiên mùa đông Hà Nội, dù trời không có mây thì sương mù cũng không cho phép có được một bầu trời trong vắt như mùa thu, mùa hạ, vì vậy chỉ có thể nhìn thấy rõ các ngôi sao sáng (ví dụ như các ngôi sao của chòm Kỳ Lân - Monoceros thì hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường, mặc dù nó nằm ngay bên trái của chòm Lạp Hộ)
    /**/
    22h ngày 18/11/2003
    Thời tiết rất thuận lợi cho việc quan sát. Trời quang, không có mây và rất im gió. Tuy nhiên bầu trời không được trong như mùa hè và mùa thu
    + Thiên Đỉnh : Lúc này trên thiên đỉnh là chòm sao Bạch Dương - Aries (đây là chòm sao đầu tiên trong 12 chòm sao Hoàng Đạo và có hình tượng là con cừu).
    +Phía Đông : Ở khá cao trên vùng trời phía đông là chòm sao Kim Ngưu - Taurus, khoảng 1/3 đường lên thiên đỉnh là chòm sao Lạp Hộ - Orion. Bên trái chòm Lạp Hộ là chòm Song Tử - Gemini và sao Thổ màu hơi xám. Gần sát chân trời phía Đông Nam là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm : sao Thiên Lang - Sirius thuộc chòm Đại Khuyển - Canis Major. Vùng trời thuộc các chòm Lạp Hộ, Kim Ngưu rất trong, có thể nhìn thấy sao Tua Rua - Pleiades và tinh vân Lạp Hộ - M42
    + Phía Bắc : Ở tương đối thấp phía Đông Bắc là chòm Ngự Phu - Auriga với sao Capella màu cam. Ở lưng chừng trời phía Bắc hơi lệch sang phía Đông là chòm Anh Tiên - Perseus, hơi lệch sang phía Tây là chòm Tiên Hậu - Cassiopea. Trong vùng trời hướng Tây Bắc, bên trái chòm Tiên Hậu và gần với thiên đỉnh là chòm Tiên Nữ - Andromeda. Ở thấp gần sát với đường chân trời phía Tây Bắc có thể nhìn thấy sao Deneb (sao alpha của chòm Thiên Nga - Cygnus). Vùng trời lân cận thiên cực Bắc khá trong, có thể nhìn thấy sao Bắc Cực - alpha Ursae Minoris. Tuy nhiên xung quanh sao Bắc Cực không thể nhìn thấy thêm một ngôi sao nào cả
    + Phía Tây : Ở gần như hướng chính Tây, lưng chừng trời là chòm sao Phi Mã - Pegasus.Từ chòm sao Phi Mã xuống sát đường chân trời hầu như không thể nhìn thấy thêm ngôi sao nào nữa. Sao Hỏa cô độc nằm ở lưng chừng trời phía Tây Nam
    + Phía Nam : Vùng trời phía Nam thuộc các chòm Kình Ngư - Cetus, Ba Giang - Eridanus, Song Ngư - Pieces, Bảo Bình - Aquarius ... thì hầu như không nhìn thấy một ngôi sao nào. Ở gần như chính Nam, thấp sát đường chân trời là sao Thủy Ủy - Archenar. Vào thời điểm này, toàn bộ chòm sao Ba Giang (sóng sông) - Eridanus. trải dài trên một vùng trời rộng lớn từ phía Nam chòm Lạp Hộ đến sát chân trời phía chính Nam. Nếu nhìn trên bản đồ sao sẽ thấy các ngôi sao thuộc chòm Ba Giang được nối liên tiếp với nhau thành một hàng rất dài với một đầu là sao beta Eridani nằm ngay cạnh sao Rigel của chòm Lạp Hộ. Đầu kia chính là sao Thủy Ủy - Archenar. Tuy nhiên ngoài hai sao trên, các sao khác đều rất mờ vì vậy rất khó hình dung toàn bộ chòm sao trên. Trước đây, khi lần đầu tiên xác định được chòm Bọ Cạp - Scorpius, tôi đã thực sự "bàng hoàng" trước độ lớn của nó, nhưng nếu nhìn trên bản đồ sao thì chòm Ba Giang còn lớn hơn nhiều. Hy vọng sau này sẽ có dịp đi đến
    các vùng đất ở Nam Bán Cầu để nhìn chòm sao này rõ hơn
    //////////////////////////////////////////////////////////////////
    2h ngày 19/11/2003
    Lúc này tại các vùng trời thấp phía Bắc, phía Tây, Đông Nam đều không thể nhìn thấy một ngôi sao nào. Các vùng trời khác vẫn quang mây nhưng cũng chỉ có thể nhìn thấy rõ các sao sáng. Trên thiên đỉnh là vùng trời thuộc chòm sao Song Tử - Gemini với sao Thổ - Saturn. Chòm Thiên Hậu đã lệch hẳn về phía Tây Bắc, chòm Ngự Phu ở lưng chừng trời chính Bắc. Chòm sao Kim Ngưu đã đi qua thiên đỉnh và lệch xuống phía Tây. Chòm sao Lạp Hộ ở khá cao trên bầu trời phía chính Nam. Phía dưới chòm Lạp Hộ có thể nhìn thấy một số sao thuộc chòm Thiên Thỏ - Lepus và Đại Khuyển - Canis Major. Phía dưới sát đường chân trời chính Nam là sao Lão Nhân -
    Canopus. Phía Đông, toàn bộ chòm sao Sư Tử - Leo đã xuất hiện. Tuy nhiên lúc này Mặt Trăng mọc ngay ở phần đuôi của chòm Sư Tử cho nên hầu như cả chòm này chỉ có thể nhìn thấy sao Regulus - alpha Leonis. Sao Mộc - Jupiter mọc sát ngay bên phải Mặt Trăng
    Đến khoảng 3h30, ở tương đối thấp phía Đông Bắc đã có thể nhìn thấy một phần của 7 ngôi sao Bắc Đẩu, đó là 4 ngôi sao alpha, beta, gamma và epsilon Ursae Majoris
    //////////////////////////////////////////////////////////////////
    Dưới đây là hình vẽ minh họa vùng trời trải dài từ thiên đỉnh xuống chân trời phía Nam vào lúc 2h15 ngày 19/11/2003. Mục đích chính của hình vẽ là mô tả vị trí tương đối của các sao sáng cho nên tôi không vẽ chi tiết các chòm sao.


    Zeratul - The Chief of DarkTemplar
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Trong bài viết trên, do sơ xuất, tôi đã viết nhầm tên của sao
    Thuỷ Uỷ : Archenar thay cho Achernar.
    Tôi định vào sửa lại nhưng chẳng hiểu sao lại không được (mặc dù đã login) nhưng không hiện lên chức năng sửa bài.
    Vậy xin được đính chính lại tên sao Thuỷ Uỷ - alpha Eridani là Achernar

    Zeratul - The Chief of DarkTemplar

    Được namte sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 27/02/2004

Chia sẻ trang này