1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bị bắt đưa vào Công an phường có phải đã bị tạm giữ rồi không ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi Nokia_6600, 13/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    hơ. ok. tuỳ trường hợp. hờ.
  2. Cogai_banlinh

    Cogai_banlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Luật quy định là trong vòng 24g Cơ quan CA phải ra Quyết định tạm giữ hay không tam giữ,CAP này đã lách Luật bằng cách chưa hết thời hạn 24g thì thả ra chuyển hồ sơ lên CA Quận ,vì vậy có thể hiểu 16g anh bạn cậu bị tạm giữ ở Phường là thời gian ngồi chơi xơi nước,không phải là trường hợp bắt phạm tội quả tang hay khẩn cấp.
  3. kiennx27

    kiennx27 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2006
    Bài viết:
    1.563
    Đã được thích:
    0
    Pác này nói chuẩn! Hoặc nói như thế này: CA Phường đã bắt quả tang, lấy lời khai làm rõ sự việc và chuyển bạn của bạn lên cơ quan điều tra có thẩm quyền (CA Quận) trong thời gian 24 giờ. CA Quận xem xét và nhận thấy có dấu hiệu phạm tội nên đã ra quyết định tạm giữ để mở hồ sơ điều tra. Họ có tối đa 3 lần ra QĐ vị chi là tối đa 9 ngày tạm giữ. Nếu số tiền đánh bạc nhiều có thể bạn của pác sẽ bị CQĐT ra QĐ tạm giam. Kết luận, CQCA làm đúng luật. Chia sẻ cùng pác!
    Gió qua miền tối sáng
  4. Chu_ong_nho

    Chu_ong_nho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2004
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    0
    Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2003 quy định :
    Điều 83. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt
    1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.
    2. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã để đến nhận người bị bắt.
    Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã. Trong trường hợp xét thấy cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết.
    Sau khi nhận được thông báo, cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt có trách nhiệm giải ngay người đó đến trại tạm giam nơi gần nhất.
    Điều 86. Tạm giữ
    1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
    2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.
    Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
    3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
    Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

    Điều 87. Thời hạn tạm giữ

    1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
    2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
    3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
    4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

  5. jigoro_and_jigoro

    jigoro_and_jigoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    ơ. cogaibanlinh nói vậy trong trường hợp này có vẻ chưa thoả đáng nhỉ. tớ hok đồng ý đâu. hờ.
  6. Cogai_banlinh

    Cogai_banlinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Sao hả bạn,CB nói chuẩn mà! Luật đã quy định thế nên về nguyên tắc họ chẳng sai,họ lách luật mà.Trong vòng 24 h họ cứ giữ để xác minh,để điều tra lấy lời khai ban đầu,như thế không thể gọi là tạm giữ,có thể gọi là "câu lưu".Đọc kỹ phần chu_ong_nho đã trích dẫn ở trên đi.
  7. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Công an phường lập biên bản phạm tội quả tang đối với bạn bạn là hòan tòan đúng quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì CAP phải chuyển ngay người bị bắt cùng các hồ sơ tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra để cơ quan này quyết định có áp dụng biện pháp tạm giữ đối vớingười bị bắt hay không? Tuy nhiên trong thực tế thì công an phường phải làm một số thủ tục như lấy lời khai.... để xã định có hay không hành vi phạm tội để chuyển Cơ quan điều tra xử lý được đúng ( Chuyển sai là bị cự à nghen). Thời hạn này đôi khi để kéo dài làm thiệt hại đến quyền lơi của người bị bắt vì theo quy định của Tố tụng thì thời hạn giam giữ bắt đầu được tính khi có quyết định tạm giữ hình sự. Thời hạn tạm giữ tại CAP không được tính vào thời hạn giam giữ.
  8. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1

    Ice Coffee nói đúng.
    Theo dõi topic này từ đầu, nhưng tôi thấy các bạn còn mơ hồ về vấn đề bắt, tạm giữ. Vì thế, cần lưu ý mọi người một số vấn đề sau:
    1/ Tạm giữ hành chính và tạm giữ HS là hai khái niệm hòan tòan khác nhau, được điều chỉnh bởi hai ngành luật độc lập. Mỗi lọai đều được quy định bởi trình tự thủ tục, điều kiện, thẩm quyền.... khác nhau. Vì thể, không thể lẫn TGHC và TGHS được;
    2/ Bắt quả tang không nhất thíêt phải bị tạm giữ HS - cho dù là có biên bản phạm tội quả tang (như mọi người lầm tưởng). Hơn nữa, khái niệm bắt quả tang bao gồm cả việc phát hiện vi phạm hành chính, lập biên bản quả tang và bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang (có vị nào bíêt tại sao không )
    3/ Như TV khác đã viện dẫn, trong vòng 24 giờ phải ra (hoặc không) lệnh tạm giữ HS. Trong thời gian này, đương sự phải làm việc với Các-Anh-Phệ với lý do: liên quan đến vụ việc vi phạm PL và có dấu hiệu tội phạm. Vậy thì:
    - Trường hợp 1: Bé nào ngoan, nhận thức được hành vi của mình cứ việc ngồi ở phường khai báo, tường trình... đợi khi nào có QĐ tạm giữ HS thì chuyển khẩu vào nhà tạm giữ, giao lưu, học hỏi. Nếu may mắn, được cho bảo lĩnh, hoặc cam đoan thì dìa nhà.
    - Trường hợp 2, Gặp các bé bíêt chút chút về nuật, hoặc có lò so tư vấn nói rằng: Tui là người hiểu bíêt PL, bi giờ đã là 22 giờ. Tối rùi, tui phải dìa đi ăn lẩu dê Trương Định với nhà Phù Sai. Không có lệnh lạc, các ông củ chuối đừng hòng giữ tui! (Thêm cái bộ dạng này nữa cho nó máu: ) Thế thì có ngay các QĐ tạm giữ HC 12g, rùi gia hạn thêm 12g nữa. Xòang, chỉ cần trưởng Các-Anh-Phệ ký là rọet rọet một phát!
    Trường hợp này, khi hồ sơ chuyển lên quận coi như cầm chắc cái tạm giữ HS (có thể cộng thêm hai cái gia hạn đến 9 ngày). Tập hai nghe chừng thêm vài ba tháng tạm giam
    @ chủ topic: tôi khẳng định lại, việc anh bạn bị bắt thế là đúng. 16 giờ chẳng được tính vào thời điểm kể từ lúc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn. Vấn đề là chỉ khi nào qua khỏi 24 giờ mà không có bất ký quyết định nào thì mới nên yêu cầu làm theo pháp luật. Tuy vậy, gặp trường hợp này các anh củ chuối không phải là không có cách. Nhưng đó là cách gì; mần ra sao thì mọi người cứ bình lọan típ.
    @ bác nào đó: khái niệm "Câu lưu" là một thuật ngữ nghiệp vụ mà các anh bạn của dân hai xài, hiện có xu hướng lạm dụng. Tuy thế, từ này không tồn tại trong ngôn ngữ pháp lý. Nó là cách nói mỹ miều của hành vi "Giữ người trái pháp luật". Gặp trường hợp này cứ thẳng thắn đấu tranh cho quyền tự do dân chủ bằng cách đập đầu vào tường đến tóe máu ; hoặc sùi bọt mép như động kinh.,,, Bảo đảm sẽ được chăm sóc với chế độ 5* kèm lời xin lỗi và thả ngay tức khắc.

  9. Lycapheda

    Lycapheda Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Thống nhất như ý kiến của bạn Khốt

Chia sẻ trang này