1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bị chửi có oan hay không ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi thang1699, 26/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Thank vì thông tin của bác Giaaotuicom và bác Constancy, em vẫn còn vài điều thắc mắc nhưng các bác cho em thời gian ngắn để tiêu hóa và xem lại luật nhá , lỡ post cái gì sai người khác đọc lại tức cười
    Về vấn đề nhầm lẫn em có 1 tình huống thế này,
    1 người mua vé số tưởng không trúng thưởng , nên vứt tờ vé số ấy xuống đường người khác không biết nhặt lên đem đi dò thì lại trúng thưởng
    Vậy người vứt tờ vé số đi có quyền kiện đòi về tiền thưởng không ạ
    Vấn đề này em có hỏi 1 lần, và được trả lời vì người mua vé số đã vứt bỏ về thực tế quyền sở hữu của mình , nên người đó không còn là chủ sở hữu của tờ vé số trúng thưởng đó nữa cho nên không thể kiện đòi
    Nhưng nếu lập luận rằng do có sự lầm lẫn giữa ý chí nội tâm và hành động biểi hiện (vứt tờ vé số) thì em thấy em thấy người mua vé số vẫn có quyền kiện đòi đấy ạ
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  2. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì đúng là như thế đấy. Không ai từ bỏ quyền sở hữu một tài sản có giá trị của mình cả, trừ trong trường hợp bị nhầm lẫn. Nếu A biết rằng tờ vé số đó là trúng thưởng thì sẽ không vứt bỏ nó đi. Hành vi vứt bỏ tờ vé số có nguồn gốc từ việc nhầm lẫn vì vậy sẽ vô hiệu theo Điều 141 BLDS Việt Nam. Ngoài ra, BLDS còn có một quy định khác về căn cứ xác lập quyền sở hữu theo đó người nhặt được tờ vé số không thụ đắc quyền sở hữu tức thời mà phải trải qua một loạt các thủ tục kéo dài đến một năm (Điều 245). Vì vậy có thể nói người chủ sở hữu tờ vé số luôn là người đã nhầm lẫn mà vứt bỏ tờ vé số.
  3. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Có mấy ý kiến trao đổi với bạn Giaaotuicom thế này :
    Vấn đề thứ 1 : Bạn đã nhầm khi quy giao dịch này thuộc dạng hứa thưởng/ thi có giải .
    Điều 595. Hứa thưởng
    1- Người đã công khai hứa thưởng phi trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.Điều 598. Thi có giải
    1- Người tổ chức các cuộc thi văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các cuộc thi khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội phi công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải.
    Có thể nhận thấy trong thoả thuận giữa A và B không mang các dấu hiệu được nêu ra tại hai điều luật trên, vậy không thể gọi đó là Hứa thưởng hay Thi có giải được.
    Chính xác hơn thì nó được xếp vào loại Hợp đồng may rủi - với đặc trưng là hiệu quả hợp đồng chưa xác định được tại thời điểm giao kết hợp đồng mà còn phụ thuộc vào một sự kiện trong tương lai. Đối với dạng hợp đồng này, yếu tố may rủi là cho cả hai phía - biến cố xảy ra có lợi cho bên này và bất lợi cho bên kia. Ngoài hứa thưởng, thi có giải thì hợp đồng bảo hiểm cũng là hợp đồng may rủi.
    Tham khảo thêm : BLDS của Pháp có 1 phần riêng về các hợp đồng may rủi, trong đó có đưa ra định nghĩa về loại hợp đồng này tại điều 1964: "Hợp đồng may rủi là thỏa thuận giữa các bên với nhau mà hiệu quả, lợi ích và tổn thất đối với tất cả các bên hoặc đối với một hay nhiều bên phụ thuộc vào một sự kiện không chắc chắn"

    Vấn đề thứ 2 : Lập luận của bạn mang đầy vẻ ... cảm tính & cách giải quyết vấn đề ko có cơ sở
    Cách lập luận này của bạn hoàn toàn ko thuyết phục. Có thể lấy ngay 1 ví dụ để minh chứng cho sự sai lầm trong cách giải quyết vấn đề này của bạn, như sau:
    Giả sử bạn vào nhà hàng, bạn gọi bia , nhân viên phục vụ bàn mở nắp và rót bia cho bạn(theo nhiệm vụ của anh ta), anh phục vụ phát hiện có 1 nắp trúng thưởng, anh ta nói với bạn rằng : Lộc của ai, người đấy hưởng... ông cần coi mình là người kém may mắn chứ không nên viện dẫn rằng ông đã mua lon bia, nó thuộc sở hữu của tôi, heheh.. . Nghe vậy có lẽ bạn sẽ trừng mắt lên nhìn đ.chí phục vụ đáng mến + biết điều đó (hy vọng bạn ko than thầm " ôi, gậy ông lập lưng ông" - anh ta sử dụng chính lập luận của bạn đó nhé ) Đấy, ko xuôi đúng không nào ??
    Trở lại vấn đề chính, để giải quyết trg` hợp này, phải xem xét , phân tích dưới góc độ pháp lý, theo các quy phạm pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản. Chiếc nắp lon đó sẽ thuộc về người có quy ền sở hữu lon bia - trong trường hợp này vấn đề cần xác định là lon bia trúng thưởng đó thuộc về ai. Chủ sở hữu có thể đồng thời là người trực tiếp khui bia, hoặc không phải anh ta. Hoặc cũng có thể ban đầu là thuộc sở hữu của B (B mua bia) song B đã chuyển giao quyền sở hữu của mình cho A - Nào A, cầm lấy, mời cậu - chẳng hạn thế. Như vậy, để xác định ai là chủ sở hữu lon bia/cũng như nắp lon cần phải phân tích kỹ tình huống cụ thể, không thể ngồi xa mà phán đại được.
    "Bới móc " bài của Giaaotuicom chút chút, bạn thấy Reme nói sai thì cứ.. chỉnh (nói đúng thì.. cãi cố cũng được) . Thân mến !
  4. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Trước hết cám ơn bạn đã chỉ cho tôi "sai lầm" của mình. Trong khoa học rất cần nững ý kiến khác biệt, xin hoan nghênh.
    Tôi xin lỗi một phần vì thời gian eo hẹp, phần khác vì máy tính nó bị hỏng hóc sao đó, typing rất chậm và không nhìn được chữ mình đánh nữa nên một số phần trình bày trước có phần không được mạch lạc. Xin bổ sung một số ý để làm rõ quan điểm của tôi:
    Thứ nhất chúng ta cần xác định phạm vi tranh luận, tránh hiện tượng kẻ luận cá người bình chim. Tôi muốn hỏi bạn cho rõ là "hợp đồng may rủi" là gì? Đặc trưng và những quy định đặc thù của nó. Nó được áp dụng cụ thể như thế nào trong trường hợp A và B? Tôi đã nói trong một phần viết của mình rằng các nhà làm luật của ta đã sử dụng thuật ngữ không chuẩn, tôi vẫn giữ ý kiến của mình rằng thoả thuận giữa A và B là dạng thoả thuận "hứa thưởng và thi có giải". Thoả thuận mở nắp lon có thưởng và thoả thuận khao bia nếu thắng có chung bản chất. Thoả thuận mở nắp bia có thưởng có thể được thể hiện lại như sau: "nếu bạn cố gắng tìm được nắp bia có thưởng thì tớ sẽ đãi bạn một phần thưởng cụ thể." Nó chẳng khác gì thoả thuận "nếu cậu cố gắng thắng tớ thì tớ sẽ đãi bia." Điều tôi muốn biết ở đây (vì tôi không rành về luật hợp đồng Pháp!) là bản chất của hợp đồng may rủi là gì? Nó được thể hiện, dưới hình thức này hay hình thức khác, ở đâu trong BLDS Việt Nam? Nó có quan hệ như thế nào với quan hệ dạng hứa thưởng và thi có giải (mà theo ý tôi cần được thể hiện dưới câu chữ là "điều kiện")? Một câu hỏi khác có ý riêng tư là bạn đọc điều luật của BLDS Pháp đó bằng ngôn ngữ nào? Tiếng Pháp, Việt hay Anh? Bạn có biết thêm rằng nó được áp dụng vào đời sống thực tiễn hay chi tiết hoá bởi các luật khác như thế nào không?
    Thứ hai, tôi đồng ý với nhận xét rất chính xác của bạn rằng giải pháp của tôi về ai là chủ sở hữu nắp lon mang đầy cảm tính, suy đoán cá nhân. Tôi phải làm thế bởi vì trong quan hệ khao bia và mở nắp lon trúng thưởng tôi không thấy có quy định pháp luật nào có thể viện dẫn để giải quyết cả! Cụ thể là A khao B bia nhung B mở nắp lon trúng thưởng thì quy định nào tại BLDS Việt Nam có thể viện dẫn để xác định ai sẽ là chủ sở hữu?! Về phần mình, tôi đành phải viện đến bản chất của giao dịch hứa thưởng là may mắn để lý giải cho luận cứ của mình. Tôi rất muốn biết những luận cứ khác thuyết phục hơn.
    Quan hệ với người hầu bàn là một quan hệ hoàn toàn tách biệt, không liên quan gì đến quyền sở hữu nắp lon bia cả! Anh ta thực hiện một "hợp đồng vận chuyển" với người thuê anh ta (là ông chủ quán bia). Nghĩa vụ của anh ta là giao hàng đầy đủ, an toàn và đúng giờ. Nếu anh ta có mở nắp lon bia trúng thưởng lúc này thì quyền sở hữu nắp lon tôi nghĩ là thuộc về người khao bia.
    Tôi cứ "phán đại" như thế vì pháp luật dân sự cho tôi có quyền giải thích nguyên tắc "thiện chí, ngay tình." Tôi cũng muốn hỏi ý kiến của bạn rằng trong các trường hợp cụ thể trên (A khao bia nhưng B mở nắp bia trúng thưởng và trường hợp người hầu bàn mở nắp lon bia trúng thưởng) thì ai là chủ sở hữu và luận cứ của bạn để bảo vệ quyền sở hữu của người đó như thế nào?
    Thân ái!
  5. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Reme xin trao đổi lại với bạn Giaaotuicom mấy điểm sau :
    Thứ 1 : Thoả thuận đánh bóng bàn- khao bia là Hứa thưởng hay Thi có giải, 1 trong 2 hay.. không phải cả hai ??
    ==> nhận xét này của bạn không chính xác:
    Theo ý kiến của tôi thì thoả thuận rằng ai thua sẽ phải trả tiền bia là thoả thuận thuộc loại "hứa thưởng và thi có giải" trong Bộ luật dân sự Việt Nam. Các nhà làm luật sử dụng thuật ngữ "hứa thưởng và thi có giải" này có phần không chính xác, khiến cho nhiều người bị ấn tượng rằng nó chỉ liên quan đến những giao dịch dạng như mở nắp bia trúng thưởng, đường lên đỉnh Olympia hay quay xổ số v.v ===> Bạn có tài.. ăn gian ghê . Bạn tự "ấn tượng" rằng thoả thuận đánh bóng bàn- khao bia là Hứa thưởng/ Thi có giải rồi trên cơ sở đó bạn cho rằng cách đặt tên mục 13 là Hứa thưởng /Thi có giải là không chính xác, vì nó chỉ tạo ra "ấn tượng" rằng nó chỉ liên quan đến những giao dịch dạng như mở nắp bia trúng thưởng, đường lên đỉnh Olympia hay quay xổ số... .
    Bạn quy 1 sự vật/hiện tượng A về một khái niệm nào đó, rồi trên cơ sở đó bạn bảo rằng cách đặt tên khái niệm đó ko chính xác vì nội hàm của nó ko khiến người ta liên tưởng/ấn tượng tới A. Đây chắc rằng ko phải cách suy luận thông thường, bạn .. mới lạ quá . Bạn bỏ 1 chiếc bút bi vào hộp bút chì màu, rồi bạn la lên rằng, ah, cái nhãn " Bút chì màu" của nhà sản xuất là ko chính xác, vì nó ko khiến người ta .. ấn tượng tới bút bi ==> 1 ví dụ ngô nghê nhưng mà .. nó rất giống với cách suy luận của bạn
    Mục 13 của BLDS : Hứa thưởng - Thi có giải : Tại mục này các nhà làm luật đưa ra hai dạng giao dịch : 1. Hứa thưởng; 2. Thi có giải. Tại các điều 595 , 598 chỉ ra những dấu hiệu cơ bản để có thể xác định được thế nào là hứa thưởng, là thi có giải , ngoài ra còn có các điều luật khác điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến hứa thưởng và thi có giải. Như vậy, mục 13 là những quy định riêng về hứa thưởng và thi có giải , những trường hợp không mang những dấu hiệu cơ bản của hứa thưởng/ thi có giải thì không viện dẫn/áp dụng những quy định tại Mục 13. Cách thức đặt tên chương/mục ở đây không mang tính khái quát mà nó hướng tới cái cụ thể, Mục 13 chỉ điều chỉnh về Hứa thưởng và Thi có giải nên nhà làm luật đặt tên mục là : Hứa thưởng - Thi có giải.
    Còn ý kiến của bạn cho rằng nên đặt tên mục là Hợp đồng có điều kiện thì lại liên quan đến một phạm vi khác, cái đó còn tuỳ thuộc vào cơ cấu của cả bộ luật nữa. Chúng ta không bàn đến vấn đề này ở đây.
    Thứ 3: Về hợp đồng may rủi- Le contrat aléatoire - Aleatory contract.
  6. Giaaotuicom

    Giaaotuicom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin bắt đầu bằng việc giữ nguyên ý kiến của mình rằng thoả thuận đánh bóng bàn khao bia và các thoả thuận loại "hứa thưởng và thi có giải" có chung một bản chất. Bản chất ở đây là nếu có một điều kiện [sự kiện] xảy ra trong tương lai thì một hoặc các bên sẽ hưởng quyền lợi hoặc nhận nghĩa vụ cụ thể và đây thuộc giao dịch "điều kiện." Trong lần sửa đổi BLDS lần này, một điều tôi muốn góp ý kiến với ban soạn thảo là nên bổ sung một số điều mang tính nguyên tắc chung, giải thích cho Điều 134 về giao dịch dân sự có điều kiện và có thể xem xét huỷ bỏ phần "Hứa thưởng và thi có giải" vì nếu để phần này tiếp tục tồn tại thì vô hình chung nó vừa thừa, vừa thiếu. Cái thiếu và thừa ở đây là những người không hiểu rõ bản chất của giao dịch loại này sẽ cứ luôn đòi hỏi một giao dịch phải có đầy đủ các yếu tố của các câu chữ chết mới công nhận đó là giao dịch "hứa thưởng và thi có giải". Nếu BLDS có những quy định chung về giao dịch điều kiện thì có thể giải quyết được các tranh chấp thuộc giao dịch loại này. Khi chúng ta về mặt nguyên tắc không chấp nhận giao dịch dạng cá cược và đánh bạc thì những giao dịch dạng đánh bóng bàn khao bia cũng cần có những quy định để điều chỉnh.
    2. Theo tôi hiểu thì bạn cho rằng người khao bia là chủ sở hữu nắp lon trúng thưởng. Vậy thì "các bên" còn phải chứng minh làm gì?! Thực sự việc cho rằng chủ sở hữu là người mua số bia đó là một nhận định đơn giản và ai cũng có thể thoả mãn với giải pháp này. Tôi không thoả mãn vì tôi thấy cần bảo vệ người đáng phải được hưởng cái lộc của mình. Hàng triệu người có thể mở nắp lon nhưng chỉ có một người ngẫu nhiên may mắn mới là chủ sở hữu nắp lon trúng thưởng. Tranh chấp quyền sở hữu ở đây chỉ có thể xảy ra giữa A và B vì lúc này họ sở hữu toàn bộ số bia đã mua. Anh chàng hầu bàn C chẳng có liên hệ gì ở đây cả.
    3. Nhận định của tôi, theo bạn là hoàn toàn "cảm tính cá nhân" thì đúng với bạn nhưng không đúng với tôi và những người hiểu biết hơn. Tôi có một cảm tưởng rằng bạn chưa đọc nhiều các án lệ nước ngoài. Nếu đọc có lẽ bạn cũng lại có cảm giác là biện luận của họ cũng chỉ toàn "cảm tính cá nhân" thôi!. Mà tránh làm sao được, với một giao dịch mới, chưa có quy định pháp luật điều chỉnh thì nghĩa vụ của họ đối với các bên là phải giải quyết tranh chấp của các bên. Đối với pháp luật là tạo ra một tiền lệ mới hay có thể nói là một hay nhiều quy phạm pháp luật mới. Cơ sở để cho họ nghị luận và ra phán quyết là các nguyên tắc cở bản của luật dân sự như bảo vệ quyền sở hữu hay thiện chi ngay tình v.v. Đối với vụ án đánh bóng bàn khao bia nói trên nếu các bên nhờ toà phân xử và với các tình tiết không gì có thể cụ thể hơn như chúng ta đã biết thì toà án phải giải quyết như thế nào? Liệu toà án có thể nói rằng không có quy định của pháp luật về vấn đề này nên toà không xử hay không?! Ở một đất nước mà vai trò toà án là đáng kể thì toà án khó có thể nói không. Vậy phải xử thì họ xử như thế nào? Chắc phải dùng đến "nhận định cảm tính" thôi nhỉ?!
    4. Tôi thấy trong bài viết của bạn có một số từ ngữ thiếu tôn trọng tôi. Tôi nghĩ rằng ít nhất trong cái gọi là tranh luận khoa học cũng cần có một chút văn hoá. Tôi sẽ không tiếp tục tranh luận nếu bạn còn sử dụng các từ ngữ thiếu tôn trọng người đối thoại. Tôi hỏi rằng bạn đọc điều luật đó bằng ngôn ngữ nào vì tôi nghĩ rằng khi chúng ta trích dẫn một nguồn nước ngoài, chúng ta nên đọc nó bằng ngôn ngữ nguyên thuỷ của nó. Tôi không đánh giá cao lắm các bản dịch (không có nghĩa là tôi không tôn trọng các dịch giả). Dù sao tôi cũng xin cảm ơn bạn trong bài viết trước đã giúp tôi nhớ lại một số khái niệm, thuật ngữ hợp đồng ban sơ. Có những cái tôi gặp lần đầu trong đời, và điều này làm tôi thích thú vì nó là một cái gì đó mới mẻ.
    Thân ái!
  7. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Thế nào là từ ngữ thiếu tôn trọng ?
    Một nhà hùng biện diễn thuyết trước đám đông, bạn khen ông ta giọng điệu hùng hồn, văn phong mạch lạch , sáng sủa, lôi cuốn và đầy sức thuyết phục . Tôi thì cho rằng ông ta nói nhiều quá trong khi văn phạm có vấn đề, lập luận ngô nghê, thiếu logic .
    Mỗi người có đánh giá của riêng mình và có quyền bày tỏ ý kiến của mình, bạn khen ông ta, còn tôi nhận xét ông ta theo chiều hướng ngược lại. Như vậy ko có nghĩa là bạn tôn trọng ông ta, còn tôi thì không. Tương tự, tôi nhận xét rằng lập luận của bạn ngô nghê ko có nghĩa là trong khi tranh luận tôi ko tôn trọng bạn. Và xét về mặt từ ngữ , tôi ko có chỗ nào "có vấn đề" cả (nếu có, bạn chỉ tôi thấy?).
    Còn về giọng điệu , tôi ko phủ nhận là có đôi chỗ nghe chừng như đang .."giễu" bạn (trong các ví dụ) , nhưng điều đó ko đồng nghĩa với việc không tôn trọng bạn/ý kiến của bạn. Bạn thân của tôi và tôi thường xuyên giễu nhau, nhưng ko có nghĩa là tôi ko tôn trọng, không yêu mến họ và ngược lại. Đó là giọng điệu vốn dĩ của tôi, nếu nó làm bạn khó chịu, tôi sẽ.. đem cất nó đi. Sau 2 ngày nữa tôi cất xong sẽ về .. "tâm sự" tiếp với bạn !
    "Tôi nghĩ rằng ít nhất trong cái gọi là tranh luận khoa học cũng cần có một chút văn hoá " ==> Tôi cho rằng bạn nên thận trọng hơn khi động chạm đến vấn đề có văn hoá hay thiếu văn hoá , khi bạn viết như vậy phải chăng nên hiểu ý bạn là khi tranh luận tôi đã có biểu hiện.. thiếu văn hoá ?? Tôi thích thú với việc tranh luận và rất mừng vì có người cùng tranh luận, tuy nhiên tôi hơi dị ứng với cái cụm từ đó ! Nếu bạn có ý đó thì chúng ta không nên tiếp tục tranh luận (cãi) nữa vì cả 2 đều ko thoải mái !
    Nice weekend !
    Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông...
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Ôi các bác mà rủ nhau đi hết thì ở đây buồn chết
    em có 1 vài ý kiến như thế này
    Nếu là cái nắp lon thì dễ xử hơn cái nắp chai vì khi bán lon bia người bán bán luôn hộp lon và nắp lon, còn khi bán chai bia , tuy gọi là "bán chai bia" nhưng người bán không có bán vỏ chai, họ thường thu vỏ chai về, chỉ bán nước bia thôi
    Nếu coi vỏ chai là vật chính nắp chai là vật phụ thì người mua sẽ không bao giờ được sở hữu nắp chai vì họ chẳng bao giờ được sở hữu vỏ chai( điều này khác với bán lon bia)
    Em chỉ đặt trường hợp thế thôi vì em không biết người ta đặt giải thưởng ở lon bia, chai bia, hay là cả hai
    Trước đây TP Hồ Chí Minh cũng có trường hợp tranh chấp về giải thưởng 1 chiếc xe hơi nhưng họ đã tự điều đình xong trước khi tòa xử ( vì thời hạn lãnh giải là 1 tháng mà tòa xử thường mấy tháng mới xong , nên họ tự điều đình )
    Có 1 điều em thắc mắc là nếu đây là trường hợp hứa thưởng và thi có giải , thì A khao B bia, B xác lập quyền sở hữu đối với chai bia từ lúc nào ??
    Th1 : là từ lúc A mua bia của chủ quán
    Th2: là từ lúc B cầm chai bia từ tay A, nếu quyền sở hữu của B được xác lập từ lúc này thì sau đó dù B trực tiếp khui hay vì đau tay mà nhờ A khui hộ thì nắp bia vẫn là của B
    Em thì nghiên về ý kiến thứ 2 vì, em thấy trong các hợp đồng mua bán và tặng cho động sản ( đối với loại không cần phải đăng kí) thì quyền sở hữu được xác lập từ lúc bên mua hay bên được cho nhận được tài sản
    Ở đây mục 13 không có nói vều điều này nhưng luật dân sự thì cho phép áp dụng qui phạm pháp luật tương tự, vậy em nói thế không biết có được không
    ( để các bác giải trí, em có post 1 trường hợp về đặt cọc nhưng không biết tại sao nó biến mất tiêu, bài viết hơi rắc rối nên em type mệt quá , chắc để lần sau em type lại .Đây chỉ là trường hợp nhỏ ngoài vấn đề chính để các bác giải trí...)
    Chúc các bác vui
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  9. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Không biết các bác có còn hứng thú tham gia chủ đề này không các bác nhỉ
    hôm nay em mới học về phần ủy quyền , em mong được thỉnh giáo các bác 1 tình huống như thế này
    B ủy quyền cho A rút từ ngân hàng ra 1 chiếc nhẫn kim cương rồi lại uỷ quyền cho A chiếm hữu sử dụng định đoạt chiếc nhẫn ấy
    B lập giấy ủy quyền tháng 3/ 93 đến tháng 5/ 93 B chết
    Tháng 7/97 A mới rút được chiếc nhẫn kim cương ấy từ ngân hàng
    Sau đó A bị truy tố về tội chiếm đoạt tài sản XHCN,vì B không có bà con thân thích nên nhà nước cho rằng tài sản của B phải được sung công
    Có ý kiến như thế này
    vì công việc được ủy quyền chưa hoàn thành nên hợp 9ồng có giá trị kéo dài đến tháng 7/1997 sau khi A rút ra được chiếc nhẫn kim cương
    vì B ủy quyền cho A chiếm hữu sử dụng định đoạt chiếc nhẫn nên sau khi A rút được nhẫn ra A là người sở hữu chiếc nhẫn , vậy a không có tội
    Em thì thấy hợp lí , còn không biết ý kiến các bác như thế nào
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  10. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    "vì công việc được ủy quyền chưa hoàn thành nên hợp đồng có giá trị kéo dài đến tháng 7/1997" ==> Công việc uỷ quyền tuy chưa được thực hiện nhưng người uỷ quyền đã chết (5/1993), do đó HĐ uỷ quyền chấm dứt (k4, Đ594 BLDS). Và như hành vi của A là không hợp pháp.
    Ở đây ví dụ đưa ra nghe chừng có vẻ ko ổn lắm, việc xác định A có phạm tội chiếm đoạt tài sản XHCN hay không không đơn giản như vậy, còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố , ví như ý chí của A, việc xác lập quyền sở hữu - chiếm hữu trên thực tế của cơ quan NN đối với TS của người chết không có người thừa kế ...

Chia sẻ trang này