1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bị đau khớp ngón tay, cổ tay khi mang thai phải làm sao?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi laasd16, 25/07/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. laasd16

    laasd16 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2016
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    1
    Hầu hết những người phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị đau khớp ngón tay và đau khớp cổ tay. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kì giai đoạn nào khi mang thai nhưng biểu hiện rõ nhất là ở giai đoạn cuối thai kỳ. Vậy khi bị đau, sưng khớp ngón tay và cổ tay khi mang thai phải điều trị như thế nào cho hiệu quả? Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé.


    [​IMG]


    1. Nhận biết dấu hiệu của đau khớp ngón tay và đau khớp cổ tay khi mang thai

    - Phụ nữ khi mang thai thường có dấu hiệu tê buốt, đau nhức ở vị trí ngón tay, cổ tay, bàn tay, đặc biệt là cảm giác giống như kim châm vô cùng khó chịu, dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi ngón tay không hoạt động trong thời gian dài. Triệu chứng tê buốt và đau nhức thường xuất hiện ở ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa của mẹ bầu.


    - Khả năng cử động của ngón tay sẽ giảm đáng kể và gặp nhiều khó khăn khi vận động. Các triệu chứng đau nhức diễn biến nặng nề hơn vào ban đêm.


    - Thông thường, các triệu chứng của đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay thường xuất hiện ở tháng thứ 5 và thứ 6 của thai kì, cũng chính là lúc mắt cá và chân của mẹ bầu dễ bị sưng phù và tăng cân nhanh chóng vào thời điểm này. Đối với những cơn đau nhẹ và nhất thời thì không có gì đáng lo ngại, mẹ bầu chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi nhiều hơn làm việc thì cơn đau sẽ giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu đau nhức này xuất hiện liên tục ở cường độ mạnh và kéo dài thì không nên chủ quan.


    2. Nguyên nhân do đâu bị đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay khi mang thai?

    - Phụ nữ mang thai bị đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay chủ yếu là do rãnh cổ tay bị sưng phù và làm ảnh hưởng đến cá dây thần kinh xung quanh. Khi điều này xảy ra sẽ khiến xuất hiện các triệu chứng như tê buốt, ngứa ran, nóng và đau đớn ở các ngón tay và lan dài lên cả cánh tay.


    - Hơn nữa, khi phụ nữ mang thai sẽ làm thay đổi các nội tiết tố bên trong cơ thể và một trong những thay đổi đó là ở hệ xương khớp. Khi mang thai ở giai đoạn giữa thai kì thì thai nhi sẽ phát triển mạnh, từ đó các hệ xương khớp của mẹ bầu sẽ bắt đầu giãn nở gây nên tình trạng đau khớp xương khớp ở vùng chậu, khớp tay, cổ tay... gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và mệt mỏi.


    [​IMG]


    - Bên cạnh đó, tính chất công việc cũng là một tác nhân gây nên tình trạng đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay ở mẹ bầu. Điển hình như những người làm việc nhiều với các khớp ở bàn tay như nhân viên văn phòng, thợ may, người đánh máy sẽ có nguy cơ cao bị đau khớp ngón tay và cổ tay cao hơn các mẹ bầu khác.


    Nên xem: Cách chữa đau khớp cổ tay hiệu quả nhất


    3. Cách điều trị đau khớp ngón tay, đau khớp cổ tay

    Để khắc phục tình trạng đau nhức ở khớp ngón tay và cổ tay này thì mẹ bầu cần phải chú ý đến những điều sau đây:


    - Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Tốt nhất nên bổ sung nhiều canxi và vitamin D có trong các loại thực phẩm như trứng, cua, cá, sữa... Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên hạn chế ăn mặn để làm giảm sự tích nước bên trong cơ thể, nhằm hạn chế bị sưng phù bàn tay.


    [​IMG]


    - Thay đổi tư thế nằm sao cho hợp lý nhất để tránh trọng lực đè nặng lên các khớp bàn tay. Hơn nữa, các mẹ không nên dùng tay để gối đầu khi ngủ. Nếu xuất hiện cảm giác tê buốt, đau nhức thì các mẹ hãy vẩy tay hoặc xoa bóp nhẹ nhàng để làm giảm tình trạng đau khớp ngón tay và cổ tay.

    - Ngoài ra, các mẹ cũng nên vận động bàn tay và cánh tay mỗi ngày để giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. Nên tránh những công việc phải vận động bàn tay quá nhiều nhằm tránh tình trạng đau khớp ngón tay, cổ tay thêm nặng hơn.

    - Để làm giảm cơn đau nhức hiệu quả thì các mẹ nên áp dụng biện pháp chườm lạnh vào vị trí đau. Tuyệt đối không được chườm nóng, bởi nó sẽ làm cho tình trạng sưng phù thêm nặng hơn.

    - Bên cạnh đó, các mẹ hãy kết hợp việc ngâm tay vào nước có một vài giọt tinh dầu lavander hoặc hoa cúc để làm giảm cơn đau khớp ngón tay và cổ tay.


    Lưu ý: Nếu triệu chứng đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc giam đau nhức xương khớp khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, bởi sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hại cho cả mẹ và bé.

Chia sẻ trang này