1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bi giờ có thể đọc cuốn "Kỷ niệm Cứu quốc quân" ở đâu nhỉ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hocanhhoi, 07/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hocanhhoi

    hocanhhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Bi giờ có thể đọc cuốn "Kỷ niệm Cứu quốc quân" ở đâu nhỉ?

    Bi giờ có thể đọc cuốn "Kỷ niệm Cứu quốc quân" ở đâu nhỉ?(Hồi ký của Thượng tướng Chu Văn Tấn-một trong hai Thượng tướng đầu tiên của QDND Việt Nam-nguyên Bộ trưởng Quốc phòng).Hồi còn đi học cấp 2 nhà tôi có và tôi đã đọc cuốn này rồi,nay muốn đọc lại.Bác nào có thì post lên đây được ko nhẩy?Thank các bác..
  2. hocanhhoi

    hocanhhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2005
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    1
    Các Trung đội cứu quốc quân
    Tháng 5 năm 1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng họp dưới sự chủ trì của đồng chí Hồ Chí Minh quyết định thành lập Mặt trận *********, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đổi tên các tổ chức trong Mặt trận thành hội cứu quốc, trong đó có Đội tự vệ cứu quốc. Đối với khu căn cứ Bắc Sơn, Hội nghị quyết định giao cho Ban thường vụ Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo việc duy trì và phát triển lực lượng du kích Bắc Sơn; đồng thời cử một số cán bộ tăng cường cho Đội du kích Bắc Sơn.
    Sau Hội nghị, các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt và một số cán bộ tăng cường cho Bắc Sơn về qua khu căn cứ Bắc Sơn (Lạng Sơn). Đồng chí Trường Chinh, Tổng bí thư của Đảng, thay mặt Trung ương phổ biến Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 cho cán bộ, chiến sĩ du kích Bắc Sơn và quyết định đổi tên Đội du kích Bắc Sơn thành đội Cứu quốc quân Bắc Sơn cho phù hợp với nhiệm vụ cứu nước mới(1). Đây là trung đội Cứu quốc quân 1 do đồng chí Phùng Chí Kiên, Ủy viên Trung ương Đảng làm chỉ huy trưởng, đồng chí Lương Văn Tri làm chính trị viên. Toàn đội có 37 người, biên chế 3 tiểu đội, trang bị 15 súng trường, 10 súng kíp và dao găm, giáo mác.
    Cuối tháng 6 năm 1941, thực dân Pháp tập trung 4.000 quân mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ Bắc Sơn, hòng đón bắt các đồng chí Trung ương, tiêu diệt Cứu quốc quân, đàn áp phong trào cách mạng. Cứu quốc quân đã chiến đấu anh dũng bảo vệ các đồng chí Trung ương về miền xuôi an toàn. Trước tình hình địch bao vây chặt, Ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định rút hai tiểu đội ra khỏi căn cứ Bắc Sơn, còn một tiểu đội ở lại hoạt động. Tháng 8 năm 1941, Cứu quốc quân chia làm hai cánh rút về phía Lạng Sơn và Cao Bằng. Cánh quân do hai đồng chí Hoàng Văn Thái và Đặng Văn Cáp chỉ huy rút về phía Lạng Sơn đã chuyển lên vùng biên giới Việt-Trung an toàn, sau đó tham gia học quân sự ở Trung Quốc. Sau này, một số đồng chí trở thành cán bộ quân sự cao cấp của Đảng. Cánh quân rút về phía Cao Bằng do hai đồng chí Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri chỉ huy bị địch phục kích tổn thất nặng. Đồng chí Phùng Chí Kiên hy sinh tại trận. Đồng chí Lương Văn Tri bị thương, địch bắt giam ở nhà tù tỉnh Cao Bằng. Bị địch tra tấn nhiều, đồng chí ốm nặng đã hy sinh trong nhà tù. Số Cứu quốc quân còn lại gồm 5 đồng chí thoát khỏi vòng vây của địch, rút lên căn cứ Cao Bằng an toàn. Tiểu đội ở lại Bắc Sơn bị địch truy lùng ráo riết, 6 đồng chí bị chúng bắt và xử bắn ở đồn Mỏ Nhài. Còn 4 đồng thoát khỏi vòng vây của địch chuyển xuống căn cứ Võ Nhai. Đây là một tổn thất lớn đối với Trung đội cứu quốc quân 1.
    Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Hoàng Quốc Việt, ngày 15-9-1941, tại Khuôn Mánh, xã Tràng Xá, châu Võ Nhai (Thái Nguyên), Trung đội cứu quốc quân 2 được thành lập gồm 47 người (3 nữ), biên chế 5 tiểu đội, do đồng chí Chu Văn Tấn làm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Cao Đàm làm chính trị-chỉ đạo viên, đồng chí Trần Văn Phấn làm chỉ huy phó. Đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Ban thường vụ Trung ương Đảng, công nhận, trao lá cờ đỏ sao vàng và giao nhiệm vụ cho trung đội. Cuối tháng 10-1941, Trung đội Cứu quốc quân 2 phát triển lên 70 người, biên chế 7 tiểu đội, do đồng chí Đào Văn Trường, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ làm Bí thư Đảng ủy kiêm chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Cao Đàm làm chính trị-chỉ đạo viên; các đồng chí Chu Văn Tấn, Lê Dục Tôn, Trần Văn Phấn làm chỉ huy phó. Trang bị vũ khí gồm 4 súng ngắn, 32 súng trường và súng khai hậu, súng kíp.
    Giữa vòng vây của quân thù, Cứu quốc quân 2 vừa học tập chính trị, huấn luyện quân sự, vừa tiến hành hoạt động. Đơn vị đã đánh một số trận tiêu biểu là các trận Khuôn Kẹn (2-10-1941), Khuôn Ba (5-10-1941), Khuôn Đã (15-10-1941), Mỏ Mùng (12-12-1941), Tràng Xá (31-12-1941)? gây cho địch nhiều thiệt hại. Chúng đã gọi Cứu quốc quân là ?ohùm xám Bắc Sơn?.
    Tháng 2 năm 1942, giặc Pháp tập trung lực lượng càn quét lớn vào khu căn cứ Võ Nhai. Đồng chí Đào Văn Trường trên đường về xuôi báo cáo, xin chỉ thị của Trung ương bị địch bắt. Để bảo toàn lực lượng và tránh tổn thất cho dân, đầu tháng 3 năm 1942, một tiểu đội Cứu quốc quân rút sang vùng Bắc Giang nghi binh địch; tiếp đó, đại bộ phận Cứu quốc quân 2 rút khỏi vòng vây của địch, lên vùng biên giới Việt-Trung xây dựng cơ sở, tạo bàn đạp trở về xây dựng lực lượng khi có thời cơ. Một bộ phận nhỏ Cứu quốc quân ở lại phân tán vào trong dân, tích cực làm công tác tuyên truyền, gây dựng cơ sở trong quần chúng.
    Cuối năm 1943, con đường ?oQuần chúng cách mạng? từ căn cứ Cao Bằng nối liền với khu căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai đã tạo điều kiện cho Cứu quốc quân mở rộng địa bàn hoạt động sang vùng Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1944, Trung ương Đảng cử đồng chí Hoàng Quốc Việt lên Tuyên Quang chỉ đạo Cứu quốc quân hoạt động. Ngày 25-2-1944, tại Khuổi Kịch, châu Sơn Dương (Tuyên Quang), Trung đội Cứu quốc quân 3 được thành lập gồm 30 người, do đồng chí Triệu Khánh Phương làm trung đội trưởng, đồng chí Phương Cương làm chính trị viên, đồng chí Chu Phóng làm trung đội phó. Đồng chí Hoàng Quốc Việt công nhận, trao cờ đỏ sao vàng và giao nhiệm vụ cho trung đội trong tình hình mới. Vừa mới thành lập, Cứu quốc quân 3 tranh thủ huấn luyện quân sự, học tập chính trị và hoạt động. Những tháng cuối năm 1944, đầu 1945, Cứu quốc quân 3 đẩy mạnh các hoạt động từ vùng Sơn Dương (Tuyên Quang) lan sang Bắc kạn và các huyện Định Hóa, Chợ Chu, Đại Từ (Thái Nguyên). Địa bàn hoạt động của các trung đội Cứu quốc quân 2 và 3 lan rộng nhiều vùng thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc kạn, Lạng Sơn và Bắc Giang, tạo thành khí thế cách mạng sôi nổi trong cao trào kháng Nhật, cứu nước.
    Có thể nói, các trung đội Cứu quốc quân 1, 2 và 3 là những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng tổ chức và lãnh đạo những năm 1941-1945. Cán bộ, chiến sĩ Cứu quốc quân đã nêu tấm gương sáng về tinh thần khắc phục mọi khó khăn, kiên cường chiến đấu, không ngừng lớn mạnh cùng với đà phát triển của cách mạng.
    (Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP)
    *1. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, tập I, Nxb QĐND, H, 1999, tr.58.

Chia sẻ trang này