1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí kíp xin học bổng Bách Khoa

Chủ đề trong 'Đại học Bách Khoa TpHCM' bởi vamcodong, 17/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vamcodong

    vamcodong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Bí kíp xin học bổng Bách Khoa

    Mình đã ra trường 1 năm rồi. Có một điều mình biết là sau khi tốt nghiệp có rất nhiều bạn trong trường đã thành công trong việc xin học bổng để đi học nước ngoài. Nhưng hình như SV tụi mình khi còn học trong trường thì lại không nghĩ đến điều này nhiều ( có lẽ vì suốt ngày bầm dầm bởi lo lấy tín chỉ ) nên khi cơ hội đến thì lại không biết hoặc biết nhưng chưa chuẩn bị được gì, chưa tự tin ...
    Mọi người góp ý kiến để làm kinh nghiệm cho các bạn khoa sau nhé
  2. vamcodong

    vamcodong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2004
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    0
    Bí kíp 1: tìm học bổng ở đâu
    Nơi dễ tìm học bổng nhất trong trường là phòng quan hệ quốc tế. Rất nhiều học bổng, và không phải chỉ những thủ khoa- á khoa hay tốt nghiệp với số điểm thật cao mới "chen" vào được. Quan trọng là mình biết cách
    Hình như phòng quan hệ quốc tế có website riêng, các bạn lên website của trường để link tới đó
    Ngoài phòng QHQT ra thì bạn cũng có thể tìm học bổng ở các nguồn khác như báo đài, nhất là các website du học
    Nhưng phòng QHQT vẫn là nơi dễ kiếm học bổng nhất vì rõ ràng những học bổng ở đó là dành riêng cho sv trường mình
    Một cách khác là lên website của các trường ĐH và tìm đến các thông tin học bổng trên đó, sau đó các bạn liên hệ trực tiếp với giáo sư phụ trách học bổng đó và trao đổi trực tiếp với ông ta. Ở nưóc ngoài thì việc ngiên cứu sau ĐH được xem như một công việc, một nghề nghiệp hẳn hoi chứ không đơn thuần là đi học, cho nên các phòng thì nghiệm-trung tâm nghiên cứu ở các trường ĐH thường rất cần các SV giỏi sau tốt nghiệm vào nghiên cứu cho họ. Tại đó, các bạn vưaf học vừa tham gia công tác nghiên cứu, và những đề tài nghiên cứu này được các công ty bên ngoài mua lại ứng dụng, đem lại nguồn thu rất đáng kể cho nhà trường
    Được vamcodong sửa chữa / chuyển vào 01:54 ngày 17/05/2004
  3. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    hi` co`n ai co'' kinh nghiệm gi` ko chia sẻ cho tớ với. Năm 3 rồi, chuẩn bị bi giờ là vừa nhỉ
  4. bong_cuc_trang_new

    bong_cuc_trang_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.521
    Đã được thích:
    0
    Ui em bé lo sớm thế. Theo tớ thì cứ cố học hành cho ngon lành vào, đấy là cái quan trọng nhất đấy. Nếu như ra trường với bằng giỏi thì cơ hội đến vù vù không biết chọn cái nào ấy chứ . Các bạn muốn đi học chuyển tiếp năm cuối ở nước ngoài thì khoa chắc cũng hướng chú ý vào những người có bảng điểm ngon lành đầu tiên. Còn học thạc sĩ/ tiến sĩ ở nước ngoài có thể tham khảo thông tin từ quỹ học bổng du học Mỹ vef (trang web của nó là www.vef.com thì phải), điều kiện của vef không quá khó đâu: tốt nghiệp loại khá trở lên, TOEFL trên 500 điểm - mức này tớ nghĩ là nhiều bạn có thể vượt qua được.
  5. moonyuppie

    moonyuppie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Sao mọi người không vào trang du học để mà coi nếu muốn học nước ngoài?
  6. Gresg

    Gresg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2004
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Gresg hiện đang du học tại Pháp, có một số kinh nghiệm truyền lại cho các em đi sau:
    Chuẩn bị: Bảng điểm càng cao càng tốt, để nhận được HB của các trường hoặc tổ chức nước ngoài thì ít nhất phải là loại giỏi. Ngoại ngữ là phương tiện cực kỳ quan trọng để học tập , trao đổi và nghiên cứu nên phải luyện thường xuyên, quan trọng nhất là kỹ năng nghe vì đi học mà không hiểu thầy giảng cái gì thì hiệu quả việc học giảm thấy rõ. Ngaọi ngữ thường là điểm yếu nhất của dân BK ta nên mọi người cần đầu tư nhiều thời gian.
    Cách tìm HB:
    1. Vào trang Web của ĐHQG hoặc ĐH BK đều có mục HB, ở đấy thông báo các loại HB du học mà trường tìm được, xem thấy cái nào phù hợp thì nộp đơn.
    2. Chương trình đào tạo 300 ThS, TS của thành phố, loại này hình như có đòi hỏi phải làm một thời gian trong công ty nhà nước ( quy định dở hơi ) hoặc HB du học bằng ngân sách nhà nước. Cái sau này phải qua thi tuyển đường hoàng, dân BK SG ta thương thi đậu chuyên môn nhưng ngoại ngữ thì rớt bình bịch.
    3. Vào trang web các trường, viện ĐH nước ngoài tìm HB ( chủ yếu là dành cho NCS Tiến sĩ ), hoặc vào forum du học sinh VN ở các nước để hỏi các bạn bên này và tìm hiểu các nguồn HB.
    4. Vào trang Web của các ĐSQ nước ngoai ở VN để tìm, thông thường mỗi năm đều có một số suất HB do các ĐSQ cấp.
    Nói chung HB không từ trên trời rơi xuống mà chủ yếu là do khả năng học tập nghiên cứu và sự năng động của các bạn. SV các trường ĐH phía Bắc nhận được nhiều HB du học hơn phía Nam chúng ta, một phần vì họ được ưu tiên, một phần vì họ nắm bắt thông tin tốt hơn chúng ta dù rằng có một số người nhận HB nhưng sang đây học không nổi. Các bạn BKSG có đủ năng lực chuyên môn, cần trau dồi thêm ngoại ngữ thì khả năng du học hoàn toàn nằm trong tầm tay.
    Chúc các bạn !ay mắn

Chia sẻ trang này