1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

BÍ MẬT HN 12 NGÀY ĐÊM

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi cuongnsls, 09/05/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Mấy ông tính làm bộ lịch Việt Nam Niên lùi lại 1 tháng 8 ngày à!!!!!!!!!
  2. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    ANTG viết thế biết thế thôi bác ạ.
    Chắc là mấy tay phóng viên hỏi han không kỹ. Có thể là cao su ấy dẫn điện tốt, quấn theo một kiểu đặc biệt tạo ra hiệu ứng ***g Faraday nên người cầm không bị giật ? Có lẽ phân bò cũng là yếu tố quan trọng.
  3. Hattori_Hanzo

    Hattori_Hanzo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2006
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Bác Altus còn 2 bài báo đó không, up lên cho anh em xem đi
    Em vất đi đâu mất rồi ý, cả tối tìm hoài không thấy
  4. Hattori_Hanzo

    Hattori_Hanzo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2006
    Bài viết:
    359
    Đã được thích:
    0
    Hội F-111A toàn cắn trộm, chuyên gia bay thấp bỏ bom các vị trí quan trọng, nhất là sân bay.
    Em nhớ là bài báo trên phân tích ý nghĩa trận đánh này hay ghê lắm. Đại khái là như này (em nhớ không kỹ, chỗ nào thiếu sót bác bổ xung hộ em): đối với ta, đó là một cách đánh sáng tạo có hiệu quả, vậy thôi. Nhưng mãi gần đây, khi chiến tranh đã lùi xa, trao đổi thông tin, ta mới biết là bộ chỉ huy chiến dịch Linebecker 2 đã rất đau đầu về trường hợp chiếc F-111A trên.
    Theo báo cáo của những chiếc EB-66 trinh sát điện tử ở vòng ngoài báo về, vào thời điểm đó, có một sự biến thiên điện-từ trường cực lớn đã xảy ra ngay tại vị trí chiếc F-111A của John Diaicikey. Cường độ điện-từ trường tăng vọt, che phủ tín hiệu của chiếc F-111A trên toàn bộ các màn hiện sóng của các máy bay EB-66. Nhưng chỉ vài giây sau, tín hiệu lạ đó hoàn toàn mất đi, và cũng không còn thấy tín hiệu của chiếc F-111A nữa, mọi nỗ lực nhằm thiết lập lại liên lạc đều vô hiệu.
    Các chuyên gia quân sự của Ngũ Giác Đài (toàn những tay sừng sỏ) nghĩ nát cả óc cũng không lý giải được hiện tượng trên. Cuối cùng đành phải đưa ra 1 kết luận tạm chấp nhận được, đó là Bắc Việt đã được Liên Xô trang bị cho một loại vũ khí bí mật, phát điện-từ trường có cường độ rất mạnh, có khả năng tiêu diệt các vật thể bay (bằng cách phá hủy các thiết bị điện từ và/hoặc tác động lên hệ thần kinh của phi công). Tuy nhiên, các thông số khác cũng như đặc điểm của loại vũ khí mới này thì chỉ có ... trời mới biết (lục nát cả các thông tin tình báo từ gần chục năm trước cũng không hề thấy có chút manh mối gì về loại vũ khí này). Chỉ biết rằng, vũ khí trên hoạt động mà không có 1 triệu chứng gì báo trước, tín hiệu chỉ bộc lộ trong khoảng thời gian cực ngắn nhưng hiệu suất tiêu diệt là 100% (đại loại là không thể phát hiện, chống đỡ và phản công nổi)
    Kết quả là toàn bộ kế hoạch tác chiến của tất cả các máy bay nói chung và đặc biệt là lực lượng F-111 nói riêng đều bị xem xét và lập lại. Chúng không còn dám bay một cách ngang nhiên và liều lĩnh như trước nữa. Tránh xa các đường bay, địa điểm có 1 số đặc điểm giống như đường bay của Diaicikey, nhất là khu vực Chèm
    Được Hattori_Hanzo sửa chữa / chuyển vào 00:30 ngày 10/05/2007
  5. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thôi các bác cho em xin. Mà cái ông altus này viết cứ như thật ấy
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Lọ mọ tìm tư liệu về F-111 thấy bài báo này, anh em để mắt đọc qua.
    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.chinhtri.tiepluatruyenthong.12724.qdnd
    Gặp lại nữ dân quân Châu Yên
    "Nghe con suối róc rách đang reo vui đón mừng thắng lợi này, bản làng em vừa rồi lập công bắn rơi máy bay Mỹ. A-ha! Dân quân Châu Yên ta với súng trường nhằm thẳng vào mặt kẻ thù bắn "thần sấm" phải rơi?". Đó là những câu hát quen thuộc trong ca khúc nổi tiếng "Người Châu Yên em bắn máy bay" của nhạc sĩ Trọng Loan. Những nữ dân quân dân tộc Thái quê ở xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu (Sơn La) "trắng nõn những búp tay" đã làm nên một kỳ tích-đó là bằng súng trường thô sơ, chị em đã kiên cường bám trụ trận địa, bắn rơi máy bay F111 của giặc Mỹ xâm lược. Sau 40 năm, nay chúng tôi mới có dịp gặp lại những nữ dân quân đã làm nên chiến công đẹp như huyền thoại ấy.
    Chiến công hào hùng vào giữa năm 1965, giặc Mỹ điên cuồng ném bom xuống miền Bắc, trong đó có địa phận huyện Yên Châu (Sơn La). Cầu Tà Vài ở bản Tà Vài, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu là một trong những trọng điểm đánh phá quyết liệt của quân thù nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông trên quốc lộ 6 và tiêu diệt các trận địa phòng không của ta. Sau hơn một tháng liên tục bị bom đạn "cày xới", cầu Tà Vài trở thành nơi giao tranh sống còn giữa ta và địch. Hưởng ứng phong trào "Vừa sản xuất, vừa chiến đấu", những cô gái dân quân bản Tà Vài tình nguyện tham gia trực chiến và chiến đấu cùng các đơn vị bộ đội địa phương, san lấp hố bom và cảnh giới cho bà con làng bản sản xuất, làm ra lúa gạo để đóng góp cho tiền tuyến. Ngày trực chiến, đêm sản xuất, có lúc trận địa của ta bị địch phát hiện, nhưng bộ đội và dân quân địa phương đã mưu trí, khôn khéo nhử chúng sang hướng khác. Hồi ấy, tiểu đội nữ dân quân xã Chiềng Hặc gồm 10 người (mỗi người được trang bị một khẩu súng trường) do tiểu đội trưởng Lò Thị Lả chỉ huy đang trực chiến thì phát hiện một máy bay F111 quần lượn trên bầu trời để trinh sát, do thám trận địa phòng không của ta. Sau khi hội ý chớp nhoáng, tiểu đội vào vị trí ẩn nấp và sẵn sàng chờ thời cơ. Khi chiếc máy bay ở vào đúng tầm bắn, cả tiểu đội đồng loạt nổ súng bắn dữ dội. Bị trúng đạn, chiếc F111 của địch được mệnh danh là "thần sấm", còn dân bản gọi là "con ma" đã nổ tung, bốc cháy, lao xuống mặt đất. Chiến công của nữ dân quân xã Chiềng Hặc bắn rơi máy bay Mỹ bằng súng trường bộ binh đã nhanh chóng lan rộng đi khắp nơi, được đồng bào cả nước biết đến và trở thành một trong những kỳ tích vang dội trong sự nghiệp đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Câu chuyện những thiếu nữ dân tộc Thái hồn nhiên, xinh đẹp, nhưng rất mưu trí, gan dạ, kiên cường đã làm nên chiến thắng lan tỏa khắp núi rừng như một nguồn cảm hứng thôi thúc nhạc sĩ Trọng Loan sáng tác nên ca khúc "Người Châu Yên em bắn máy bay". Ca khúc này ra đời nhanh chóng trở thành bài hát "nằm lòng" của nhiều người, nhất là của quân và dân Tây Bắc và là niềm tự hào của đồng bào và LLVT tỉnh Sơn La.
    Đời thường thầm lặng
    Trong buổi gặp mặt truyền thống, 10 nữ dân quân ngày ấy nay còn lại 8 người, đó là các cô Lò Thị Lả, Lò Thị Xính, Lò Thị Cốm, Lò Thị Hổn, Lò Thị Lửa, Quàng Thị Lói, Quàng Thị Tển, Quàng Thị Xéo, người ít tuổi nhất là 56, người nhiều nhất đã bước sang tuổi 61. Mặc trang phục dân tộc Thái màu đen, đầu đội khăn piêu, tuy tóc có người đã điểm bạc, đôi mắt và đôi má nhiều vết nhăn do tuổi tác, nhưng dáng vẻ thanh thoát, duyên dáng của thời thiếu nữ sôi nổi, trẻ trung ngày nào vẫn còn hiển hiện trên gương mặt các cô. Sau khi lập chiến công bắn rơi máy bay Mỹ, các cô tiếp tục vừa sản xuất, vừa tham gia trực chiến và chiến đấu cho đến ngày kết thúc chiến tranh. Đất nước giải phóng, bản làng trở lại cảnh yên ả, thanh bình, các cô gác tay súng để trở về cuộc sống đời thường lao động, làm ăn trên mảnh đất thân yêu của mình. Rồi các cô lập gia đình, sinh con, ngày ngày làm bạn với nương rẫy "một nắng hai sương" để làm ra hạt lúa, bắp ngô nuôi sống gia đình. Cũng như bao người dân trên vùng cao, các cô cũng đã trải qua những tháng ngày gian nan, vất vả giữa những năm tám mươi của thế kỷ trước để có cuộc sống no ấm hôm nay. Cô Lò Thị Lả cho biết: Trong số 8 người, đến nay hầu hết gia đình cơ bản đều đủ ăn, không ai phải chịu cảnh "đứt ăn từng bữa" như xưa nữa. Nhiều gia đình đã mua được xe máy, ti-vi, đóng bàn ghế, giường tủ bằng gỗ đẹp như gia đình các cô Lò Thị Xính, Lò Thị Lửa, Quàng Thị Tển, Quàng Thị Xéo. Nhưng hiện nay vẫn còn cô Quàng Thị Lói gặp nhiều khó khăn vì cô sinh những? 11 con (7 trai, 4 gái) và một con gái của cô bị mắc bệnh tâm thần suốt 18 năm qua. Qua trò chuyện, cô Lói nói thật lòng mình: "Tôi khó khăn hơn người khác do vợ chồng tôi đẻ nhiều, đẻ dày. Vì thế, tôi luôn khuyên bảo các con tôi hiện nay không được đẻ "tràn lan" như bố mẹ, mà phải biết sinh đẻ có kế hoạch". Trung tá Hà Hồng Lên, Trưởng ban dân vận Bộ CHQS tỉnh Sơn La tâm sự với tôi: "Thời chiến tranh, các cô gan dạ, can đảm là thế, nhưng trở về đời thường, các cô vẫn là những người phụ nữ cần mẫn, tận tụy, chịu thương chịu khó, một đời gắn bó thủy chung với nương rẫy, bản làng và chung tay góp sức xây dựng quê hương ngày càng no ấm, giàu mạnh. Các cô là hiện thân tiêu biểu của người nữ dân quân Sơn La anh hùng trong chiến đấu, đảm đang trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống gia đình".
    Những mong ước bình dị
    Khi hỏi về những mong muốn của các cô hiện nay là gì, cô Lò Thị Lả nói: "Nhờ ơn Đảng, ơn Chính phủ mà năm 2000, sáu chị em trong tiểu đội nữ dân quân được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng ba. Nhưng còn hai chị Lò Thị Hổn và Quàng Thị Xéo đến nay vẫn chưa được tặng huân chương này. Tôi mong cấp trên quan tâm xem xét giải quyết vì hai chị cũng xứng đáng được tặng thưởng huân chương như chúng tôi". Cô Lò Thị Xính thì bảo: "Chúng tôi đã được về Hà Nội, vào Lăng viếng Bác Hồ, thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, nhưng chưa được tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Do vậy, chúng tôi mong được đến tham quan Bảo tàng này để tìm hiểu thêm truyền thống lịch sử đấu tranh của quân đội và nhân dân ta". Còn cô Quàng Thị Lói thì có mong ước được hát bài "Người Châu Yên em bắn máy bay" bằng chính tiếng mẹ đẻ của mình, vì theo như lời cô nói-bài hát bằng tiếng phổ thông thì rất hay, nhưng phải dịch sang tiếng Thái thì mới có ý nghĩa đối với người Thái, nhất là với thế hệ con cháu dân tộc Thái sau này.
    Sau 40 năm trải qua bao thăng trầm và vượt qua nắng gió, phong sương để vươn lên như cây rừng xanh ngát, các nữ dân quân nguyên mẫu trong ca khúc "Người Châu Yên em bắn máy bay" nay đã lên chức bà nội, bà ngoại. Chiến công của các cô đã góp phần làm rạng rỡ thêm truyền thống "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" và phẩm chất "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" của phụ nữ Việt Nam. Hy vọng rằng, những mong muốn bình dị của các cô sẽ được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và trở thành hiện thực trong một tương lai gần.
    Bài, ảnh: Nguyễn Văn Hải
    (Ảnh die rồi)
    Đọc xong cái đoàn vàng vàng quá hãi với các viết báo nhà ta. Mà đây là báo QĐND đầy nhé!
  7. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Thông tìn này tôi chưa được tiếp cận trực tiếp chỉ đọc lại bài của các bạn. Nếu phân tích chi tiết này thấy có vài điểm cần làm rõ:
    Thứ nhất. Không biết cấu kiện đó bằng gì chứ nếu bằng bê tông xi măng thì một đêm không cách nào làm được.
    Thứ hai. Lòng sông Hồng chỗ đó mép nước rộng khoảng 900m (mùa kiệt), còn hai bờ đê chỗ hẹp nhất cách nhau cũng gần 1200m, khẩu độ của hai trụ điện là khá lớn. Nếu có dùng dây nhôm thì cũng phải có kích thước khá lớn (để đảm bảo chịu lực và chuyền tải điện) nên trọng lượng của dây là không nhỏ. Theo tôi trọng lượng đối trọng là 350Kg liệu có chính xác? (Tạm bỏ qua trường hợp có đối trọng cả hai phiá vì lý do phối hợp không thể đồng bộ và giải quyết bài toán cân bằng cho ròng rọc khá phức tạp).
    Thứ ba. Đường dây cao thế thường có tối thiểu là 4 sợi (3 sợi pha với một sợi chống sét). Không biết các bác nhà ta chỉ dùng một sợi hay cả 4.
    Thứ tư. F-111 bay siêu âm nên nó chỉ cần khoảng 8s để vượt qua khoảng cách 2500m. Vậy làm cách nào để trong thời gian đó nhà ta thao tác kịp. Cắt dây cũng cần phải có thời gian cho dây căng lên chứ đâu có tự căng ngay được (đừng nghĩ là đối trọng sẽ rơi gần như tự do vì nó phải kéo theo một tải trọng khá lớn). Rồi đóng điện cũng cần phải có thời gian chứ không thể "tách một cái" như mở công tắc đèn, mà điện ở đây là 110KV. Chí ít là đảm bảo cho người cắt dây thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm (trừ trường hợp dùng cái gì đó như điều kiển từ xa). Rồi chuyện quay vô lăng để đóng cầu dao cũng phải mất ít nhất hơn 10s?
    Thứ năm. Đêm cuối tháng không trăng, F-111 bay thấp radar không quét được thì không biết làm cách nào để xác định mục tiêu?
    Được ov10 sửa chữa / chuyển vào 00:35 ngày 10/05/2007
  8. Jet_Ace

    Jet_Ace Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    830
    Đã được thích:
    0
    Túm lại là F-111 tự vướng vào đường dây, tự rụng, mấy bố nhà mình nhận vơ
  9. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Nếu trường hợp F-111 vướng vào dây diện có thật thì theo tôi trước đó nó đã bị trục trặc kỹ thuật hoặc bị trúng đạn nên mất kiểm soát.
  10. kienmama

    kienmama Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Bài viết:
    435
    Đã được thích:
    1
    Căng được sợi dây qua 2 trụ điện hai bờ sông hồng bằng đối trọng 350*2 là 700 kg thì chỉ có trong mơ! Trọng lượng của dây sẽ rất lớn nếu nó không đứt vì lực căng thì cũng đứt vì chính trọng lượng của nó!!!!!
    Các bố nhà mình nhận vơ là điều hoàn toàn có thể xảy ra!~
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này