1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bì?nh Đì?nh

Chủ đề trong 'Cần Thơ' bởi tranhanam, 18/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tặng goimaitenemtrongnoidau
    Tản mạn về ca từ Trịnh Công Sơn
     

                ?oCòn hai con mắt khóc người một con, còn hai con mắt một con khóc người??, thật tình cờ không khi những vần thơ của Trung niên thi sĩ Bùi Giáng lại hòa điệu thành ca từ luyến láy của Trịnh Công Sơn nhạc sĩ.. Kể từ khi ca khúc đầu tay Ướt mi ra mắt thì không biết bao nhiêu lần ta gặp trong lời hát của Trịnh Công Sơn những tiếng khóc. Lạ thay, tiếng khóc ấy khiến cho ta lại càng quấn quít mảnh đất trần gian nhiều âu lo phiền muộn hơn. Nhạc Trịnh sẽ không thể thăng hoa nếu thiếu đi chất thơ của đời trong những ca từ. Bản thân nhạc sĩ là một người vốn nhiều duyên nợ với thi ca, từ chính cuộc sống như một bài thơ của người nghệ sĩ tài hoa lãng tử ấy. Tiếng hát, tiếng khóc, tiếng ru? cứ quấn chặt lấy nhau vướng vít. Có những lời như một niềm ám ảnh : ?oHạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi?: và ?oTừng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ, ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề  là những cơn mê??.Người tình bỏ đi, nhạc tình ra đời và đọng lại những vang ngân trong biết bao tâm hồn đang khao khát yêu thương : ?oXin hãy cho mưa qua miền đất rộng, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau? và để người đời biết đến một Trịnh Công Sơn với những tình khúc bất hủ. Nghệ sĩ quả là một hạng người đặc biệt, khi những đứa con tinh thần của chính họ lại kéo dài sự sống của họ ở chốn trần gian , khi thân thể đã hóa thành cát bụi. Bởi người nghệ sĩ đã nắm giữ chìa khóa mở cánh cửa tìm về cái Đẹp, theo nghĩa hoàn toàn nhất của nó. Cái Đẹp không duy mỹ mà cựa quậy dữ dội trong bao biến cố thăng trầm của thời đại, có khi nó cất thành tiếng ca bi phẫn ?oChiều đi lên đồi cao hát trên những xác người, tôi đã thấy tôi đã thấy trên con đường người ta bồng bế nhau chạy trốn??, những điều Trịnh Công Sơn chứng kiến trên quê hương lửa đạn căm hờn đã thành tiếng gọi người người trên quê hương sát lại ?oNối vòng tay lớn?., là nỗi lòng thao thức nhói đau vì bom đạn tàn phá quê hương ?oĐại bác đêm đêm dội vào thành phố, người phu quét đường dừng chổi lắng nghe??. Tấm lòng Trịnh Công Sơn đã không quẩn quanh trong khuôn đời nhỏ hẹp ,cất lên thành tiếng ca ngợi tình yêu mà còn có một điều lớn hơn day dứt hơn đã kết lại trong ông thành tình yêu quê hương, nỗi đau thế hệ: ?oMột lần chợt nghe quê quán tôi xưa, giọng người gọi tôi nghe tiếng rất nhu mì? Lòng thật bình yên mà sao buồn thế,giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ?. Những ngày dậy mà đi cùng bạn bè, cất lên tiếng hát trong những đêm không ngủ, có lẽ nhạc sĩ đã nhận ra ý nghĩa đời mình đâu phải chỉ quẩn quanh cùng những triết lý phảng phất màu khói buồn hư vô. Ngay cả những khi khủng hoảng nhất đời ông, khi bị bủa vây trong những cạm bẫy phù hoa, trong vinh quang ảo vọng thì ông vẫn giữ được điều tâm niệm lớn nhất của người nghệ sĩ đích thực : ?o Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không, để gió cuốn đi?? - tấm lòng cho Đời đã giúp Trịnh Công Sơn ?oÔm cuộc sống trong tay bên đời quá rộng? để vượt lên bao vất vả những năm đầu sau chiến thắng mùa xuân 1975, để lại sáng tác lại rút ruột tằm dâng đời những khúc ca hòa trộn quá khứ và hiện tại, trải lòng trên những lời ca tâm tình : ?oEm còn nhớ hay em đã quên??. Như Trịnh Công Sơn đã từng tự nhận là ?oNgười tình của cuộc sống? - một người tình ?oluôn nghĩ về cuộc đời, về con người? nên không sợ cái chết ?omột lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời, dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy, giật mình nhìn ra ồ nắng lên rồi?, nguyện dâng đời đoá hoa vô thường với bao suy ngẫm thật đẹp về nhân sinh. Vâng, Trịnh Công Sơn đã nhớ tất cả, để bao nguời không thể lãng quên người nghệ sĩ đã sống trọn vẹn với Đời bằng một - tấm ?" lòng.
     
                                                    Kyû nieäm Trònh Coâng Sôn
                                                                            TRẦN HÀ NAM
    Ta trai Binh Dinh hoi kho cung - Rat that tinh rieng phong cach mien Trung
  2. NAMSONY

    NAMSONY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    215
    Đã được thích:
    0
    Hi Trânhnam !
    Chúc một ngày vui vẻ!
    NAMSONY là dân TH Quang Trung cũ đây. Rất vui nếu được tham gia BOX " BINH DINH" !
    Xin ra mắt một bài "làm tin nhé" !
    TRĂNG
    Tưởng nhớ Hàn Mặc Tử
    Tôi đã từng tới nơi
    Anh sống qua thời sau chót
    Quây ba hướng dải đồi cao ngút
    Chiếm một phương biển vỗ sóng dạt dào
    Đất Quy Hòa (*) xanh thắm phi lao
    Dừa cao nghiêng nghiêng rì rào ru gió
    Nhà thờ uy nghiêm lặng thinh linh mộ
    Thánh giá âm thầm cứu độ nhân gian
    Mảnhn đất này chẳng có vua quan
    Chỉ những người cùi bị đời phế bỏ
    Cùng vầng Trăng thức ngó cảnh khuya
    Rạng đám mây mờ tỏ lối đi
    Trăng lóng lánh tràn vào mộng mị
    Soi rõ trang thơ chàng thi sỹ
    Trong thơ điên Trăng thế chỗ Mộng Cầm
    Cùng kết lời thề nguyện ngàn năm
    Nghĩ về anh và ngẫm đến xa xăm
    Miền an lạc cách tục trần gió bụi
    Anh mãi đấy hoá mình bên núi(**)
    Đêm mơ Trăng và lắng ngậm ngùi...
    Trăng.

    (*) Trại cùi Quy Hoà
    (**) Tượng Hàn Mặc Tử trên núi "ghềnh ráng"
    NAMSONY
    1999

  3. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Song song với việc đề ra những chính sách ?ocứng rắn? nhằm ổn định tình hình an ninh, chính trị, vua Lê Thánh Tông còn dần dần đưa dân đến khai khẩn, làm ăn, lập nghiệp tại vùng đất mới mở ở phía Nam. Bên cạnh những người dân thường, dân nghèo, còn có lực lượng quân đội và tất nhiên cả những hàng binh, tù binh (nhất là những người phải tội lưu đày)? cũng được đưa đến vùng đất phủ Hoài Nhơn - thuộc Quảng Nam thừa tuyên. Chủ trương của vua Lê Thánh Tông khi đó là ?oquân đội hóa? ở vùng đất phủ Hoài Nhơn. Tức là, nhà vua cho tập hợp tất cả những đối tượng trên thành những lực lượng, đơn vị vừa sản xuất vừa chiến đấu ở Vệ quân Hoài Nhơn. Chủ trương trên của vua Lê Thánh Tông được sách ?oLịch Triều Hiến chương Loại chí? ghi nhận: ?oTháng 4 (năm Hồng Đức thứ 5/1474), có sắc chỉ rằng: tù xử tội lưu, đi cận châu thì sung vệ quân Thăng Hoa, đi ngoại châu thì sung vệ quân Tư Nghĩa, đi viễn châu thì sung vệ quân Hoài Nhơn, tội nhân được tha chết cũng sung vệ quân Hoài Nhơn?. Như vậy, những người dân nghèo từ ngoài Bắc vào, những quân nhân và những phạm nhân trọng tội được đặc ân cho lưu đày? chính là những cư dân đầu tiên của vùng đất phủ Hoài Nhơn - Bình Định. Và, kể từ đó, nhà cửa, ruộng vườn, làng xóm ở phủ Hoài Nhơn dần dần được hình thành, phát triển. Điều đáng nói, phủ Hoài Nhơn thời bấy giờ giống như vùng ?ođất lành? nên thu hút khá nhiều dân ở các nơi đến sinh sống, lập nghiệp. Theo nhiều tư liệu sử thì phủ Hoài Nhơn phát triển khá nhanh. Theo ghi nhận của Nguyễn Trãi qua ?oDư Địa Chí?, khi mới thành lập, 3 huyện của phủ Hoài Nhơn mới chỉ có tất cả 33 xã (Bồng Sơn: 7 xã, Phù Ly: 8 xã, Tuy Viễn: 18 xã). Vậy mà, chỉ khoảng mươi năm sau phủ Hoài Nhơn đã ngày càng phát triển. Theo sách ?oThiên Nam Dư Hạ tập?, đến năm 1490 (tức là chưa đầy 20 năm sau ngày vua Lê Thánh Tông mở đất), dưới thời Hồng Đức, phủ Hoài Nhơn đã phát triển thành 19 tổng và hơn 100 xã, trong đó huyện Bồng Sơn chiếm 7 tổng, 32 xã, huyện Phù Ly chiếm 16 tổng, 60 xã và huyện Tuy Viễn có 6 tổng, 2 xã, 30 thôn?
    Qua những bước hình thành, phát triển của phủ Hoài Nhơn, có thể thấy MIỀN ĐẤT VÕ Bình Định thuở ban đầu là một bức tranh đa màu, đa sắc, đa chiều? với nhiều thành phần, nhiều hạng người từ nhiều vùng đất khác nhau tập hợp lại. Đó là người Việt, người Champa, người Man, người Lạo, người dân tộc miền núi; là nông dân, quân nhân, võ tướng, cựu chiến binh, hàng binh, tù binh? Và, ngay cả cái tên phủ Hoài Nhơn do vua Lê Thánh Tông đặt lúc ban đầu cũng thật ý nghĩa. ?oHoài Nhơn? là ?onhớ người?. Phải chăng vua Lê Thánh Tông muốn nhắc nhở những tướng sĩ và thần dân của nước Đại Việt phải luôn nhớ đến cội nguồn tổ tiên, nhớ đến công ơn của các bậc tiền nhân tiên phong mở đất; hay đó cũng chính là tâm sự của những chiến binh, võ tướng, quân nhân, dân thường xa xứ, vào sinh sống, lập nghiệp ở vùng đất mới (?).
    Đồng thời, qua quá trình mở đất, dựng nước, giữ nước, vùng đất Bình Định thuở ban đầu đã từng lưu dấu những võ công, chiến công hiển hách của những bậc võ vương, võ tướng các triều đại tiền Lê, Lý, Hồ, Trần, Lê? Đáng kể nhất là võ công, của các danh tướng, võ tướng thời vua Lê Hoàn; những chiến công của các võ tướng các triều đại nhà Lý, Trần trong việc chinh phạt loạn quân, giữ yên bờ cõi, chống quân xâm lược và mở mang lãnh thổ. Trong đó, tiêu biểu hơn cả là võ công của võ tướng Uy Minh Vương ở khu vực núi Tam Tòa (nay là khu vực thuộc bán đảo Phương Mai - TP. Quy Nhơn); là võ công của vua Lê Thánh Tông và các võ tướng của ngài trong việc chinh chiến, mở rộng biên cương, đặt tên cho vùng đất mới và xây dựng bộ máy cai quản đầu tiên cho Hoài Nhơn - Bình Định. Chính những võ tướng, quân nhân, hàng binh, tù binh và nông dân từ ngoài Bắc vào, là những người đầu tiên đã ?ogieo mầm võ? trên đất Bình Định.
    Đáng lưu ý, cuộc sống của cư dân Bình Định thuở ban đầu khi vua Lê Thánh Tông mới mở đất, lập phủ Hoài Nhơn là cuộc sống ?obán quân sự?. Điều đó có nghĩa là vấn đề về võ thuật, quân sự, võ bị lúc bấy giờ được đưa lên hàng đầu. Nhiều tư liệu, sử sách đã ghi lại những chính sách của vua Lê Thánh Tông thời bấy giờ đối với vấn đề võ bị, võ thuật. Cụ thể, nhà vua cho đổi 5 Vệ quân ra làm 5 Phủ là: Trung quân phủ, Nam quân phủ, Bắc quân phủ, Đông quân phủ và Tây quân Phủ. Mỗi một Phủ nhà vua lại chia ra làm 6 Vệ; mỗi Vệ lại có 5 hoặc 6 Sở. Số quân của mỗi Sở thời bấy giờ khá đông (khoảng độ 400 quân). Nếu tính toàn bộ số quân của 5 Phủ thì ước tính khoảng độ 6 - 7 vạn người. Tiếp đến, với mục đích xây dựng một đội quân thực sự quy củ, thiện chiến, hùng mạnh, vua Lê Thánh Tông đã đề ra nhiều điều luật, quy định đối với vấn đề võ bị, võ thuật và cả đối với những võ tướng, binh lính. Chẳng hạn, thời bấy giờ, nhà vua đã đặt ra 31 điều quân lệnh để tập thủy trận (tập đánh dưới nước), 42 điều để tập bộ trận (tập đánh bộ binh), 32 điều để tập tượng trận (tập voi chiến), 27 điều để tập mã trận (tập đánh kỵ binh)?
    Đặc biệt, riêng đối với vấn đề chấn hưng, phát triển võ thuật, vua Lê Thánh Tông đã đề ra những điều luật, lệ khá quy củ, nghiêm minh. Theo đó, ngài đặt ra lệ: cứ 3 năm thì tổ chức 1 kỳ thi võ. Tất cả tướng - sĩ ai thi đậu thì được triều đình ban thưởng, ngược lại những ai thi hỏng, thi rớt thì sẽ bị phạt. Những chính sách, điều luật, điều lệ trên đã tạo nên một phong trào học võ, tập luyện võ thuật ở khắp mọi nơi. Đối với vùng đất biên cương vừa mới được mở ra như phủ Hoài Nhơn thời bấy giờ, việc võ bị, võ thuật, lại càng quan trọng, bức thiết. Bởi vậy, hàng ngày, ngoài việc khai khẩn, trồng trọt, sản xuất, những người trong các đội Vệ quân ở Hoài Nhơn phải lo tập luyện võ thuật, cung kiếm, để giữ đất, bảo vệ biên thùy. Điều đó cũng cho thấy, ngay từ thuở ban đầu, võ Bình Định đã được tập hợp từ tinh hoa của nhiều nguồn võ, nhiều dòng võ thuật khác nhau, đa dạng, phong phú.
    Hơn 1.000 năm đã trôi qua, song dấu ấn võ công, chiến công của các bậc võ vương, võ tướng, anh hùng, võ nhân như Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Uy Minh Vương, Lê Thánh Tông, Ba Thái, Đa Thủy, Đỗ Tử Quy, Lê Ỷ Đà? vẫn còn in đậm trong những trang sử hào hùng của Việt Nam và Bình Định nói riêng. Có một điều chắc chắn rằng, các thế hệ người dân Bình Định sẽ không bao giờ quên công ơn của những bậc tiền hiền có công mở đất và ?ogieo những mầm võ? đầu tiên trên vùng đất này để hình thành, phát triển nên MIỀN ĐẤT VÕ rạng danh như hôm nay.
    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng
    Còn gian khổ sẽ thuộc phần ai !!
  4. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Admin đaf hô?i âm cho tôi vê? việc lập box Bi?nh định nhưng với điều kiện phải có it nhất 30 thành viên . Rất cảm ơn các bác Cần Thơ đã ủng hộ. Nhờ các bác liên lạc hộ ai là dân BĐ dăng ký để xúc tiến việc lập box Bình Định. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều tình cảm cho Bình Định.
    Ta trai Binh Dinh hoi kho cung - Rat that tinh rieng phong cach mien Trung
  5. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ mà cần tới hơn 30 thành viên thì chắc cũng chưa đủ, nhưng vì cái Box Bình Định mà em sẽ cố gắng vận động mấy thằng bạn xem sao. Mà bác cho em hỏi, nếu đăng ký thì đăng ký ai và đăng ký ở đâu.
    Chúc mơ ước các sớm thành hiện thực !!
    Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng
    Còn gian khổ sẽ thuộc phần ai !!
  6. tranhanam

    tranhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Ai muốn làm thành viên của box Bình Định có thể đăng ký ngay tại box Bình Định này, sau này khi có đất sẽ chuyển hộ khẩu cho các bạn. Chắc các bạn Cần Thơ cũng vui lòng cho tá túc.
    Ta trai Binh Dinh hoi kho cung - Rat that tinh rieng phong cach mien Trung
  7. quynhhoabd

    quynhhoabd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2004
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Em mới tham gia vào ttvnol ,tìm mãi mới thấy có chút đất nói về Bình Định mừng wá đi mất
    Phải cần 30 thành viên thì mới lập được Box à, cái này để cho em, em sẽ động viên bọn bạn chắc là sẽ đủ thôi
    Mình Phải cố gắng cho giống mọi người chứ, dân Bình Định thua kém thì đâu co được
    ai la dân BĐ có thể liên lạc với mình qua email này không
    quynhhoababy@yahoo.com

Chia sẻ trang này