1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí quyết đạt điểm cao trong kỳ thi tiếng Nhật JLPT

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi JapanSOFL, 05/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JapanSOFL

    JapanSOFL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/10/2018
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    Để giúp các sĩ tử vượt qua kỳ thi JLPT dễ dàng. Nhật ngữ SOFL xin gửi đến các bạn 8 các đạt điểm cao trong kỳ thi JLPT.

    1. Hiểu rõ các dạng câu hỏi trong bài thi

    Tất cả các dạng bài thi năng lực tiếng Nhật JLPT từ cấp độ N5 - N1 đều có các loại câu hỏi khác nhau. Việc nắm được những gì được hỏi trước khi làm bài thi có thể trực tiếp giúp bạn trước khi thi thật, đặc biệt là cấp độ trung cấp và cao cấp đòi hỏi bạn phải học và suy nghĩ rất nhiều.

    Ví dụ: Để kiểm tra kiến thức của bạn về cách dùng và ý nghĩa của từ đồng âm chữ Kanji khác nhau, một số câu hỏi cấp độ N1 sẽ yêu cầu bạn đọc một mục có chứa một câu với Hiragana thay cho chữ Kanji, sau đó nhìn vào 4 câu trả lời. Ở câu trả lời cũng có Hiragana thay cho Kanji… tất cả đều có cách đọc giống nhau trong mục này.

    2. Sử dụng các thẻ Flashcard

    Nếu bạn là người mới bắt đầu thì việc sử dụng các thẻ học flash là vô cùng hiệu quả để thực hành nhận biết các bảng chữ cái Hiragana, Katakana hay là một số từ Kanji đơn giản. Ở những cấp độ cao hơn, kết hợp chữ Kanji hoặc cách đọc đặc biệt của chữ Kanji thông thường thì có thể học với các thẻ này. Ngoài việc mua các thẻ ở hiệu sách thì các bạn cũng có thể tự làm tại nhà vô cùng đơn giản.

    3. Biết các từ được sử dụng cho các đồ thị

    Trong kỳ thi JLPT 7/2019 nếu các bạn biết những từ thích hợp để sử dụng cho các biểu đồ hoặc những hình ảnh minh họa có thể là một cách vô cùng hiệu quả để đạt điểm số cao trong bài thi của mình. Sẽ có một hay nhiều câu hỏi có sử dụng những thuật ngữ như: phát triển, gia tăng, giảm, co lại… và những thuật ngữ khác để nói về xu hướng dữ liệu. Việc nắm chắc điều sẽ sẽ giúp các bạn ghi điểm tối đa trong phần đồ thị.

    4. Nhìn trước bài thi nghe khi có thể

    Một số thí sinh khi tham gia thường “gian lận” bằng việc nhìn qua phần nghe trước. Tuy nhiên sẽ có cơ hội để lướt qua một cách hợp pháp và cung cấp cho bộ não của bạn một cơ hội để nhớ lại những từ vựng hoặc từ khóa có thể xuất hiện trong câu hỏi.

    5. Học và ôn luyện trong một thời gian dài

    Đừng đợi kỳ thi gần đến rồi mới bắt đầu vào học. Các bạn cần chuẩn bị kiến thức và tinh thần trong một thời gian dài, ngoài việc tự học ở nhà, các bạn có thể đăng ký cho mình một khóa luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT tại một trung tâm uy tín để được thầy cô hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi và phân bố thời gian hiệu quả.

    Một gợi ý vô cùng tốt cho bạn đó là Trung tâm tiếng Nhật SOFL tại TPHCM và Hà Nội với các khóa luyện thi năng lực tiếng Nhật JLPT từ cấp độ từ N5 đến N2, cùng đội ngũ giáo viên là những Thạc Sỹ đến từ các trường Đại học lớn, trình độ chuyên môn cao sẽ giúp các bạn luyện thi, thực hành các bài thi thử, những bài thi của các năm trước để nắm rõ cấu trúc của đề thi tránh bỡ ngỡ. Ngoài ra, các bạn còn được tìm hiểu, mở rộng thêm kiến thức về văn hóa, con người Nhật Bản.

    >>> Cấu trúc đề thi JLPT N3

    6. Ngủ thật ngon trước khi tham gia bài thi

    Một giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng với các “sĩ tử” trước khi bước vào kỳ thi, với tinh thần thoải mái, không mệt mỏi sẽ giúp các bạn tỉnh táo, tập trung làm bài thi tốt hơn.

    Một số địa điểm thi sẽ được tổ chức ở môi trường nóng hoặc không khí giảng đường lạnh hay ấm áp sẽ khiến thí sinh cảm thấy buồn ngủ khó tập trung, nhất là phần thi nghe.

    7. Tinh thần sẵn sàng cho kỳ thi JLPT trước mắt

    Nếu bạn đang học một nơi hay giáo viên người Nhật nói giọng khu vực hoặc phương ngữ, hãy chuẩn bị bài thi dựa vào giọng nói chuẩn hoặc phong cách phương ngữ bởi khi làm bài thi có thể bạn sẽ có một chút phân tâm nếu có một số thuật ngữ quen thuộc được phát âm theo giọng địa phương.

    8. Nghiên cứu và ôn thi cho tới phút chót

    Hãy cân nhắc từng giây, từng phút trong kỳ thi, ôn kỹ lại bài trước khi vào phòng thi và soát lại bài làm của mình sau khi đã hoàn thành để đảm bảo rằng không bị bỏ sót phần nào trong bài thi, hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất.

Chia sẻ trang này