1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Bí quyết tự ôn thi tiếng Anh đạt 7.0 cho những ai lười, thích xem phim nghe nhạc hơn là học (3-5 thá

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi JaSonGosling, 16/10/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. JaSonGosling

    JaSonGosling Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Hi các bạn, mình có đọc mấy bài chia sẻ kinh nghiệm của các bạn trong này. Nói thật là rất bổ ích cho những ai đang muốn học IETLS. Mình cũng viết trên blog của mình một số bài tương tự. Và mình muốn chia sẻ ở đây cho các bạn.

    Kinh nghiệm thì mỗi người một kiểu. Ai thấy cái nào hợp với mình thì sử dụng. Đây là kinh nghiệm của mình

    Tất cả các bài viết của mình đều có thể được đọc tại địa chỉ này https://jasongosling.wordpress.com/ Tuy nhiên mình post lại một lần nữa lên đây cho nó trực quan


    *Chú ý: dưới đây là kinh nghiệm ôn thi cho những ai đã có kỹ năng rồi. Nếu chưa có kỹ năng thì bạn nên đi học một khóa IELTS ở các trung tâm hoặc giáo viên (như cô Đức, cô Lê Na). Sau khi đã có kỹ năng thì bạn sẽ ôn luyện như dưới đây. Ngoài ra lúc vừa học kỹ năng bạn vừa ôn luyện cũng được. Nhưng việc có kỹ năng là bắt buộc. Nếu ko muốn đi học bạn có thể tự luyện kỹ năng bằng quyển FOCUS ON IETLS (rất hay)

    Có lẽ IELTS đã dần dần trở nên phổ biến tại Việt Nam đến mức mà hầu như ai cũng biết đến nó và cứ khoảng 5 sinh viên thì đảm bảo sẽ có 1 người muốn học và thi IELTS. Chính vì lẽ đó, việc ôn và thi IELTS cũng trở nên phổ biến không kém, và khiến không ít người phải lo lắng. Do được nhiều người request nên mình xin viết bài này để chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc ôn và thi tiếng Anh nói chung cũng như IETLS nói riêng. Xin nói trước là band score của mình cũng chỉ là 7.0 (theo mình là hơi thấp) nên bài viết có lẽ sẽ phù hợp hơn với những bạn có target là 6.0 – 7.0.


    Bắt đầu với việc ôn thi như thế nào? Đầu tiên có lẽ là cần chuẩn bị gì

    1. Facilities:

    Bút chì + tẩy: đây là hai vật dụng không thể thiếu của người học IELTS vì khi đi thi bạn cũng dùng bút chì để viết bài. Dĩ nhiên bạn vẫn có thể dũng bút mực để làm bài nhưng mình nghĩ bút chì sẽ tốt hơn vì trong quá trình ôn thi bạn có thể tẩy đi và làm lại


    Từ điển: giờ có khá nhiều loại từ điển (trên laptop, trên điện thoại cũng như từ điển giấy). Minh thì sử dụng cả ba loại này, lúc nào thấy tiện cái nào thì dùng cái đấy. Trên laptop mình sử dụng từ điển Lingoes (vì nó add được khá nhiều các loại từ điển khác nhau, phục vụ cho từng mục đích tra cứu khác nhau), trên điện thoại (mình dùng Nokia E71 – sử dụng Symbia S60 3rd), mình cài MsDict với bộ từ điển Cambridge Advanced Learner và mình cũng mua một quyển từ điển bỏ túi nhỏ là Oxford Advance Learner’s Dictionary (bản pocket)


    Bút highlight: mua đủ các màu để sau này từng loại từ mới sẽ được highlight một màu, dễ theo dõi hơn


    Sticky Note:
    Một quyển sổ nhỏ để viết từ mới

    2. Bắt đầu quá trình ôn thi nào \:D/

    a. Listening:

    Tắm âm thanh: Hồi mới bắt đầu học IELTS, listening của mình có thể được duyệt vào dạng kém kinh khủng. Mình cũng tham khảo khá nhiều tips trên mạng nói đến việc nào là tắm âm thanh (tức là nghe liên tục trong nhiều giờ liền những đoạn hội thoại tiếng anh một cách vô thức) hay nghe đài báo, nhạc, xem phim này nọ. Nhưng nói thật là mình không có thời gian để bật loa lên 2-3h một ngày liên tiếp chỉ để nghe những âm thanh vô hồn giữa vài người nói chuyện. Hồi mới học cũng chăm vào BBC để nghe đài nhưng bọn nó nói nhanh quá, nên chả biết là chúng nó đang đọc tin tức thời sự gì (Chung quy cũng là vì chữ lười :P).


    Nên thói quen của mình đối với việc tắm âm thanh này đấy là xem phim. Mình download một loạt những serie phim đình đám của Mỹ và xem 1-2 episodes mỗi tối trước khi đi ngủ. Dĩ nhiên mình xem với phụ đề tiếng Anh chứ không dùng Vietsub. Và quả thật, kỹ năng nghe của mình tiến bộ hẳn.


    (Friends – một trong những serie phim đình đám của Mỹ)

    Làm bài test ở nhà: Thông thường mỗi ngày mình đều dành thời gian để làm một test listening.
    Lần 1, mình sẽ làm như làm thật, nghe cả 4 sections. Sau đó, sẽ nhìn đáp án để biết mình sai ở đâu. Tiếp đó, mình sẽ tẩy hết phần bài làm của mình đi (đây là lúc mà bút chì và tẩy phát huy tác dụng nài). Những câu mình làm sai mình sẽ đánh dấu X bên cạnh để lại đấy. Rồi cuối cùng là gấp sách lại và không làm gì nữa (Leave it alone)

    b. Reading

    · Với Reading, việc luyện có vẻ đơn giản hơn Listening. Để tạo luôn áp lực cho mình khi thi thật, mình luôn luôn đặt giờ 60ph mỗi khi bắt tay vào làm một bài full reading (Mình cũng chỉ làm full chứ hầu như không bao giờ làm riêng từng section). Sau khi làm xong, mình cũng nhìn đáp án và rút kinh nghiệm cho bản thân. Nhưng quan trọng ở chỗ này, mình nghĩ chúng ta phải hiểu tại sao đáp án lại làm như vậy, và tại sao đáp án của mình (tức suy nghĩ của mình) lại không đúng. Mình viết ra như vậy vì có khá nhiều sách (như Cambridge IETLS Test chẳng hạn, cuốn sách chỉ có đáp án chứ không hề có phần explanation cho từng đáp án). Vì thế, trong những trường hợp mà mình không hiểu tại sao sách lại ra kết quả như vậy, thì mình nên hỏi ngay giáo viên hoặc những bạn cũng ôn IELTS với mình xem tại sao.


    · Ngoài ra, việc chăm chỉ đọc các sách báo, tài liệu tiếng Anh cũng giúp bạn nâng cao khả năng đọc nhanh. Một số người bạn của mình hay có thói quen đọc tin tức tại những trang như BBC hay CNN (chứ không phải kenh14.vn với ngoisao.net đâu nhá), nhờ đó mà vốn từ vựng lẫn kỹ năng đọc hiểu cũng tăng lên đáng kể


    c. Vocabulary

    · Việc luyện tập với Reading có vẻ cũng đơn giản, tuy nhiên, khi luyện Reading mình thường khéo léo luyện cả Vocabulary nữa. Đó là sau khi làm xong một test Reading và check xong lỗi, mình thường dùng bút highlight (bút highlight lại có tác dụng nha) để đánh dấu những từ mới mà mình thấy quan trọng. Nhiều bạn sẽ thắc mắc là một bài Reading biết bao nhiêu từ mới như thế thì làm sao mà biết được từ nào là quan trọng hay không? Mà gạch hết (theo chiến lược nhầm còn hơn bỏ xót) thì sẽ thấy khối lượng từ mới cần phải học là quá nhiều. Vậy phải làm thế nào? Theo mình, trong những bài Reading, họ thường gài vào đấy rất nhiều synonyms (tức những từ/cụm từ đồng nghĩa), đây là những cái quan trọng đầu tiên cần phải đánh dấu nếu như bạn không biết synonyms đó. Thứ hai, những bài Reading thường là những bài nghiên cứu về một chuyên ngành gì đấy, nên những từ mới của riêng chuyên ngành đấy không phải là những từ quan trọng, và bạn không nên học làm gì cho mất thời gian (dĩ nhiên bạn nào học được hết thì vẫn tốt) vì mỗi bài sẽ có một loạt những từ chuyên ngành khác nhau. Cuối cùng là dựa vào cảm nhận của chính bản thân mỗi người, nếu dịch từ mới đấy ra mà thấy nghĩa của nó hay hay (theo chủ quan của bạn) thì bạn cũng nên đánh dấu nó lại.


    · Hơn thế nữa, mình cũng hay đọc văn mẫu trên mạng lắm. Chỉ đơn giản đánh tên đề bài viết trong bất kỳ quyển sách IELTS nào bạn sẽ thấy rất nhiều bài mẫu về đề đó trên mạng. Mình hay đọc những bài mẫu này và trích xuất những từ/cụm từ hay ra để nhớ.

    · Sau khi đã có được những từ/cụm từ mới, mình chép lại chúng vào một quyển sổ và cố gắng hiểu được cách sử dụng của chúng (chứ không phải nghĩa đơn thuần của chúng nhé). Như đã nói ở đâu, mình rất lười nên việc học thuộc hết những từ này đối với mình cũng là bất khả thi. Vì thế, tiếp theo đó, mình sẽ nhìn lại những từ này một lần nữa và trích xuất khoảng 50% số từ mới trong đó ra rồi chép lại vào sticky note và dán chúng vào góc bàn làm việc. Những từ trong số 50% này là những từ mình nghĩ sẽ phải thuộc và sử dụng chúng như là của mình, vì thế mình dán ở bàn làm việc, để mỗi khi Writing hay Speaking sẽ cố gắng sử dụng. (Từ mới chỉ thật sự là của mình khi mình vận dụng được nó vào Speaking hay Writing)

    d. Writing

    · Mình nghĩ vấn đề quan trọng cơ bản trong writing chính là ngữ pháp, vì thế ngữ pháp chắc cũng có nghĩa là bạn đã đạt được 50% số điểm cần đạt rồi đấy. Nên trau dồi ngữ pháp bằng quyển Grammar for IELTS (mình sẽ giới thiệu về sách ở những bài sau)

    · Ngoài ra, như đã nói, việc đọc các bài mẫu trên mạng sẽ rất tốt để nắm được cách diễn đạt cũng như những từ mới cần thiết trong writing.

    · Về vấn đề luyện thì mình nghĩ writing nên được luyện theo nhóm, tức là tập hợp một nhóm cùng làm một bài và hôm sau chấm cho nhau. Hoặc bạn cũng có thể nộp bài cho chính giáo viên đang dạy bạn và nhờ họ chấm (nếu bạn đang đọc bài này thì bạn cũng có thể gửi về để mình chấm cho bạn theo email duybuile@gmail.com nhé). Việc chấm bài là cực quan trọng vì nó giúp mình nhận ra những điểm được và chưa được của mình. Khoảng 1 tháng trước khi thi bạn cũng nên đặt đồng hồ 20ph cho task 1 và 40ph cho task 2 để quen với cảm giác thi thật.


    · Một tip cuối cùng của việc viết bài đấy là bạn nên cố gắng kết hợp với Vocabulary của bài Reading (vocabulary trong các bài Reading thường rất chuẩn). Và đấy là những gì mà mình đã làm ở phần Vocabulary trên khi thu thập những cụm từ/từ hay từ các bài Reading mà mình làm. Việc cuối cùng là cố gắng nhìn vào những cụm từ này (đã được ghi trên sticky note và dán trên góc bàn) rồi vận dụng nó vào bài writing của mình. Chắc chắn bạn sẽ có một bài writing hay.

    e. Speaking

    · Mình nghĩ Speaking là kỹ năng khó nhất trong cả bốn kỹ năng. Để luyện được Speaking, tốt nhất là phải có một môi trường nói tiếng Anh để bạn luyện phản xạ cũng như luyện nói (Nhiều người khuyên mình nên nói một mình nhưng mình thấy cứ điên điên thế nào ấy, lâu thành tự kỷ thì chết, với cả quan trọng nhất là thấy cũng không hiểu quả :P). Để tìm môi trường tiếng Anh thì cách đơn giản nhất là đến các câu lạc bộ tiếng Anh. Các bạn search google là ra ngay một loạt các câu lạc bộ ấy mà.


    · Ngoài ra, bạn cũng nên lập một nhóm IELTS tự học với nhau để cùng luyện các đề Speaking, vì như vậy bạn sẽ có cảm nhận tốt hơn về cách thi phần này thế nào, và tập trung được tốt hơn cho những gì mà người ta hỏi khi thi. Để tìm nhóm thì tốt nhất bạn nên vào ttvnol để đăng tin tìm nhé, đảm bảo sẽ có nhiều người contact với bạn ngay. Nhóm 4 người là đẹp, một người làm candidate, một người làm examiner đặt câu hỏi và hai người cuối cùng là người quan sát, mục đích vạch lá tìm sâu của candidate. Sau đó thay phiên nhau, sao chỗ mỗi lượt, mỗi người được hỏi full một speaking test.


    · Pronunciation và Intonation là hai yếu tố cuối cùng quyết định đến bài Speaking của bạn. Để luyện pronunciation thì có khá nhiều tài liệu hay như Pronunication in Use hay Ship or Sheep cùng với video minh họa. Cái này có thể tự luyện ở nhà bằng việc xem video và tưởng tượng mình đang xem phim (cho nó thư giãn). Intonation thì khó hơn. Bản thân mình nghĩa intonation sẽ tự ngấm vào người học trong quá trình học và cảm nhận tiếng Anh chứ rất không luyện được. Mình rất hay xem các TV Series của Mỹ và mình nghĩ đấy là một cách để mình ngấm được intonation của họ, cách lên xuống trong câu thế nào cho hay và tự nhiên. (Lại một lần nữa được xem phim để học nhé :P)
  2. JaSonGosling

    JaSonGosling Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    0
    Khi ôn thi IELTS, có hai loại từ điển mà mình sử dụng là từ điển trên máy tính và từ điển bỏ túi.

    Trước tiên là trên máy tính, mình sử dụng từ điển Lingoes vì nhiều lí do sau:

    [​IMG]

    - Miễn phí (để download bạn chỉ việc vào trang chủ của Lingoes và down về)

    - Dễ dàng tương thích với các chương trình khác để thực hiện chế độ tra cứu nhanh (ấn nút ctrl + chuột phải, giống bên Lạc Việt) à mỗi khi đọc báo mạng bằng trình duyệt như Firefox, Chrome mà gặp từ mới thì có thể dễ dàng tra cứu luôn được.

    - Có thể add thêm được rất nhiều từ điển hay. (Những từ điển mình add thêm vào bao gồm Cambridge Advance Learner, Longman Dictionary, English Vietnamese và từ điển về Antonym & Synonym) Các bạn có thể download những từ điển này trên mạng (đánh từ khóa từ điển cho Lingoes là sẽ thấy rất nhiều). Hoặc nếu ai có nhu cầu thì có thể để lại email với comment bên dưới này, mình sẽ gửi cho bạn những bộ từ điển mà bạn cần.

    Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng học trên máy tính để sử dụng từ điển trên máy. Thực tế khi học IELTS, chúng ta hay học trên bàn làm việc hơn. Và một từ điển rất hữu dụng mà mình muốn giới thiệu chính là quyển Oxford Learner’s Pocket Dictionary. Lợi ích của quyển từ điển này là

    [​IMG]

    - Nhỏ nhẹ, không tốn sức mang vác như các quyển từ điển khác, hầu như đi đâu cũng đem đi theo được.

    - Chứa đựng khá đầy đủ các từ sử dụng trong tiếng Anh nói chung.

    - Nghĩa được giải thích rất dễ hiểu. (Mình thấy quyển này giải thích nghĩa dễ hiểu nhất, rất phù hợp với những người học tiếng Anh)

    Để mua Oxford Learner’s Pocket Dictionary, bạn có thể mua tại các nhà sách, giá khoảng 100k thì phải (bạn bè thì bảo sách lậu, người bán thì bảo sách xịn, nói chung không quan trọng :P)

    Lưu ý:

    [​IMG]

    - Nếu bạn có điều kiện sử dụng các loại từ điển khác như từ điển trên điện thoại di động, hay kim từ điển thì cũng tốt.

    - Cần hạn chế sử dụng từ điển Anh–Việt (hạn chế chứ không phải hoàn toàn không dùng nhé vì đôi khi có những thứ từ điển Anh-Anh giải thích lằng nhằng quá, bạn vẫn cần phải dùng Anh-Việt. Ví dụ như từ pine chẳng hạn, nghĩa của nó theo Anh Anh là “a tall tree with long hard sharp leaves that do not fall off in winter” à nếu hiểu thế này thì rất khó biết đó là cái gì, trong khi thực tế pine nghĩa là cây thông)
  3. Quanvule

    Quanvule Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào,
    Admin vui lòng gửi giúp tôi Longman Dictionary, English Vietnamese và từ điển về Antonym & Synonym được không? Tôi đã tìm qua Google nhưng không có kết quả.
    Thanks a lot.
  4. daohien

    daohien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    Tiếng anh học mãi không giỏi do ta quá lười sao?
  5. thichcovua

    thichcovua Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/08/2015
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    4
    hay quá. cảm ơn b
  6. vinahurehanoi

    vinahurehanoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2015
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    1
    Mình cũng thích xem phim và nghe nhạc bằng tiếng anh, phim vẫn xem, nhạc vẫn nghe mà tiếng anh thì vẫn còn lẹt đẹt lắm.

Chia sẻ trang này